Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Long Vĩnh

HAI CÂY PHONG

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.

 - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.

- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

 2/ Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;

- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 27 /09/2010	TUẦN 09
ND: 04/09/2010	TIẾT 33-34	
HAI CÂY PHONG
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
 - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
 2/ Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng.
- Vì sao bức tranh “chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men được xem như một kiệt tác?
3. Giới thiệu bài mới: Đối với người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa, bến nước, mái đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong truyện vừa là “người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tôp vừa là nhớ đến quê qua hình ảnh hai cây phong trên đỉnh đầu làng. Tại sao như vậy? Câu trả lời được thể hiện trong hai tiết học hôm nay. 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
Ä
? Hãy xác định bố cục của văn bản?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- Đoạn 1: “Từ đầu đổ xuống” à Giới thiệu về vị trí làng quê của nhân vật tôi.
- Đoạn 2 từ “phía dưới làng tôi”gương thần xanh” Hình ảnh và cảm xúc tâm trạng tôià Hình ảnh hai cây phong và cảm xúc tâm trạng tôi
 - Đoạn 3: “Vào năm học cuối cùng xa thẳm biêng biếc kia” à Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn.
- Đoạn 4: từ “tôi lắng ngheđến hêt” à Nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong.
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả: Ai-ma - tốp (1928-2008)là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan, trước đây là một nước thuộc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; các tác phẩm quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, người thầy đầu tiên,
2/ Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện người thầy đầu tiên.
3/ Bố cục: chia làm 4 đoạn.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Qua đoạn trích, em thấy nội dung bao trùm văn bản là gì?
? Hình ảnh hai cây phong được miêu tả như thế nào?
? Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ như thế nào?
? Hãy nêu những kỉ niệm tuổi thơ của người họa sĩ thông qua đoạn trích?
? Qua các kỉ niêm trên, em có nhận xét như thế nào về kỉ niệm tuổi thơ của người kể chuyện?
? Hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng có gì đặc biệt?
? Hai cây phong đã giúp cho bon trẻ mở rộng tầm mắt như thế nào?
? Qua phân tích, em thấy hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với bon trẻ và đối với thầy Đuy-sen thì nên có tình cảm như thế nào?
? Người kể chuyện trong văn bản có cách xưng hô như thế nào?
 ? Xác định hai mạch kể của truyện căn cứ vào đại từ nhân xưng: tôi và chúng tôi?
 ? Nhận xét người kể chuyện có vị trí như thế nào ttrong từng mạch kể ấy?
? Theo em, trong hai mạch kể trên, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
? Hãy nêu tác dụng của hai mạch kể lồng ghép trên?
¯Việc lựa chọn ngôi kể như trên, người kể đã tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
? Hai cây phong và khung cảnh quê hương được người họa sĩ vẽ như thế nào?
? Qua tìm hiểu và phân tích đoạn trích, em nhận thấy hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với người họa sĩ cúng như đối với dân làng Ku-ku-rêu?
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 ØHai cây phong “khổng lồ” xù xì những “mắt mấu”, “cành cao ngất đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi” với động tác “nghiêng ngã đung đưa như như muốn mời chào. Phía trên của bức tranh được tô điểm thêm bởi hình ảnh hàng đàn chim chao đi chao lại trên đầu.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ø Chơi đùa và trèo phá tổ chim.
- Chất hội họa của người họa sĩ được thể hiện: “ chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh được tô màu; nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, làn sương mờ đục, tăng chất bí ẩn đầy sức quyến rũ của miền đất lạ.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ø Hai cây phong ở vị trí cao như ngọn hải đăng trên núi gắn với kỉ niệm thơ ấu với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong còn là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai. 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Người kể chuyện xưng “tôi” và “chúng tôi”.
Ø Người kể chuyện xưng “tôi”: Đoạn 2, đoạn 4.
Người kể chuyện xưng “chúng tôi”: Đoạn 1, đoạn 3.
Ø Trong mạch kể xưng “tôi” người kể tự giới thiệu là họa sĩ. Trong mạch kể xưng “chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và ngày ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn họ.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính:
- Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương.
- Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
- Lòng biết ơn người thầy Đuy-Sen – người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.
2/ Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,
3/ Ý nghĩa:
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà đọc lại văn bản. Tóm tắt lại văn bản.
- Học thuộc lòng đoạn văn: “ Vào năm học cuối cùng không gian bao la và ánh sáng”
- Xem và chuẩn bị bài để viết bài tập làm văn số 2:
 + Xem lại các kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm đã học trong chương trình ngữ văn 6,7,8.
 + Vận dụng tốt việc kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn tự sự.
 + Xem kĩ cách lập dàn ý của một bài văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 NS: 29/09/2010	 TUẦN 09
ND: 07/10/2010	 	 TIẾT 35-36	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2/ Kĩ năng: 
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm 
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/Ổn định
 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3/ Chép đề lên bảng:
	Đề: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
	Đáp án:
	 *Hình thức:
	 - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, đúng chính tả (1 điểm).
	 - Bố cục hợp lí, diễn đạt và liên kết tốt(1 điểm).
	 * Nội dung: 
	- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện tạo sự thu hút cao (1 điểm).
	- Thân bài:
+ Kể lại một câu chuyện đã xãy ra có sự việc nhân vật và đúng là chuyện đáng nhớ (có thể là chuyện vui, chuyện buồn, chuyện ngộ nghĩnh, thú vị, bất ngờ,) (2 điểm).
+ Sử dụng yếu tố miêu tả phù hợp góp phần làm cho bài văn sinh động (2 điểm).
+ Yếu tố biểu cảm: Tình cảm của em đối với vật nuôi và con vật nuôi đối với em. Suy nghĩ của em đối với kĩ niệm và con vật (2 điểm).
Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của em về kỉ niệm đáng nhớ (1 điểm).
 4/ Nhận xét, nhắc nhỡ học sinh trong quá trình làm bài và thu bài.
 5/ Hướng dẫn tự học:
	- Về nhà học bài, xem lại các văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Soạn bài : Nói quá.
	 + Tìm hiểu ngữ liệu trang 101 SGK và trả lời các câu hỏi sau các phần ngữ liệu.
	 + Chuẩn bị trước các bài luyện tập trang 102 – 103 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 kien thuc chuan.doc