Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 7

Tiết 25-26 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 Trích: Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn- ki- hô- tê.

- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc- van- tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vât được miêu tả trong đoạn trích.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

- Chân dung nhà văn Xéc-van-tét .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 25-26 
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 Trích: Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét
NS: 1/10/2011
ND:3/10/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn- ki- hô- tê.
- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc- van- tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vât được miêu tả trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Chân dung nhà văn Xéc-van-tét .
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Tìm đọc tác phẩm của Xéc- van – tét.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: : Kiểm tra 15 phút.
I. Phần trắc nghiệm : (5 đ)
Khoanh tròn chữ cái ở đầu phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Tôi đi học” là ?
	A. Người mẹ	B. Ông đốc.	C. Người thầy giáo	D. Nhân vật tôi.
Câu 2. “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ?
	A. Bút kí	B. Hồi kí	C.Truyện ngắn 	D.Tiểu thuyết.
Câu 3. Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” .
	A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ .	B. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
	C. Tình thương chồng con vô bờ bến.	D. Ý thức về sự cùng đường của mình.
Câu 4. Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự, triết lí và trữ tình	B. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
	C. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.	D. Tự sự, miêu tả và nghị luận.
Câu 5. Vì sao cô bé bán diêm chết? 
A. Vì gió lạnh.	C. Vì em mơ thấy bà 	
B. Vì em bị đau 	D. Vì gió lạnh và sự ghẻ lạnh của mọi người.
II. Phần tự luận : (5 đ )
1. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về số phận người nông dân qua hai đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”( 5 đ ).
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích. - Cho hs xác định bố cục và thể loại văn bản .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 32 phút.
- Vì sao Đôn Ki-hô-tê lại đánh nhau với cối xay gió?
- Vì sao nói Đôn Ki-hô-tê là nhân vật điên – tỉnh, có phải đấy là biểu hiện nghệ thuật lưỡng hoá không?
- Hãy lập bảng thống kê hành động của Đôn Ki-hô-tê trức và sau trận đấu.
- Em hãy cho biết tiếng cười của câu chuyện toát ra từ đâu?
- Hãy nêu nhận xét khái quát về nhân vật này ?
Hết tiết 25 chuyển sang tiết 26.
- Nêu những đặc điểm của nhân vật Xan-cho Pan-xa?
- Theo em tác dụng của nghệ thuật tương phản ấy như thế nào?
- Hãy lập bảng so sánh những tương phản giữa hai thầy trò.
- Bài học rút ra từ cặp thầy trò này?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút.
- Khái quát lại nội dung nghệ thuật bài học.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 7 phút.
- Giữa hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê có nét gì đáng yêu?
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Chiếc lá cuối cùng.
- Hs đọc lại.
- Hs đọc.
- 3 phần
+ Từ đầu  không cân sức.
+ Tiếp theo .... ngã văng ra.
+ Còn lại.
- TL
- Điên vì đánh nhau với cối xay gió. Tỉnh vì khao khát cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trước trận đấu
Sau trận đấu
Thét lớn
Dịu giọng
Cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a
Không nhắc gì đến nàng
Lăm lăm ngọn giáo
Ngọn giáo gãy tan tành
Thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới
Cả người lẫn ngựa ngã chõng
- TL
- TL
- Nêu
- Xây dựng cặp nhân vật theo lối tương phản. Sự tương phản ấy lại bổ trợ tính cách cho nhau (tính thực tế của giám mã – tính viễn vông của hiệp sĩ)
- Lập bảng.
- Làm người phải biết sống có ước mơ, lý tưởng và can đảm thực hiện ước mơ lý tưởng.
- Phải biết sống lạc quan.
- Phải yêu sách vở nhưng đừng quá mê muội để đến mức xa rời thực tế, viễn vông, điên rồ.
- Không quá thực dung, không nên ích kỷ.
- Khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hiệp sĩ ĐônKi-hô-tê:
 - Đọc nhiều sách kiếm hiệp nên đầu óc Đôn Ki-hô-tê hoang tưởng nhìn thấy những chiệc cối xay gió thành những tên khổng lồ ghê gớm => Quyết giao chiến giết hết bọn chúng
- Ngoại trừ những nét điên rồ, Đôn Ki-hô-tê có những đặc điểm sau:
- Sống có lý tưởng: quét sạch mọi giống xấu xa khỏi mặt đất.
- Sẵn sàng liều mình vì lý tưởng cao đẹp.
- Thất bại không nản lòng.
2. Giám mã Xan-chô Pan-xa:
- Sống thực dụng 
- Ngay thẳng.
- Thích hưởng lạc (ăn, ngủ...)
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ: SGK
 	4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 7
Tiết 27 
TÌNH THÁI TỪ
NS: 2/10/2011
ND:4/10/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm và các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng:
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Bảng phụ, các ví dụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Một số ví dụ.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: : (3 phút)Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tình thái từ.
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm tình thái từ.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 7 phút.
- Hướng dẫn HS quan sát những từ in đậm trong các ví dụ (SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Trong các ví dụ (a), (b) và (c), nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? 
+ Ở ví dụ (d), từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? 
- Các từ đó gọi là tình thái từ. Vậy tình thái từ là gì?
Hoạt động 3: Sử dụng tình thái từ.
Mục tiêu: Hs nắm được cách sử dụng tình thái từ.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 7 phút.
- Các tình thái từ in đậm (trong SGK) được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, khác nhau như thế nào ?
- Khi sử dung tình thái từ cần chú ý điều gì?
Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm bt 2, 3.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 4 phút.
- Tình thái từ khác với thán từ ntn?
 Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Nói quá.
- a không còn là câu hỏi.
-b không còn là câu cầu khiến.
- c sẽ không còn là câu cảm thán.
- d thể hiện sắc thái tình cảm kính trọng.
- Khái niệm (ghi nhớ sgk)
- Bạn chưa về à? (hỏi, thân mật)
- Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng)
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật)
- Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng)
- TL
I. Tình thái từ là gì? 
Ghi nhớ: SGK
II. Sử dụng tình thái từ:
- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Bài 2:
a) chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định 
b) chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
c) ư: hỏi, với thái độ. phân vân.
d) nhỉ: thái độ thân mật.
e) nhé: dặn đò, thái độ thân mật.
g) vậy: thái độ miễn cưỡng
h) cơ mà : thái độ thuyết phục,
Bài 3: GV nhắc nhở HS nên phân biệt tình thái từ mà với quan hệ từ mà, tình thái từ đấy với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với động từ thôi, tình thái từ vậy với đại từ vậy 
Vì trời mưa mà nó nghỉ học.
Nó là học sinh giỏi mà!
Trêu nữa nó sẽ khóc đấy!
Điều đấy thì ai cũng biết.
Em chỉ nói vậy để anh biết thôi!
Nó đã thôi học.
Đành ăn cho xong vậy!
Như vậy là phải.
	4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 7
Tiết 28 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
NS: 5/10/2011
ND: 7/10/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Các đoạn văn tự sự.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: : (2 phút) Kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Mục tiêu: Hs nắm được quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập, nhận xét về quy trình làm bài. 
- Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
- Vai trò các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
- Quy trình làm bài văn ts gồm mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước?
Hoạt động 3: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào vào việc viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Nêu yêu cầu và nhiệm vụ cho HS theo tình huống sự việc và nhân vật đã cho trong SGK.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Nhắc lại quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 
Hoạt động 5: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Đọc và thực hiện 1 trong 3 đề trong SGK
- Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là:
+ Sự việc; Nhân vật.
- Làm cho sự việc trở nên hấp dẫn, sinh động, có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
- TL
- Thảo luận và trình bày theo nhóm.
I. Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm: 
 Bước l: Lựa chọn sự việc chính. 
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể. 
Bước 3: Xác định thứ tự kể. 
Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
II. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm:
- Sự việc trong đoạn văn là việc lão Hạc báo tin đã bán cậu Vàng cho ông giáo biết, nhưng Nam Cao đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu cảm: Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo: nu cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, cái đầu lão ngoẹo về một bên, cái miệng móm móm mém như con nít. Lão hu hu khóc.
 	4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc