Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 25, 26. Văn bản:

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 Xéc-van-tét

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS.

 a) kiến thức:

 - Thấy rõ tài nghệ của Xéc - van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn -ki-hô-tê, Xan-chô Pan -xa tưởng phản về mọi mặt.

 b) Kĩ năng:

 - Hs biết đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

 c) Thái độ:

 - Giáo dục hs lòng dũng cảm, biết sống vì mọi người, biết đấu tranh chống lại cái xấu xa, bất công vì cái đẹp, lẽ công bằng

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 a) GV : Nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.

 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .

3. Tiến trình bài day.

 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ./17

 a) Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra miệng

 * Câu hỏi: Sau khi học xong đoạn trích “Cô bé bán diêm” chuyện đã để lại cho em ấn tượng gì?

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
NGỮ VĂN - BÀI 7
 Kết quả cần đạt:
Nhận rõ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa được xây dựng thành cặp nhân vật tương phẩn và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của từng người.
Hiểu được thế nào là tình thái từ; biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 
Ngày soạn:.../10/2010
Dạy ngày:.../10/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 25, 26. Văn bản:
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 Xéc-van-tét 
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS.
 a) kiến thức:
 - Thấy rõ tài nghệ của Xéc - van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn -ki-hô-tê, Xan-chô Pan -xa tưởng phản về mọi mặt.
 b) Kĩ năng:
 - Hs biết đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục hs lòng dũng cảm, biết sống vì mọi người, biết đấu tranh chống lại cái xấu xa, bất công vì cái đẹp, lẽ công bằng 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) GV : Nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.
 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .
3. Tiến trình bài day.
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ..../17
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra miệng
 	* Câu hỏi: Sau khi học xong đoạn trích “Cô bé bán diêm” chuyện đã để lại cho em ấn tượng gì?
 Đáp án - biểu điểm: 
(4 điểm) - Cảm thương cho số phận một em bé có hoàn cảnh bất hạnh, tội nghiệp .
 	(3 điểm) - Cảm phục lối kể chuyện hấp dẫn tài tình có đan xen hiện thực mộng tưởng.
 (3 điểm) - Truyện có ý nghĩa giáo dục con người cần phải có lòng nhân ái, biết yêu thương chia sẻ với những số phận bất hạnh.
 b) Dạy nội dung bài mới: 
Tây Ban Nha là đất nước ở phía Tây Âu, trong thời đại phục hưng (Thế kỉ XIV - XVI) đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xéc-van-tét với đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Tb
GV
2 HS
?Tb
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
GV
?Kh
HS
GV
?Tb
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
GV
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Xéc-van-tét tên đầy đủ Mi-ghen Xéc-van-tét, ông là nhà văn lớn của Tây Ban Nha thời kì phục hưng. Ông sinh tại thị trấn gần thủ đô Ma-đờ-rít trong một gđ quý tộc nghèo cha làm nghề thuốc. Tuổi thiếu niên của ông là những cuộc phiêu lưu di chuyển vô định để kiếm kế sinh nhai cho gđ. 
- Ông vón là một binh sĩ, bị thương năm 1571 và bị bắt giam ở An-ghê từ năm 1575 đến 1580. Trở về Tây Ban Nha, sống cuộc đời âm thầm cực nhọc.
- Ông sáng tác nhiều thể loại song ít thành công, chỉ có thiên tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê được viết hơn mười năm (1605 - 1615) làm cho tên tuổi Xéc-van-tét lừng danh thiên hạ.
- Đôn-ki-hô-tê là một cuốn tiểu thuyết gồm 126 chương chia thành hai phần, phần I: gồm 52 chương xuất bản 1605, phần I gồm 74 chương xuất bản 1615. Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được trích từ chương VIII phần I của cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê (1605)
Nêu yêu cầu đọc:
- Đọc to, rõ, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Đặc biệt những câu đối thoại nhưng không in xuống dòng của hai nhân vật chính và những câu Đôn Ki -hô-tê nói với cối xay gió. Chú ý phát âm đúng từ phiên âm nước ngoài.
Š đọc từ đầu đến “cả người ngựa văng ra xa” 
- Đọc đến hết - GV nhận xét uốn nắn.
Giải nghĩa các từ giám mã, chiến lợi phẩm, phóng sự, hiệp sĩ, pháp sư, cối xay gió?
- Dựa vào chú thích sgk trả lời.
Tóm tắt ngắn gọn nd đoạn trích?
- Tiểu thuyết “Đôn ki hô tê” là câu chuyện kể về chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa phiêu lưu trong thiên hạ để tìm kiếm chiến công. VB’ kể về một trong những chiến công của Đôn Ki -hô-tê. có thể tóm tắt các sự việc chính như sau:
 - Lần này Đôn Ki -hô-tê gặp những chiếc cối xay giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa.
- Mặc cho Xan -chô Pan-xa can ngăn, Đôn Ki -hô-tê đơn thương độc mã xông tới, cánh quạt đã khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương.
- Trên đường đi tiếp, Đôn Ki -hô-tê vì danh dự của hiệp sĩ và vì nhớ Đuy -xi-ni-a tình nương của chàng đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan -chô Pan-xa cứ việc ăn no ngủ kĩ.
Xác định bố cục của đoạn trích? (chia làm mấy phần? nêu giới hạn, nd của từng phần?)
- Bố cục 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “không cân sức” => Thầy trò Đôn Ki -hô-tê và Xan-chô-Pan-xa trước trận chiến đấu
+ Phần 2: Tiếp đến “văng ra xa” => Thái độ và hành động của Đôn-Ki-hô-tê trong cuộc giao tranh với cối xay gió.
+ Phần 3: còn lại => Quan niệm và cách sử sự của Đôn Ki -hô-tê và Xan -chô Pan-xa khi bị đau đớn chung quanh chuyện ăn, ngủ.
Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của vb’?
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Đoạn truyện có mấy nhân vật chính? Để làm rõ tính cách của nhân vật chính có những sự việc tiêu biểu nào?
- Có 2 nhân vật chính: Đôn Ki -hô-tê và Xan -chô-Pan-xa 
- Để làm rõ tính cách của 2 nhân vật có 5 sự việc tiêu biểu:
+ Việc hai người nhìn thấy và nhận định về cối xay gió.
+ Cuộc giao tranh với cối xay gió.
+ Quan niệm về truyện ăn
+ Quan niệm về chuyện ngủ.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các sự việc trong truyện?
- Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian từ trưa -> tối, kết thúc sáng hôm sau.
- Các sự việc diễn ra theo thứ tự trước sau, sự việc này dẫn đến sự việc kia. Sự việc trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc sau. 
- Tuy là một đoạn trích nhưng vb’ có bố cục chặt chẽ hợp lí khiến người đọc dễ dàng theo dõi. Chúng ta sẽ phân tích truyện theo hai tuyến nhân vật.
Dựa vào chú thích 4 Em hãy tóm tắt đôi nét về nhân vật Đôn Ki -hô-tê?
- Xuất thân: Đôn Ki -hô-tê là một quý tộc nghèo tuổi trạc 50 say mê truyện hiệp sĩ
- Hình thức bên ngoài: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo.
Mục đích: làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. 
- Đoạn truyện trước đó kể về cuộc ra đi lần thứ nhất của Đôn Ki-hô-tê kết thúc bằng cuộc đấu tranh giữa Đôn Ki -hô-tê với những người lái buôn vì họ không chịu thừa nhận Đuy -xi-nê-a là đẹp nhất trần gian người mà họ chưa bao giờ nhìn thấy. Đôn Ki -hô-tê bị đánh nhừ tử, bị bắt đưa về nhà và giờ đây lão ra đi với mộng chiến công mới. Lần này mang theo một người nd đó là bác giám mã Xan -chô Pan-xa.
Buổi trưa hôm ấy hai thầy trò đi đến một cách đồng rộng có đến ba bốn chục chiếc cối xay gió. Vậy chuyện gì đã xảy ra chúng ta cùng theo dõi vào đoạn truyện.
Khi nhìn thấy cối xay gió Đôn Ki -hô-tê đã suy nghĩ như thế nào?
- Chợt hai thầy trò phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió[...] Đôn-ki-hô-tê nói[...] có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng[...]
Trong suy nghĩ và lời nói trên, em chú ý đến những từ ngữ nào? Vì sao?
- Phát hiện Š GV gạch chân trên bảng.
- Những từ ngữ này cho thấy suy nghĩ và lời nói bị ảnh hưởng nặng lời nói thường thấy của các nhân vật hiệp sĩ trong các truyện kiếm hiệp. Từ ngữ dùng là từ ngữ đại ngôn (sự nghiệp của chúng ta,... tên khổng lồ ghê gớm... ta quyết giao chiến quyết sạch giống xấu xa). Thoạt nghe ta tưởng như đang đứng trước một hiệp sĩ oai phong mạnh mẽ, cao thượng sẵn sàng sống hết mình diệt trừ quân gian ác. Nhưng thực tế những tên khổng lồ đó chỉ là những chiếc cối xay gió nên những lời nói này bỗng trở nên rỗng tuếch, khoác lác thật buồn cười.
Vì sao Đôn Ki-hô-tê lại cho rằng những chiếc cối xay gió là tên khổng lồ gian ác cần phải diệt trừ? Điều đó có đáng buồn cười không? có gì tốt đẹp đáng quý?
- Vì đọc nhiều truyện kiếm hiệp nên Đôn-ki-hô-tê nghe thấy gì, nhìn thấy gì cũng đều liên tưởng đến các nhân vật, sự việc mà ông đã rất say mê => đầu óc mê muội đến mức nhìn thấy những chiếc cối lại tưởng đó là những tên khổng lồ ghê gớm. Vì chính Đôn-ki-hô-tê luôn nghĩ mình là hiệp sĩ thực thụ có nhiệm vụ diệt trừ kẻ ác. Thấy kẻ ác phải diệt trừ đó là mục đích cao cả thể hiện khát vọng giúp ích cho đời. Đó là điều tốt đẹp đáng quý. Nhưng chỉ tiếc rằng mục tiêu khát vọng đó vì đầu óc hoang tưởng nên đã làm cho nó sai lệch hão huyền đáng buồn cười.
Tìm những chi tiết hình ảnh nói về hành động, trạng thái của Đôn-ki-hô-tê trong cuộc giao tranh?
- Đôn Ki-hô-tê thúc con ngựa xông lên[...] lão còn thét lớn “Chớ có chạy trốn lũ hèn mạt nhát gan kia bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”[... ] “Dù bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rê-tô, các ngươi cũng sắp phải đền tội”.
- Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ... đâm mũi giáo vào cánh quạt[...] cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa.
Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn này có gì đặc sắc? Tác dụng của nghệ thuật kể chuyện đó?
- Đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, sử dụng từ ngữ, câu văn gợi hình ảnh, các sự việc diễn ra dồn dập giúp cho người đọc hình dung ra một trận đánh thời trung cổ: Có giàn thế trận, có đấu khẩu trước lúc giao tranh, có cảnh đánh nhâu dữ dội, có bãi chiến trường sau trận đấu. 
Hãy phân tích những chi tiết hình ảnh trên để thấy được hình ảnh của hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê trong cuộc giao tranh?
- Với động cơ tốt đẹp và lòng dũng cảm, Đôn-ki-hô-tê đã xông vào đánh nhau với lũ quỷ khổng lồ dù chàng biết đó là cuộc chiến không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô-pan-xa, thúc ngựa xông lên, hiệp sĩ oai phong thét lớn, để trấn áp lũ quỷ, rồi không quên nguyện cầu người tình lí tưởng cứu giúp mình trong lúc nguy nan, bắt chước những chàng hiệp sĩ trong các truyện kiếm hiệp rồi dũng mãnh hiên ngang "lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất" và đâm mũi giáo vào cánh quạt. Trong giây phút tiến công kẻ thù ấy, hình ảnh hiệp sĩ sáng chói, đẹp như một anh hùng đáng kính phục. Tưởng lũ khổng lồ sẽ "thịt nát xương tan", ai ngờ gió thổi làm những cánh quạt quay tít khiến hiệp sĩ thất bại đau đớn "giáo gãy tan tành kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa". => Những hoang tưởng mê muội đã khiến cho cái động cơ tốt đẹp, hành động dũng cảm của Đôn-ki-hô-tê trở thành nực cười.
Em có nhận xét gì về những hành động của Đôn Ki-hô-tê trong cuộc giao tranh?
- Đó là những hành động điên rồ, thiếu tỉnh táo.
Bên cạnh hành động điên rồ, thiếu tỉnh táo, em còn khám phá được nét đẹp nào trong tính cách của Đôn Ki-hô-tê qua hàng động đánh nhau với cối xay gió?
- Mặc dù hành động điên rồ, thiếu tỉnh táo những đã nói lên tính cách dũng mãnh, trọng danh dự hiệp sĩ của Đôn Ki-hô-tê. Dám xông vào cuộc mặc dù biết không cân sức, nói là làm, coi cái chết nhẹ nhàng, mục đích đề ra đúng đắn cao đẹp sẵn sàng xả thân vì mục đích. Đó là một phẩm chất quý mà không phải ai cũng có được. 
- “Đánh nhau với cối xay gió” là một trang đời, một trong những chiến công oanh liệt ...  thái từ và có ý thức sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp. Cần tạo thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp (Em chào thầy (cô) ạ!)
II. Luyện tập. (15’)
?BT1
Trong các câu (sgk,T. 81, 82), từ nào (in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là TTT?
1. Bài tập 1: 
(sgk,T. 81, 82)
HS
- Các câu có tình thái từ: b (nào); c (chứ), e (với); i (kia).
?BT2
 Giải thích nghĩa của các tình thái từ in đậm? (SGK,T.82)
2. Bài tập 2:
 (SGK,T.82)
a) Chứ: Nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b) Chứ: Nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được.
c) ư: Hỏi với thái độ phân vân.
d) nhỉ: Thái độ thân mật.
e) nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g) vậy: Thái độ miễn cưỡng
h) cơ mà: Thái độ thuyết phục
?BT3
Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy?
3. Bài tập 3:
 (SGK,T.82)
Ví dụ:
- Em muốn anh kể cho em nghe cơ? (nhấn mạnh và lưu ý người nghe tới điều vừa được nói đến trong tình huống có chọn lựa, dùng trong qh thân mật)
- Bài tập này khó hơn chứ lị (biểu thị ý nhấn mạnh thêm về điều khẳng định, cho là không thể có ý kiến khác, dùng trong qh thân mật)
- Chúng ta đi thôi! (biểu thị ý cầu khiến)
- Bạn ấy làm việc đấy? (biểu thị ý nghi vấn)
- Tôi chỉ làm ít phút là xong ngay mà. (biểu thị ý khẳng định thuyết phục hoặc giải thích một ý nào đó để người đối thoại tự suy ra).
 c) củng cố luyện tập: (2’)
 - Khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. 
 d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1’)
 + Học thuộc 2 ghi nhớ SGK
 + Nắm được kiến thức cơ bản.
 + Làm bài tập: 4, 5 GSK T 83
 + Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
=================
Ngày soạn: 29/9/2010
Dạy ngày: 02/10/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 28. Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP
 VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp hs:
 a) Kiến thức:
 - Thông qua thực hành biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách thành thạo khi viết văn bản tự sự. 
 c) Thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh yêu thích thể loại văn này và có ý thức luyện tập.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) GV: Tài liệu tham khảo, giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
 b) HS : Đọc, soạn bài theo yêu cầu sgk 
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:......./17
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 	- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
 b) Dạy nội dung bài mới: 
Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật chính. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải dựa vào sự việc và nhân vật chính để phát triển. Những yếu tố này kết hợp, đan xen, thậm chí nhiều khi như hòa lẫn trong một đoạn văn. Tuy vậy, các yếu tố miêu tả và biểu cảm dù chiếm tỷ lệ nhiều hay ít cũng chỉ tập trung làm sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính mà thôi. Để viết đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm đảm bảo đúng yêu cầu, tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Kh
Nhắc lại thế nào là tự sự, miêu tả, biểu cảm?
HS
- Tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Miêu tả: giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.. làm cho cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Văn biểu cảm: là vb’ viết ra nhằm biểu đạt một tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh nhằm khêu gợi lòng đồng cảm với người đọc, người nghe.
?Tb
Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? 
HS
- Sự việc và nhân vật chính.
?Tb
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đ/v tự sự có vai trò ntn?
HS
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động.
GV
- Các em cần chú ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm cần dựa vào sự việc và nhân vật chính để phát triển. Những yếu tố này kết hợp, đan xen, thâm chí nhiều khi hoà lẫn trong một đoạn văn. Tuy vậy, dù chiếm tỉ lệ nhiều hay ít các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng chỉ tập chung làm sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính. Vì thế, khi luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, trước hết phải xác định được sự việc và nhân vật chính, sau đó mới xác lập các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
=> Chúng ta cùng thực hiện nội dung này:
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. (23’)
GV
- Trong SGK có 3 đề, nhưng do thời lượng 1 tiết có hạn nên chúng ta sẽ cùng giải quyết đề (a)
* Đề bài: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
HS 
- Đọc đề (a) 
?Tb
Chỉ ra từ ngữ quan trọng trong đề bài?
HS
- Xác định: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
?Tb
Để tiến hành viết đoạn văn, bước thứ nhất em sẽ làm gì?
HS
- Bước 1. Xác định sự việc và nhân vật chính.
1. Sự việc và nhân vật: 
?Tb
Em hãy xđ sự việc và nhân vật chính?
- Sự việc: đánh vỡ lọ hoa đẹp
- Nhân vật: em
?Tb
Sau khi đã xác định được sự việc và nhân vật chính, bước tiếp theo là gì?
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
2. Ngôi kể: 
?Tb
Để kể được sự việc trên em sẽ chọn ngôi kể nào?
 Kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi hoặc em.
?Kh
Để kể được một cách đầy đủ, hợp lý nội dung sự việc trên, bước tiếp theo em sẽ làm gì?
- Bước 3: Xác định thứ tự kể. (câu chuyện bắt đầu từ đâu? diễn ra ntn? kết thúc ra sao?)
3. Xác định thứ tự kể: (theo diễn biến sự việc):
HS
GV
- Khởi đầu: Giới thiệu sự việc và hành vi đánh vỡ lọ hoa.
Lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động.
VD: Thế là cái lọ hoa đẹp mà mẹ em rất thích đã bị vỡ tan. Chắc là mẹ em sẽ buồn lắm.
- Diễn biến: Kể lại diễn biến sự việc vỡ lọ hoa - có đan cài yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Kết thúc: suy nghĩ, cảm xúc của bản thân hoặc thái độ tình cảm của người thân, bạn bè sau sự việc em đánh vỡ lọ hoa.
- Khởi đầu: Giới thiệu sự việc và hành vi đánh vỡ lọ hoa.
- Diễn biến: Kể lại sự việc đánh vỡ lọ hoa một cách chi tiết (có xen yếu tố miêu tả và biểu cảm)
- Kết thúc: Suy nghĩ, cảm xúc; bài học kinh nghiệm về tính cách.
?Tb
Một trong những yếu tố quan trọng làm cho bài văn tự sự trở nên sinh động và hấp dẫn, đó là yếu tố nào?
HS
GV
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm.
=> Đó chính là bước thứ 4.
4. Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:
?Kh
Với nội dung, sự việc đã xác định, em sẽ chọn yếu tố miêu tả và biểu cảm cho những chi tiết cụ thể nào?
HS
GV
- Trình bày.
- Nhận xét Š Khái quát cụ thể.
+ Miêu tả: Hình dáng, màu sắc, chật liệu, vẻ đẹp... của lọ hoa.
 + Biểu cảm: Suy nghĩ, ân hận khi làm vỡ lọ hoa.
GV
- Bước tiếp theo chính là viết đoạn văn.
5. Viết đoạn văn:
?Kh
Khi viết đoạn văn kể chuyện cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
?Tb
Căn cứ vào nội dung các bước đã xác định, hãy viết một đoạn văn kể về việc đánh vỡ lọ hoa đẹp?
HS
- Viết đoạn văn (15’) Š Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung và thống nhất cách lựa chọn các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Ví dụ:
 Hôm ấy, mọi người trong nhà em đều đi làm. Em ở nhà một mình, loanh quanh một lúc thấy buồn liền sang hàng xóm rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thể hiện khả năng của mình bằng đường bóng lắt léo và những cú sút "thần sầu". Đang có bóng trong chân, em co chân sút mạnh về phía khung thành đội bạn, nhưng... bóng lao thẳng vào nhà, rơi xuống bàn. Xoảng... Cái lọ hoa từ trên bàn rơi xuống đất, vỡ tan thành nhiều mảnh vụ. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! biết làm sao bây giờ!
II. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1: (T.84)
?BT1
Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ?
?Tb
Xác định sự việc và nhân vật trong đ/v ?
HS
- Sự việc và nhân vật: Lão Hạc sang báo tin cho ông giáo biết việc lão đã bán con chó.
?Tb
Em sẽ kể đ/v này theo ngôi kể nào? Thứ tự kể?
HS
- Ngôi kể: Theo ngôi kể thứ nhất (đóng vai ông giáo)
- Thứ tự kể: Kể theo thứ tự thời gian như diễn biến đã xảy ra trong truyện.
?Kh
Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đ/v ?
HS
- Miêu tả và biểu cảm: Vẻ mặt và tâm trạng đau khổ của lão Hạc cùng sự đồng cảm sâu sắc của người chứng kiến và kể lại sự việc.
?Kh
Để tự mình viết được một đ/v đảm bảo những yêu cầu trên theo em người viết cần chuẩn bị những gì khác?
HS
- Cần đọc lại truyện này của Nam Cao để nhập vai vào hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo, nắm được nỗi đau khổ tột cùng của lão Hạc khi phải bán con chó yêu quí và sự chia sẻ của ông giáo trước nỗi đau của người cùng cảnh ngộ. 
GV
- Các em phải dùng ngôn ngữ, cảm xúc của mình. Không nên chép lại nguyên văn như đ/v trong sgk cũng không nên quá lệ thuộc vào cách kể của nhà văn. Em có thể viết một đ/v theo ý của riêng mình nhưng vẫn bộc lộ đúng cảnh ngộ và tình cảm của hai nhân vật trong đoạn truyện.
HS
- Thực hiện theo các bước, viết (7’) Š trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung)
GV
- Đọc đ/v tham khảo:
 Tôi đang ngồi nghĩ vẩn vơ về những người hàng xóm sống quanh tôi thì lão Hạc đằng hắng bước vào. ánh mắt lão rầu rầu. Thấy vậy tôi hỏi: 
 - Có chuyện gì thế cụ?
Lão Hạc buồn bã đáp: 
 - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
Tôi thấy đôi mắt ngân ngấn nước, nụ cười gượng gạo. Tôi hỏi:
 - Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại những giọt nước mắt trào lên trên khuôn mặt nhăn nhúm, cái miệng lão méo xệch, lão hu hu khóc như đứa trẻ. Lòng tôi đau xót vô cùng. Tôi thương lão lắm: “lão Hạc ơi! sao cái thân lão lại khổ như thế”.
1. Bài tập 2: (T.84)
HS
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (T.84)
?Tb
Đoạn văn của Nam Cao đã sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm ở chỗ nào ? Các yếu tố đó thể hiện được điều gì ?
- nụ cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
=> Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao: Khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tình thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa "Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó"
 c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 	Lưu ý những điều cần thiết khi viết một đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 d) Hướng dẫn hS học bài ở nhà: (1’)
 - Hoàn thành các bài tập 1, 2 (sgk,Tr.84)
 - Làm tiếp các đề b, c (Sgk,Tr.83)
 - Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng (Đọc kĩ câu hỏi trong SGK, trả lời theo nội dung)
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc