Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 - Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện.

 - Ngòi bút thấm đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong. Nguyên nhân khiến hai cây phong gây ra xúc động cho người kể chuyện.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu về tác giả, tác phẩm.

 - HS : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, vẽ tranh minh hoạ ( nếu thích )

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra :

 - Những chi tiết nào nói lên tấm lòng thương yêu và hành động của cụ Bơmen đối với Giônxy ?

 - Tại sao nói chiếc lá cuối cùng do Bơmen vẽ là một kiệt tác ?

 - Tình thương yêu bạn của nhân vật Xiu được thể hiện như thế nào ?

 - Cho biết diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn xy ?

 - Chứng minh đoạn trích kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ?

 3. Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Tiết 33,34: Hai cây phong
Tiết 35-36: Viết bài tập làm văn số 2
Tiết 33, 34 - Văn học HAI CÂY PHONG 
Ngày soạn : 1 / 10 / 08 *Ai-ma-top
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện.
 - Ngòi bút thấm đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong. Nguyên nhân khiến hai cây phong gây ra xúc động cho người kể chuyện.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
 - HS : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, vẽ tranh minh hoạ ( nếu thích )
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Những chi tiết nào nói lên tấm lòng thương yêu và hành động của cụ Bơmen đối với Giônxy ?
 - Tại sao nói chiếc lá cuối cùng do Bơmen vẽ là một kiệt tác ?
 - Tình thương yêu bạn của nhân vật Xiu được thể hiện như thế nào ?
 - Cho biết diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn xy ?
 - Chứng minh đoạn trích kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ?
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và đoạn trích. 
 -Giới thiệu bài:Giới thiệu đất nước Cưrơgưxtan xa xôi và tươi đẹp có núi đồi và thảo nguyên, về Aimatôp nhà văn nổi tiếng của Cư gơ xtan
-Giới thiệu truyện Người thầy đầu tiên
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
-Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc mẫu, gọi HS đọc văn bản, đọc chú thích.
-Lưu ý đọc kĩ các chú thích 3, 5, 6, 7, 14, 15
-Tìm các đại từ nhân xưng trong đoạn trích ?
-Căn cứ vào đại từ nhân xưng : Tôi, chúng tôi ... của người kể chuyện hãy xác định hai mạch kể ấy phân biệt song lại lồng vào nhau trong văn bản Hai cây phong ?
-Nhân vật người kể chuyện có vị trích như thế nào ? nhân danh ai ở trong từng mạch kể ấy ?
-Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng Tôi là quan trọng hơn ?
-Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ?
=> Đoạn sau đã thực sự làm cho người kể lẫn bọn trẻ ngây ngất.
-Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ ?
-Những chi tiết miêu tả nào khiến cây phong giống như con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người hoạ sĩ ?
-Trong mạch kể chuyện người kể xưng “Tôi” nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ?
-Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên ở đoạn sau xưng là chúng tôi ?
C.HOẠT ĐỘNG 3 :Tổng kết
- Hình ảnh hai cây phong được miêu tả như thế nào trong bài ?
-Vì sao hình ảnh hai cây phong lại gây xúc động cho người kể chuyện và làm xao xuyến lòng người đọc ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung về tác giả và đoạn trích:
-Đọc phần tác giả, tác phẩm ở chú thích SGK.
-Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
II.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
-Đọc văn bản, đọc chú thích
-Tìm các đại từ nhân xưng Tôi, chúng tôi
-Người kể chuyện xưng “Chúng tôi” từ ” vào năm học....biêng biếc kia”
-Người kể chuyện xưng “Tôi” từ đầu bài văn...”chiếc gương thần xanh, từ tôi lắng nghe...”hết bài
-Bài văn gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.
-Người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai ma tôp. Có lúc người kể chuyện nhân danh cả bọn con trai ngày trước và người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.
-Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì trong mạch có gắn liền hình ảnh hai cây phong?
-Trong mạch kể của người kể có hai đoạn :
 + Đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng
 + Đoạn sau : liên quan đến thế giới vô ngần
 Đoạn sau đã thực sự làm cho người kể lẫn bọn trẻ ngây ngất.
-Hai cây phong được phác thảo bằng những nét của hoạ sĩ : Khổng lồ, mắt, mấu, cành cao ngất, bóng râm mát rượi, nghiêng ngã đung đưa như muốn chào mời. 
-Dùng hình ảnh so sánh :
 +Hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi
 +Như làn sóng thuỷ triều
 +Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm
 +Như đốm lửa vô hình
 +Như ngọn lửa bốc cháy rừng rực
xô gãy cành, trịu lá, nghiêng ngã tấm thân dẻo dai.
 +Tiếng nói riêng, tâm hồn riêng
 +Tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc
-Hai cây phong được tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn người nghệ sĩ, bằng phép nhân hóa cao độ biết được chung, tiếng nói riêng, tâm hồn riêng thì thầm thiết tha, in bặt, thở dài.
-Độ dài của văn bản của mạch kể.
-Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương.
-Hai cây phong ấy gắn với những kỉ niệm xa xưa ở tuổi học trò
-Nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong la nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên.
 -Từ gợi tả hình ảnh, màu sắc
 Chân trời xa thẳm, thảo nguyên, dòng sông, làn sương.
-Bức tranh được tô màu : hoang vu, lấp lánh, mờ đục, biêng biếc.
III. Tổng kết
-Trả lời.
-Đọc phần ghi nhớ.
I.TÌM HIỂU CHUNG :
 1.Tác giả:
 Ai ma tốp 1928- nhà văn Cưrơ gư xtan nổi tiếng.
 2. Văn bản :
 Trích “Người thầy đầu tiên”
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai mạch kể lồng ghép:
-Mạch kể Tôi
-Mạch kể xưng “chúng tôi”
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ :
-Hai cây phong được miêu tả đậm chất hội họa.
-Bức tranh thiên nhiên bao la đầy màu sắc bí ẩn, đầy sức quyến rũ.
-Hai cây phong gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ và người thầy đầu tiên.
 ước mơ đẹp đẽ thời thơ ấu.
-Hai cây phong là biểu tượng cho ước mơ đẹp đẽ của một thời. 
III.TỔNG KẾT :
* Ghi nhớ/SGK
D. HOẠT ĐỘNG 4 : 
 4. Củng cố : Cho HS tóm tắt đoạn trích.
 Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích.
 5. Dặn dò : Học bài
 Chuẩn bị bài Ôn tập truyện kí theo câu hỏi chuẩn bị bài ở SGK. 
 Chuẩn bị làm bài viết TLV số 2.
 ****************************************
Ngày soạn : 3/ 10 /08
Tiết: 35,36 - Tập làm văn Bài Viết Tập Làm Văn Số 2
 Văn Tự Sự Kết Hợp Với Miêu Tả Và
Biểu Cảm 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 Biết vận dụng những kiến thức đã học thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
B.CHUẨN BỊ :
 - GV : Hướng dẫn Hs lập dàn ý các đề bài ở SGK, xem kĩ cách làm dàn ý 
bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
 - HS : Thực hiện lời dặn của GV. 
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Bài mới : 
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Nêu yêu cầu tiết làm bài.
HS chọn một trong hai đề sau đây :
 * Đề 1 : Hãy kể về kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
 * Đề 2 : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
 * Những yêu cầu chung :
 a/ Thể loại : Văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 b/ Nội dung : Ngôi kể : Ngôi thứ nhất là người viết 
 c/ Hình thức : Bố cục ba phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 Văn viết mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Hs chọn đề bài và lập dàn ý.
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Viết thành bài văn hoàn chỉnh
 * Đáp án :Bài làm của HS phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của đề bài như sau :
 a/ Thể loại : Văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 b/ Nội dung : Ngôi kể : Ngôi thứ nhất là người viết 
 c/ Hình thức : Bố cục ba phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 Văn viết mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt
 1. Đề 1 : + Kể lại một câu chuyện đã xảy ra có sự việc và nhân vật ( em và con vật nuôi nhơ chó, mèo, gà, chim...). Câu chuyện ấy đúng là đáng nhớ ( có thể là chuyện vui, chuyện buồn, chuyện ngộ nghĩnh, thú vị, bất ngờ,... ).
 + Phải sử dụng yếu tố miêu tả ( tả con vật, tả hành động ) để cho câu chuỵện thêm sinh động.
 + Phải có yếu tố biểu cảm ( tình cảm, thái độ của em đối với con vật nuôi, của con vật nuôi đối với em; cảm nghĩ của em về kỉ niệm và với con vật nuôi.)
 2. Đề 2 : Kể lại một kỉ niệm với người bạn thời ấu thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. ( Chuyện xảy ra ở đâu ? lúc nào ? với ai ? diễn biến của chuyện như thế nào ? Điều gì khiến em xúc động ? Biểu hiện của sự xúc động đó ? Bây giờ nhớ lại, em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?)
 D. HOẠT ĐỘNG 4 : 
 4. Thu bài làm của HS.
 5. Dặn dò :
 Xem lại dàn bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
 Chuẩn bị bài “Ôn tập truyện kí Việt Nam” theo hướng dẫn ở SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc9.doc