Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 27

TUẦN 19 (Tiết 73- 74- 75- 76)

BÀI 18 Tiết 73, 74

 VĂN BẢN NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ)

 Ngày soạn:

 Ngày dạy :

 A. Mục tiêu

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

 B. Chuẩn bị

 GV: soạn + TLTK

 HS: đọc kĩ + soạn bài.

 C. Tiến trình dạy học

 I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn văn.

 II. Các hoạt động

 * Giới thiệu: Ở VN, khoảng những năm 30 của TK XX đã xuất hiện PT Thơ mới rất sôi động , được coi là cuộc CM trong thơ ca, 1 thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh). Đó là 1 PT thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản ( 1932 – 1945), gắn liền với tên tuổi những nhà thơ nổi tiếng: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Ông góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang cho Thơ mới trong cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt với những chủ trương bênh vực thơ cũ bằng những bài thơ đặc sắc, mới mẻ cả về tư tưởng và hình thức NT. Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng đầu tiên, tác phẩm hay nhất về PT Thơ mới.

 

doc 103 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 (Tiết 73- 74- 75- 76) 
Bài 18 Tiết 73, 74 
 văn bản nhớ rừng
 ( Thế Lữ)
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
 A. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
 B. Chuẩn bị 
 GV: soạn + TLTK
 HS: đọc kĩ + soạn bài.
 C. Tiến trình dạy học
 I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn văn.
 II. Các hoạt động
 * Giới thiệu: ở VN, khoảng những năm 30 của TK XX đã xuất hiện PT Thơ mới rất sôi động , được coi là cuộc CM trong thơ ca, 1 thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh). Đó là 1 PT thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản ( 1932 – 1945), gắn liền với tên tuổi những nhà thơ nổi tiếng: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Ông góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang cho Thơ mới trong cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt với những chủ trương bênh vực thơ cũ bằng những bài thơ đặc sắc, mới mẻ cả về tư tưởng và hình thức NT. Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng đầu tiên, tác phẩm hay nhất về PT Thơ mới.
I. Tìm hiểu chung
HS đọc * ( SGK – 5, 6)
 1. Tác giả ( 1907 – 1945)
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
- Là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho Thơ mới.
- Hồn thơ dồi dào, lãng mạn.
GV: tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh đặt theo cách chơi chữ, nói lái; còn có hàm ý là người lữ khách trên trần thế chỉ biết đi tìm cái đẹp:
 “ Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng
 Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi!”
 ( Cây đàn muôn điệu).
Tuy tuyên bố như vậy, nhưng Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới mà còn người tiêu biểu nhất cho PT Thơ mới chặng ban đầu.
? Hãy nêu vài nét khái quát về t/p?
GV: Thơ mới chiến thắng thơ cũ, thơ cổ không phải bằng lí lẽ mà bằng sự ra đời của một loạt những bài thơ hay đầu những năm 30, đặc biệt là bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Không chỉ bởi bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm mà còn bởi bài thơ đã nói lên tâm sự chung của người VN trong cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bài thơ như nói giùm họ nỗi đau khổ của những thân phận nô lệ sống nhục nhằn tù hãm trong cũi sắt.
 2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1943, In trong tập Mấy vần thơ.
- Tiêu biểu, mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
GV hướng dẫn và y/c hs đọc: 
*Giọng: Đ1, 4: buồn, ngao ngán, bực bội, u uất, có những từ ngữ kéo dài, dằn giọng, mỉa mai, khinh bỉĐ2, 3, 5: vừa hào hứng vừa tiếc nuối, tha thiết và bay bổng, mạnh mẽ và hùng trángđể rồi kết thúc bằng câu thơ than thở như 1 tiếng thở dài bất lực.
?Hs theo dõi chú thích SGK, từ nào là từ Hán Việt, từ cổ?
-Từ Hán Việt: sơn lâm, thảo hoa, hùng vĩ.
- Từ cổ: (bóng) cả 
II. Đọc- hiểu văn bản.
* Đọc:
? T/p thuộc thể loại thơ nào?
* Thể loại: Thơ 8 chữ
GV: Thể thơ 8 chữ là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hát nói) truyền thống.
 + Bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng trực tiếp, từ những lần đi chơi, thăm vườn bách thú, sâu xa hơn là tâm sự, tâm trạng u uất của lớp tri thức( 1930), vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại XHTD nửa PK tù túng, giả dối, ngột ngạt, mất tự do. Họ khao khát khẳng định và phát triển cái tôi trong cuộc sống tự do. Đó là tâm sự chung của người dân VN trong cảnh mất nước. Nhà thơ đã mượn lời con hổ để diễn tả tâm trạng này. Vì vậy, Nhớ rừng đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi đây là áng thơ yêu nước. Đây là bài thơ trữ tình lãng mạn đặc sắc được viết theo thể thơ mới.
GV: Nhịp thơ thay đổi tương đối tự do theo mạch cảm xúc: 5/3, 3/5, 3/3/2, 3/2, 4/2, 
+ Vần thơ: vần liền( 2 câu liền, kế tiếp nhau), vẫn chân( tiếng cuối câu), vẫn T – B nối tiếp.
? Bài thơ được T/ giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết ND mỗi đoạn?
+ Đ1: Tâm trạng khi bị nhốt trong cũi sắt.
+ Đ2: Nhớ lại cảnh sơn lâm khi là chúa tể của muôn loài.
+ Đ3: Nuối tiếc thời oanh liệt không còn nữa.
+ Đ4: Căm giận và khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối.
+ Đ5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm lại cháy lên khôn nguôi.
GV: 5 đoạn của bài thơ là 1 chuỗi tâm trạng nối tiếp nhau, phát triển 1 cách tự nhiên, lô-gíc trong nội tâm con hổ như trong nội tâm 1 con người vậy.
GV: Tuy nhiên căn cứ vào nội dung của các đoạn thơ trên ta có thể khái quát bài thơ theo bố cục 3 phần:
* Bố cục: 3 phần
+ Đ1, 4: Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt.
+ Đ2, 3: Cảnh rừng núi hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị ngày xưa.
+ Đ5: Nỗi khát khao và nuối tiếc những năm tháng hào hùng của thời tung hoành ngự trị.
GV: Trong bài thơ có 2 cảnh tương phản. Với con hổ, cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, dĩ vãng. Cấu trúc 2 cảnh tượng đối lập như vậy vừa tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm trạng của con hổ vừa tập trung thể hiện chủ đề.
* Tìm hiểu bài thơ:
HS đọc Đ1.
 1. Tâm trạng con hổ ở vườn bách thú
? Đoạn thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh đặc biệt của con hổ ntn?
- Hoàn cảnh: + trong cũi sắt
 + Nằm dài.
 + Bị giễu.
 + Làm đồ chơi
? Những nỗi khổ, nhục, bất bình mà hổ chịu đựng là những gì?
- Khổ: không đựoc hoạt động, bị tù hãm trong không gian hẹp, trong thời gian dài.
- Nhục: bị biến thành đồ chơi cho thiên hạ tầm thường “giương mắt giễu oai linh rừng thẳm”
- Bất bình: vốn là vị chúa tể nay phải ở chung với bọn “gấu dở hơi”, “báo vô tư lự”. 
? Chính vì thế mà tâm trạng của con hổ là ntn? Em nx gì về từ ngữ diễn tả tâm trạng ấy của hổ?
-> Gậm: diễn tả nỗi căm hờn, uất ức dồn nén.
-> Khối căm hờn: cho thấy nỗi căm hờn lớn lao. Lúc nào hổ cũng trăn trở nghiền ngẫm, dằn vặt như muốn nghiền tan nỗi căm hờn to nặng. Cảm xúc căm hờn kết đọng trong tâm hồn đè nặng, nhức nhối không cách nào giảo thoát tạo thành khối. 
GV: Đ1: chủ yếu thể hiện tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Con hổ căm uất, ngao ngán, bất lực khi bị mất tự do. Căm thù, uất ức kết tụ thành khối. Con hổ gậm khối căm hờn không sao hoá giải được, đành buông xuôi, Nằm dài trông ngày tháng dần qua. Hổ thấm thía thân phận Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.
Tâm trạng:
 + Gậm: khối căm hờn
 + Chán nản, bất lực, ngao ngán
? Khối căm hờn ấy biểu thị thái độ sống và nhu cầu sống ntn? 
-> Thái độ chán ghét c/s tầm thường tù túng
 Khát vọng tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình.
? Đọc đoạn 4. Bị nhốt trong vườn bách thú, con hổ nhận thấy cảnh nơi đây ntn?
+ Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối chẳng thông dòng, len dưới lách những mô gò thấp kém.
? Đó là những cảnh ntn?
- Cảnh vườn bách thú: giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Vì sao cảnh vườn bách thú trong con mắt của hổ là cảnh giả dối, tầm thường?
+ Đó là cảnh nhân tạo, có bàn tay con người sửa sang, chăm bón chứ không phải là TG tự nhiên to lớn, bí hiểm của đại ngàn.
? Em nx gì về từ ngữ, giọng thơ trong đoạn văn này? T/d của nghệt huật đó?
- Sử dụng 1 loạt từ ngữ, giọng thơ mang sắc thái giễu nhại, mỉa mai: len dưới lách, cũng học đòi, bắt chước-> khiến đoạn thơ toát lên sự bực dọc, chán ghét cao độ, uất hận, ngao ngán với thực tại quanh nó.
? Từ đó em thấy tâm trạng hổ là ntn?
ốTâm trạng: khinh thường, chán ghét cao độ với thực tại tù túng, tầm thường.
GV bình: Phủ nhận cái trước mắt, cái hiện thời, lối thoát chỉ còn hai hướng là trở về quá khứ hoặc ngưỡng vọng tương lai. Con hổ không còn tương lai, nó chỉ còn quá khứ. Đoạn thơ là linh hồn của hổ nhưng cũng là linh hồn của thơ lãng mạn- đó là cảm hứng vươn tới cái đẹp, vượt lên cái tầm thường giả dối. Đối lập hai vùng không gian ấy là cảm hứng lãng mạn trào dâng, những giai điệu mê say. Quá khứ đã trở thành hào quang chói lọi, con hổ đành sống trong tình thương nỗi nhớ một thủa oanh liệt ở chốn sơn lâm bóng cả cây già:
HS đọc Đ2, 3
 2. Nỗi nhớ thời oanh liệt:
? Cảnh giang sơn hùng vĩ qua nỗi nhớ của hổ được miêu tả qua những chi tiết nào?
* Cảnh sơn lâm:
 - Bóng cả, cây già.
- Âm thanh: gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét.
- Lá gai, cỏ sắc
? Em nhận xét gì cách dùng từ ngữ trong những lời thơ này?
- Điệp từ với, các động từ chỉ đặc điểm, hành động: gào, thét =>gợi sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn 
? Cảm nhận chung của em về cảnh sơn lâm?
GV : Qua tâm linh của con hổ, cảnh núi cũ, rừng xưa hiện lên hùng vĩ đắm say với bóng cả cây ngàn, hùng tráng với âm thanh dữ dội. Đó là cảnh rừng núi hoang sơ cổ kính, linh thiêng, bí ẩn.
=>uy nghi, hùng vĩ, đầy bí ẩn linh thiêng.
? Trong phông nền núi rừng hùng vĩ ấy, hình ảnh con hổ hiện lên ntn?
* Hình dáng con hổ:
 - Bước chân: dõng dạc, đường hoàng.
 - Thân: ( như) sóng cuộn
 - Vờn bóng.
 - Mắt thần: quắc khiến mọi vật đều im hơi.
? Em nx gì về cách dùng từ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả vị chúa tể của muôn loài?
- Các động từ mạnh, từ ngữ gợi tả hình dáng, t/cách hổ
- Nhịp thơ ngắn, thay đổi linh hoạt.
? Em hình dung ntn về h/ả hổ qua h/ả so sánh: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng ?
- H/a hổ hiện ra với những bước đi uyển chuyển, mềm mại, khoan thai đường bệ, đầy uy quyền.
? Từ đó vị chúa tể muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp ntn?
=> Mang vẻ đẹp ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghi, hùng vĩ.
GV: Với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt, khi rừng thiêng tấu lên khúc trường ca dữ dội, con hổ cũng xuất hiện với tư thế dõng dạc, đường hoàng, có sự chuyển động nhịp nhàng, lại có cái oai linh dữ dội. Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
? Trong cảm hứng mãnh liệt đó, con hổ đã nhớ về những gì?-> đọc khổ 3?
( Cảnh thiên nhiên trong nỗi nhớ của hổ hiện lên ở những thời điểm nào? )
* Nhớ những kỉ niệm xưa:
- Những đêm vàng.
- Những ngày mưa
- Những bình minh.
- Những chiều lênh láng máu... 
? Cảnh sắc ở mỗi thời điểm có gì nổi bật?
 ánh trăng
cây xanh nắng gộ, tiếng chim ca
? Em có nx gì về giọng thơ, cách ngắt nhịp và cách sử dụng tư ngữ ở đn thơ này? T/ d? 
- Giọng thơ sôi nổi, haò hùng-> nỗi nhớ mãnh liệt, da diết rừng xanh.
- Nt ẩn dụ: đêm vàng (ánh trăng bao trùm cảnh vật, hổ như uống từng ánh trăng)->đây là cảnh thơ mộng, đắm say nhất.
 Chiều lênh láng máu: chiều hoàng hôn, ánh mặt trời sắp tắt, ráng đỏ bao trùm
- điệp từ đâu, các câu hỏi tu từ, câu cảm thán có ý nghĩa nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối c/s độc lập, tự do của chính mình.
- Giọng thơ sôi nổi, hào hùng
- NT ẩn dụ: đêm vàng 
 chiều lênh láng máu:
- Điệp từ đâu, nào đâu, các câu hỏi tu từ, câu cảm thán.
? Qua đó em thấy cảnh thiên nhiên hiện lên là cảnh ntn?
=> Cảnh rực rỡ, huy hoàng, náo động, bí ẩn
? Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể muôn loài sống 1 c/s ntn?
- Là  ... hiến tranh?
( gợi: tìm các chi tiết thể hiện thái độ của quan cai trị đối với người dân bản xứ?)
+ Trước chiến tranh: Họ là những tên An Nam mít bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của các tên cai trị -> bị xem là giống người hạ đẳng, bị đánh đập, và bị đối xử như xúc vật.
+ Khi có chiến tranh: Họ biến thành những đứa con yêu, người bạn hiền của các quan cai trị, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do -> được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quí.
? Tại sao những người bản xứ lại được đối xử như vậy?
+ Vì TD Pháp muốn che dấu giã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến cho quyền lợi của Pháp. Đó là thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền TD để bắt đầu biến họ thành những vật hi sinh. (Dụ dỗ, lừa phỉnh)
? Đọc diễn cảm những từ ngữ, h/ả trong ngoặc kép và cho biết những từ ngữ đó nói lên điều gì? Dụng ý của t/g?
+ Mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của CĐTD.
GV chốt: Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của bọn thực dân coi người dân bản xứ chỉ là vật hi sinh cho lợi ích của chúng đã được lột trần dưới ngòi bút trào phúng của NAQ.
Chuyển: Số phận của người bản xứ sẽ ra sao khi chiến tranh xảy ra:
? Khi chiến tranh đến họ phải làm gì? Tình cảnh họ ra sao?
- Họ phải rời bỏ quê hương, gia đình.
- Họ phải chết thảm thương trong chiến tranh: ...phơi thây trong các bãi chiến trường của Châu Âu,..xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài quỷ quái,..bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng,..bị tàn sát, bị lấy máu để tưới cho những vòng nguyệt quế,..bị lấy xương để chạm lên nhưng cây gậy của các ngài thống chế...
- ở địa phương: kiệt sức trong các công xưởng.
- Tám vạn người không bao giờ được trông thấy mặt trời.
? Em có suy nghĩ gì khi đọc những từ ngữ, những h/ả, những số liệu này?
- Những từ ngữ, h/ả, số liệu này gợi lên trong em nỗi đau đớn xót xa cho số phận thảm thương của người dân bản xứ. Họ đã phải xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống đánh đổi những vinh dự hão huyền. Họ đã bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, cho danh dự của những kẻ cầm quyền.
? Em n/x gì về giọng điệu của t/g trong đoạn văn? T/d?
- Giọng điệu vừa giễu cợt vừa xót xa. Thể hiện thái độ căm phẫn trước những tội ác của chính quyền thực dân vừa xót xa cho nhưng người dân vô tội.
? Qua đoạn văn đầu giúp em hiểu được vấn đề gì?
- Với giọng văn châm biếm, mỉa mai, nghệ thuật trào phúng đặc sắc, T.g NAQ đã vạch trần thủ đoạn lừa dối bỉ ổi của chính quyền t/d và thể hiện niềm cảm thông, thương xót của Người trước số phận thê thảm của người dân bản địa. 
GV: Chính quyền thực dân đã thực hiện kế hoạch ntn và số phận người dân bản xứ khi chiến tranh kết thúc ra sao, giờ sau chúng ta học tiếp:
 Hết tiết 1
+ Trước chiến tranh: xem người thực dân là giống người hạ đẳng, đánh đập, và đối xử như xúc vật.
+ Khi có chiến tranh: các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quí -> để dụ dỗ, lừa phỉnh.
Giọng mỉa mai, phê phán.
 * Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa: 
- Họ phải rời bỏ quê hương, gia đình.
- Họ phải chết thảm thương trong chiến tranh
+ Giọng điệu: giễu cợt, trào phúng, xót xa 
-> thái độ căm phẫn trước tội ác của chính quyền thực dân, xót xa cho những người dân vô tội.
b. Phần II:
 Chế độ lính tình nguyện.
? Tóm tắt nội dung chính của phần này?
- Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân.
- Thái độ của người dân thuộc địa đối với việc bắt lính.
? Em có suy nghĩ gì về tiên đề của đoạn trích?
- Hai tiếng tình nguyện gợi lên bản chất bịt bợm, lừa dối.
GV bổ sung thêm và chuyển ý: thực chất sự việc đó ntn chúng ta tìm hiểu nội dung thứ nhất:
* Các thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân:
GV y/c HS đọc đoạn : Đây. Chế độ tình nguyện ấy...hoặc xì tiền ra.
? Qua đoạn vừa đọc em thấy chính quyền thực dân đã mộ lính bằng cách nào? Từ ngữ, h.ả nào nói lên điều ấy?
- Tóm những người khoẻ mạnh nghèo khổ .
- Đòi đến con cái nhà giàu.
- Nếu cần thì giam cổ họ lại, bị xích aty, bị nhốt
- Tóm những người khoẻ mạnh nghèo khổ .
- Đòi đến con cái nhà giàu.
? Em có nx gì về hành động mộ lính của chính quyền thực dân?
- Đây là hành động cưỡng bức.
- Hành động xoay xở kiếm tiền của bọn quan cai trị.
? Em có nhận xét gì về lập luận của t/g?
- Chứng cớ cụ thể, xác thực, h/ả sinh động biểu cảm.
- Nghệ thuật trào phúng đặc sắc.
- Giọng văn mỉa mai châm biếm.
? Qua đó em hiểu thực chất của sự việc lính tình nguyện là gì? T/ d của cách lập luận?
Là sự lừa phỉnh, cưỡng bức họ.
GV: Đây chính là giá trị tố cáo thứ nhất của đoạn trích. NAQ đã tố cáo thủ đoạn cưỡng bức của chính quyền thực dân còn khéo léo che đậy những việc làm xấu xa bỉ ổi đó của mình bằng những lời lẽ hoa mĩ.
Chuyển: Trước sự lừa phỉnh, cưỡng bức đó, người dân bản xứ có thái độ ntn:
+ Chứng cớ cụ thể, xác thực, h/ả sinh động biểu cảm + trào phúng + Giọng văn mỉa mai, châm biếm.
=> thực chất của sự việc lính tình nguyện là sự lừa phỉnh,cưỡng bức.
? Nêu những phản ứng của người dân bản xứ đối với việc mộ lính?
 - Tìm cách trốn thoát
- Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất.
- Những cuộc biểu tình đổ máu...
- Những vụ bạo động...
? Hành động của những người dân bản xứ nói lên điều gì?
- Họ đã hiểu bản chất của chiến tranh và sự lừa phỉnh của chính quyền thực dân.
- Họ phản đối chiến tranh.
 * Thái độ của người dân bản xứ:
- Đã hiểu bản chất của chiến tranh và sự lừa phỉnh của chính quyền thực dân.
- Phản đối chiến tranh.
? Em có n/x gì về giọng điệu, cách lập luận của t/g trong đoạn văn?
+ Thực tế sinh động.
+ Lời lẽ đanh thép, mỉa mai, giễu nhạo.
+ Lập luận phản bác bằng những thực tế hùng hồn để vạch trần bộ mặt của chính quyền thực dân.
GV: Chính quyền thực dân đã dùng mọi thủ đoạn lừa phỉnh, cưỡng bức, đụ dỗ để đẩy những người dân bản xứ ra chiến trường làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng có thực hiện lời hứa của mình không, số phận của những người bảo vệ công lí và tự do sẽ ntn chúng ta cùng theo dõi phần III:
+ Lời lẽ đanh thép, mỉa mai, giễu nhạo.
+ Lập luận phản bác bằng những thực tế hùng hồn.
 HS đọc phần III.
c. Phần III: Kết quả của sự hi sinh.
 ? Em thấy tiêu đề của đoạn đoạn trích có quan hệ ntn với các phần trong toàn bộ văn bản?
- Đã thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất logic với các phần trong toàn bộ văn bản: Chiến tranh xáy ra, những người dân bản xứ tình nguyện vào lính và kết quả sự hi sinh của họ là sự chờ đội của người đọc.
? Nội dung chính của phần này là gì?
+ Bộ mặt tráo trở tàn nhẫn của chính quyền thực dân và nỗi nhục của người dân bản xứ.
+ Kêu gọi sự đồng tình ủng hộ chống chiến tranh phi nghĩa.
* Bộ mặt tráo trở tàn nhẫn của bọn thực dân:
? Khi chiến tranh kết thúc chính quyền thực dân đã có thaí độ ntn? Từ ngữ nào nói lên điều đó?
- Lời tuyên bố tinh ý bỗng dưng im bặt.
- Lột hết cả của cải.
- Giao cho bọn súc sinh đánh đập kiếm soát.
- Cho ăn như lợn ăn.
- Xếp như lợn dưới gầm tàu ẩm ướt không ánh sáng.
- Cút đi, tay không trở về.
? Những h/ả, những tư liệu trên nhằm nói lên điều gì?
- Chính quyền thực dân thật tráo trở tàn nhẫn.
- Những người lính tình nguyện thì thật đáng thương. Họ đã bị cuộc chiến, bị chính quyền thực dân vắt cho kiệt sức. Không những thế họ còn bị đối xử như loài vật.
? Em hãy phân tích mâu thuẫn trào phúng ở đoạn này?
- Mâu thuẫn trào phúng là ở chỗ đối lập giữa những lời hoa mĩ với những lời nói và hành động thực tế của các nhà cầm quyền khi chiến tranh kết thúc, khi không phải lừa mị phỉnh phờ nữa thì các quan lớn quay lại cách nói, cách làm ngày xưa. Thật mỉa mai! Thực chất thuế máu là thứ thuế bóc lột xương máu, tính mạng của người dân bản xứ.
? Em thử hình dung tâm trạng, thái độ của t/g khi kể lại những sự việc này?
- Căm thù phẫn uất với chính quyền thực dân và cảm thông, xót thương cho những người dân bản xứ tội nghiệp đó.
GV: Đó cũng chính là tâm trạng của người đọc. Chính vì thế mà ngoài giá trị tố cáo, bài văn còn kêu gọi sự đồng tình ủng hộ chống chiến tranh phi nghĩa. 
=>Những người lính tình nguyện đã bị cuộc chiến, bị chính quyền thực dân vắt cho kiệt sức. Không những thế họ còn bị đối xử như loài vật.
- Thái độ của t/g: Căm thù phẫn uất với chính quyền thực dân và cảm thông, xót thương cho những người dân bản xứ tội nghiệp đó.
HS đọc đoạn: Như thế -> hết
? Em thấy lời kêu gọi của t/g được thể hiện ntn, hãy phân tích?
+ Chỉ ra bộ mặt thật đểu cáng, bỉ ổi của chính quyền thực dân.
+ Thể hiện niềm tn của mình vào chính nghĩa.
? Em có n/x gì về cách lập luận của t/g?
- Lập luận chặt chẽ bằng những h/ả mâu thuẫn, bằng thực tế sinh động, bằng câu hỏi tu từ...
? Qua văn bản nghị luận này em học được điều gì về ccáh trình bày trong văn bản nghị luận?
- Trong văn bản nghị luận, để có sức thuyết phục, ngoài yếu tố tự sự còn phải có yếu tố biểu cảm. Hai yếu tố này phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
GV: Trong văn bản Thuế máu, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm đã kết hợp hài hoà với nhau. Trong bản thân yếu tố này đã bao hàm yếu tố chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.
? Em có NX gì về bố cục các phần trong chương?
+ Bố cục: 3 phần theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra CTTG thứ nhất. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bản chất tàn bạo của chính quyến TD xung quanh việc bóc lột " thuế máu" đã được phơi bày. Mặt khác, số phận thảm thương của người dân nô lệ xứ thuộc địa cũng được miêu tả 1 cách cụ thể, sinh động.
? Phân tích NT châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách XD hình ảnh, qua giọng điệu?
+ Cách XD hình ảnh: đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu; xuống tận đáy biển để BVTQ của các loài thuỷ quái,.
+ Giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát
+ Dùng từ ngữ sáng tạo, châm biếm sắc sảo: cuộc chiến tranh vui tươi, thuế máu, những đứa con yêu, những người bạn hiền, chiến sĩ BV công lí và tự do, vật liệu biết nói, lính tình nguyện, khạc ra từng miếng phổi, ngấy thịt đen, thịt vàng, máu tưới những vòng nguyệt quế, xương chạm nên những chiếc gậy chỉ huy,..
? NX về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được học?
+ Bộc lộ trên 2 mặt: Căm thù và đau xót
* Căm thù bọn TD dã man, vô nhân đạo và đau xót trước số phận bi đát, thảm thương của người dân thuộc địa bị bóc lột bằng thuế máu.
Yếu tố biểu cảm được biểu hiện sâu sắc và thấm thía qua nhiều hình ảnh, giọng điệu có sức lay động lớn và sức tố cáo mạnh mẽ.
_ Sắc thái trữ tình – chính luận- trào phúng.
* Ghi nhớ:
- Bố cục chặt chẽ theo trình tự sự việc thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, thái độ phê phán triệt để của t/g -> gợi lên quá trình bọn thực dân đế quốc lừa bịp bóc lột cùng kiệt người dân thuộc địa.
 III. Củng cố 
 IV. HDHB: Học bài + ghi nhớ.
	 Soạn: Đi bộ ngao du.
HS đọc
* Ghi nhớ ( SGK- 92)
t

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8tu tuan 19 den 25.doc