Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 25+ 26:

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 ( Trích Đôn Ki- hô- tê của Xéc- van- tét)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.

1. Kiến thức :

- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn – ki – hô –tê.

- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc – van – tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn – ki – hô –tê và Xan – chô Pan – xa.

 2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật ( Đôn – ki – hô –têvà Xan – chô Pan – xa).

b. Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức: giúp học sinh kĩ năng tự đánh giá, tự nhận thức về bản thân.

 - Tư duy phê phán: biết phê phán hành động sai trái, nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của một sự việc, nhân vật.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức phê phán những vấn đề, những sự việc còn lạc hậu trong xã hội.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh.

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

* Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

• Câu hỏi: Cảm nghĩ của em khi đọc xong “Cô bé bán diêm” của An – đéc – xen? ( 8 điểm)

 Kiểm tra vở soạn ( 2 điểm)

• Trả lời: -Văn bản là tiếng nói nhân đạo đối với số phận người nghèo

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7:
Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió
Tiết 26: Đánh nhau với cối xay gió
Tiết 27: Tình thái từ
Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
S: 24/ 09 / 11
	D: 26/ 09 / 11
Tiết 25+ 26:
 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 ( Trích Đôn Ki- hô- tê của Xéc- van- tét)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
1. Kiến thức :
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn – ki – hô –tê.
- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc – van – tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn – ki – hô –tê và Xan – chô Pan – xa.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật ( Đôn – ki – hô –têvà Xan – chô Pan – xa).
b. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức: giúp học sinh kĩ năng tự đánh giá, tự nhận thức về bản thân.
 - Tư duy phê phán: biết phê phán hành động sai trái, nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của một sự việc, nhân vật.
3. Thái độ : 	
- Giáo dục ý thức phê phán những vấn đề, những sự việc còn lạc hậu trong xã hội.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Cảm nghĩ của em khi đọc xong “Cô bé bán diêm” của An – đéc – xen? ( 8 điểm)
 Kiểm tra vở soạn ( 2 điểm) 
Trả lời: -Văn bản là tiếng nói nhân đạo đối với số phận người nghèo
 - Gợi được sự yêu thương, đồng cảm với người đọc
 - Xót thương cho số phận, cuộc đời của những em bé bất hạnh
Bài mới: Giáo viên giới thiệu:
Đôn ki hô tê là bộ tiểu thuyết gần ngàn trang, là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Xéc van tét. Trong tác phẩm này, nhà văn đã dựng lại không khí đất nước Tây Ban Nha cách đây mấy thế kỉ với hình ảnh của những chiếc cối xay gió, các nhân vật hiệp sĩ rong ruổi trên đường...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
? Dựa vào chú thích (*) sgk hãy giới thiệu một vài nét lớn về nhà văn Xéc van tét?
GV: Xéc van tét là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha và thế giới. Ông từng trải qua cuộc sống nghèo khổ... đi lính rồi bị thương và bị bọn cướp biển bắt giam.
? Hãy nêu xuất xứ của văn bản "đánh nhau với cối xay gió"? Cho biết văn bản này thuộc thể loại gì? Thể loại giống văn bản nào mà ta đã học?
GV: Bộ tiểu thuyết "Đôn ki hô tê" được sáng tác trong nhiều năm, dày ngàn trang, nhan đề của tiểu thuyết là tên nhân vật trung tâm. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông.
Bộ tiểu thuyết gồm 126 chương, chia làm 2 phần.
+ Phần 1: 52 chương (xuất bản năm 1605)
+ Phần 2: 74 chương (xuất bản năm 1615)
Phần trích ta học hôm nay nằm ở phần 1 của tác phẩm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản( Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép trên bảng phụ)
* Hướng dẫn học đọc - tóm tắt - chia bố cục.
- Khi đọc cần chú ý câu văn đối thoại, giọng đọc phù hợp với tính cách của 2 nhân vật: ngây ngô, tự tin, xen hài hước.
- GV đọc mẫu một đoạn -> gọi HS đọc tiếp -> nhận xét cách đọc của HS.
- KTDHTC : Đọc hợp tác
? Em hãy nêu nhân vật và sự việc tiêu biểu trong văn bản
GV định hướng: (đưa vào bảng phụ để HS dễ tóm tắt)
1. Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió.
2. Thái độ và hành động của mỗi người.
3. Quan niệm và cách ứng xử của mỗi người khi bị đau đớn.
4. Chung quanh chuyện ăn
5. Chung quanh chuyện ngủ.
? Dựa vào 5 sự việc chủ yếu trên, hãy tóm tắt văn bản "Đánh nhau với cối xay gió".
? Theo em, văn bản chia làm mấy phần? giới hạn, nội dung từng phần?
Phần 1: Từ "Chợt... không cân sức": Nhìn, nhận định về những chiếc cối xay gió.
Phần 2: tiếp "Nói rồi... toạc nửa vai": Thái độ, hành động của mỗi người.
Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau và trong cuộc sống sinh hoạt.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Xéc- Van- Tét (1547-1616)
- Ông là nhà văn Tây Ban Nhan
2. Tác phẩm::
- Thể loại: tiểu thuyết
- VB: "Đánh nhau với cối xay gió" trích trong tiểu thuyết “ Đôn Ki- hô- tê”.
25
II. Đọc – hiểu văn bản:
GV: Từ đầu năm đến nay, các em đã được học một số văn bản tự sự như "Tôi đi học", "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ", "Lão Hạc". Mỗi văn bản, tác giả xây dựng nhân vật theo một cách khác nhau. Chẳng hạn: nhân vật Hồng theo diễn biến tâm trạng, Lão Hạc là về cuộc đời, chị Dậu là người yêu thương chồng con, là nhân vật điển hình...
? Theo em, văn bản "Đánh nhau với cối xay gió", tác giả xây dựng nhân vật từ những phương diện nào? (Miêu tả ngoại hình, nguồn gốc, hành động, suy nghĩ...) => bộc lộ tính cách nhân vật.
GV bóc trên bảng phụ rồi hướng dẫn HS ghi.
? Từ chú thích * (sgk tr78) em hãy giới thiệu về nguồn gốc, ngoại hình của 2 nhân vật Đôn ki hô tê và Xan cho pan xa?
? Truyện có những nhân vật tiêu biểu nào?
GV Nhan đề của văn bản là: "Đánh.nhau với cối xay gió" nhưng nội dung chính của văn bản không phải là chú ý đến chuyện đánh nhau mà phải theo dõi cả 2 nhân vật Đôn và Xan suốt quá trình trước - trong và sau cuộc giao chiến.
GV:- Đôn ki ho tê thuộc tầng lớp quý tộc nghèo, trạc 50 tuổi, cao, gầy, cưỡi trên lưng một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài => toàn những thứ han gỉ mà lão lục tìm kiếm được của tổ tiên đem đánh bóng, bắt chước nhân vật trong chuyện hiuệp sĩ, muốn làm hiệp sĩ lang thang để tiêu trừ quân gián ác, giúp đỡ người dân lương thiện.
- Xan chô pan xa là người nông dân, bé, lùn, nhận làm giám mã cho Đôn ki hô tê.
? Theo em, mục dích sống của Đôn ki hô tê là gì (Muốn làm hiệp sĩ)
? Tại sao anh lại muốn làm hiệp sĩ ? (Trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện)
? Mục đích sống của Đôn là làm hiệp sĩ còn mục đích sống của Xan thì sao? (làm giám mã)
? Em hiểu thế nào là hiệp sĩ, giám mã, chiến lợi phẩm? (Đọc chú giải 1,2,5 sgk)
? Từ việc tìm hiểu chú thích * (sgk tr78) em thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi giới thiệu về nguồn gốc, ngoại hình và mục đích của 2 nhân vật Đôn - Xan? (Đối lập)
GV: Chỉ mới tìm hiểu một phần ngắn của đoạn trích "Đánh gió" của nhà văn vĩ đại Xéc-van-tét, chúng ta đã hình dung được hình tượng của 2 nhân vật khá rõ nét. Hai nhân vật có những nét khác nhau về ngoại hình cũng như nguồn gốc xuất thân. Còn trong nhìn nhận, suy nghĩ và hành động, quan niệm sống như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau
TIẾT 26: Giáo viên chuyển ý sang tiết 2
Gọi HS đọc đoạn 1 (đoạn đầu) của văn bản
? Trên đường phiêu lưu, hai thầy trò nhà Đôn đã nhìn thấy gì? (Nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng)
? Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn đã suy nghĩ như thế nào? (Tưởng là những tên khổng lồ ghê gớm, coi đó là vận may để thu chiến lợi phẩm và quét sạch gian tà. Vì là 3-4 chục chiếc cối xay gió -> Đôn coi đó là những tên khổng lồ)
? Đôn ki hô tê thì nhìn nhận như vậy còn Xan thì nhìn nhận ra sao? (Đó là những chiếc cỗi xay gió)
? Từ suy nghĩ và nhìn nhận đó, Đôn đã hành động như thế nào?
(Quyết giao chiến giết hết bọn chúng bởi là cuộc giao chiến chính đáng -> Đôn đã thúc ngựa xông lên)
? Nhìn thấy Đôn thúc ngựa xông lên, Xan đã làm gì?
? Do đâu mà Đôn nhìn những chiếc cối xay gió lại cho là những tên khổng lồ và xông vào đánh? Kế quả của cuộc giao chiến ấy ra sao?
(Vì quá mê truyện kiếm hiệp nên Đôn mới hành động như vậy. Cuối cùng, ngọn giáo gãy tan tành, người và ngựa văng ra xa).
? Em có nhận xét gì về hành động đánh cối xay gió của Đôn?
(Đây là một hành động điên rồ, không bình thường)
? Sau cái ngã của Đôn thì Xan đã hành động như thế nào và tỏ thái độ gì?
(Thúc lừa đến cứu, lúc bấy giờ Xan rất tỉnh táo nên đã động viên an ủi chủ với giọng thương xót, chân thành và hài hước)
? Qua suy nghĩ và hành động của Đôn khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió? Em thấy Đôn có những điểm nào đáng khen, điểm nào đáng chê trách?)
- Khen: Dũng cảm, không sợ gian khó, quyết ra tay cứu khổ trừ gian, đương đầu với cuộc giao tranh không cân sức => khát vọng đẹp -. hành động trở nên nực cười
- Trách: Đầu óc mê muội, sống hão huyền luôn luôn theo sách vở.
Bình: Bằng sự suy nghĩ và hành động của mình, vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên Đôn không còn tỉnh táo, sống xa rời thực tế -> suy nghĩ và hành động theo sách vở. Chàng đánh nhau với cối xay gió nhằm mục đích "trở nên giàu sang phú quý", quét sạch cái giống xấu xa ra khỏi trái đất là phụng sự Chúa... Mặc dù đầu óc mê muội nhưng Đôn vẫn có suy nghĩ và khát vọng cao đẹp, giàu lòng nhân ái. Hành động của chàng cho ta thấy chàng là người dũng cảm bởi trong cuộc giao chiến này lực lượng không cân sức nhưng lại trở nên hài hước vì đó chỉ là những chiếc cối xay gió.
 Chuyển y: Tính cách của 2 nhân vật bộc lộ ngày càng rõ trong quan niệm và cách xử sự trong khi đau ốm.
? Trở lại với nhân vật Đôn, ông quan niệm khi bị đau và trong sinh hoạt như thế nào? (Bị thương nhưng không rên rỉ, sau thất bại lão không ngủ, không ăn)
? Theo em, tại sao lão lại quan niệm như vậy? Em nhận xét gì về điều đó? (Vì lão m muội làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách. Các em biết lão không ăn, không ngủ, không phải vì lão không có nhu cầu cá nhân mà vì lão nhớ tình nương Duyn xê ni a xinh đẹp. Điều này cũng đáng trân tọng nhưng thật nực cười là tình nương đó chỉ là do lão tưởng tượng ra một phụ nữ nông dân. Lão quả là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trách)
? Với Đôn-ki- hơ- t thì quan niệm như vậy còn Xan thì sao?
(Xan thì ngược lại, mặt tốt là đầu óc luôn tỉnh táo và rất thực tế, biết can ngăn Đôn khi tấn công với cối xay gió, nhưng mặt xấu là nhút nhát, hơi đau là luôn miệng kêu ngay, con người có những nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ là chuyện bình thường nhưng quá chú trọng như Xan lại trở nên tầm thường, lúc nào cũng quan tâm đến chuyện ăn, vừa đi vừa chè chén, rượu ít thì buồn rầu - mong muốn hưởng chiến lợi phẩm.
? Xây dựng 2 nhân vật Đôn và Xan, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Việc dùng nghệ thuật đó có tác dụng ra sao?
(Nghệ thuật miêu tả, đối lập và hài hước => nổi bật tính cách của 2 nhân vật)
? Qua 2 nhân vật Đôn và Xan em khâm phục họ ở điểm nào? Điểm nào đáng chê?
- Khâm phục ở tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần dũng cảm
- Cười chê sự máy móc, tuân thủ theo sách vở một cách hão huyền.
? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện "Đánh nhau với cối xay gió từ chân dung 2 nhân vật Đôn và Xan?
* Củng cố:
? Hãy nêu chủ đề của văn bản qua bức tranh minh hoạ này?
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
? Từ nhữnh suy nghĩ, hành động của 2 nhân vật trong văn bản em ... hái từ. Em hiểu thế nào là tình thái từ? Chức năng và vị trí của nó?
? Để tạo dạng ba kiểu câu trên và biểu thị sắc thái tình cảm, người ta dùng các tình thái từ nào? Lấy vd minh hoạ từng loại?
? Đặt câu với từ : hả, với, sao, nhé?
GV đưa vd để củng cố nội dung phần I (đưa vào bảng phụ)
a. Anh kia có giọng hát hay.
b. Tôi làm việc ở cơ quan kia.
c. 
? Từ "kia" trong câu nào là tình thái từ? (câu c)
? Còn từ "kia" trong vd a, b thuộc thành phần nào?
* Lưu ý HS"; Cần phân biệt tình thái từ với những từ loại khác, tránh nhầm lẫn.
- Gio vin yu cầu học sinh đọc ghi nhớ 1/ sgk- 81.
GV đưa vd để củng cố nội dung phần I
a. Con cò đậu ở đằng kia.
b.Nó thích xem phim Hàn Quốc kia.
?-Từ "kia" trong câu nào là tình thái từ? (từ kia trong câu b là ttt; ở câu a là chỉ từ)
-GV đưa ra một tình huống về lời chào của HS : Cô ạ! Dẫn dắt vào cách sử dụng tình thái từ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sử dụng tình thái từ.
Gv treo 4 vd trong sgk lên bảng phụ (HS đọc )
? Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu chỉ ra tình thái từ trong 4 câu trên? (Tình thái từ: à, a, nhe, ạ)
? Những tình thái từ trên được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? ( Học sinh thảo luận)
Gv chốt ý: Câu 1 và 3: "à", "nhé" chỉ quan hệ bạn bè thân mật, ngang hàng.Câu 2, 4: "ạ", "a" chỉ quan hệ dưới hàng -> lễ phép, kính trọng.
? Từ việc tìm hiểu các vd trên, khi sử dụng tình thái từ, ta cần chú ý điều gì?
(Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể -> đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp)
- GV chốt ý rút ra ghi nhớ 2 sgk tr81
- GV đưa bài tập khắc sâu:
a. Em chào thầy	b. Chào ông, cháu về
c. Con đã học bài rồi	d. Mẹ ơi, con đi chơi một lát
? Hãy nhận xét chung về các câu trên? Sử dụng chúng như vậy đã phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chưa? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập:
? Đọc yêu cầu BT1, Hãy chỉ ra tình thái từ ở B.tập 1
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh nhất
- GV gợi ý: Câu có tình thái từ đánh dấu (+)
 	 Câu không có tình thái từ đánh dấu (-)
- Cùng HS quan sát và nhận xét.
Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS thảo luận nhóm
- KTDHTC: Công đoạn 
Nhóm 1: câu a, b
Nhóm2: câu c, d
Nhóm 3: câu e, g
Nhóm 4: Câu h và câu sau: Chính cậu cũng không tin tôi ư?
- Đại diện nhóm trình bày rồi nhận xét.
- GV chốt ý
Bi tập 4: Cho HS đặt 1 câu hỏi về quan hệ ngang hàng
BT thêm: HS làm vào phiếu học tập, GV thu bài từ 1-2 em, chấm lấy điểm
Bài 5: Gọi HS đứng tại chỗ đặt câu
VD: Mẹ đã nói rồi mà
BT thêm: HS làm vào phiếu học tập, GV thu bài từ 1-2 em, chấm lấy điểm - KTDHTC: Viết tích cực
* Củng cố:
? Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thán từ?
? Khi sử dụng tình thái từ, chúng ta phải chú ý điều gì?
I. Chức năng của tình thái từ:
* Ví dụ: SGK/ 86
a. Từ "à" cấu tạo câu nghi vấn.
b. Từ "đi" cấu tạo câu cầu khiến.
c. Từ "thay" cấu tạo câu cảm thán.	
d. Từ "ạ" biểu thị sắc thi tình cảm.
* Ghi nhớ: 1 sgk tr81
II. Sử dụng tình thi từ:
* Ví dụ: SGK/ 81
- "à": hơi thân mật
- "ạ": hơi kính trọng
- "nhé": cầu khiến thân mật
- "ạ": cầu khiến kính trọng.
* Ghi nhớ 2: sgk tr81
III- Luyện tập:
Bài 1: Tìm tình thái từ
a(-)	e.(+)
b(+)	g(-)
c(+)	h(-)
d(-)	i(+)
Bài 2: Giải thích nghĩa của các tình thài từ
a. "Chứ": Nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đáit nhiều khẳng định
b. "Chứ": Nhấn mạnh điều vừa khẳng định
c. "Ư": Hỏi, thái độ phân vân
d. "Nhỉ": Thái độ thân mật
e. "Nhé": Dặn dò thân mật
g. "Vậy": Thái độ miễn cưỡng
h. "Cơ mà": Thái độ thuyết phục
i. "Ư": Thái độ phân vân.
Bi4: Đặt câu hỏi:
a. Học sinh- Thầy giáo( Thưa cô, ngày mai lớp em làm vệ sinh ở đâu ạ?)
b. Bạn Nam nói với bạn nữ cùng lứa tuổi
(Chiêu nay bạn đi cổ vũ bóng đá cho bọn mình nhé)
Bài 5: Đặt câu:
VD: Cậu đợi tớ một lát nghen
VD: Chị du cho em đi ví?
BT thêm: Viết một đoan văn ngăn (3-5 câu), trong đó có sử dụng tình thái từ.
Lưu y: Gạch chân các tình thái từ ấy
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học:
a. Học bài: 
- Học bài và nắm vững phần ghi nhớ
- Làm BT 3. Hoàn thành bài tập thêm, tiếp tục lấy vd về tình thái từ
- Giải thích ý nghĩa tình thái từ tìm được trong văn bản “ Lão Hạc” 
b. Soạn bài : "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm"
Gợi ý: Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?
? Xây dựng một đoạn văn cụ thể về nhân vật chị Dậu.
* Rút kinh nghiệm: .
..
	S: 27/ 09/ 11
	D: 29/ 09/ 11
Tiết 28:
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 KẾTHỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Vận dụng các kiến thức về các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Kiến thức :
- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày ý tưởng; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm; sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp 2 yếu tố đó trong văn tự sự.
- Ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự.
3. Thái độ : 	
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?. ( 3 điểm)
? Đọc đoạn văn ở tiết 24, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn? ( 4 điểm)
? Cho biết vai trò của 2 yếu tố này trong đoạn văn ấy? ( 2 điểm)
* Trả lời:
Bài mới: Giáo viên giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta vận dụng kiến thức này để viết đoạn văn có kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ cảm xúc theo một đề văn cho sẵn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn:
? Theo em, yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn là gì? (Sự việc và nhân vật)
? Vậy sự việc trong đoạn văn tự sự gồm những gì?
(Gồm 1 hoặc nhiều hành vi hành động đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, rành mạch để người khác biết được)
? Nhân vật đóng vai trò gì trong văn tự sự?
(Là chủ đạo của hành vi hoặc là người chứng kiến những sự việc xảy ra)
? Đọc các sự việc và nhân vật ở mục a, b, c(sgk tr83).
(GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong 3 sự việc trên để xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
? Khi đã có sự việc và nhân vật, chỉ đơn thuần sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự để xây dựng đoạn văn tự sự được không? Vì sao?
? Vậy chúng ta cần kết hợp phương thức biểu đạt nào nữa?
? Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn, nhân vật trở nên sống động hơn.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm dù nhiều hay ít, đạm hay nhạt nhưng nó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
? Đọc gợi ý sgk tr83. Qua phần gợi ý, theo em, quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?
? Vận dụng quy trình trên, em hãy xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm với sự việc và nhân vật đã cho ở mục a.
Gợi ý: Sự việc chính ở mục a nói về đối tượng nào? (Đồ vật - lọ hoa)
? Khi chọn ngôi kể em cần chú ý điều gì?
(Xác định ngôi kể và cách xưng hô cho phù hợp)
? Người kể ở ngôi thứ nhất số ít với người kể ở ngôi thứ nhất số nhiều có giống nhau không?
- Người kể ở ngôi thứ nhất số ít xưng: tôi,mình, tớ, em, anh, chị...
- Người kể ở ngôi thứ nhất số nhiều xưng: chúng tôi, chúng nó, chúng tớ...
- Thường kể gián tiếp (tác giả giấu mình đi để cho nhân vật chính phát triển)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
? Kể tên một số văn bản tự sự mà em đã được học từ đầu năm học đến nay?
? Đọc BT1 (sgk tr84): Từ sự việc và nhân vật trên, em hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn về giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- KTDHTC: Động não
- Gọi HS lên trình bày trước lớp
- GV đưa phần định hướng sau vào bảng phụ để HS theo
dõi và tham khảo.
* Định hướng: Sau khi Lão sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi Lão báo ngay rằng đã bán con Vàng đi rồi. Trông Lão buồn lắm, mặc dù Lão cố làm ra vui vẻ bởi lão cười như mếu và muốn khóc. Tôi ái ngại cho Lão quá nên hỏi cho qua chuyện về việc bán chó, không ngờ động vào nỗi đau của Lão làm Lão khóc hu hu như một đứa con nít.
* Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
? Tìm trong truyện ngắn "Lão Hạc" - Nam Cao, đoạn văn kể về giây phút trên?
? So sánh với đoạn văn mình vừa viết để rút ra nhận xét.
Gợi ý: Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào?
(Tả lại chân dung đau khổ của Lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo "cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt lão... hu hu khóc"
? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện điều gì?
(Khắc sâu vào lòng người đọc một Lão Hạc khốn khỏo về hình dáng bên ngoài, đặc biệt thể hiện sự đau đớn quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận xót xa "Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó".
* Củng cố:
? Nhắc lại quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Tự thực hành luyện tập viết đoạn văn ở nhà.
 -Chú ý tham khảo thêm một số đoạn văn mẫu
I- Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả+biểu cảm:
* Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Gồm 5 bước:
B1: Lựa chọn sự việc chính
B2: Lựa chọn ngôi kể
B3: Xác định thứ tự kể
B4: Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự
B5: Viết thành đoạn văn
II- Luyện tập:
Bài 1: SGK tr84
Bài 2: 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
a. Học bài: 
- Viết đoạn văn tự sự từ các sự việc và nhân vật đã cho ở mục b sgk tr83. Đọc phần đọc thêm sgk tr84 – 85.
+ Rút ra được bài học trong viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố kể, tả, biểu cảm: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
b. Soạn bài :"Chiếc lá cuối cùng" của Ô hen ri theo yêu cầu 4 câu hỏi tìm hiểu. Chú ý đọc kĩ văn bản, các chú thích, tóm tắt đoạn trích, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 
- Chuẩn bị bài: Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
* Rút kinh nghiệm: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8T7 chuan kien thuc.doc