Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Năm học 2004-2005

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Năm học 2004-2005

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

§ Nhận rõ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng thành một cặp nhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của từng người.

§ Hiểu được thế nào là tình thái từ, biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

§ Biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 

doc 11 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 7
BÀI 7:
	Tiết 25+26: Đánh nhau với cối xây gió.
	Tiết 27: Tình thái từ.
	Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn bản tự sự kết hợp với
	miêu tả và biểu cảm.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
Nhận rõ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng thành một cặp nhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của từng người.
Hiểu được thế nào là tình thái từ, biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 25+26:
Văn bản :	 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé bán diêm từ bốn lần quẹt diêm ấy?
Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong xã hội?
Bài mới :
* Giới thiệu bài mới :
“Đôn Ki-hô-tê” là một bộ tiểu thuyết gần ngàn trang của nhà văn Xéc-van-tét. Là một câu chuyện về chàng hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa phiêu lưu trong thiên hạ để tìm kiếm chiến công. Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” kể về một trong những cuộc chiến đấu kỳ lạ của Đôn Ki-hô-tê chúng ta sẽ được học trong tiết học này. Mời các em mở sách ngữ văn 8, tập 1, trang 75 để tiếp cận với văn bản nhé! 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Hoạt động 1 :
Đọc, hiểu chú thích
 + Đọc : Yêu cầu giọng đọc lưu loát, rõ ràng nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả hoạt động để thấy rõ cá tính của hai nhân vật qua giọng văn trào phúng, dí dỏm của tác giả.
+ Tìm hiểu chú thích : GV hướng dẫn HS đọc lướt toàn bộ chú thích, chú ý đến chú thích (*)
- Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
+ Hỏi : Đọc kỹ phần chú thích (*), em hãy cho biết vài nét về tiểu sử tác giả? 
+ Hỏi : Cũng qua chú thích (*) cho biết vài nét về bộ tiểu thuyết ”Đôn Ki-hô-tê”.
+ Hỏi : Có thể chia văn bản này làm mấy phần? Kể ra? 
+ Hỏi : Theo dõi nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, hãy cho biết vì sao nhân vật này đánh nhau với cối xay gió?
+ Hỏi : Trận đánh của Đôn Ki-hô-tê đã diễn ra với hậu quả như thế nào?
+ Hỏi : Sau khi đánh nhau với cối xay gió Đôn Ki-hô-tê đã có những hành động và ý nghĩ gì? 
+ Hỏi : Nhận xét về các biểu hiện đó của Đôn Ki-hô-tê?
+ Hỏi : Điều đó cho thấy Đôn Ki-hô-tê là người như thế nào? 
+ Hỏi : Em có cảm xúc gì trước các biểu hiện mê muội, hoang tưởng của Đôn Ki-hô-tê?
à Chốt : Quá mê truyện hiệp sĩ đâm ra mê muội, chẳng còn tỉnh táo, nhìn cối xay gió tường những gã khổng lồ gian ác cho đó là phép thuật của lão pháp sư mà xông vô đánh. Qua nhân vật ta thấy khát vọng hành động tiêu trừ cái xấu xa, độc ác là tốt đẹp nhưng lại thông qua những việc làm hết sức điên rồ. Ngoài ra đây còn là một con người không quan tâm đến ăn uống đâm ra mê muội, chẳng còn tỉnh táo, nhìn cối xay gió tưởng những gã khổng lồ gian ác, cho đó là phép thuật của lão pháp sư mà xông vô đánh. Qua nhân vật, ta thấy khát vọng hành động tiểu trừ cái xấu, độc ác là tốt đẹp nhưng lại thông qua những việc làm hết sức điên rồ. Ngoài ra đây còn là một con người không quan tâm đến ăn uống, không như mọi người chỉ lo ăn, chỉ lo ngủ nhưng chung quy cũng vì nàng Đuyn-xi-nê-a mà hắn cố tưởng tượng ra. Do vậy đây là một con người vừa nực cười vừa đáng thương.
Chuyện : Nhân vật Xan-chô-pan như thế nào?
- Hoạt động 4 : 
Tìm hiểu về nhân vật Xan-chô-pan Xa ...
+ Hỏi : Về việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cố xay gió, Xan-chô-pan xa đã có những lời ngăn cản nào?
+ Hỏi : Vì sao Xan-chô-pan-xa có những lời cản ngăn đó?	
+ Hỏi : Em hãy chứng minh dưới ngòi bút của Xéc-van-tét nhân vật này lộ cả hai mặt tốt và xấu.
Chốt : Trái với Đôn Ki-hô-tê, đây là một người luôn luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng, một kẻ ích kỷ và hèn nhát 
- Hoạt động 5 : 
+ Hỏi : Nhân vật trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” được xây dựng theo lối tương phản. Theo em, đó là phép tương phản nào?
+ Hỏi : Hãy đối chiếu để tìm ra những điểm tương phản giữa hai nhân vật? (GV hướng dẫn HS lập bảng đối chiếu).
+ Hỏi : Nêu tác dụng của quan hệ thuật tương phản này? 
- Hoạt động 6 : Tổng kết
+ Hỏi : Qua văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, em hiểu như thế nào về hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.
+ Hỏi : Với chúng ta, bài học từ hai nhân vật này? 
+ Hỏi : Em có nhận xét gì về biện pháp nổi bật được sử dụng trong
+ Hỏi : Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-tét từ hai nhân vận nổi tiếng của ông? 
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 80
- Hoạt động 7 : Củng cố và dặn dò 
+ Hỏi : Nêu những mặt tốt xấu của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa?
+ Hỏi : Nhận xét của em về hai nhân vật đó.
+ Đọc theo yêu cầu của văn bản, hướng dẫn của giáo viên.
+ Đọc theo hướng dẫn của GV.
+ Đọc chú thích (*)
+ Đáp :  
+ Đáp : 3 phần
- Đôn Ki-hô-tê nhìn thấy và
 nhận định về những chiếc cối xay gió.
- Thái độ và hành động của hai nhân vật.
- Quan niệm và cách ứng xử của 
Đọc thầm đoạn văn
Đọc thầm đoạn văn
Đáp : Ngọn giaó gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa  Đôn Ki-hô-tê năm yên không cựa quậy, con ngựa bị toạt mô vai.
Đáp : Bẻ cành cây khô, rút cái mủi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo, thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, không muốn ăn sáng  
Đáp : Không bình thường, điên rồ
Đáp : Mê muội, hoang tưởng
Đáp : Buồn cười hài hước
Nghe
Đáp : “Thưa yêu” Xan-chô-pan-xa nói, xuất hiện ở kia chẳng phải  cối xay gió
“Tôi đã chẳng bảo ngài rằng  cối xay!”
Đáp : Vì sự thật đó là những cối xay gió chứ không như Đôn Ki-hô-tê nghĩ.
Đáp : Tốt – Đầu óc tỉnh táo, biết cản ngăn chứ không cho chủ đánh nhau với cối xay gió
Xấu – Khi Đôn Ki-hô-tê đánh vào cối xay gió à đứng ngoài la hét không dám lao theo.
- Chỉ đau một tí mà đã rên rĩ.
- Quá quan tâm đến quyền lợi của bản thân hưởng thụ vật chất.
Nghe
Đáp : Tương phản giữa hai tính cách con người, hai tính cách trái ngược nhau 
Đáp : HS đối chiếu những điểm tương phản theo sự hướng dẫn của GIÁO VIÊN (lập 2 cột)
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô-pan-xa
Đáp : Làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật
Đáp : Hai nhân vật có tính cách tráingược nhau : Đôn Ki-hô-tê hoang tưởng nhưng cao thượng. Xan-chô-pan-xa tỉnh táo nhưng tầm thường.
* Thảo luận nhóm :
 Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng.
Đáp : Phép tương phản trong xây dựng nhân vật.
Đáp : Sử dụng tiếng cười khôi hài để giểu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng.
- Đọc ghi nhớ SGK trang 80
Đánh nhau với cối xay gió
(Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 
1. Tác giả :
- Xéc-van-tét (1547-1616).
- Nhà văn nổi tiếng của Tây Ban 
Nha.
2. Tác phẩm :
Trích phần I của bộ tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” của Xéc-van-tét.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1. Nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
- Tưởng là những gã “khổng lồ ghê gớm”
- Thấy “Đây là một cuộc chiến đấu chính đáng” 
- Bị thương  không được rên  suốt đêm không ngủ  không muốn ăn sáng
à Có ít nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng vừa nực cười vừa đáng trách, đáng thương.
2. Nhân vật Xan-chô-pan-xa : chẳng phải các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió  hét bảo 
- Chỉ cần đau một chút mà đã rên rĩ
 ung dung đánh chén
 ngủ một mạch 
à Tỉnh táo, chân thực nhưng quá chú trọng đến qyền lợi hưởng thụ cá nhân mà trở nên tầm thường 
3. Cặp nhân vật tương phản.
Đôn Ki-hô-tê
- Quý tộc 
- Gầy, lênh khênh
- Nói năng kiểu cách.
- Khát vọng cao cả
- Mê muội hảo huyền
- Dũng cảm
Xan-chô-pan-xa
- Nông dân
- Béo, lùn
- Chân thậït
- Mơ ước tầm thường
- Tỉnh táo, thực tế
- Hèn nhát
à Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật
III. TỔNG KẾT :
Ghi nhớ SGK trang 80
5. Dặn dò :
- Đọc kỹ phần chú thích trang 78 để nắm rõ phần tác giả và nội dung tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK trang 80.
- Xem lại các phần ghi bài.
- Chuẩn bị bài “Chiếc lá cuối cùng” SGK trang 86.
	+ Đọc kỹ phần chú thích.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản trang 90
- Tiết kế tiếp trong tuần : Tình thái từ
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 27: 	TÌNH THÁI TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Thế nào là trợ từ ? thán từ? Cho ví dụ.A
Phân tích ý nghĩa của trạng từ trong các câu sau :
Nam được những 2 điểm 10.
Truyện ấy ngắn thôi nhưng giàu ý nghĩa.
Thán từ trong câu bộc lộ cảm xúc gì?
Chao ôi! Trăng tròn quá.
	3. Bài mới : Giới thiệu bài mới.
 Ngoài trợ từ, thán từ, còn có một từ loại khác biểu thị sắc thái tình cảm, thái độ của người nói. Đó là tình thái từ. Tình thái từ có gì khác so với trợ từ và thán từ ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Hoạt động 1 :
Tìm hiểu khái niệm và công dụng 
 của tình thái từ.
- GV treo bảng phụ ghi 3 ví dụ a, b, c
- Gọi 3 HS đọc 3 ví dụ trên bảng phụ
Hỏi : Trong các ví dụ 1, 2, 3 nếu bỏ các từ gạch dưới thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không?
Hỏi : Trong Ví dụ d, từ “a” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? 
Hỏi : Hai câu “Em chào cô” và “Em chào cô ạ”. Hãy so sánh sắc thái biểu cảm của hai câu đó?
Chốt : Các từ ạ, đi, thay, à trong các câu trên được gọi là tình thái từ vì nó biểu lộ thái độ tình cảm của người nói và người viết.
Hỏi : Vậy thế nào là tình thái từ 
(Cho HS đọc phần ghi nhớ 1 chấm *)
Hỏi : Đọc phần ghi nhớ 1 cho biết tình thái từ gồm : 
- Hoạt động 2 :
GV treo bảng phụ 4 câu phần II trang 81
- HS quan sát
- Gọi 1 HS đọc 4 câu trên bảng phụ 
Hỏi : Các tình thái từ in đậm trong các câu trên bảng phụ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
Chốt : Vd1,3 người nói người nghe có quan hệ ngang hàng nên dùng các tình thái từ “à”, “nhé”.
	Vd2, 4 : Người nói nhỏ hơn người nghe nên dùng các tình thái từ “ạ”
Hỏi : Như vậy khi sử dụng tình thái từ, cần lưu ý điều gì?
(GV cho HS đọc ghi nhớ 2, SGK trang 81)
- Hoạt động 2 : Luyện tập 
 * Gọi 1HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập trang 81
 * Gọi 1HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2 trang 82
- Quan sát đọc thầm
Đọc : Chú ý tìm được gạch chân
Đáp : (a) bỏ từ “à” không còn là câu nghi vấn.
(b) bỏ từ “đi” không còn câu cầu khiến.
(c) không có từ “thay” câu cảm thán không tạo lập được.
Đáp : Thái độ lễ phép của người nói.
Đáp : Cả hai đều là câu chào, nhưng câu có từ “ạ” sẽ thể hiện tính lễ phép cao.
Đọc phần 1 ghi nhớ, chấm thứ nhất. 
Đọc phần ghi nhớ 2 để trả lời câu hỏi bên
Quan sát
Đọc 
Đáp (chú ý quan hệ, tuổi tác, thứ bậc, xã hội, tình cảm)
Nghe
Đọc ghi nhớ SGK trang 81
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập trang 81 (xác định tình thái từ trong các câu cho sẵn)
I. TÌNH THÁI TỪ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ 
Vd1: Mẹ đi làm rồi à?
à cấu tạo câu nghi vấn.
Vd2: Con nín đi!
à cấu tạo câu cầu khiến
Vd3: Thương thay cũng một kiếp người à cấu tạo câu cảm thán
Vd4: Em chào cô ạ
à thái độ lễ phép 
Ghi nhớ 1, SGK trang 81
II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
Vd1: Bạn chưa về à?à hỏi thân mật.
Vd2: Thầy mệt à? 
à hỏi kính trọng
Vd3: Giúp tôi một tay nhé
à cầu khiến thân mật
Vd4: Bác giúp cháu một tay ạ!
à cầu khiến thân mật
Ghi nhớ SGK trang 81
III. LUYỆN TẬP
1/81
b) nhanh lên nào 
c)  đúng chứ
e) Cứu tôi với 
i)  Nghệ tỉnh kìa
2/82
a) chữ : điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định
b) chớ 	: nhấn mạnh điều vừa khẳng định.
c) ư 	: hỏi với thái độ phân vân.
d) như	: thái độ thân mật.
đ) nhé 	: dặn dò, thân mật
e) vậy	: thái độ miễn cưỡng
g) cơ mà 	: thái độ thuyết phục
3. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
4. Củng cố :
Thế nào là tình thái từ?
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý nào? kể ra?
Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò :
Học thuộc 2 phần ghi nhớ trang 81.
Làm bài tập 4 và 5 trang 82.
Chuẩn bị trước bài “Chương trình địa phương” (phần tiếng Việt)
Ghi bảng trang 91 rồi thực hiện theo yêu cầu của bài tập trang 91
Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác.
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 28:
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
 VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, ĐÁNH GIÁ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hãy phân tích vai trò của những yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn tự sự.
Chấm bài tập.
3. Bài mới : giới thiệu bài
Các em đã hiểu rõ vai trò của yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn tự sự. Bài học hôm nay, sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học qua việc víêt một đoạn văn, bài văn tự sự theo tinh thần tích hợp các phương thức biểu đạt ấy trong một văn bản cụ thể.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn ở tình huống a, b, c trong SGK trang 83.
- Gọi 1HS đọc chậm, to, rõ 3 tình huống trên.
- Gọi 1HS đọc tiếp phần yêu cầu dưới đó
Hỏi : Căn cứ vào 5 bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm mà SGK đã gợi ý. Hãy cho biết những quy trình xây dựng một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm?
- HS chọn một trong ba tình huống a, b, c trong SGK để viết thành đoạn văn.
- Hoạt động 2 : Phân tích đánh giá đoạn văn vừa hoàn thành.
- GV gọi 2, 3HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét : Gọi HS nhận xét bài làm của bạn (đối chiếu 5 bước của quy trình làm bài.
- GV đúc kết
- Hoạt động 3 : Luyện tập
- Gọi 1HS đọc bài tập 1 trang 84.
- Hỏi : Xác định yêu cầu của bài tập.
 GV gợi ý bài tập 1/84
- Sự việc : Lảo Hạc báo tri bán chó.
- Nhân vật : Lảo Hạc, ông giáo, con chó.
- Miêu tả : nét mặt, tâm trạng của Lảo Hạc.
- Biểu cảm : Sự xúc động đau lòng trước thái độ ân hận của một con người (GV có thể ghi phần gợi ý trên vào bảng phụ và treo lên để HS theo dõi làm bài tập.
Hoạt động : Hướng dẫn đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét.
- Gọi 1HS đọc nội dung bài tập 2 trang 84 và HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Hãy tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong truyện ngắn “Lảo Hạc”, kể lại giây phút trên.
- Hãy đối chiếu đoạn văn HS vừa viết để rút ra nhận xét như SGK đã nêu.
Hỏi : Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chổ nào.
Hỏi : Những yếu tố miêu tả và biểu cảm ấy đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
Hỏi : Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa?
HS quan sát, đọc thầm 
Đáp : Tóm tắt ngắn gọn 5 bước thực hiện mà SGK đã gợi ý.
Thực hành :
B1: Chọn 1 trong 3 sự việc trên.
B2: Xác định ngôi kể.
B3: Xác định thứ tự kể
(bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào, kết thúc ra sao?)
B4: Yếu tố miêu tả, biểu cảm.
B5: Kể chuyện + miêu tả + biểu cảm.
Đáp : Với các sự việc và nhân vật đã nêu trong bài tập, HS đóng vai ông giáo và viết đoạn văn
Đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
 HS đọc thầm và xác định đoạn văn.
HS đối chiếu nhận xét.
Đáp : Tập trung miêu tả chân dung đau khổ của Lảo Hạc với những chi tiết độc đáo.
- Nụ cười như mếu.
- Mắt ầng ậng nước mắt.
- Mắt lão đột nhiên co rúm lại.
- Những vết nhăn xô lại.
- Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên
- Miệng móm mếu như con nít.
- Lão hu hu khóc. 
Đáp : Khắc sâu vào lòng người đọc một ông lão khốn khổ về hình dáng bên ngoài, đau đớn quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa, già bằng tuổi này còn đánh lừa một con chó.
Đáp : HS so sánh đối chiếu
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm
 1. Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
Bước 3: Xác định thứ tự kể
Bước 4: Xác định những yếu tố miêu tả,
 biểu cảm sẽ dùng.
Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện miêu tả, biểu cảm.
 - HS viết đoạn văn. 
 2. Viết đoạn văn bài tập a, b, c
 IV. Luyện tập : 
Bài tập 1/84
4. Củng cố : 
Nêu lại 5 bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Chấm vài bài tập của học sinh.
5. Dặn dò : 
Chuẩn bị tiết “Làm dàn ý”
Đọc bài văn “Món quà sinh nhật” trang 92-94 và thực hiện các yêu cầu bên dưới bài văn.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tập hợp và biên tập: NGUYỄN HOÀNG TUẤN
Mọi vấn đề xin liên hệ: 0919400433
Email: htuan108@hcm.vnn.vn
htuan108@yahoo.com

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (7).doc