Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7, 8, 9 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7, 8, 9 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 7

Bài 7 - Tiết 25 + 26

Đánh nhau với cối xay gió

 (Xéc-van-tét)

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật VH.

- Nhận thức rõ những thực tế và ảo tưởng, rút kinh nghiệm trong cuộc sống.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- SGK,SGV Ngữ văn 8

- Bồi dưỡng Văn năng khiếu

- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn 8

- Bình giảng Văn 8

- Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu Ngữ văn 8

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

 * Kiểm tra bài cũ:

- Tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm”? Phát biểu những cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm?

- Em hiểu gì về xã hội Đan Mạch lúc bấy giờ qua tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen. Qua đó, nhà văn muốn nhắn gửi điều gì tới bạn đọc.

 * Khởi động:

- GV hỏi HS: Em biết gì về đất nước Tây Ban Nha?

- GV khái quát: TBN là đất nước ở phía Tây châu Âu.

 

doc 29 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7, 8, 9 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Bài 7 - Tiết 25 + 26
Ngày soạn: 12/10/2009
Ngày dạy: 19/10/2009
Đánh nhau với cối xay gió
	 (Xéc-van-tét)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật VH.
- Nhận thức rõ những thực tế và ảo tưởng, rút kinh nghiệm trong cuộc sống.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Bồi dưỡng Văn năng khiếu
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn 8
- Bình giảng Văn 8
- Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ: 
- Tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm”? Phát biểu những cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm?
- Em hiểu gì về xã hội Đan Mạch lúc bấy giờ qua tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen. Qua đó, nhà văn muốn nhắn gửi điều gì tới bạn đọc.
	* Khởi động:
- GV hỏi HS: Em biết gì về đất nước Tây Ban Nha?
- GV khái quát: TBN là đất nước ở phía Tây châu Âu....
	* Bài mới:
Tiết 25 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
?. Những hiểu biết của em về tác giả Xéc-van-tét
- Gv cung cấp thêm một số thông tin về tác giả
I. Giới thiệu chung
- HS trình bày
- Lớp bổ sung
- HTL: 
+ Xéc-van-tét (1547-1616) nhà văn Tây Ban Nha
+ Tiểu thuyết (XB 1605)
Hoạt động 2: HD học sinh đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu chú thích
?. Hãy tóm tắt nội dung chính của tác phẩm?
?. Nêu yêu cầu đọc tác phẩm
- GV đọc 1 đoạn
?. Đọc kĩ các chú thích 1,2,6,7,9,10,12
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc, tóm tắt tác phẩm
- HS tóm tắt
- Lớp nhận xét
- HTL: 
- Chú ý các đoạn đối thoại giữa các nhân vật.
- HS nghe
- 2 -> 3 HS đọc
2. Chú thích
1, 2, 6, 7, 9, 10, 12
- Lớp theo dõi
- HS tự tìm hiểu các chú thích-SGK
Hoạt động 3: HD học sinh phân tích bố cục đoạn trích
?. Xác định 3 phần của đoạn truyện theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió?
?. Đại ý của từng phần ấy? 
?. Em có nhận xét gì về độ dài các phần? Tính cách các nhân vật có phải chỉ được bộc lộ rõ qua việc đánh nhau với cối xay gió không?
3. Bố cục
- HS xác định 3 phần
+ P1: Từ đầu.....và không cân sức: Nhận định về những chiếc cối xay gió
+ P2: Nói rồi.... toạc nửa vai: Thái độ và hành động của mỗi người
+ P3: Còn lại: Khi bị đau và chuyện ăn ngủ của 2 thầy trò
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: 3 đoạn có độ dài tương đương nhau (Phần tả Đôn-ki-hô-tê không phải là dài nhất). Vì vậy, tuy nhan đề như vậy nhưng tính cách nhân vật (nội dung chính) thể hiện trong suốt trước, trong và sau khi đánh nhau
Hoạt động 4:HD học sinh phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê
?. Em hiểu như thế nào về tước hiệu “hiệp sĩ”?
?. Tước hiệu đó ai phong cho Đôn-ki-hô-tê và thể hiện điều gì?
?. Dựa vào phần chú thích về tác phẩm và bức minh hoạ SGK, hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê được giới thiệu và miêu tả ntn về nguồn gốc, ngoại hình?
(GV: Chữ “Đôn” ghép vào với tên chỉ những người quý tộc ở Tây Ban Nha)
?. Theo em, nguyên nhân vì sao khi nhìn thấy những cối xay gió Đôn-ki-hô-tê lại nhìn ra là những tên khổng lồ ghê gớm...?
?. Phẩm chất hiệp sĩ của Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ ntn?
Tìm một vài chi tiết, hình ảnh để chứng minh?
?. Em đánh giá ntn về những ước vọng và hành động đó của Đôn-ki-hô-tê...?
Điều đó cần thiết không? Đặc biệt trong XH Tây Ban Nha thế kỉ XVI?
?. Theo em lí do vì sao Đôn-ki-hô-tê thất bại trong cuộc giao tranh ấy?
?. Câu nói của Đôn-ki-hô-tê “... ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ra ngoài”. thể hiện điều gì?
?. Theo em vì sao Đôn-ki-hô-tê lại không để ý đến chuyện ăn, ngủ...?
?. Em có nhận xét gì về giọng văn khi kể về cuộc giao tranh và sự thất bại thảm hại của hiệp sĩ?
?. Qua đó em cảm nhận chung gì về nhân vật này....?
4. Phân tích
a. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Là tước hiệu thuộc dòng dõi quý phái thời xưa ở phương Tây. Hiệp sĩ chỉ người có sức mạnh và lòng hào hiệp hay bênh vực kẻ yếu, cứu giúp người gặp nạn trong XH cũ
- HS suy nghĩ trả lời
- Lớp nhận xét
- HTL: 
+ Là một quý tộc nghèo, tuổi trạc 50, say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ (Tự phong)...
+ Ngoại hình: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi ngựa còm, đồ binh giáp han rỉ
- HS suy nghĩ trả lời
- Lớp nhận xét
- HTL: Nguyên nhân: Do đầu óc lão mê muội, chẳng còn tỉnh táo (nhìn những cối xay gió thành những tên khổng lồ, không thừa nhận thất bại...)
- HS suy nghĩ trả lời
- HTL: - Phẩm chất hiệp sĩ
+ ý nghĩ: ra tay tiêu trừ giống xấu xa, gian ác (“bởi đây là 1 cuộc chiến đấu”)
+ Hành động dũng cảm xông vào cuộc giao tranh không cân sức “ thét lớn”...,” tay lăm lăm ngọn giáo...phi thẳng tới...”
- 1 -> 2 HS nêu cảm nhận
- HTL: Đó là những ước vọng và hành động tốt đẹp, chính đáng- cần thiết cho XH Tây Ban Nha ở thế kỉ XVI
- HTL: 
+ Do lão mê muội (đó không phải là những tên khổng lồ)
+ Cuộc chiến không cân sức, không nghe lời Xan -chô Pan -xa...
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: Đôn-ki-hô-tê muốn bắt chước các hiệp sĩ giang hồ trong sách: Không kêu đau, không ăn, không ngủ -> bản lĩnh kiên cường
- HTL: Vì nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a( giống như những hiệp sĩ trong sách)
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Giọng văn hài hước (lời nói hiệp sĩ: “chớ có chạy trốn...”, hành động dũng mãnh; lời cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a ; cái ngã như trời giáng...)
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Có nhiều khía cạnh tốt đẹp, nhưng do đọc nhiều loại truyện xấu nên Đôn-ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đấng thương.
Tiết 25
Hoạt động 5: HD học sinh phân tích nhân vật Xan-chô Pan xa
?. “Giám mã” là gì?
Dựa vào phần chú thích, Xan-chô Pan xa được giới thiệu ntn?
GV: Nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê với hi vọng sau này ông chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo.
?. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô Pan-xa ở và tình trạng ntn?
?. Thái độ phục vụ của Xan-chô với ộng chủ được bộc lộ ntn?
?. Khi nói về vết thương Xan-chô bộc lộ tính cách ntn?
?. Đối với chuyện ăn ngủ, tính cách gì của Xan-chô được bộc lộ?
?. Cảm nhận chung của em về con người này ntn?
b. Gám mã Xan-chô Pan-xa
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: 
+ Giám mã: người chăm sóc ngựa và theo hầu các hiệp sĩ
+ Là bác nông dân béo, lùn
- Ước muốn: tầm thường( nghĩ đến quyền lợi riêng)
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Hoàn toàn tỉnh táo (hét bảo...không phải là bọn khổng lồ), (can ngăn ông chủ xông vào đánh cối xay gió)
- HTL: Thái độ phục vụ tận tình, tốt bụng, (thúc lừa chạy đến cứu ông chủ, cầu chúa phù hộ, nâng đỡ ông chủ...)
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Có phần hèn nhát (hơi đau một chút là rên rỉ ngay)
- HTL: Thiết thực - quan tâm đến những nhu cầu vật chất hàng ngày như cái ăn, cái ngủ (nhắc đến giờ ăn...)
 - Tầm thường: quá chú trọng chăm lo cho cá nhân (vừa đi vừa chè chén, thấy thoải mái, ngủ một mạch, ước muốn...)
- HS nêu cảm nhận
- HTL: Là người có những mặt tốt (tỉnh táo, tốt bụng, thiết thực) nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách (ước muốn tầm thường, hèn nhát...
-> Là người có những mặt tốt nhưng cũng bộc lộ những điểm đáng chê trách
Hoạt động 6: HD học sinh tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật
?. Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật làm nổi bật nhau lên của tác giả?
?. Hãy chỉ ra nghệ thuật ấy ở 2 nhân vật? ý nghĩa...?
- GV chuẩn xác
?. Xây dựng 2 nhân vật có chân dung và tính cách trái ngược, nhà văn còn bộc lộ ý đồ NT gì ...?
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: Để làm nổi bật cá tính của 2 nhân vật, tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập
- HS trình bày
- Nhận xét
- HTL: 
 Xan-chô Pan xa
- Nguồn gốc nông dân
- Thấp, lùn, cưỡi lừa
- Ước muốn tầm thường
- Tỉnh táo, thiết rhực
- Hèn nhát
 Đôn-ki-hô-tê
- Nguồn gốc: quý tộc
- Cao, gầy, cưỡi ngựa còm
- Khát vọng cao cả
- Mê muội , hão huyền
- Dũng cảm
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: 2 nhân vật này có thể bổ sung cho nhau để tạo nên một tính cách hoàn thiện hơn-> 1 con người có ích cho XH, thể hiện bước chuyển mình vĩ đại của đất nước, dân tộc TBN từ XH phong kiến sang XH TBCN
Hoạt động 7: HD học sinh tổng kết bài học
?. Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật...?
III. Tổng kết
- HS trình bày
- Nhận xét
- HTL: Như Ghi nhớ -SGK
- HS đọc ghi nhớ
 * Củng cố:
- Em thích nhân vật nào? Vì sao? Nếu em vẽ nhân vật ấy, em sẽ vẽ cảnh nào...
- Câu hỏi dành cho HS TB: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?
	A.Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù
	B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép
	C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại
	D. Vì đầu óc lão mê muội không tỉnh táo
	(Đáp án: D)
- Câu hỏi dành cho HS khá: Hãy chỉ rõ yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn từ “Đêm hôm ấy.....đủ no rồi”
	* Hướng dẫn về nhà:
- Tóm tắt lại nội dung đoạn trích
- Học bài, nắm nội dung bài
- Phân tích 2 nhân vật , chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Chuẩn bị bài: Tình thái từ
+ Ôn tập kiến thức tiếng Việt của bài trước.
+ Nghiên cứu trước bài học
Bài 7 - Tiết 27
Ngày soạn: 14/10/2009
Ngày dạy: 21/10/2009
Tình thái từ
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Bảng phụ
- Ngữ pháp tiếng Việt.
- Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.
- 108 bài tập tiếng Việt THCS.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt trợ từ, thán từ. Lấy VD mỗi kiểu
- Làm bài tập 5, 6: Lên bảng đặt câu
- Giải thích ý nghĩa câu TN “ Gọi dạ bảo vâng”
	* Khởi động:
- GV đưa bảng phụ ghi các VD sau:
	+ Mẹ về rồi à?
	+ Anh về đi?
	+ Em bé ấy đáng thương thay?
- GV: Các từ viết đậm nét trên có nghĩa như thế nào trong câu?
- 2 -> 3 HS trả lời.
- GV: Vậy những câu trả lời trên của các em có chính xác hay không, chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: HD học sinh tìm hiểu chức năng của TTT
?. Đọc VD
?. Trong các VD a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
?. Các từ in đậm có chức năng gì trong câu?
?. Tìm các từ khác có chức năng như à, đi, thay..?
?. VD(d) từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
?. “à, đi, thay, ạ” là các tình thái từ. Em hiểu thế nào là tình thái từ? Có thể phân loại thế nào về tình thái từ?
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ- SGK 
- 1 HS đọc
- Lớp theo dõi
2. Nhận xét 
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: 
+ VD ... nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy?
?. Từng mạch kể xưng “Tôi”, “chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời người kể chuyện?
?. Theo em, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
3. Phân tích
a. Mạch kể của văn bản
- HS xác định mạch kể trong văn bản
- HTL: Người kể chuyện xưng:
+ “Chúng tôi”- Câu đầu,...
Vào năm học cuối cùng...biêng biếc kia”
+ “tôi”:- Phía dưới làng tôi...gương thần xanh
 - Tôi lắng nghe...hết
-> Hai mạch kể phân biệt và lồng và nhau
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: Xưng “tôi”: là người kể chuyện (có thể là tác giả hoặc một nhân vật trong tác phẩm)
 Xưng “chúng tôi”: vẫn là người kể chuyện trên, nhưng người kẻ nhân danh “cả bọn con trai” ngày trước - Khi đó người kể cũng là đứa trẻ trong bọn
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Mạch kể xưng “tôi”:
+ Dòng cảm xúc về quê hương, hai cây phong mỗi lần về quê cho đến nay
+ Cảm xúc của “tôi” trước hai cây phong và người trồng phong
 - Mạch kể xưng chúng tôi: chuyện xảy ra trong quá khứ “năm học cuối cùng”
- HS trao đổi theo từng cặp
- HS trả lời ->Nhận xét
- HTL: Mạch kể chuyện xưng “tôi” Vì: 
+ độ dài
+ tôi có mặt ở cả hai mạch kể
-> bộc lộ sâu sắc cảm xúc, suy nghĩ về quê hưong
Hoạt động 4: HD học sinh phân tích cảm xúc của “tôi” về quê hương, hai cây phong
?. Trong mạch kể xưng “tôi”, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
(GV bình giảng: hoạ sĩ -> tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, cảm nhận và phát hiện, sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống...)
?. Những hình ảnh nào của làng quê hiện lên trong kí ức của “tôi”-hoạ sĩ?
?. Nhận xét gì về bức tranh phong cảnh đó?
?. Cảm xúc của “tôi” bộc lộ rõ qua những từ ngữ nào khi giới thiệu về chốn quê? Đó là cảm xúc gì?
b. Cảm xúc của tôi về làng quê
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề hoạ sĩ
 HS nghe
* Cảm xúc của “tôi” về phong cảnh làng quê
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Kí ức về phong cảnh làng quê đẹp như một bức tranh: chân núi, cao nguyên rộng, khe nước ào ào, ngách đá, thung lũng Đất vàng, thảo nguyên mênh mông, đường sắt, đồng bằng, chân trời -> bức tranh đẹp
- HS suy nghĩ trả lời
- HTL: Cảm xúc của “tôi” với chốn quê thân yêu, bồi hồi thương nhớ (của đứa con sau những năm tháng đi xa trở về): “Làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”...
 * Củng cố:
- Tóm tắt văn bản “Hai cây phong”? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
- Truyện có những mạch kể nào? Nêu nội dung của từng mạch kể?
Tiết 33
?. Nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kẻ chuyện?
- GV kết hợp phân tích, bình giảng, liên hệ
(Biểu tượng làng quê VN....)
?. Hãy kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai...
?. Những câu văn nào bộc lộ rõ nhất sự gắn bó, nỗi nhớ của “tôi” với 2 cây phong...
?. Hình ảnh 2 cây phong được khắc hoạ đậm nét trong đoạn văn nào? Chỉ ra câu chủ đề của đoạn?
?. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để thể hiện rõ “tiếng nói”, “tâm hồn”, “lời ca” của 2 cây phong? Chỉ rõ những từ ngữ, hình ảnh ấy...Tác dụng... trong việc gợi tả và biểu lộ cảm xúc...
- GV chuẩn xác
?. Ngoài các biện pháp tu từ, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt nào khi viết về 2 cây phong?
?. Dưới ngòi bút của 1 hoạ sĩ, hình ảnh 2 cây phong trở nên sinh động, gợi cảm hơn? Vì sao?
?. Kết thúc đoạn trích, cảm xúc của “tôi” trở lại, đó là cảm xúc về điều gì?
* Cảm xúc về 2 cây phong:
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét 
- HTL: 
+ Là biểu tượng của làng quê, gắn với tình yêu quê hương tha thiết
+ Gắn bó với những kỉ niệm xa xưa ở tuổi học trò “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh
+ Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước
- HTL: Chính thầy Đuy-sen đã đem 2 cây phong về trồng trên đồi cao này cùng cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm vào đó ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, được mở mang kiến thức, trở thành người có ích.
-> Tình cảm gắn bó, nỗi nhớ, niềm khao khát được nhìn thấy 2 cây phong
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: “ Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình (gắn bó từ rất lâu)
 “bao giờ cũng cảm biết được chúng...”
 “mong sao chóng về tới làng...”
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét 
- HTL: Đoạn “Trong làng tôi...bốc cháy rừng rực”
- Câu chủ đề: câu 1
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Nghệ thuật: 
+ So sánh: như một lán sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát; “như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành, như một đêm lửa vô hình”
+ Nhân hoá: “ bỗng im bặt một thoáng”; “lại cất tiếng trhở dài một lượt như thương tiếc người nào”
+ ẩn dụ: “ tấm thân dẻo dai, reo vù vù”
- Tác dụng: + Hình dung cụ thể về 2 cây phong (lá, cành...)
 + thân thiết , gần gũi với con người
 + sức sống mãnh liệt -> biểu tượng phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương.
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả và biểu cảm
- HTL: Dưới ngòi bút của hoạ sĩ: 2 cây phong còn được tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn của người nghệ sĩ ( cảm biết được chúng những cung bậc tình cảm...)
- HS trả lời-Nhận xét
- HTL: 
+ Cảm xúc (bàng hoàng, ngơ ngác) nghe tiếng rì rào 2 cây phong
+ Mơ tưởng, nâng cánh ước mơ tới những miền đất xa lạ”
=> “Tự hỏi lòng” ai là người...?-> lòng biết ơn sâu sắc người trồng cây
Hoat động 5: HD học sinh phân tích cảm xúc “chung tôi” về hai cây phong và những kí ức tuổi thơ
?. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất?
?. ở đoạn 1...gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ gì...?
?. Nhận xét về phương thức kể chuyện, cách diễn đạt...
?. Tác dụng...?
? Thế giới đẹp đẽ vô ngần... được mở ra trước mắt người kể chuyện khi nào?
?. Thế giới đẹp đẽ ấy là gì?
?. Nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và ngòi bút vẽ lên bức tranh đó...
c. Cảm xúc của chúng tôi về hai cây phong và những kí ức tuổi thơ
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HTL: Có 2 đoạn:
+ “vào năm học cuối cùng....và ánh sáng”
+ “Đất rộng bao la...biếc kia”
-> Đoạn 2: làm cho người kể, bọn trẻ ngây ngất
- HS trả lời - Nhận xét
- HTL: Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim
- Kể xen lẫn tả (reo hò, huýt còi ầm ĩ, cây phong khổng lồ nghiêng ngả đung đưa, lá xào xạc...; chân đi đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu...; đàn chim hoảng hốt, kêu lên chao đi chao lại...”
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá (câu văn “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò...xào xạc dịu hiền”)
- HTL: -> Bức tranh sinh động có âm thanh, màu sắc thân thuộc...
- HTL: ...Khi trên những càn cao ngất đến ngang tầm cánh chim bay
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: 
+ Chuồng ngựa...toà nhà rộng nhất thế gian- như căn nhà xép
+ Thảo nguyên mất hút trong làn sương mờ đục
+ Vùng đất, con sông lấp lánh (như sợi chỉ bạc mong manh)
- HTL: Bức tranh thiên nhiên đẹp, cao rộng, màu sắc âm thânh (chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, căn nhà xép, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục, biêng biếc...)
Hoạt động 6: HD học sinh tổng kết văn bản
?. Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản?
III. Tổng kết
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: (Như ghi nhớ - SGK)
* Củng cố:
- Tìm hiểu những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn trích, tác dụng của nó trong việc biểu đạt ý nghĩa câu chuyện?
- Đoạn văn nào liên quan đến 2 cây phong mà em thích nhất? Vì sao? Hãy đọc thuộc lòng?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, phân tích nội dụng, nghệ thuật
- Đọc thuộc lòng 1 đoạn văn liên quan đến 2 cây phong
- So sánh hình ảnh 2 cây phong qua 2 mạch kể (khi người kể chuyện xưng “tôi” và khi người kể chuyện xưng “chúng tôi”) và rút ra nhận xét (về việc miêu tả cây và việc bộc lộ tình cảm của tác giả)
- Qua bài văn, em thích nhất chi tiết nào khi tác giả kể và tả về 2 cây phong? Nêu lí do vì sao em thích.
- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 2
+ Ôn tập các kiến thức tập làm văn: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Nghiên cứu các đề bài trong SGK
Bài 9 - Tiết 35 + 36
Ngày soạn: 29/10/2009
Ngày dạy: 2/11/2009
Viết bài Tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp GV: đánh giá kết quả học tập và áp dụng lí thuyết vào thực hành viết bài của HS
- Giúp HS: biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày cho HS
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra: (Sự chuẩn bị của HS)
	* Khởi động: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết viết bài TLV.
	* Bài mới:
I. Đề bài
Một lần mắc lỗi với thầy (cô) giáo
II. Hướng dẫn chấm
	Bài viết của HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Hình thức 
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự, xen kẽ yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí (hợp lí, vừa đủ để câu chuyện thêm sinh động...)
- Ngôi kể: “tôi”
- Bố cục bài văn: hô ứng giữa các phần
- Thân bài: Các đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, song hành); câu chủ đề; từ ngữ liên kết đoạn; câu văn, dùng từ ngữ...
- Thứ tự kể: Trình tự diễn biến trước - sau câu chuyện, thời gian.
2. Nội dung
- Kể về lần phạm lỗi với thầy (cô giáo) : đó là khi nào? ở đâu? em đã phạm lỗi gì? chuyện xảy ra ntn? (bắt đầu, diễn biến, kết thúc), 
- Miêu tả: 
+ Tả hành động sự việc xảy ra
+ Miêu tả hình ảnh thầy (cô) trong và sau khi em phạm lỗi (nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ...)
- Biểu cảm: Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy (lo lắng, ân hận , buồn phiền)
III. Biểu điểm
- Điểm 9 - 10:	+ Đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức
+ Bài viết sáng tạo, hấp dẫn
- Điểm 7 - 8:	+ Bài viết đạt nội dung, hình thức ở mức khá, biết kết hợp khá nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả và biểu cảm
+ Còn mắc lỗi về chính tả, diễn đạt
- Điểm 5 - 6: 	+ Các yêu cầu về ND,HT đạt ở mức TB
+ Đưa yếu tố BC,MT còn chưa hay, dùng từ ngữ diễn đạt chưa sinh động
- Điểm 3 - 4:	+ Các yêu cầu về nội dung và hình thức đạt ở mức yếu
+ Đưa yếu tố MT, BC chưa hợp lí; câu chuyện sơ sài, không hấp dẫn, mắc lỗi diễn đạt, đoạn văn...
- Điểm 1 - 2:	+ Không đạt các yêu cầu trên, lạc đề
+ Diễn đạt kém
	* Củng cố:
- GV theo dõi HS làm bài nghiêm túc 90’
- GV thu bài, kiểm diện bài
- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ viết bài (ý thức ...) 
	* Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục học, ôn VB tự sự kết hợp yếu tố MT, BC
- Tham khảo các bài văn mẫu , rút kinh nghiệm bài viết
- Chuẩn bị bài: Nói quá
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Tìm đọc một số tài liệu:Phong cách học Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc)
 	 Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt (Cù Đình Tú)
	 Lối nói phóng đại trong Tiếng Việt (Đào Thản)
Thông qua tổ ngày .... tháng 10 năm 2009
Tổ trưởng
 Hoàng Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 789.doc