Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS Long Vĩnh

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

 2/ Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 20 /09/2010	TUẦN 08
ND: 27/09/2010	TIẾT 29 - 30	
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
 2/ Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt văn bản Đôn-ki-hô-tê.
- Nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những ưu điểm và nhược điểm gì? Qua nhân vật em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. Giới thiệu bài mới: Văn học Mỹ là nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Heeminguây 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
Ä
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả: O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông.
2/ Tác phẩm: Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Qua đoạn trích, em thấy Giôn- xi đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
? Tâm trạng Giôn-xi như thế nào qua hai lần cô bảo Xiu kéo mành lên?
? Nguyên nhân nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-Xi phản ứng gì thêm?
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt kho ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau không nói năng gì?
? Sáng hôm sau Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả, lá vẽ không? Vì sao?
? Xiu biết rõ sự thật khi nào?
? Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì điều gì xãy ra?
? Qua phân tích, em thấy ở Xiu có phẩm chất đáng quý nào?
? Dựa vào văn bản, em hãy hình dung nhân vật cụ Bơ-men và nêu vài nét khắc họa về nhân vật này?
 ? Qua văn bản, Những chi tiết nào nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi?
 ? Tại sao người kể chuyện bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết?
? Có thể nói bức tranh “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men là một kiệt tác hay không? Vì sao?
¯ Hơn nữa đó là bức tranh cụ Bơ-men phải trả gí bằng chính mạng sống của mình. Cụ vẽ bằng tấm lòng thương yêu cao thượng.
? Qua phân tích em thấy cụ Bơ-men là người như thế nào?
? Theo em, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải có ý nghĩa như thế nào?
? Em có nhận xét như thế nào về việc dàn dựng cốt truyện, các chi tiết trong truyện ngắn?
? Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.
¯ Cả hai lần đảo ngược tình huống đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng à Gây hứng thú cho người đọc.
? Qua tác phẩm, em thấy chủ đề tư tưởng của tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” là gì?
Ø Bệnh sưng phổi nặng, nghèo túng khiến cô chán nản.
ØLạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết nếu không còn chiếc lá thường xuân nào bám trên tường. 
ØNguyên nhân sâu xa là sự gan gốc của chiếc lá chọi với thời tiết khắc nghiệt, bám lấy sự sống.
ØNhằm tạo dư âm trong lòng người đọc, nếu để Giôn-Xi nghĩ gì, nói gì, hành động gì trước cái chết của cụ Bơ-men khi nghe Xiu kể lại thì truyện kém hay.
ØVì lo cho bệnh và tính mạng của Giôn-xi vì nhớ đến ý định muốn chết của Giôn-xi nếu chiếc lá cuối cùng rụng. 
ØXiu không biết chiếc lá cuối cùng kia là lá giả, lá vẽ vì khi Giôn-xi thì thào ra lệnh cho kéo mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nản “ cúi khuôn mặt hốc hác” 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØNếu Xiu biết trước thì truyện sẽ kém hấp dẫn Vì Xiu không bất ngờ và chúng ta không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu đối với bạn.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Là một họa sĩ, sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ, mơ ước có một kiệt tác.
Ø Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì vì lo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi.
Ø Dụng ý tác giả muốn tạo bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc.
Ø “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men đúng là một kiệt tác vì nó rất giống lá thật, nhờ nó mà Giôn-xi được cứu sống. 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Lần 1: Giôn-xi bệnh nặng, nghèo túng, chán đờiàkhiến độc giả thương cảm, lo lắng nhưng tình huống bổng đảo ngược lại: Giôn-xi yêu đời, thoát khỏi bệnh tật làm cho độc giả bất ngờ.
Ø Lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe bổng nhiên chết vì bệnh sưng phổi khiến người đọc bất ngờ.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
a) Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi: 
Bệnh tật và nỗi tuyệt vọng.
 b) Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương:
 - Xiu: 
Tận tình, chu đáo chăm sóc Giôn-xi;
- Cụ Bơ-men: 
Dù không nói ra lời nhưng tình yêu thương cụ dành cho Giôn-xi thật cảm động: trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc là thường xuân lên tường, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi;
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính: Vì sự sống của con người.
2/ Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các chi tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
3/ Ý nghĩa:
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà đọc lại văn. Ngoài văn bản, chú thích và câu hỏi đọc – hiểu văn bản chú ý đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
- Nhớ một số chi tiết hay trong văn bản.
- Xem và chuẩn bị trước phần chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
 + Kẽ bảng trong SGK trang 91 và làm theo yêu cầu bài tập 1 trang 90.
 + Chuẩn bị trước câu 2, câu 3 trang 92 SGK.
NS: 22/09/2010	 TUẦN 08
ND: 30/09/2010	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG	TIẾT 31
(Phần Tiếng Việt)	
= a = a = a = a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hệ thống hóa những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 2/ Kĩ năng: 
Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là trợ từ? Đặt hai câu có sử dụng trợ từ?
 - Thế nào là thán từ? Đặt hai câu có sử dụng thán từ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
1. Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
2. Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
3. Lưu ý: Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp:
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình;
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật;
- Cần trách lạm dụng hai lớp từ này.
Hoạt động 3: Luyện tập
* Bài tập 1:
STT
TỪ NGỮ TOÀN DÂN
TỪ NGỮ ĐƯỢC DÙNG Ở NAM BỘ
1
Cha
Cha
2
Mẹ
Mẹ
3
Ông nội
Ông nội
4
Bà nội 
Bà nội 
5
Ông ngoại
Ông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
7
Bác (Anh trai của cha)
Bác (Anh trai của cha)
8
Bác ( Vợ anh trai của cha)
Bác ( Vợ anh trai của cha)
9
Chú ( em trai của cha)
Chú ( em trai của cha)
10
Thím ( Vợ của chú)
Thím ( Vợ của chú)
11
Bác ( chị gái của cha)
cô
12
Bác ( chồng chị gái của cha)
Dượng
13
Cô (em gái của cha)
Cô (em gái của cha)
14
Chú (Chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ)
Cậu
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Mợ
17
Cậu (em trai của mẹ)
Cậu (em trai của mẹ)
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Mợ (vợ em trai của mẹ)
19
Bác (chị gái của mẹ)
dì
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Dượng
21
Dì (em gái của mẹ)
Dì (em gái của mẹ)
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Dượng
23
Anh trai
Anh trai (hoặc anh theo thứ)
24
Chị dâu (vợ của anh trai)
Chị dâu (hoặc chị theo thứ)
25
Em trai
Em trai (hoặc em theo thứ)
26
Em dâu (vợ của em trai)
Em dâu (hoặc em theo thứ)
27
Chị gái
Chị gái (hoặc chị theo thứ)
28
Anh rể (chồng của chị gái)
Anh rể (hoặc anh theo thứ)
29
Em gái
Em gái
30
Em rể ( chồng của em gái)
Em rể 
31
Con
Con
32
Con Dâu (vợ của con trai)
Con Dâu 
33
Con rể ( chồng của con gái)
Con rể 
34
Cháu ( con của con)
Cháu 
* Bài tập 3:
? Hãy sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích?
Thật thà như thể lái trâu
 Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
 - Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
 - Mấy đời bánh đúc có xương
 Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
 - Công cha như núi thái sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 - Cha mẹ thương con bằng giời bằng biển
 Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Làm bài tập 2 và làm tiếp bài tập 3 trang 92 SGK.
 - Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một số văn bản đã học.
 - Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	+ Đọc mục I và trả lời các câu hỏi được nêu trong mục I trang 92,93,94 SGK.
	+ Đọc và chuẩn bị trước phần luyện tập 1,2 trang 95 SGK.
NS: 24/09/2010	 TUẦN 08
ND: 30/09/2010	 	 TIẾT 32	
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2/ Kĩ năng: 
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
3. Bài mới: 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Ø Đọc bài văn món quà sinh nhật và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Ø Bài văn có thể chia làm mấy phần? chỉ ra và nêu tác dụng của từng phần?
ØLần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố cơ bản sau:
? Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)?
? Truyện xãy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
? Chuyện xãy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
ØTính cách mỗi nhân vật ra sao?
Ø Câu chuyện diễn ra như thế nào?
Ø Yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện như thế nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
Ø Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào?
Ø Điều gì đã tạo bất ngờ trong truyện?
Ø Đọc dàn ý của một bài văn tự sự trang 95 SGK.
Ø Đọc to ghi nhớ SGK.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø MB: Từ đầu la liệt trên bàn: Quang cảnh chung buổi sinh nhật.
TB: Tiếp theo  không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
KB: Phần còn lại: Cảm nghĩ của người bạn về món quà.
Ø Sự việc chính: Diễn biến buổi sinh nhật. Ngôi kể thứ nhất ( Tôi = Trang).
Ø Diễn ra tại nhà Trang vào buổi sáng trong ngày sinh nhật của Trang.
Ø Sự việc xoay quanh nhân vật Trang ( NV chính), Trinh, Thanh,
Ø Trang: Kín đáo, đằm
Thắm: Chân thành.
Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
Ø Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn nụ.
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
Ø Yếu tố miêu tả: Suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom Trinh lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
ðTác dụng: Miêu tả tỉ mỉ giúp người đọc hình dung không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết.
Ø Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lo tủi thân và giận Trinh Giận mình quá tôi run run cảm ơn Trinh quá quý giá làm sao
ð Tác dụng: biểu lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc.
Ø Theo trình tự thời gian có hồi ức: Trình tự trước sau, đảo ngược hiện tại – quá khứ - hiện tại.
Ø Bất ngờ là do tình huống truyện: Tác giả đã khéo léo đưa người đọc vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật Trang về sự chậm ttreex của người bạn để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra đó là sự chậm trễ đầy thông cảm và người bạn ấy có một tấm lòng đáng quý.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I-DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ:
 1/ Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
- Bố cụ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Sự việc chính:
 + Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
 + Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn nụ.
 + Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2/ Dàn ý một bài văn tự sự:
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần. Tuy vây, ttrong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Ø Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý SGK.
ØCho sự việc và nhân vật: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
Ø Hãy tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong văn bản lão Hạc sau đó đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét: Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào?
Ø Những yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
Ø Hãy trình bày ý đã chuẩn bị trước ở nhà.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
II- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
a) Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm – nhân vật chính trong truyện.
b) Thân bài: Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ “ đôi tay đã cứng đờ ra”
- Sau đó, em đánh liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện ra một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu “ em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em “thật dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình.
- Em quẹt tiếp que diêm thứ hai em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “ có cả một con ngỗng quay”, que diêm tàn lụi, em bé lại về với hiện tại.
- Em quẹt que diêm thứ ba, một cây thông nô-en được “trang trí lộng lẫy” hiện lên với “ hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời.
- Que diêm thứ tư được đốt lên, em” nhìn thấy rõ ràng bà em đang mĩm cười với em”. Cuối cùng vì muốn níu bà em ở lại, em đã quẹt các que diêm còn lại trong hộp.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen trong quá trình kể chuyện đặc biệt là qua các lần quẹt diêm, kèm theo là suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
c) Kết bài: Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa “ Mọi người qua đường  niềm vui đầu năm”.
Bài tập 2: 
 Lập dàn ý cho đề bài: “ Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
- Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Liệt kê và sắp xếp các sự việc hợp lí.
- Đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm có có hiệu quả thiết thực.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà xem lại các nội dung vừa tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản Tôi đi học.
 - Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
 - Soạn bài: văn bản: Hai cây phong.
 + Đọc kĩ văn bản ít nhất 2 lần, sau đó tóm tắt lại văn bản.
 + Tìm hiểu kĩ các chú thích trong SGK.
 + Đọc và soạn trước các câu hỏi đọc – hiểu văn bản SGK trang 100-101.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 kien thuc chuan.doc