Tiết
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
ĐỀ BÀI
Câu1(2 điểm)
Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng” hiện ra như thế nào?
Câu 2(2 điểm)
Theo Lí Công Uẩn, thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm kinh đô?
Câu 3(2 điểm)
Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc?
Câu 4(4 điểm)
Qua văn bản “Thuế máu” hãy viết đoạn văn nghị luận về số phận của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của bọn thực dân.
TUẦN 31 Ngày soạn:/./2011 Ngày dạy: /./2011 Tiết KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Ôn bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới ĐỀ BÀI Câu1(2 điểm) Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng” hiện ra như thế nào? Câu 2(2 điểm) Theo Lí Công Uẩn, thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm kinh đô? Câu 3(2 điểm) Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc? Câu 4(4 điểm) Qua văn bản “Thuế máu” hãy viết đoạn văn nghị luận về số phận của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của bọn thực dân. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu1(2 điểm) Qua bài thơ ta thấy hình ảnh Bác hiện ra vừa là một thi sĩ vừa là một chiến sĩ. - Bác là một thi nhân với tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm mặc dù cả đời Bác không lúc nào đặt mục đích trở thành thi sĩ. - Bác là một chiến sĩ: trong chốn lao tù Bác vẫn giữ vững tinh thần, thể hiện phong thái ung dung, lạc quan. Câu 2(2 điểm) Theo Lí Công Uẩn, thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm kinh đô: ở nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, có núi lại có sông; đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tranh được nạn lụt lội Là đầu mối giao lưu của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh.... Câu 3(2 điểm) Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: - Có nền văn hiến lâu đời - Có phong tục, tập quán riêng - Có chế độ riêng - Có lãnh thổ riêng - Có lịch sử riêng. Câu 4(4 điểm) Viết đoạn văn theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, cần đảm bảo hai ý: Luôn bị bóc lột, đối xử tàn bạo, dã man, bị ép phục vụ cho lợi ích của bọn thực dân. Bị tước đoạt hết những quyền cơ bản của con người. Ngày soạn:/./2011 Ngày dạy: /./2011 Tiết LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Có một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể + Khả năng thay đổi trật tự từ. + Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. - Hình thành ở h/s ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ảnh thực tế và diễn tả tư tưởng tình cảm của bản thân.. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Ôn bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lượt lời ? Khi thực hiện lượt lời ta cần chú ý điều gì? 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV viết đoạn văn lên bảng phụ. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? Nhận xét về ý nghĩa của việc sắp xếp theo trật tự ấy? + Lặp lại từ “roi” ở đầu câu có t/d liên kết chặt chẽ với câu trước. + Đặt từ “thét” ở cuối câu có t/d liên kết chặt câu ấy với câu sau. Vì sao tác giả chọn trật tự từ trong đoạn trích ? Nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ Qua bài tập, em có nh/x gì về cách sắp xếp trật tự từ trong câu ? HS đọc VD. Chú ý các câu in đậm. Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì ? So sánh t/dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm. Từ những điều đã phân tích hãy rút ra nhận xét về t/d của việc sắp xếp trật tự từ? I. Nhận xét chung. 1.Ví dụ - Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ. ->Nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ - Thay đổi trật tự từ trong câu: 1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ. 2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất 3. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, Cai lệ gõ đầu roi đất. 4. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 5. Bằng giọng khàn khàn của một người hút xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. -> LK câu này với câu sau - Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, Cai lệ thét. -> Một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự tự khác nhau. 2. Kết luận(ghi nhớ SGK tr.111) II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ 1.Ví dụ * VD1 - ... giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu -> thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động - ... Xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. -> thể hiện thứ tự trước sau của các hành động - Cai lệ và người nhà Lí Trưởng -> thể hiện thứ tự bậc cao thấp của các nhân vật - Roi song, tay thước và dây thừng -> các vật tương ứng với nhân vật xuất hiện ở trước (tương ứng với TT của cụm từ đứng trước → Cai lệ mang roi song, người nhà lí Trưởng mang tay thước) * VD 2 - Cách viết của Thép mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm) 2. Kết luận(Ghi nhớ SGK Tr. 112) III. Luyện tập 1. Lí do sắp xếp TTT trong những bộ phận câu và câu in đậm. a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong LS. b. - Nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông mới được giải phóng. - Hò ô tiếng hát-> hài hoà về ngữ âm c. Liên kết câu này với câu trước. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Biết cách sắp xếp TTT trong câu tuỳ theo mục đích giao tiếp 2. Huớng dẫn về nhà: - BTVN: Đặt câu, đảo TTT của các câu và nhận xét Ngày soạn:/./2011 Ngày dạy: /./2011 Tiết TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận ch/minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu... và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm. - Có thể đánh giá được chất lượng bài của mình, trình độ lập luận của bản thân so với yêu cầu của đề và so với các bạn cùng lớp, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cân thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Ôn bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Yêu cầu HS nhắc lại đề Yêu cầu : - Kiểu bài: nghị luận chứng minh - Nội dung :Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường ..sống” - Phạm vi DC: trong đời sống, trong VH Phần lớn các em làm bài đúng kiểu NL, tuy nhiên vẫn còn một số rất ít các em làm bài sai kiểu VB, lạc sang văn bản tự sự và biểu cảm Một số nắm phương pháp, bố cục mạch lạc; biết cách lập luận. Đa số chưa biết nêu luận điểm, lập luận không chặt chẽ. Số ít còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chuyển ý vụng về. - Nhiều em mắc lỗi về cấu trúc câu: câu không đủ thành phần nòng cốt - Nhiều em không sử dụng dấu câu hoặc sử dựng dấu câu không đúng - Đa số bài làm của các em có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn một số em bố cục chưa rõ ràng, hoặc phần mở bài, kết bài làm chưa đúng với yêu cầu của bài văn NL - Nhiều bài làm có sự cố gắng, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.... GV nhấn mạnh: - Cố gắng phát huy hết những ưu điểm đã có và khắc phục những hạn chế bằng cách ôn tập lại kiến thức về câu, dấu câu đã học, trau dồi vốn từ và khả năng diễn đạt bằng cách đọc các tài liệu tham khảo, tra cứu từ điển... GV cho học sinh đọc một số bài khá và yếu để nhận xét: - Những ưu điểm? Nguyên nhân? - Những khuyết điểm? Nguyên nhân? - GV trả bài và hướng dẫn học sinh tự xem bài , tự sửa các lỗi đã mắc phải. - HS trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm 1. Nhận xét chung và chữa lỗi a. Chất lượng - Về kiểu bài - Về nội dung - Về cấu trúc câu, dấu câu - Về hình thức - Về cách diễn đạt b. Chữa lỗi 2. Đọc đánh giá 3. Trả bài IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Ôn lại các kĩ năng làm bài văn nghị luận 2. Huớng dẫn về nhà: - BTVN: Sửa các lỗi trong bài văn và chép bài vào vở ________________________________ Ngày soạn:/./2011 Ngày dạy: /./2011 Tiết TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt - Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn NL vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn NL để sự NL có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Ôn bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HS quan sát đoạn trích Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố TS- MT trong hai đoạn trích trên? Hai đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? Hai đoạn trích này kể và tả về thủ đoạn bắt lính và cảnh khổ sở của người bị bắt lính nhưng đó là ĐVNL vì mục đích của ĐV trên là vạch trần sự tàn bạo, giả dối của chế độ lính tình nguyện Thử lược bỏ các yếu tố MT- TS trong ĐV và cho nhận xét? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ? Giúp cho việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục hơn. HS đọc văn bản. Tìm những yếu tố TS và MT trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng ? Tác giả có kể lại toàn bộ hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” không ?Vì sao? Vì sao tác giả kể kĩ càng những chi tiết như Chàng Trăng không nói không cười, cưỡi ngựa đá, bay lên mặt trăng, Nàng Hai thành tiên trên trời sau khi thắng giặc? Vì mục đích chính là nghị luận về sự giống nhau giữa hai truyện trên với truyện TG Tại sao chuyện TG lại không kể, tả gì cả? Vì hai truyện trên ít người biết đến, còn truyện TG đã quá quen thuộc. Vậy khi đưa yếu tố TS- MT vào bài văn NL cần chú ý tới điều gì? Qua đây em nhận thức được gì về yếu tố TS- MT trong văn NL? HS làm bài độc lập-> trình bày-> GV nhận xét, sửa chữa. HS thảo luận nhóm về việc ssưa yếu tố TS- MT vào bài văn I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 1. Ví dụ * VD 1 Yếu tố TS - MT: - Đoạn a: + Vị chúa tỉnh...nộp cho đủ một số người nhất định + Chúng tóm những người khoẻ...xì tiền ra - Đoạn b: + Các bạn đã tấp ...lính thợ + Tốp thì bị xích tay...nòng sẵn -> ĐV nghị luận có yếu tố TS - MT - > Nếu không có các yếu tố MT- TS ĐV trở nên khô khan, thiếu cụ thể, sinh động, không có sức thuyết phục. * VD 2 Yếu tố TS - MT: - Trong chuyện Chàng trăng + Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng + Chàng không nói, không cười + Cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông- gơ- ni. - Trong truyện nàng Han: + Nàng Han liên kết với người kinh...được giặc + Nàng hoá thành tiên...người kinh - Trong truyện Thánh Gióng: hoàn toàn không kể, tả -> Trong truyện Chàng trăng và Nàng Han tác giả không kể, tả tất cả mà chỉ chọn những chi tiết gần giống với chuyện Thánh GIóng. 2. Kết luận(Ghi nhớ SGK tr.116) III. Luyện tập. Bài 1 - Yếu tố TS: + Sắp vào thu + Đêm trước rằm... nhà giam + Mười mấy... + Phải đi ra...phải làm lơ -> Tác dụng: giúp hình dung rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng nhà thơ - Yếu tố tự sự và miêu tả: + Trời xứ Bắc...sáng + ...đêm nay trăng sáng quá chừng....bóng cây + Nó ăm ắp tình tứ...bộc lộ - > Tác dụng: hiện ra khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù, để hiểu rõ hơn tâm tư tác giả Bài 2 Nên sử dụng yếu tố MT- TS: - Tả: khi gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, phân tích vẻ đẹp của sen + Kể: khi nêu vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hai sen...hoặc kể lại kỉ niệm về bài ca dao đó. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Nắm được vai trò và cách đưa yếu tố TS- MT vào bài văn nghị luận 2. Huớng dẫn về nhà: - BTVN: bài 2 tr. 1116 - Đọc bài đọc thêm
Tài liệu đính kèm: