Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 6

Tiết 21-22 CÔ BÉ BÁN DIÊM

 An – đéc - xen

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đec-xen .

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật và mộng tưởng trong tác phẩm .

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh .

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .

- Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) .

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 21-22
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 An – đéc - xen
NS: 24/9/20111
ND: 26/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đec-xen .
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật và mộng tưởng trong tác phẩm .
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh .
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .
- Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) .
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Truyện ngắn Lão Hạc có cách khắc hoạ nhân vật rất tài tình. Em hãy phân tích để chứng minh điều đó. 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
- Cho hs xác định bố cục và thể loại văn bản .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 45 phút.
- Gọi hs đọc đoạn đầu.
- Qua phần đầu, hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Hết tiết 21 chuyển sang tiết 22.
- Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào cứ được lặp lại? Những hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm? Cơ sở thực tế của hành động này? 
- Theo em, các mộng tưởng của em bé gợi cho ta những liên tưởng và cảm nhận gì về em và những em bé khác có số phận như em? 
- Em bé cùng bà bay lên trời. Đó cũng chỉ là tưởng tượng của nhà văn. Thực tế, em bé đã chết trong đêm giao thừa vì rét. Tại sao tác giả lại diễn tả như thế? 
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút.
- Khái quát lại nội dung nghệ thuật bài học.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 7 phút.
- Phát biểu cảm nghĩ về cô bé bán diêm.
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Đánh nhau với cối xay gió.
- HS chú ý nghe gv đọc; đọc lại bài văn theo chỉ định của giáo viên.
- Hs đọc.
- 3 phần
+ Từ đầu đến cứng đờ ra.
+ Tiếp theo  chầu Thượng đế.
+ Còn lại.
- TL
- Nội dung chính của câu chuyện được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi rất tự nhiên đó là 5 lần em bé quẹt diêm.
- Phát biểu tự do.
- Tl
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp 1í của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đôi với em bé bất hạnh.
- Đọc.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Em bé trong đêm giao thừa:
- Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng nghệ thuật đối lập tương phản: Em bé mồ côi đi bán diêm trong đêm giao thừa với đầu trần, chân đất. Trong khi mọi người đang đón giao thừa đầm ấm.
- Hình ảnh tương phản gợi ra rất nhiều thương tâm, đồng cảm trong lòng của người đọc
2. Thực tế và mộng tưởng;
- Qua những lần quẹt diêm, em mơ tới lò sưởi, bàn ăn giáng sinh, cây thông Nô-en, bà nội em. Nhưng tất cả chỉ là mộng tưởng. Thực tế thì em đang đói và lạnh cóng .
- Những mộng tưởng rất đỗi bình thường, nhưng với em chỉ là mộng tưởng mà thôi. Chỉ có cái chết mới làm cho em hạnh phúc thật sự.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 6
Tiết 23
TRỢ TỪ - THÁN TỪ
NS: 25/9/20111
ND: 27/9/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Khái niệm trợ từ, thán từ .
- Đặc điểm và cách sử dụng từ từ, thán từ .
2. Kĩ năng :
- Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Hãy tìm từ địa phương trong câu sau: “Nghe mẹ nói như thế hắn cảm thấy ốt dột quá”. Có thể thay từ địa phương trên bằng từ ngữ toàn dân gì? 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm trợ từ.
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm trợ từ.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 8 phút.
Cho HS quan sát, so sánh ba câu ví dụ trong SGK. 
- Vậy những từ những, có trong các câu trên có tác dụng gì? 
 - Cho HS phân tích thêm một số ví dụ về các trợ từ khác như chính, đích, ngay.
- Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thán từ.
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm thán từ.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 8 phút 
- Cho HS quan sát các từ này, A và vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố. 
+ Này có tác dụnggì?
+ A, vâng biểu thị thái độ gì?
- Nêu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ: Nhận xét về cách dùng các từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:
a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập. 
c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu. .
d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu
- Vậy thán từ là gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần như thế nào trong câu ?
Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- HD học sinh làm bt 2, 3, 4.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút.
- Cho thêm vd về trợ từ, thán từ.
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
 - Chuẩn bị Tình thái từ.
- Câu 1: một sự việc khách quan là: Nó ăn (số lượng) hai bát cơm. 
- Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường).
- Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường).
- Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. 
- Phân tích.
- Rút ra kết luận về khái niệm trợ từ.
- Này có tác dung gây sự chú ý ở người đối thoại.
- A biểu thị thái độ tức giân.
- Vâng biểu thị thái độ lễ phép
- Chọn lựa.
- Rút ra khái niệm.
I. Trợ từ:
Ghi nhớ: SGK
II. Thán từ:
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Bài 2: 
a. Lấy: Nghĩa là không có một lá thư, một lời nhắn gởi, một đồng quà.
b. Nguyên: Nghĩa là chỉ riêng tiền thách cưới quá cao.
Đến: Nghĩa là quá vô lý.
c. Cả: Nhấn nạnh việc ăn quá mức bình thường.
d. Cứ: Nhấn mạnh sự việc lặp lại nhàm chán
Bài 3: a) này, à. b) ấy 
c) vâng. d) chao ôi. e) hỡi ơi
Bài 4: 
a. Kìa: tỏ ý đắc chí.
Ha ha: khoái chí.
Ái ái: tỏ ý van xin.
b. Than ôi: tỏ ý tiếc nuối
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 6
Tiết 24
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
NS: 28/9/20111
ND: 30/9/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự .
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự .
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự .
2. Kĩ năng :
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự .
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra vở học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
Mục tiêu: Hs sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Em thử nêu tác dụng của các yếu tố tả, kể, biểu cảm trong lời văn.
- Gọi đọc đoạn trích ở SGK. 
- Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại những việc gì ?
- Trong đoạn trích trên, tác giả tả lại những việc gì ?
- Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng những yếu tố biểu cảm như thế nào ?
- Hãy nhận xét về vị trí của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong đoạn văn? 
- Em nhận xét gì về vai trò, tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? 
 - Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì kết quả sẽ như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào thực hành.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd học sinh làm bt 1, 2.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Cho hs tìm các đoạn văn có yếu tố kể, tả, biểu cảm.
Hoạt động 5: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Thảo luận để rút ra nhận xét:
+ Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
+ Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật hành động. 
+ Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc nhân vật, hành động. 
- Đọc
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động ''tôi'' với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự việc ấy được kế lại bằng các chi tiết: 
- Mẹ tôi vẫy tôi; tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe, tôi oà lên khóc, mẹ tôi cũng sụt sùi theo, tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
- Tôi thở hồng hộc chân lại. 
- Mẹ tôi  hai gò má.
- Hay  sung túc? (suy nghĩ ) 
- Tôi  lạ thường. (cảm nhận)
- Phải bé  vô cùng. (phát biểu cảm tưởng)
- Giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động,... như hiện lên trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
- TL
- Sẽ không có chuyện, bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
Ghi nhớ: SGK 
II. Luyện tập.
Bài 1: Gợi ý : 
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (tả hình dáng, mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo.
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp như thế nào? (vui mừng, xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào? Ngôn ngữ, hành động, lời nói, cử chỉ, nét mặt,...) 
4. . Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc