Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 & 9 - GV: Trần Xuân Thắng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 & 9 - GV: Trần Xuân Thắng

Tuần 8, Tiết 29, 30

 Văn bản

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 < trích="" –="" o.henri="">

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác

- HS thấy được nghệ thuật độc đáo: sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình huống 2 lần, thấy được lòng cảm thông với người nghèo của tác giả

- Kỹ năng : - Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm, phân tích n/vật, tình huống truyện

- Thái độ : - Giáo dục lòng thương con người

B. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài, TLTK, chân dung tác giả, tranh minh hoạ

- HS: Chuẩn bị bài, tập tóm tắt truyện

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 & 9 - GV: Trần Xuân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 13/10/08
Giảng : 16/10/08	 
 Tuần 8, Tiết 29, 30
	Văn bản
Chiếc lá cuối cùng
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác
- HS thấy được nghệ thuật độc đáo: sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình huống 2 lần, thấy được lòng cảm thông với người nghèo của tác giả
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm, phân tích n/vật, tình huống truyện
- Thái độ :
- Giáo dục lòng thương con người 
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, TLTK, chân dung tác giả, tranh minh hoạ
- HS: Chuẩn bị bài, tập tóm tắt truyện
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc Van téc?
* Đáp án: - Thành công trong việc xây dựng cặp nhân vật tương phản, bất hủ trong văn học văn học
+ ĐKHT: hoang tưởng, gàn dở nhưng dũng cảm, cao thượng
+ XCPX: thực tế, tỉnh táo và thực dụng đến tầm thường
- Để lại bài học: cần sống tỉnh táo, cao thượng, tránh thực dụng, hay hoang tưởng
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Học xong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, “Lão Hạc” của Nam Cao, “Cô bé bán diêm” của Anđecxen, chúng ta vô cùng xúc động trước tình mẹ con thiêng liêng, tình cha con, bà - cháu sâu nặng. Đó là những tình cảm cao đẹp của con người mà văn học đã ngợi ca. Nhưng bài ca tình người trong văn chương không chỉ dừng lại ở tình máu mủ, ruột thịt mà bao la, vô tận. Tình yêu thương “người với người sống để yêu nhau” là nét nhân bản cao quý thể hiện rõ trong văn bản: “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri
Hoạt động 1
?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- 2 HS trình bày, GV chốt
- Cha là thầy thuốc, mẹ qua đời khi ông mới lên 3 -> 15 tuổi phải thôi học và làm đủ mọi nghề: kế toán, vẽ tranh, thủ quĩ ngân hàng....
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, đa dạng, phong phú về đề tài nhưng phải hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ...
?) Hãy giới thiệu vài nét về văn bản?
- 1 HS -> GV chốt
GV hướng dẫn HS đọc: chú ý giọng nhân vật
- 1 HS đọc phần chữ nhỏ 
- 2 HS đọc nối tiếp hết Văn bản -> HS nhận xét
- Yêu cầu HS giới thiệu một số từ khó
A. Lý thuyết
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả: O.Henri(1862- 1910)
- Ông là nhà văn Mĩ nổi tiếng chuyên viết truyện ngắn
2. Văn bản
- Là phần cuối của tác phẩm kể lại sự hồi sinh của Giôn xi và sự ra đi của cụ Bơmen
3. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 1
*GV: Đây là câu chuyện liền mạch theo dòng thời gian và sự việc tiếp nối nên ta không chia đoạn. Vậy phân tích văn bản bằng cách nào?
- Phân tích các nhân vật trong văn bản.
?) Đoạn trích gồm những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? – Giôn xi, Xiu, Bơmen, bác sĩ
=> Giôn xi là nhân vật chính 
*GV: Mở đầu tác phẩm là khoảng không gian và thời gian nt đó là một khu phố nghèo phía tây công viên Oasinhtơn vào tháng 11 khi gió lạnh mùa đông tràn về. Đây chính là không gian, thời gian để nhân vật xuất hiện và làm nền cho câu chuyện...
?) Giônxi là ai? Cô đang ở trong tình trạng như thế nào?
- Là hoạ sĩ nghèo còn rất trẻ
- Cô đang bị sưng phổi nặng
?) Tình trạng này khiến cô có tâm trạng như thế nào?
- Chán nản, mệt mỏi, thất vọng
?) Em hiểu suy nghĩ của Giônxi về việc: chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết nói lên điều gì?
- Cô không còn tin vào sự sống của mình -> tâm trạng chán nản của kẻ chờ đợi phải chia tay với cuộc đời.
?) Việc Giônxi “chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình” giúp em hiểu thêm gì về Giônxi?
- Vô cùng cô đơn, tuyệt vọng, không muốn sống.
?) Đến đây, em nhận xét gì về hình ảnh Giônxi?
?) Sau một đêm mưa gió dữ dội, trời vừa hửng sáng, chiếu mành được kéo lên. Điều kì lạ gì đã xảy ra?
- Chiếc lá thường xuân vẫn còn sau một đêm mưa gió vùi dập.
?) Chiếc lá vẫn còn, đem đến cho Giônxi điều gì? Tại sao?
- Nghị lực, khát vọng sống.
- Giônxi cảm nhận được trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ
?) Những hành động ăn cháo, uống sữa, soi gương, muốn vẽ vịnh Naplơ cho thấy sự thay đổi gì ở Giônxi?
- Tình bạn, tình yêu nghệ thuật đã trở lại, Giônxi đã vượt qua được cái chết
?) Vậy nguyên nhân làm cho Giônxi khỏi bệnh là gì?
* HS thảo luận -> trình bày theo 3 tình huống:
- Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc lá
- Do sự chăm sóc tận tình của Xiu
- Do tác động của thuốc men
=> cả 3 
*GV: Sự gan góc, kiên cường, mong manh và lầm lì chống chọi với gió tuyết, với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy sự sống của chiếc lá trái ngược với ý định buông xuôi, chán sống của Giônxi.Chiếc lá ấy đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ, niềm tin vào sự sống cho Giônxi...
?) Từ việc Giônxi khỏi bệnh giúp em rút ra bài học gì?
- Người ta có thể chữa khỏi bệnh bằng:
+ thuốc men, nghị lực, tình yêu cuộc sống, tinh thần đấu tranh chiến thắng bệnh tật
?) Qua đây em hiểu thêm gì về Giônxi?
- 2 HS trình bày -> GV chốt -> HS ghi
?) Tại sao tác giả kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơmen lại không để Giônxi có thái độ gì?
- Để sự cảm động sâu xa hơn, thấm sâu vào tâm hồn Giônxi và tâm hồn người đọc. áng văn dừng lại nhưng dư âm còn vương vấn mãi không quên...
*GV: Có thể tác giả còn muốn nhắn nhủ người đời hãy sống có niềm tin, nghị lực, kiên cường đấu tranh chống lại bệnh tật, đừng bi quan, tuyệt vọng như Giônxi...
II. Phân tích văn bản
1. Nhân vật Giôn xi
 - Giôn xi yếu đuối, chán nản, tuyệt vọng, không muốn sống
- Nhưng chiếc lá cuối cùng đã giúp cô hồi sinh
Tiết 30
Hoạt động 1
?) Hãy nhận xét về những việc làm của Xiu đối với GX?
- Cử chỉ, lời nói đều chu đáo, nhẹ nhàng, động viên an ủi GX -> lo lắng và tận tình chăm sóc bạn
*GV: Đây là biểu hiện cao đẹp của tình bạn, tình người. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng, tội nghiệp
?) Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả không?
- Không biết vì Xiu cũng rất ngạc nhiên (reo lên : Ô kìa!)
?) Theo em tại sao tác giả lại để nhân vật Xiu không biết về chiếc lá giả?
- Để câu chuyện thêm bất ngờ hấp dẫn
- Để Giônxi không thể biết sự thật về chiếc lá qua thái độ của Xiu ( có thể là thái độ mất tự nhiên)
?) Vậy Xiu biết sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
- Tác giả không kể trực tiếp về việc Xiu biết chiếc lá giả hay không mà để mấy ngày sau mới kể hết mọi sự việc về chiếc lá dũng cảm cho GX nghe
?) Qua đây em nhận xét gì về Xiu?
- Là người giàu tình thương, giàu lòng vị tha
*GV: Tác gỉa đã dùng giọng kể thủ thỉ, tâm tình khi khắc hoạ nhân vật Xiu như quạt 1 làn hơi ấm dịu dàng giữa những đêm đông giá buốt. Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, giàu đức hi sinh thầm lặng với một trái tim nhân hậu mênh mông. Hình ảnh Xiu toả sáng “bức thông điệp màu xanh” của “Chiếc lá cuối cùng”
GV chuyển ý: Để cứu người khỏi tai hoạ, có những người đứng trước cái chết mà không sợ chết. Cụ Bơmen là người như vậy
?) Bơ men xuất hiện ở đâu? Để làm gì?
- Trong căn gác nghèo của 2 cô hoạ sĩ -> làm mẫu cho Xiu vẽ
?) Trước khi làm mẫu vẽ, Bơmen và Xiu nhìn ra ngoài trời với tâm trạng như thế nào? Tại sao?
- Lo lắng: vì tuyết, mưa, gió sẽ làm lá thường xuân rụng hết và Giôn xi sẽ chết
- Có thể có ý định vẽ chiếc lá để cứu Giôn xi
*GV giới thiệu về Bơmen: Cụ già 60 tuổi, khắc khổ, 40 năm vẽ mà chưa thành công
?) Cuối truyện cụ Bơmen lại xuất hiện nhưng trong trạng thái nào? Tại sao?
- Trong lúc ốm nặng, sắp chết – vì đã vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn xi
?) Qua cái chết của cụ Bơmen, em thấy phẩm chất gì đáng quí ở cụ?
- Thương yêu con người, hi sinh vì con người
?) Tại sao Xiu khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ Bơmen là một kiệt tác?
- Vì chiếc lá giống i chiếc lá thật: cuống lá màu xanh thẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa => 2 hoạ sĩ tưởng đấy là lá thật
- Vì có giá trị nhân sinh rất cao: chiếc lá đã đánh lui thần chết, cứu sống Giôn xi => Quên mình để cứu người là một hành động cao cả, cái chết của cụ Bơmen đẹp hơn mọi bài ca
- Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng -> kiệt tác phải hướng tới con người
*GV: Cụ Bơmen vĩnh viễn ra đi nhưng kiệt tác cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Hình ảnh cụ Bơmen khắc khổ như 1 người thợ mỏ nhưng lại có tấm lòng và hành động của 1 vị thánh thần sẽ bất tử trong trái tim người đọc
2. Nhân vật Xiu
- Là người có trái tim nhân hậu giàu đức hi sinh
3. Nhân vật Bơmen và kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”
- Là hoạ sĩ già có khát vọng sáng tạo, giàu lòng nhân ái, đức hi sinh vì con người, vì nghệ thuật
- Bức hoạ “chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác vì là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh
Hoạt động 2
?) Câu chuyện sống mãi trong lòng người đọc vì lí do gì? 
- Vì tư tưởng chủ đề của văn bản
- Vì nghệ thuật đặc sắc: đảo ngược tình huống 2 lần
+ Đầu văn bản: Giôn xi tiến dần đến cái chết -> cuối văn bản : GX khoẻ lại, chiến thắng cái chết
+ Đầu văn bản: Cụ Bơmen khoẻ mạnh – cuối văn bản: cụ Bơmen qua đời
=> 2 lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau và đều liên quan đến bệnh sưng phổi -> gây hứng thú
*GV: Một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để lôi kéo một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống hợp với logic của cuộc đời. Hai tình huống đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Tất cả đem lại cho thiên truyện 1 dư vị khó quên
III. Tổng kết
1.Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương của con người, sức mạnh của tình yêu cuộc sống đồng thời khẳng định giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật
2.Nghệ thuật : Hai lần đảo ngược tình huống và cách xây dựng nhân vật đem lại thành công cho văn bản
3. Ghi nhớ : sgk (90)
Hoạt động 3
HS thảo luận -> trình bày
IV. Luyện tập
* Bài tập: Nêu bài học rút ra từ câu chuyện
4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tóm tắt văn bản
- Chuẩn bị: Đánh nhau với cối xay gió
?) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chia bố cục
E. Rút kinh nghiệm
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 15/10/08
Giảng: 18/10/08	 
Tuần 8, Tiết 31
	Tiếng Việt
 Chương trình địa phương ( phần tiếng việt)
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Củng cố khắc sâu và mở rộng những hiểu biết về vốn từ địa phương
- Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng sử dụng từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Thái độ :
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức tìm hiểu truyền thống văn hoá của quê hương
B. Chuẩn bị
- GV: TLTK, giáo án, bảng phụ.
- HS : chuẩn bị bài
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15’
1. Đề bài:
Câu 1: Khoanh trong vào câu có sử dụng tình ... rở lại với hiện tại đang tê cóng
* Lần 2: mơ thấy bàn ăn thịnh soạn -> diêm tắt -> đối diện với cảnh nghèo khổ
* Lần 3: một cây thông Nôen lộng lẫy -> diêm tắt -> những ngọn nến bay về trời
* Lần 4: Thấy bà đang mỉm cười -> bật hết số que diêm còn lại
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen khi kể:
+ Tả mộng tưởng và cảnh thực
+ Suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật
c)KB:
- Kết cục: cô bé bán diêm chết
- Mọi người không ai biết điều kì diệu mà em bé trông thấy
2. BT 2( 95)
a) MB: Giới thiệu người bạn thân của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình khó quên nhất là gì? ( nêu 1 cách khái quát)
b) TB: Tập trung kể về sự việc xúc động ấy
- Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? ( MĐ - DB – KQ)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
c) KB: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Ôn tập văn tự sự + miêu tả + biểu cảm, chuẩn bị các đề trong SGK để viết bài số 2
 Lưu ý : kể chuyện: + đời thường
	 + trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật)
E. Rút kinh nghiệm 
..
-----&0&-----
Soạn:	 20/10/08
Giảng : 23/10/08	 
Tuần 9, Tiết 33, 34
	Văn bản
Hai cây phong
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- HS hiểu được đặc sắc của đoạn trích “Hai cây phong”: tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp khéo giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện, lồng xen 2 ngôi kể: tôi, chúng tôi, trong giọng văn chậm buồn, ngòi bút đậm chất hội hoạ khi miêu tả hai cây phong, nguyên nhân khiến 2 cây phong gây xúc động cho người kể chuyện
- Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng đọc văn xuôi tự sự trữ tình, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, miêu tả, biểu cảm trong tự sự
- Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu quê hương qua liên tưởng tới hình ảnh những cây đa, cây bàng đối với làng quê VN
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ
- HS : Soạn bài, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản”Chiếc lá cuối cùng”? Tại sao nói bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
3- Bài mới (30’)
*Giới thiệu bài: Hoài niệm tuổi thơ về quê hương bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với người VN chúng ta, nhớ quê là nhớ hương vị đậm đà, bình dị “nhớ canh rau muống...”; là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, sân đình, dòng sông...Còn với người hoạ sĩ trong văn bản “Hai cây phong” của Aimatốp thì nhớ khái niệm gì?...
Hoạt động 1
?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Quê vùng thung lũng Talax làng Sêkerơ
- Học xong lớp 6, ông làm thư kí cho UB Xô Viết xã
-> Học đại học ngôn ngữ -> Học đại học văn tại Matxcơva
- Ông viết bằng 2 thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga)
- Ông được dư luận đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay “GiaMilia”
- 2004: Ông được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường Đại học tổng hợp quốc gia Matxcơva
?) Nêu xuất xứ đoạn trích?
*GV hướng dẫn đọc chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung...
- GV đọc một đoạn ->2 HS đọc tiếp
- HS nhận xét -> GV đánh gía
*HS giải thích một số từ khó -> tóm tắt tác phẩm như chú thích
A. Lý thuyết
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả: 
- Sinh 1928, là nhà văn Cưrơgưxtan (Liên Xô cũ)
2. Văn bản
- Trích phần đầu truyện vừa “Người thầy đầu tiên”
3. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2 
?) VB chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
- Từ đầu -> thoảng qua : Giới thiệu về 2 cây phong
- Còn lại: Hình ảnh 2 cây phong gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ
?) Kể tóm tắt văn bản?
- 2 HS
?) Phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu làng quê Kukurên như thế nào? – 2 HS nêu -> GV chốt
- Làng nằm ven chân núi, trên 1 cao nguyên rộng
- Dưới làng là thảo nguyên Cadăcxtan...
?) Tác giả giới thiệu bằng cách nào?
- Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng
?) Trong văn bản xuất hiện những hình ảnh nào?
- Hình ảnh con người: nhân vật tôi, chúng tôi
- Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên
=> nhân vật nổi bật là 2 cây phong và “tôi”
?) Tại sao người kể chuyện khi thì xưng “tôi” khi thì “chúng tôi”? Tác dụng?
- Xưng tôi: khi kể về những cảm xúc tâm hồn riêng về 2 cây phong
- Xưng chúng tôi: khi thể hiện cảm xúc tập thể (có tôi) về 2 cây phong và thảo nguyên
=> Tác dụng:mở rộng cảm xúc vừa riêng, vừa chung -> tình yêu thiên nhiên và làng quê sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ
II. Phân tích văn bản
A. Bố cục 
B. Phân tích văn bản
1. Giới thiệu làng Kưkurêu
- Trên một cao nguyên với những cảnh sắc nên thơ
GV chuyển ý sang Tiết 34
?) Hai cây phong được giới thiệu như thế nào? Tác dụng?
- Giữa ngọn đồi, có 2 cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng trên núi
->khẳng định
+ hai cây phong là tín hiệu dẫn đường về làng
+ Vai trò không thể thiếu của chúng đối với người đi xa trở về làng
+ Thể hiện niềm tự hào của dân làng về 2 cây phong
?) Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu mà tác giả trân trọng, nâng niu
?) Hình ảnh 2 cây phong trong hồi ức của tác giả đã hiện lên như thế nào? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
- 2 cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng
- Nghiêng ngả thân cây... cháy rừng rực
=> Với năng lực cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng mãnh liệt, những hình ảnh sinh động -> 2 cây phong như 2 con người dẻo dai, dũng mãnh, tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng => tố chất hội hoạ và âm nhạc, tâm hồn nghệ sĩ của tác giả?
?) Tác giả đã đưa chúng ta quay trở về quá khứ với những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với 2 cây phong như thế nào?
- Lũ trẻ trèo lên 2 cây phong “làm chấn động cả vương quốc loài chim”
?) Từ trên cành phong, lũ trẻ đã nhìn thấy gì? ý nghĩa của những hình ảnh đó?
- Đất rộng bao la
- Chuồng ngựa của nông trang
- Thảo nguyên hoang vu, xa thẳm
- Những dòng sông lấp lánh tận chân trời
-> “có 1 phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt... ánh sáng”
*GV: Cây phong đã mở rộng tầm mắt, làm sáng lên tâm hồn tuổi thơ, nâng cánh ước mơ cho lũ trẻ bay tới những chân trời xa tươi sáng với tâm hồn và trí tuệ mênh mông...
?) Điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thủơ thiết thời là gì?
- Ai đã là người trồng 2 cây phong
- Không biết vì sao người ta gọi là thầy Đuy sen
* Đây chính là những dòng văn dẫn vào câu chuyện kể về những con người kì diệu của quê hương trong đó có thầy Đuy sen...
*GV: Phần đông trong chúng ta, ai cũng lưu giữ trong tâm hồn mình hình ảnh tuyệt đẹp về một người thầy...
?) Thầy Đuy sen hiện lên trong văn bản là một người như thế nào?
- Thầy đã đem 2 cây phong về trồng cùng bé Antưnai
- Gửi gắm ở 2 cây phong ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ mở mang kiến thức ->thành người có ích
?) Hai cây phong có ý nghĩa gì trong tình thầy trò Đuy sen – Antưnai?
- Là nhân chứng của tình cảm thầy trò...
*GV: Thầy Đuy sen đã khai tâm, khai sáng, đốt cháy ngọn lửa nhiệt tình và khát vọng được đi học của trẻ thơ => Đuy sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy.
?) Qua đây em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”?
- Nhân vật “tôi” nhân hậu, luôn nhớ đến những người đi trước, yêu quê hương tha thiết nồng nàn
?) Trong mạch kể chuyện của nhân vật “tôi”, 2 cây phong có ý nghĩa như thế nào? Vì sao?
- Chiếm vị trí trung tâm, gây xúc động sâu sắc
- Khơi nguồn cảm hứng cho người kể
- Gắn tình yêu quê hương, kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc
- Nhân chứng của một câu chuyện cảm động về tình thầy trò
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
- Hai cây phong vừa dẻo dai, dũng mãnh, vừa dịu dàng thân thương, là biểu tượng của hồn quê
- Chắp cánh ước mơ cho tuổi thơ bay cao, bay xa khám phá thế giới
3. Hai cây phong và thầy Đuy sen
- Hai cây phong là nhân chứng của tình cảm thầy trò
Hoạt động 3
?) Đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của văn bản?
- 3 HS -> GV chốt
- 1 HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết
1.Nội dung: Từ việc ca ngợi vẻ đẹp của 2 cây phong, tác giả khẳng định tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với quê hương yêu dấu và sự trân trọng trước tình thầy trò cao đẹp
2.Nghệ thuật : Ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, biểu cảm, cách dùng ngôi kể linh hoạt, nghệ thuật nhân hoá, so sánh làm câu chuyện thêm sống động
3. Ghi nhớ : sgk (101)
Hoạt động 4
HS thảo luận -> trình bày miệng
IV. Luyện tập
1.BT1: Kể tên loại cây tượng trưng cho con người, dân tộc Việt Nam
Hãy đọc 1 đoạn thơ, đoạn văn nói về loài cây đó
- Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)
2.BT2: Phát biểu cảm nghĩ về văn bản “Hai cây phong”
4. Củng cố (2’):- GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’) 
- Học thuộc lòng đoạn văn “Trong làng tôi... rừng rực” (97)
- Học bài phân tích 
- Chuẩn bị :Ôn tập truyện kí Việt Nam (Kẻ bảng ôn tập)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 20/10/08
Giảng: 	25/10/08	 
Tuần 9, Tiết 35,36	Tập làm văn
Bài viết số 2
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để viết một văn bản hoàn chỉnh thuộc kiểu tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Kỹ năng : 
- Rèn luyện các khả năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Thái độ :
- Giáo dục ý thứ tự giác, độc lập, sáng tạo 
B. Chuẩn bị
- Lập dàn ý + Đề trong SGK – GV ra đề + Đáp án
- Chuẩn bị giấy bút
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra 
I. Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích
II. Dàn ý: 
1. Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi: chó, thỏ, gà và tình cảm đặc biệt của em đối với nó
2. Thân bài : Giới thiệu lí do có nó trong nhà
- Miêu tả hình dáng, màu lông. -> đặc điểm bên ngoài
- Nhận xét, bộc lộ cảm xúc
- Tình cảm của mọi người trong gia đình với nó
- Kỉ niệm đặc biệt của em đối với nó
+ Diễn ra vào lúc nào? ở đâu? Có gì đặc biệt
+ Cảm xúc, suy nghĩ của em sau sự việc ấy
3. Kết bài : Cảm nghĩ của em đối với con vật nuôi đó
III. Biểu điểm
- Điểm 9, 10: Trình bày đúng thể loại, nội dung phong phú, sâu sắc, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
- Điểm 7, 8: Trình bày như trên nhưng nội dung còn chưa sâu sắc lắm, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai ít chính tả về câu từ
- Điểm 5, 6: Viết đúng thể loại song nội dung sơ sài, còn mắc 5, 6 lỗi chính tả, đôi chỗ trình bày chưa cân đối
- Điểm 3, 4: Chưa vận dụng đúng kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả
- Điểm 1, 2: ý thức viết bài kém, không nắm được lý thuyết
IV. Thu bài - Nhận xét
- HS làm bài nghiêm túc
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn tập lại kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả + biểu cảm
- Chuẩn bị: Luyện nói
E. Rút kinh nghiệm :
.
.
.
-----&0&-----

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 89.doc