Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 33

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 33

Tiết

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 (Phần văn)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhận dạng ở lớp 8 để tìm hiểu những v.đ tương ứng ở địa phương.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những v.đ đó bằng một văn bản ngắn.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Soạn bài

 - Học sinh: Ôn bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1.Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần văn)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhận dạng ở lớp 8 để tìm hiểu những v.đ tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những v.đ đó bằng một văn bản ngắn.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn bài
 - Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
VB nhật dụng đề cập những VĐ: môi trường, tệ hút thuốc lá, ma tuý, việc h/chế gia tăng dân số
 - Nhóm 1: Thực trạng và gải pháp về vấn đề môi trường ở địa phương
- Nhóm 2: Tệ nạn hút thuốc lá và giải pháp
- Nhóm 3: Thực trạng vấn đề dân số địa phương và giải pháp
- Các tổ lần lược trình bày.
- HS-> GV nhận xét.
HS làm bài theo nhóm
- Đại diện trình bày
- HS khác nhận xét-> GV nhận xét
*GV nhận xét chung về ý thứcchuẩn bị và kết quả của tiết học:
- Về thâm nhập thực tế.
- Cách trình bày văn bản.
- Ưu, khuyết.
- Công bố bài viết khá
I. Chuẩn bị
II. Đại diện các tổ trình bày kết quả bai tập
III. Sưu tầm thơ, truyện, phóng sự... về các vấn đề trên
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm bắt được tình hình thực tế ở địa phương
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tiêp tục tìm hiểu về các vấn đề trên
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
(Lỗi lô- gic)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
 Nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn bài
 - Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn.
Cần chú ý mối QH về nghĩa các từ, cụm từ ở trong câu. Khi viết câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp
b. Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B
Phạm vi nghĩa của từ “Thanh niên” có bao hàm phạm vi nghĩa của từ “bóng đá” không ?
 Có thể thay bằng từ nào?
c. Khi viết một câu có kiểu kết hợp A, B và C”(các yếu tố có mối QH đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
Lão Hạc, Bước đường cùng có cùng trường từ vựng với Ngô Tất Tố không?
Có thể thay bằng từ nào?
Trong câu hỏi lựa chọn “A hay B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có QH rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại.
Từ “trí thức”, “Bác sĩ” có mối quan hệ về nghĩa như thế nào
Sửa lại ntn?
e. Khi viết một câu có kiểu kết hợp :không chỉ A mà còn B” thì, A và B không bao giờ là những từ ngữ có QH rộng- hẹp
Vậy câu văn trên mắc lỗi ntn?
Nên sửa lại ntn?
g. Trong câu này người viết có ý đối lập đặc trưng của hai người được mô tả. Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong phạm vi một phạm trù
Chỉ ra lỗi sai của câu văn trên và nêu cách sửa?
Trong câu này “nên” là một QHT nối các vế có QH nhân- quả
Em thử tìm hiểu mối qhệ về nghĩa của hai cụm từ “có hại cho sức khoẻ” và “làm giảm tuổi thọ con người”.
Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác.
HS trao đổi bai văn của với nhau và tự phát hiện lỗi-> đưa ra cách sửa
Bài 1
a. 
- Lỗi: A(quần áo, giầy dép), B(đồ dùng h/tập) thuộc hai loại khác nhau. Trong đó B lại không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.
- Sửa lại:
+ Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị lũ lụt quần áo, giầy dép và đồ dùng sinh hoạt khác.
+ Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị lũ lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
+ Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị lũ lụt quần áo, giầy giầy dép và nhiều đồ dùng học tập.
b. 
- Lỗi: Phạm vi nghĩa của từ “Thanh niên” không bao hàm phạm vi nghĩa của từ “bóng đá”.
- Sửa:
+ Thay từ “Thanh niên”bằng “thể thao”.
+ Thay từ “bóng đá” bằng từ “Sinh viên”
c. 
- Lỗi: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” không cùng trường từ vựng với Ngô Tất Tố.
- Sửa:
+ Thay Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố và Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người NDVN trước CMTT 1945
+ Bước đường cùng, Tắt đèn và Lão Hạc đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người NDVN trước CMTT 1945
d. 
- Lỗi: Phạm vi nghĩa của “Tri thức” bao hàm nghĩa của “bác sĩ” → Không thể dùng trong quan hệ lựa chọn.
- Sửa:
+ Em muốn trở thành một kĩ sư hay một bác sĩ?
+ Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
e. 
- Lỗi: Phạm vi nghĩa của “Nghệ thuật” bao hàm nghĩa của “ngôn từ”
- Sửa
+ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
+ Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
g. 
- Lỗi: “Cao gầy” không cùng trường từ vựng với mặc áo ca rô”
-Sửa:
 + Trên sân ga chỉ còn lại có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập.
+ Trên sân ga chỉ còn lại có hai người. Một người mặc áo trắng. Một người thì mặc áo ca rô.
h.
- Lỗi: Đức tính “rất mực yêu thương chồng con” không phụ thuộc có QH nhân- quả với “cần cù chịu khó”
- Sửa: Thay QHT nên = và.
i. 
- Lỗi: Hai vế câu không thể nói với nhau bằng cặp QHT “nếu... thì” được.
- Sửa: thay từ “có được” bằng “hoàn thành được”.
k. 
- Lỗi: Các cụm từ “sức khoẻ”, “tuổi thọ” không có quan hệ nghĩa rộng- hẹp với nhau.
- Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
Bài 2 
- Quyết hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
- Chiều tàn, chợ đã vãn, người ta chen lấn, xô đẩy nhau để ra về.
- Mẹ âu yếm hỏi em : “em thích đi Sầm Sơn hay thích ăn kem”.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được các lỗi cơ bản về lỗi diễn đạt lô- gic, biết cách sửa chữa cho đúng.
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tập viết đoạn văn rèn kỹ năng diễn đạt
____________________________________________________
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs :
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm, đưa các yếu tố TS- MT- BC vào bài văn nghị luận một v.đ xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá ch/x hơn trình độ TLV của bản thân, từ đó, rút ra những KN cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
ĐỀ BÀI 1
Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài(1,5 điểm)
- Một thực trạng đáng buồn hiện nay của XH: nhiều loại tệ nạn XH không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Có thể dẫn từ một mẩu tin về việc XH tăng cường phòng chống các tệ nạn XH.
b. Thân bài(7 điểm): Lần lượt trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm viết thành một ĐV có diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp
*Thế nào là tệ nạn XH? Tệ nạn XH bao gồm những tệ nạn nào?
* Tác hại của tệ nạn XH:
- Với bản thân người tham gia vào tệ nạn 
+ Về sức khoẻ
+ Về đạo đức
+ Về thời gian...
- Với gia đình và những người xung quanh:
 + Về kinh tế
+ Về tinh thần
- Với XH:
+ Về an ninh XH
+ Về văn minh XH
+ Về sự phát triển KT
* hãy nói không với các tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể:
- Tự nâng cao hiểu biết và bảo vệ mình khỏi các tệ nạn XH
- Với những người trót sa vào tệ nạn XH cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ.
- Với cộng đồng:
+ Không miệt thị mà phải giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn đó.
+ Ngăn chặn các tệ nạn XH
 c. Kết bài(1,5 điểm):
Quyết tâm vì một XH an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn XH
ĐỀ BÀI 2
Trang phục học sinh và văn hoá
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài(1,5 điểm)
Một thực trạng đáng buồn đang diễn ra hiện nay sự thay đổi thiếu văn hoá trong cách ăn mặc của HS
b. Thân bài(7 điểm): Lần lượt trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm viết thành một ĐV có diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp
- Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị. lành mạnh như trước nữa. 
- Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, “sành điệu”
- Việc chạy theo mốt ấy có nhiều tác hại:
+ Làm mất thời gian của các bạn
+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập
+ Gây tốn kém cho cha mẹ
- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi và truyền thống VH của DT, phù hợp với hoàn cảnh sống...
 c. Kết bài(1,5 điểm):
Các bạn cần thay đổi lại suy nghĩ và thay đổi cách ăn mặc cho phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33(2).doc