Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS TT Ba Tơ

Tiết: 29 +30:

Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích) O Hen-ri

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Khám phá vài nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri.

 - Rung động trước cái đẹp, cái hay và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

B. Chuẩn bị:

 - HS: Đọc – Soạn bài

 - GV: giáo án, SGK, SGV.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

CH: Trình bày cảm nghĩ về truyện ngắn “ Cô bé bán diêm”?

 III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: (1’) GV giới thiệu trực tiếp vào bài: Tình yêu thương .

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc 104 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 8
Tiết 31+32: Chiếc lá cuối cùng;
Tiết 33: Chương trình địa phương (Phần TV);
Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
************o0o***********
Ngày soạn: 9/ 10/ 2008
Tiết: 29 +30:	 Ngày dạy: /10/ 2008
Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích) O Hen-ri
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Khám phá vài nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri.
 - Rung động trước cái đẹp, cái hay và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
B. Chuẩn bị:
	- HS: Đọc – Soạn bài
	- GV: giáo án, SGK, SGV.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ:( 5’) 
CH: Trình bày cảm nghĩ về truyện ngắn “ Cô bé bán diêm”?
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’) GV giới thiệu trực tiếp vào bài: Tình yêu thương.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-GV giới thiệu sơ lược về nước Mĩ và nhà văn O Hen-ri.
 ? Vị trí của đoạn trích?
-Lắng nghe – theo dõi c.thích *
-Trình bày về vị trí của đoạn trích
I/ Tác giả - tác phẩm
(Chú thích * Sgk tr89).
Hoạt động 2 (50’) Hướng dẫn HS đọc -hiểu vb. 
-GV hướng dẫn học sinh đọc: ...
-GV đọc trước 1 đoạn rồi gọi 2→3 học sinh đọc 1 lượt toàn văn bản.
-Hướng dẫn nhận xét.
-GV đặt câu hỏi để kt sự chuẩn bị của học sinh về phần chú thích.
? Tóm tắt truyện “ Chiếc lá cuối cùng”
-GV nhận xét.
? Truyện ngắn xuất hiện những nhân vật nào? Nhân vật chính?
? Theo dõi phần cuối văn bản, hãy cho biết sự thật về chiếc lá có liên quan đến nhân vật nào?
 -GV gợi vài nét khắc hoạ h/ảnh cụ Bơ-men.
? Cụ sống bằng nghề gì? Ước mơ lớn nhất của cụ là gì?
? Hãy tìm những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ với Giôn-xi.
-GV: Cụ và Xiu nhìn nhau ko nói → đang nghĩ cách vẽ chiếc lá cuối cùng
? Tại sao nhà văn ko kể sự việc cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết mà đến cuối truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể lại của Xiu?
? Cụ đã trả một cái giá ntn?
? Tại sao nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
? Tìm những chi tiết thể hiện tình thương yêu của Xiu dành cho Giôn-xi.
? Tìm bằng chứng khẳng định Xiu không được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá?
? Nếu Xiu biết cụ ... vẽ chiếc lá thì truyện có bớt hấp dẫn không? vì sao?
? Hãy hình dung tâm trạng của Giôn-xi , Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi yêu cầu kéo mành lên.
? Em có nhận xét gì về tình trạng sức khỏe và trạng thái tinh thần của Giôn-xi lúc này?
? Với bạn đọc, trong hai lần Xiu kéo mành lên sẽ có tâm trạng như thế nào? Với Xiu?
? Nguyên nhân nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
? Giôn-xi cảm nhận được gì từ chiếc lá đó?
? Điều đó thể hiện qua chi tiết nào?
? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
( tr sẽ kém hay nếu tác giả cho biết Giôn-xi sẽ nghĩ gì, nói gì và hành động gì...)
? Chứng minh qua đoạn trích và qua truyện...được kết thúc trên cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho bạn đọc?
? Cả hai lần đảo ngược đều gắn bó với điều gì?
? Tác dụng của nghệ thuật đảo ngược 2 lần ?
 - Chú ý lắng nghe
- Đọc văn bản 
- Nhận xét.
-Dựa vào kt đã chuẩn bị - trả lời .
-Tóm tắt đoạn trích
- Nhận xét.
-Gion-xi (chính), Xiu, Cụ Bơ-men, bác sĩ (không có tên).
-Cụ Bơ-men. 
-Lắng nghe.
 - Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu: Làm mầu..., ước mơ vẽ được một kiệt tác nhưng suốt 40 năm chưa thực hiện được.
 - Suy luận, thảo luận, phát hiện, phát biểu: “ sợ sệt” khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng... _ thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi 
- Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu: như vậy mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc
-Bị viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi.
- Suy luận, thảo luận, phát hiện, phát biểu : Giống lá thật – nhưng quan trọng hơn là vì nó đem lại sự sống cho Giôn- xi... nó được vẽ bằng cả tình thương và lòng hy sinh cao thượng
- Trao đổi, phát hiện, phát biểu: Lo sợ khi thấy chỉ còn vài chiếc lá, động viên...chăm sóc Giôn-xi.
 - Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng, không biết đó là lá vẽ, tâm trạng của cô nặng nề đeo đẳng...—khi biết sự thật “ Ô kìa!...”
_ Diễn tả nỗi ngạc nhiên của xiu & Giôn-xi
 - Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu ( Tr sẽ kém hay vì Xiu ko bị bất ngờ, cta ko được thưởng thức đoạn văn nói tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô)
- Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu : lẳng lặng, hồi hộp..
nếu sau một đêm ..rụng hết, Giôn-xi sẽ ra sao? 1 đêm nữa qua làm sao chiếc lá trụ được
 Xiu: tâm trạng lo lắng chỉ ở lần kéo mành thứ nhất.
Giôn-xi: cả 2 lần...lạnh lùng, thản nhiên đón chờ cái chết.
 -Sức khỏe yếu, tâm trạng chán nản, không còn tin vào sự sống, luôn chờ đợi phút chia tay với cuộc sống.
-Căng thẳng, hồi họp
-Chỉ có ở lần 1, vì ngày hôm đó, chắc cô đã biết cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết
-Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. ( sự gan góc của chiếc lá kiên cường chống chọi với thiên nhiên bám lấy cuộc sống trái ngược với nghị lực yếu đuối của cô...
-Trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mạnh mẽ, bền bỉ.
-Xin cháo, sữa, đòi soi gương,
_ Truyện sẽ có dư âm để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.
-Trao đổi, thảo luận, chứng minh_phát biểu: đảo ngược lúc tr gần kết thúc: Giôn-xi ngày càng tiến đến cái chết →trở lại yêu đời, thoát cơn nguy hiểm. Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh→ chết vì xưng phổi.
 Đảo ngược trái chiều, đều liên quan đếnbệnh xưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
_ Gây hứng thú cho độc giả
II/ Đọc – hiểu văn bản:
Đọc vb, tìm hiểu các chú thích:
a/Đọc:
 b/Các chú thích:
 2. Tóm tắt vb:
 3. Phân tích văn bản:
 a/Kiệt tác của cụ Bơ-men
 -Cụ Bơ-men: một họa sĩ ngoài 60t, luôn mơ ước vẽ một kiệt tác.
- “Sợ sệt” khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng _ thương yêu, lo lắng.
-Âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm giá lạnh..
-Cụ đã bị chết vì sưng phổi.
- Chiếc lá là một kiệt tác:
+ vẽ rất giống lá thật;
+ đem lại sự sống cho Giôn-xi.
->được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và lòng hi sinh cao thượng, giúp cho Giôn-xi chiến thắng được tuyệt vọng.
 b/ Tình thương yêu của Xiu:
 - Lo sợ khi thấy chỉ còn vài chiếc lá bám trên tường...luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi,
- Ngạc nhiên, vui sướng khi thấy chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành.
 ->Tình bạn gắn bó, thủy chung.
 c/ Diễn biến tâm trạng của Giôn- xi:
 *Giôn-xi chờ đợi cái chết:
- Tuyệt vọng, không còn muốn sống: mắt thẫn thờ, giọng thều thào,
 - Chờ đợi chiếc lá cuối cùng rụng-> chết theo.
 *Giôn-xi vượt qua cái chết:
-Chiếc lá thường xuân vẫn còn bám trên tường gạch.
-> Giôn-xi đã hồi sinh nhờ sự gan góc của chiếc lá.
=> nhu cầu cuộc sống đã trở lại, tình yêu bạn bè, tình yêu hội họa đã trở lại -> Giôn-xi đã vượt qua cái chết.
 4/ Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
- Giôn-xi ngày càng tiến đến cái chết →trở lại yêu đời
- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh→ cái chết của cụ được thông báo lúc kết thúc.
_ Gây hứng thú cho độc giả
Hoạt động 4: (6’) Hướng dẫn học sinh tổng kết:
-GV: Hướng dẫn học sinh khái quát các nd phân tích → Ghi nhớ
- Khái quát nd đã phân tích
-Đọc, chép phần ghi nhớ
IV/ Tổng kết:
 * Ghi nhớ: SGK
IV. Củng cố: (6’) 
GV treo bảng phụ chép bài tập trắc nghiệm để học sinh làm củng cố bài.
Ý nghĩa của nghệ thuật chân chính được tác giả thể hiện như thế nào trong văn bản? Phát biểu về ý nghĩa của nghệ thuật chân chính được đề cập trong truyện. ( truyện ca ngợi tình cảm, yêu thương, gắn bó giữa các nghệ sĩ, đồng thời ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật chân chính giúp con người chiến thứng đợc tuyệt vọng, chiến thắng được cái chết).
V/ Hướng dẫn học bài: (1’)
Học thuộc ghi nhớ & nội dung bài học, tập tóm tắt truyện.
Chuẩn bị trước bài “Chương trình địa phương” 
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
(Tham khảo giáo án trên báo)
..
 Ngày soạn: 12/ 10/ 2008 
 Ngày dạy: /10/ 2008
Tiết 31: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
(Phần Tiếng Việt)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương.
 - So sánh các từ ngữ địa phương tương ứng với các từ ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng, không trùng với từ ngữ toàn dân..
B. Chuẩn bị:
	- HS: Đọc – Soạn bài
	- GV: giáo án, SGK, SGV, bảng phụ chép bài tập.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
CH: Thế nào là tình thái từ? Sử dụng tình thái từ như thế nào?
	III. Bài mới:
!.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: (13’) Hướng dẫn tìm hiểu các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt:
-GV hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở, theo thứ tự, ghi rõ từ ngữ được dùng ở địa phương. Chú ý cuối bảng điều tra cần rút ra nhận xét những từ ngữ không trùng khớp với từ ngữ toàn dân (nếu có).
-GV nhận xét, kết luận, đánh giá.
--Thảo luận theo tổ, mỗi tổ (nhóm) làm chung một bảng điều tra.
-Đại diện tổ trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi, sửa chữa.
1/Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương có nghĩa tương đương với từ toàn dân:
TT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Tiếng H’re
1
cha
ba
Vá
2
 mẹ
má
Mí
3
ông nội
ông nội
Voọc
4
bà nội
bà nội
Crá
5
ông ngoại
ông ngoại
Mi
6
bà ngoại
bà ngoại
...
7
bác (anh trai của cha)
bác
...
8
bác ( vợ anh trai của cha)
 bác
...
9
chú (em trai của cha)
chú
10
thím (vợ của chú)
thím
11
bác (chị gái của cha)
cô
12
bác ( chồng chị gái của cha)
dượng
13
cô (em gái của cha)
cô
14
chú (chồng em gái của cha)
dượng
15
bác (anh trai của mẹ)
cậu
16
bác ( vợ anh trai của mẹ)
mợ
17
cậu (em trai của mẹ)
cậu
18
mợ ( vợ em trai của mẹ)
mợ
19
bác (chị gái của mẹ)
dì
20
bác ( chồng chị gái của mẹ)
dượng
21
dì (em gái của mẹ)
dì
22
chú (chồng em gái của mẹ)
dượng
23
anh trai
anh trai
24
chị dâu (vợ của anh trai)
chị dâu
25
em trai
em trai
26
em dâu (vợ của em trai)
em dâu
27
chị gái
chị gái
28
anh rể (chồng của chị gái)
anh rể 
29
em gái
em gái
30
em rể (chồng của em gái)
em rể 
31
con
con
32
con dâu (vợ của con trai)
con dâu
33
con rể (chồng của con gái)
con rể 
34
cháu (con của con)
cháu 
Hoạt động 2: (21’) Hướng dẫn học sinh thực hiện câu 2,3 SGK tr 92
-GV nhận xét, kết luận, đánh giá.
-GV có thể đọc một số câu ca Quảng Ngái có sử dụng những từ chỉ quan hệ ruột thịt, từ địa phương:
1/ Ai về Cà Đó
Chịu khó xách ky
Tay cầm đôi đũa
Lưng đi khòm khòm
2/Thuốc ngon Chợ Huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh
Nẫu xa mược nẫu
Đôi lứa mình đừng xa
3/Nắng đò ngang  ... câu hỏi và yêu cầu HS xác định y/c của BT.
-GV thông qua yêu cầu cần đạt:
+HS viết đúng đề tài (phải đề cập đến vấn đề bao bì ở địa phương Ba Tơ), văn trong sáng, không sai lỗi chính tả: 1,5 điểm
+Phân tích cấu tạo 1 câu ghép: 0,5 điểm.(phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ của các vế câu ghép)
+Xác định đúng cách nối: 0,5 điểm.(dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, phó từ, dùng dấu câu,)
+Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế: 0,5 điểm (quan hệ tăng tiến hay đối lập, liệt kê, bổ sung,.)
-GV đọc một số đoạn văn và yêu cầu HS nhận xét, phân tích.
*Hoạt động 3: (8’)Trả bài:
-GV phát bài;
-HS nhận bài và xem bài.
	IV.Củng cố: (2’) GV đánh giá tình hình học tập của HS.
	V.Hướng dẫn học bài: (1’)
	-Đọc kĩ nội dung bài: Kiểm tra tổng hợp học kì I, trang 167; tự tham khảo và thực hành làm bài kiểm tra cuối học kì I, trang 169, chuẩn bị tốt điều kiện KT HK I theo kế hoạch nhà trường, chú ý đề ra theo hình thức Trắc nghiệm tự luận.
	-Soạn nội dung bài: HĐNG: Làm thơ bảy chữ.
D.Đánh giá rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /12/2008
Ngày giảng: /12/2008
Tiết 69+70
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Thực hiện theo kế hoạch nhà trường)
I.Mục tiêu cần đạt:
 Nhằm đánh giá:
-Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
-Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh trong một bài viết và các kĩ năng Tập làm văn nói chung để viết được một bài văn.
 II/ Ra đề: 
1/Câu 1: (2 điểm)
	Hãy đặt câu:
	a/Một câu có dùng trợ từ và tình thái từ. (1 điểm)
	b/Một câu có dùng trợ từ và thán từ. (1 điểm)
	(Chú ý: Gạch chân dưới những trợ từ, thán từ, tình thái từ trong câu đã đặt)
2/Câu 2: (3 điểm)
 	Hãy nhớ lại văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8 tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	a/Nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng. (1 điểm)
	b/Viết một văn bản tóm tắt khoảng 10 dòng. (2 điểm)
3/Câu 3: Làm văn (5 điểm)
Em hãy viết bài văn giới thiệu về một loài động vật có ích với con người.
III/ Đáp án và biểu điểm chấm:
1/Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu HS đặt câu đúng với yêu cầu của đề ra, gạch chân dưới những trợ từ, thán từ, tình thái từ trong câu đã đặt, chú ý chỉ trong một câu văn, mỗi câu đặt đúng được 1 điểm, ví dụ:
	a/Cuốn sách này mà chỉ có 2000 đồng à?
	b/Ôi, chính những cuốn sách này làm tôi đau đầu.
2/Câu 2: (3 điểm)
	a/(1 điểm) Học sinh cần xác định đúng sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng:
	-Sự việc tiêu biểu: 
	+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm. (0,25 điểm)
	+Chị Dậu đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. (0,25 điểm)
	-Nhân vật quan trọng: Chị Dậu (chính) và tên cai lệ. (0,5 điểm)
	b/(2 điểm) Trên cơ sở sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng đã xác định, học sinh dựa vào đó, nhớ lại nội dung văn bản “Tức nước vỡ bờ” để viết văn bản tóm tắt.
-Về nội dung: (1,5 điểm) chú ý cần phải tuân thủ những yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự: trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (khoảng 10 dòng); trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm hay bình luận, phân tích.
	-Về hình thức: (0,5 điểm) văn phong trôi chảy, không sai lỗi chính tả.
	-Văn bản tóm tắt tham khảo: Anh Dậu đang bị ốm cũng bị bọn tay sai xông đến, đánh trói lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nộp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tới chết , người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cháo cho anh húp. Vừa nâng báo cháo đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập đến trói với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị cũng hoảng, run run van xin cho khất. Nhưng chúng không nghe. Chúng quát tháo với giọng hầm hè và chuẩn bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng . Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy tới chỗ anh Dậu. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô, đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.
	3/Câu 3: Làm văn (5 điểm)
 a/ Hình thức : (1 điểm)
Viết đúng thể loại văn thuyết minh.
Bài viết có bố cục ba phần : MB, TB, KB rõ ràng.
Văn phong trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
 b/ Nội dung: (4 điểm) Học sinh có thể chọn những con vật gần gũi, có ích cho con người tùy theo ý cá nhân, có thể là con ếch, trâu, bò, chó, nhưng bài viết cần đảm bảo các nội dung sau:
 */ Mở bài: (0,5 điểm)
	Nêu khái quát về con vật có ích (mà mình đã chọn).
 */ Thân bài: ( 3 điểm)
	Lần lượt giới thiệu về con vật:
	-Về đặc điểm, hình dáng
	-Môi trường sống, tập tính, sinh sản,
	-Vai tò, lợi ích của con vât
	-Chăm sóc, yêu quí 
 */ Kết bài: (0,5 điểm)
	Thể hiện tình cảm đối với đối tượng: trân trọng, yêu quí.
---------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 19:
Tiết 70,71: HĐNG: làm thơ bảy chữ;
Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kì I.
 ++++++++++++++++++++++
Tiết 70,71: Ngày soạn: 12/2008
 Ngày giảng: 12/2008
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.
B.Chuẩn bị:
-GV: giáo án, một số bài thơ bảy chữ.
-HS: chuẩn bị kĩ phần chuẩn bị ở nhà, đặc biệt câu 4,5
C.Lên lớp:
	I/Ổn định tổ chức (1’)
	II/Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	III/Bài mới
	1/GTB, ghi đề (1’)
	2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (40’) Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ:
GV: Trên cơ sở của bài thuyết minh về thể thơ lục bát đã học và phần chuẩn bị ở nhà, các em đã tìm hiểu về khái niệm, phạm vi luyện tập và các nội dung khác trong phần chuẩn bị ở nhà, ở tiết học này thầy trò ta sẽ cùng nhận diện về thơ bảy chữ ở dạng tứ tuyệt (có 4 câu hoặc nhiều khổ 4 câu)
-GV cho HS chép bài thơ CHIỀU vào vở, yêu cầu HS đọc, phát hiện cách ngắt nhịp, cách hiệp vần, quan hệ bằng trắc trên cơ sở đã học ở bài thuyết minh về thể thơ lục bát.
-GV: Có khi chỉ là tiếng cuối các câu 2, 4 là đủ.
-GV: Các tiếng 1,3,5 bằng - trắc tùy ý, các tiếng 2,4,6 phải đúng luật còn tiếng thứ 7 thì phải hiệp vần ở câu 1,2,4.
Đối: Tiếng 2,4,6 khác nhau; niêm thì giống nhau.
-GV: để xác định luật của bài thơ thì dựa vào tiếng thứ 2 của câu thứ nhất còn vần T hay B thì dựa vào tiếng cuối câu 1,2,4.
-Gv hướng dẫn thực hiện câu hỏi 2
-GV: Câu 4 vần “uya” vẫn có thề hiệp vần với vần “e” ở trên được (hiệp vần thông-gần giống nhau)
*Hoạt động 2: (42’) Hướng dẫn HS tập làm thơ bảy chữ:
-Gọi Hs đọc yêu cầu a
-Hai câu đầu kể về chuyện gì?
-Như vậy, nội dung bài thơ xoay quanh vấn đề gì?
-GV: Như vậy 2 câu tiếp phải có đề tài như vậy, muốn làm được thì người viết phải biết các chuyện về cuội như cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, cây đa, có con thỏ ngọc, khi làm phải chú ý đến luật B-T.
-GV uốn nắn, chú ý tính nghiêm túc.
-Một số gợi ý:
+nhấn mạnh tới việc nói dối, bị người chê cười: Đáng cho cái tội quân lứa dối/ Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
+Giễu chú cuội cô đơn: Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá/ Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng?
+ lo cho chị Hằng: Cõi trần ai cũng chường mặt nó/ Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
-GV cung cấp 2 câu thơ cuối của Tú Xương: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội./ Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
-Hai câu thơ đầu nói về nội dung gì?
-Vậy hai câu thơ cuối nói về nội dung gì?
-Luật B-T hai câu thơ đã cho như thế nào?
-Vậy hai câu sau phải như thế nào?
-Hãy làm hai câu thơ tiếp theo nội dung và luật như vậy?
-GV gọi 1 số HS đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe
-GV uốn nắn.
-Nghe
-HS suy nghĩ và tham gia trả lời.
-HS thảo luận và tham gia trả lời
---TIẾT 2---
-Đọc
-Chuyện cuội ở cung trăng
-Chuyện thằng cuội ở cung trăng
-Thảo luận và tham gia lên bảng ghi kết quả.
-Cảnh mùa hè
-Chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, hẹn hò năm sau
-B B T T T B B
 T T B B T T B
 T B T
 B T B B
-HS thảo luận để hoàn thiện:
+Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi./Thoảng hương lúa chín đồng quê.
+(Câu cuối) Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn.
-Nghe
-Nhận xét
I/Nhận diện luật thơ:
1/Tìm hiểu cách ngắt nhịp, cách gieo vần, mối quan hệ bằng-trắc của thể thơ thất ngôn:
-Cách ngắt nhịp thông thường là 4/3, có khi ¾.
-Cách hiệp vần: Tiếng cuối các câu 1,2,4.
-Quan hệ B – T
+Câu 1-2; 3-4 đối nhau
+Câu 2-3; 1-4 niêm nhau
-Mô hình luật B-T
+Mô hình 1( Luật bằng, vần bằng)
 Tiếng
Câu
2
4
6
7
1
B
T
B
B
2
T
B
T
B
3
T
B
T
(tùy ý)
4
B
T
B
B
+Mô hình 2( Luật trắc, vần bằng)
 Tiếng
Câu
2
4 
6
7
1
T
B
T
B
2
B
T
B
B
3
B
T
B
(tùy ý)
4
T
B
T
B
2/Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng trong bài thơ “Tối ” của Đoàn Văn Cừ do chép sai:
-Ngắt nhịp ¾ ở câu thơ thứ 2 sai (do dấu phẩy) -> bỏ dấu phẩy.
-Tiếng thứ bảy câu thứ 2 chép sai (chữ “xanh” không hiệp vần với câu 1) -> “lè”
II.Tập làm thơ bảy chữ:
1.Làm tiếp một bài thơ dở dang:
a/Làm tiếp 2 câu cuối bài thoe của Tú Xương:
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng.
b/Làm tiếp 2 câu thơ cuối cho trọn vẹn theo ý của mình:
2.Đọc và bình thơ bảy chữ:
IV. Củng cố: (2’) GV đánh giá tiết học và củng cố lại luật thơ.
V. Hướng dẫn học bài (1’):
-Tìm đọc, sưu tầm, tiếp tục tập làm thơ bảy chữ.
-Lập dàn ý và chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài KT HK I.
D.Đánh giá rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /12/2008
Ngày dạy: /1/2009
Tiết 72:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS củng cố lại phần lý thuyết liên quan đến bài kiểm tra. Có ý thức tự đánh giá năng lực học tập để có hướng phấn đáu ở học kì II.
B.Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, bài KT của HS
-HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu.
C.Lên lớp:
	I.Ổn định tổ chức (1’)
	II.Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	III.Bài mới
	1/GTB, ghi đề (1’)
	2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
Dựa theo Đáp án đã có tiết 68+69, GV lần lượt tổ chức tả bài cho HS:
Hoạt động 1(15’): GV tổ chức hướng dẫn HS trả lời các nội dung yêu cầu của đề kiểm tra.
Hoạt động 2: (23’) GV hướng dẫn nhận xét đánh giá:
-GV đánh giá cụ thể tình hình bài viết dựa vào kết quả làm bài của HS.
-GV phát bài, HS nhận bài xem và tự nhận xét đánh giá bài KT vào vở, nộp lại bài
_GV đánh gái chất lượng học tập cảu HS dựa vào bảng thống kê chất lượng. (kèm theo)
	IV.Củng cố (2’) GV đánh giá, nhắc nhở HS trong việc học tập, đặc biệt các em còn yếu.
	V.Hướng dẫn học bài: (1’) Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập để học tập tốt trong HKII, đọc soạn văn bản “Nhớ rừng” (Thế Lữ).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8_tuan 8.doc