Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tập thơ “Nhật kí trong tù”- HCM

- Hiểu một số đặc sắc nội dung, nghệ thuật của những bài thơ nổi bật trong tập thơ “Nhật kí trong tù”- HCM

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

doc 19 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 16/5/2022
Tiết 138,139: Trải nghiệm sáng tạo
Tên bài: Tìm hiểu tập thơ Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tập thơ “Nhật kí trong tù”- HCM
- Hiểu một số đặc sắc nội dung, nghệ thuật của những bài thơ nổi bật trong tập thơ “Nhật kí trong tù”- HCM
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
-: Có ý thức yêu mến phù hợp đối với nền văn học nước ngoài
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: sgk, sgv
2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm học tập thơ, các bài viết đánh giá về tập thơ” Nhật kí trong tù”- HCM.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động:
GV trình chiếu một số tư liệu về lịch sử VN giai đoạn 1930- 1945:
Bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940-1945:
Đầu năm 1940 với các bí danh “Hồ Quang”, “Đồng chí Trần”, “Đồng chí Vương” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về đến Côn Minh (Trung Quốc) để bắt liên lạc với Trung ương Đảng ta và chuẩn bị điều kiện để về nước hoạt động.
Tháng 6/1940 phát xít Đức tấn công nước Pháp. Chính phủ tư sản Pháp đầu hàng, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định đó là thời cơ bắt đầu có lợi cho cách mạng Việt Nam. Lúc bấy giờ Người đang công tác ở Quế Lâm nhưng vẫn tính đến việc xây dựng khu căn cứ ở Cao Bằng. Người đã chỉ thị cho một số cán bộ của Đảng đang hoạt động ở Trung Quốc phải gấp rút về nước chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ, giành chính quyền.
Tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, Pháp dâng Đông Dương cho Nhật, đẩy nhân dân Việt Nam đến cảnh “Một cổ hai tròng”, nhân dân Việt Nam quyết vùng lên chống bọn phát xít. Tháng 11 năm 1940, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ VII, xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật - Pháp và đề ra nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp, Nhật.
Ngày 28-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Tổ quốc. Ngày mồng 8/2 năm đó, một số cán bộ tỉnh Cao Bằng thay mặt nhân dân cả nước hân hoan đón Người về Pắc Pó. Những ngày ở Pắc Pó cuộc sống của Người gặp vô vàn gian khổ, khó khăn. Năm đó Người đã 50 tuổi, để bảo vệ sức khoẻ cho Người, cán bộ và nhân dân Hà Quảng đã làm cho Người một cái lán nhỏ bên suối Khuổi Nậm, cuộc sống ung dung, đạm bạc của Người được phản ánh trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Pó” của mình.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của Việt Nam ở đó. Lần này Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải tới, giải lui nhiều nhà tù trong vòng hơn một năm. Người đã sống những ngày đầy khó khăn, đói khát trong nhà tù của Tưởng, Trong hoàn cảnh đó, với lạc quan của người cách mạng, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” thể hiện phần nào tinh thần, phẩm chất và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 9/1943, sau khi ra khỏi tù, Người tiếp xúc với tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, đồng thời chắp liên lạc với Đảng ta để về nước tiếp tục lãnh đạo phong trào cho nhau.
II. Giới thiệu văn học cách mạng 1940 - 1945
2.1. Những nét chung về văn học cách mạng
	Dòng văn học cách mạng là dòng văn học phát triển theo ý thức hệ của giai cấp vô sản. Nó biến chuyển song song với những biến chuyển trong thời kì đấu tranh cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Lịch sử của nó theo sát lịch sử đấu tranh cách mạng, vì lẽ đơn giản nó là một bộ phận của cách mạng. Nó là của các chiến sĩ đứng ở mũi nhọn của cuộc đấu tranh. 
	Văn học cách mạng là bộ phận văn hóa tác động nhiều và mạnh nhất đến các tầng lớp nhân dân cách mạng. Ở khắp nơi và ở các mặt hoạt động của cách mạng, văn học cách mạng làm được nhiệm vụ cao cả và chân chính là:
“Dùng cán bút làm đòn xoay chế dộ
Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền”
(Sóng Hồng)
	Con đường phát triển của văn học cách mạng là con đường của cách mạng, nhgiax là, nói chung, mỗi ngày một mở rộng theo hướng tiến về phía trước. Lịch sử 15 năm giai đoạn 1930 -1945 được chia làm ba thời kì nhỏ, rõ rệt:
- Thời kì đầu: 1930 – 1935
- Thời kì giữa: 1936 – 1939
- Thời kì cuối: 1940 - 1945
2.2. Đặc điểm văn học cách mạng giai đoạn 1940 – 1945
2.2.1. Đặc điểm lịch sử xã hội
	Đây là thời kì cuối cùng của lịch sử 80 năm thuộc Pháp. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai mở màn. Trong tình hình nghiêm trọng và trên bước đường băng hoại, đế quốc Pháp đã thi hành các biện pháp dã man và thâm độc về mọi mặt: chính trị, văn hóa, kinh tế.
	Cuối năm 1939, sau khi giải tán các tổ chức nghiệp đoàn, ái hữu, chúng chĩa mũi nhọn vào Đảng cộng sản Đông Dương. Hàng ngàn chiến sĩ bị sa lưới. Riêng sau khởi nghĩa Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt và giết hơn 6000 người.
	Lại thêm bọn phát xít Nhật khát máu cũng quay cuồng lồng lộn trên sân khấu Đông Dương. Toàn dân tộc ta quằn quại trong đau thương.
	Đế quốc Pháp, Nhật cho thi hành những chính sách hà khắc hòng làm chết dần chết mòn tinh thần cùng thể xác các chiến sĩ. Nhưng lòng tin sắt đá ở tương lai tươi sáng của dân tộc, ở sự thằng lợi của người lao động, phần nào đẩy lùi được bóng tối. 
2.2.2. Đặc điểm văn học
	Tình hình lịch sử xã hội có ảnh hưởng nhiều đến văn học giai đoạn này. Nhìn chung có nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
	Những khuynh hướng tiến bộ đang trên đà phát triển thời kì Mặt trận dân chủ bị khủng bố, đàn áp. Văn học phong kiến tạm ngừng một thời gian, nay lại phục hồi. Văn học cách mạng phải rút vào bí mật, cùng với Đảng, tiếp tục sứ mệnh cứu quốc thiêng liêng.
	Văn học giai đoạn này hình thành 2 bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
- Bộ phận văn học công khai 
- Bộ phận văn học không công khai
Bộ phận văn học công khai là thơ văn cách mạng chiến khu. Thơ văn thời Mặt trận Việt Minh là văn học chính thống của căn cứ địa cách mạng. Loại văn thơ này phần lớn được đăng trên báo chí của Đảng, của Mặt trận Việt Minh và của đoàn thể cứu quốc. Ngoài ra còn một số bài thơ lưu hành truền miêng trong nhân dân, phổ biến nhất là laoij ca dao cứu quốc, ca dao chống Nhật, Pháp.
Bộ phận văn học không công khai là thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù (gọi chung là thơ văn nhà tù).
	Sau Xô viết Nghệ - Tĩnh, hàng trăm nghìn chiến sĩ phải vào tù. Ở thời kì cuối 1940 – 1945, các nhà tù đế quốc chật ních những chiến sĩ bị bắt giam. Khác với người thường, khi bị bắt thường co lại như những chú rùa trong tấm mai dày, người cộng sản vào tù lấy đó làm nơi rèn chí khí, hơn nữa biết biến nhà tù thành những “tao đàn ngục thất’, sáng tác để tự động viên và động viên nhau giữ khí tiết. Họ còn tìm cách góp tiếng nói văn học với phong trào bên ngoài đã vắng bóng người cộng sản, góp phần tham gia lãnh đạo quần chúng. Có thì giờ, người chiến sĩ sử dụng vũ khí văn học. Nội dung và hình thức, thể loại trở nên phong phú, bao gồm thơ ca, văn xuôi, ca kịch. 
	Những nhà tù như Lao Bảo, Kontum, Ban Mê Thuột, Côn Lôn, Hỏa Lò, Khám Lớn đã trở thành trường học để các chiến sĩ nghiên cứu lí luận, học tập văn hóa, rèn luyện cán bộ. Những dịp Tết hoặc kỉ niệm cách mạng, việc sáng tác lại càng rầm rộ. Nguồn cảm hứng, đề tài thúc đẩy là ý thức giữ vững tinh thần cách mạng, là giác ngộ quần chúng nhà tù, chống sự đầu hàng, chống lại tư tưởng cải lương, tư tưởng quốc gia hẹp hòi.
	Thơ nhà tù thời kì 1940 – 1945 phần lớn làm theo thể Thơ mới vì lúc này Thơ mới đã thắng thế hoàn toàn so với thơ cũ. Nó tỏ ra có khẳ năng diễn đạt hơn và tự do hơn. Nhiều tác giả trước kia hay dùng thơ cũ như Hồng Chương cũng chuyển sang Thơ mới. Về nội dung cũng có điểm cần chú ý. Nếu thơ trong tù thời kì trước nặng về ý chí, về kêu gọi chung chung thì thơ tù thời kì này đi sâu vào nội tâm con người. Thơ hay nói đến cái tôi. Cố nhiên cái tôi không tách khỏi cái ta chung của đồng chí và của cả dân tộc. Cái tôi của chủ thể trữ tình là của riêng tác giả, nhưng cũng là của chung của dân tộc. Nội tâm ấy dễ bắt gặp tâm tư của người khác. Xiềng xích của Tố Hữu là như thế. Tập thơ của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, sôi nổi căm hờn, lòng dặn lòng không bao giờ nản chí, không bao giờ chịu khuất phục quân thù. Tâm tư ấy cũng là của dân tộc Việt Nam bất khuất trước sự dã man của giặc Pháp thống trị.
	Nói đến thơ nhà tù thời kì này, không thể quên tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh, sáng tác trong các nhà tù, bên kia biên giới, thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ của vị lãnh tụ mà “Uy vũ bất năng khuất: mà “Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại”, là tiếng nói lạc quan, yêu đời, “một viên ngọc quý đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam”
Hoạt động hình thành kiến thức:
TÌM HIỂU TẬP THƠ “NHẬT KÍ TRONG TÙ”
NHÓM 1 :Tìm hiểu hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù
1. Hoàn cảnh
- Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, lúc này tình hình trong nước và thế giới đã có những biến động dữ dội, hết sức khẩn trương, Nhật đã đi vào Đông Dương, phát xít Đức và Nhật đang làm mưa làm gió, trên thế giới, Liên Xô và các nước đồng minh đang có nhiều khó khăn
- Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 thành lập mặt trân Việt Minh ( Việt minh cần sự thừa nhận và viện trợ của các nước đồng mình, trước hết là của Trung Quốc)
- Vì vậy ngày 13/8/1942, lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc bắt đầu lấy tên mới là Hồ Chí Minh, từ địa điểm cơ quan bí mật đóng ở vùng Pắc Bó tỉnh Cao Bằng đã lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tề và liên hệ với các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở Trung Quốc.Sau nửa tháng đi bộ, tới ngày 29/8, khi vừa tới Túc Vinh (Quảng Tây, Trung Quốc) thì HCM chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giam cầm, bị đầy đoạ vô cùng khổ cực, thường bị giải tới, giải lui gần 30 nhà tù khắp tỉnh Quảng Tây hơn một năm trời.
- Trong chuỗi ngày tù đầy gian khổ đó, HCM đã viết tập thơ « Nhật kí trong tù » bằng chữ Hán bao gồm 133 bài, đa số theo thể thơ tứ tuyệt.
2. Lý do :
Trang mở đầu của tập thơ, Người đã nói rõ lý do sáng tác tập thơ :
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
- Suốt thời gian bị cầm tù, Bác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể làm chính trị được trong khi công việc cách mạng đang khẩn trương bề bộn. Bác đành phải làm thơ để tiêu thì giờ và vơi nỗi buồn, nỗi đau  ... của mình, Bác đã thể hiện ý chí, nghị lực, tinh thần của một nguwòi chiến sĩ CM. Bác đã vượt qua những khó khăn ấy với thái độ ung dung, lạc quan, tự chủ:
+ Đến với thiên nhiên, chan hòa giữa thiên nhiên, bao quát cảnh đẹp thiên nhiên:
 Ngắm trăng
 Đi đường
+ Lạc quan, đùa vui:
	Hôm nay xiềng xích thay dây trói
	Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
	Tuy bị tình nghi là gián điệp
	Mà như khanh tướng vẻ ung dung
 (Đi Nam Ninh)
	Ăn cơm nhà nước, ở nhà công
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng!
 (Pha trò)
- Bác khẳng định những gian lao chính là môi trường thử thách, rèn luyện quyết tâm:
	Thân thể ở trong lao
	Tinh thần ở ngoài lao
	Muốn nên sự nghiệp lớn
	Tinh thần càng phải cao
	 (Đề từ)
 	Kiên trì và nhẫn nại
	Không chịu lùi một phân
	Vật chất tuy đau khổ
	Không nao núng tinh thần
-> Tinh thần ấy đa tạo nên con người HCM, thời đại HCM mang lại thắng lơị chói lọi cho toàn dân tộc VN.
Đề 3: Trong bài “ Đề từ” trên trang bìa tập “ NHật ký trong tù” Hồ Chí Minh viết:
“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên.
Gợi ý:
* Yêu cầu chung:
 +Kiểu bài: Phân tích tác phẩm kết hợp với chứng minh
 +Nội dung: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để thấy được mặc dù bị giam cầm về thể xác nhưng song sắt nhà tù không thể giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh.
 *Yêu cầu cụ thể:
A-Mở bài
 -Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”
 -Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.
B-Thân bài 
 1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù 
 Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh
 2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” 
 Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” 
*Hai câu đầu: 
 +Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày. 
 +Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.
*Hai câu cuối 
 +Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù. 
 +Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. 
 +Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” 
 3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.
C-Kết bài 
 Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù.
Lưu ý: -Học sinh có thể trình bày sắp xếp theo những cách khác nhau, miễn là đủ ý, hệ thống và chặt chẽ. Biểu điểm trên đây đã ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng làm bài thì không thể đạt điểm tối đa. Bên cạnh yêu cầu kiến thức còn yêu cầu về kĩ năng viết văn nghị luận của học sinh.
- Bài viết mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0.25 đ; trên 10 lỗi trừ 0.5đ.
Đề 4: Trong sách ngữ văn 8, tập II, trang 38 có viết: “Tuy Bác Hồ viết Nhật ký trong tù chỉ để ngâm ngợi cho khuây trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người”
 Dựa vào kiến thức đã học về tập thơ “Nhật ký trong tù” đặc biệt là hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”, em hãy chứng minh nhận định trên.
GỢI Ý:
Mở bài: Dẫn dăt giới thiệu vấn đề: Tuy Bác Hồ viết Nhật ký trong tù chỉ để ngâm ngợi cho khuây trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người”
 Thân bài: Làm sáng tỏ vấn đề:
Giới thiệu ngắn gọn về HCM
Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác tập thơ “ Nhật ký trong tù”
Lấy dẫn chứng và lập luận làm sáng tỏ tâm hồn cao đẹp , ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất chúng của Người đặc biệt qua 2 bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường”.
+ Một tâm hồn cao đẹp ,nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời
 + Một ý chí cách mạng phi thường, tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo.
 + Một tài năng thơ xuất sắc với những vần thơ trong sáng, giản dị, hàm súc và có ý nghĩa sâu xa, kết hợp hài hòa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đạị trong những vần thơ lời ít ,ý nhiều
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Cảm nghĩ về chân dung HCM
- Mở rộng về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản.
Đề 5 “ Trong những bài thơ của Bác, Bác không hề nói đến thép, không lên giọng thép mà vẵn sáng ngời chất thép”.
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về bài thơ “ Ngắm trăng” (Trích Nhật ký trong tù), em làm sáng tỏ nhận xét trên.
* Gợi ý:
a. Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ
b. Thân bài:
- Giải thích thế nào là chất thép trong thơ 
   + Chất thép là một hình ảnh ẩn dụ, được Bác dùng chỉ tính chiến đấu, chỉ tinh thần, tình cảm cách mạng, tinh thần chiến đấu. 
 + Đó là nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, là phong thái ung dung tự chủ, lạc quan tin tưởng hướng về tương lai...
   + Trước hết, đọc Nhật kí trong tù ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua những bài thơ đả kích, châm biếm, tố cao kẻ thù. Ví dụ: Các bài Ở Lai Tân, Tiền vào nhà lao, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Gia quyến người bị bắt lính, Chia nước...
+ Chất thép cũng được thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. (Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo là những bài học về việc tu thân luyện trí....)
+ Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên. (tiêu biểu nhất là các bài thơ: Cảnh chiều hôm, Giải đi sớm, Ngắm trăng... )
+ Chất thép còn toát ra từ nụ cười nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Bác trước cảnh tù đày lao lí. Ở đấy, con người bị đẩy vào tình trạng sống phi nhân loại về sinh hoạt, thiếu thốn trăm bể. Trước hiện thực đen tối ấy, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh sống để nở những nụ cười vui (Nói cho vui, Đi Nam Ninh, Ghẻ...)
  =>  Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.
- Chứng minh chất thép trong bài thơ “ Ngắm trăng”
  +  Ngắm trăng là một kiệt tác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ này kết hợp một cách hài hòa giữa cảm xúc trữ tình và chất thép, giữa cổ điển và hiện đại.
 + Đề tài cùa bài thơ rất quen thuộc được thể hiện ngay trong tiêu đề Ngắm trăng. Từ xưa đến nay đã bao người “ngắm trăng’’ và làm thơ về vẻ đẹp huyền diệu của vầng trăng, về mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa trăng và người, nhưng trong tù mà vần ngắm trăng, vẫn làm thơ về trăng thì có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh. Chất thép của bài thơ này được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt ấy.
+ Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản liệt kê. Tác giả viết: "Trong tù không rượu cũng không hoa. Ý thơ tả thực cảnh sống của người tù, ngay cả cơm ăn nước uống còn thiếu, làm gì có nổi rượu và hoa? Nhưng tới câu: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ thì không phải là một việc cố nhiên nữa. Trong nguyên bản câu thơ thứ hai này được thể hiện dưới dạng một câu hỏi: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” (trước cảnh đẹp đêm nay ta biết, là thế nào đây). Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí nhà thơ như vừa tự hỏi mình vừa giãi bày hoàn cảnh với người khách quý. Trong ba yếu tố thưởng nguyệt thì ở đây thiếu tới hai yếu tố (rượu và hoa).
+ Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:
- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng : Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến. 
->Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng. Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ
- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ 
->Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.
* Phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm"
 - Hoàn cảnh ngục tù thế nhưng Bác không vướng bận vật chất vẫn thẻ hiện ý chí, nghị lực phi thường
- Bác luôn hướng đến ánh sáng của hi vọng, của thế giới bên ngoài, về bầu trời tự do
-> Chi tiết này cho ta thấy chất lãng mạn bay bổng của Hồ Chí Minh, một người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng giữ được phong cách ung dung, tự chủ, yêu đời, yêu thiên nhiên...
   => Ngắm trăng không hề có một từ thép, một chất liệu thép. Nếu có chăng đây chính là chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng vềánh sáng, hướng về về đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân hoàn toàn tự do về tâm hồn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_8_bai_5_luyen_tap_tom_tat_van_ban_tu_su.doc