Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 17

Tiếng Việt

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

- Giáo dục lòng yêu quý Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng: tài liệu, SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5- NGỮ VĂN BÀI 5
Kết quả cần đạt
 Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội, có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớp từ ngữ này.
 Nắm được mục đích, cách thức và có kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
Ngày soạn Ngày giảng:
Tiết 17 
Tiếng Việt
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
- Giáo dục lòng yêu quý Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng: tài liệu, SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.
*Ổn định
I. Kiểm tra
* Câu hỏi: Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh
Các từ lập loè, lấm tấm thuộc loại từ nào, đặt câu hỏi với 2 từ đó
* Đáp án- biểu điểm:
2đ - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái sự vật
2đ - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của người, vật 
2đ- Từ lập loè, lấm tấm là từ tượng hình
1đ + Lấm tấm: trạng thái của nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ đều.
1đ + Lập loè: có ánh sáng phát ra từ điểm nhỏ khi loé lên, khi mờ đi lúc ẩn lúc hiện liên tiếp.
2đ Đặt câu: trán lấm tấm mồ hôi.
 Ánh lấm tấm
II. Bài mới.
	Tiếng Việt cảu chúng ta là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Ở mọi miền đất nước cùng hiểu tiếng nói của nhau. Tuy nhiên bên cạnh đó ở một số địa phương, 1 số tầng lớp xã hội vẫn tồn tại 1 số từ cùng nghĩa với Tiếng Việt song lại có sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng- vậy đó là những lớp từ gì, chúng có tên gọi như thế nào, có phổ biến rộng rãi không chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
GV
TB
TB
GV
TB
Hỏi
GV
Yếu
TB
TB
GV
TB
TB
GV
TB
GV
TB
KH
G
TB
TB
Yếu
GV đưa ví dụ trong SGK
Chú ý vào những từ in đậm trong SGK
2 từ bắp, bẹ đều có nghĩa là “Ngô” (cùng chỉ 1 loại lương thực thân thẳng có quả dạng hạt tụ thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn).
Các từ: bắp, bẹ Ngô từ nào là từ được dùng phổ biến hơn? Tại sao?
- Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì từ ngô nằm trong vốn từ vựng toàn dân có tính chuẩn mực văn hoá cao.
So sánh các từ bắp, bẹ, ngô ta thấy chúng có gì giống và khác nhau (nghĩa, cách phát âm)
- Giống: chúng đều có nghĩa giống nhau (đồng nghĩa) chỉ 1 loại cây lương thực
- Khác: khác về cách phát âm (phụ âm, vần)
Như vậy trong ví dụ trên từ ngô được dùng phổ biến có tính chuẩn mực văn hoá cao nên gọi là từ toàn dân
- Còn từ bắp, bẹ chỉ dùng trong phạm vi hẹp ở 1 địa phương nào đó chưa có tính chuẩn mực về văn hoá và được gọi là từ địa phương.
Em hiểu thế nào là từ địa phương?
Hãy tìm 1 vài từ địa phương mà em biết?
Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người miền Bắc, miền Nam, miền Trung đều có thể hiểu tiếng nói của nhau. Tuy nhiên bên cạn sự thống nhất cơ bản đó tiếng nói ở 1 số địa phương cũng có sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp (nổi bật là sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng)
- So sánh với từ ngữ toàn dân ta thấy có mấy trường hợp sau:
* Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân đồng nghĩa, khác âm cụ thể:
+ Khác bộ phận thanh điệu, vần, âm điệu
từ ngữ toàn dân: trên, sông, ra
từ ngữ địa phương Bắc Bộ: chên, xông, da
từ ngữ toàn dân: bưu điện, lựu đạn
từ ngữ địa phương Bắc Bộ: biu điện, lịu đạn
+ Khác nhau hoàn toàn
- Từ ngữ toàn dân: sân, là, tro, đầu, sưng
- Từ ngữ địa phương Nghệ Tĩnh: cươi (gươi) mầm, mun, trốc, cảy.
- Từ toàn dân: vừng, dứa, lợn
- Từ địa phương Nam Bộ: mè, thơm, heo.
* Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân, đồng âm, khác nghĩa.
* Khác nhau hoàn toàn.
- Mận từ toàn dân
- Mận (từ ngữ địa phương NamBộ chỉ quả roi, cây roi)
- Đào (từ địa phương Thừa Thiên Huế chỉ quả roi, cây roi)
+ Khác nhau bộ phận
- Hòm từ toàn dân
- Hòm (quan tài)
- Từ toàn dân: dì (em gái mẹ)
- Từ địa phương Nghệ Tĩnh: dì (chị gái, em gái mẹ).
* Từ địa phương không có từ tương ứng cùng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Đó là những từ ngữ biểu thị những sinh vật, hình tượng, những hành động cách sống đặc biệt chỉ có ở 1 địa phương nào đó chứ không phổ biến với toàn dân nên không có từ tương ứng cùng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân
VD: Món trẩm chéo của Sơn La những không có từ toàn dân tương ứng với từ này.
Gọi học sinh đọc ví dụ 
Chú ý các từ in đậm ở ví dụ a
Từ mẹ và mợ trong đoạn văn a chỉ ai? Hai từ đó thuộc loại từ nào?
- Mẹ- mợ trong đoạn văn trên cùng chỉ 1 đối tượng là mẹ của bé Hồng và được gọi là từ đồng nghĩa
Quan sát ví dụ và cho biết tại sao trong đoạn văn có chỗ thì gọi là mẹ, có chỗ lại dùng từ Mợ?
- Trong đoạn văn chỗ dùng từ Mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật. Dùng từ Mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng gián tiếp.
 Trước cách mạng tháng Tám 1945 trong tầng lớp xã hội nào của nước ta Mẹ lại được gọi bằng Mợ. Cha gọi bằng Cậu.
Thông thường: mợ là vợ của cậu
 cậu là em trai của mẹ
Trước cách mạng tháng Tám 1945 1 số vùng gọi mẹ là mợ, cha bằng cậu chỉ có ở tầng lớp trung lưu, thượng lưu thì có cách gọi như vậy ở tầng lớp này vợ chồng cũng gọi nhau bằng cậu mợ.
Theo dõi ví dụ b
Các từ ngỗng, trúng tủ trong ví dụ trên có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ này?
- Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2
- Trúng tủ: đúng phần mình đã học thuộc lòng.
Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ ngữ này.
Những từ được sử dụng trong ví dụ trên thường chỉ dùng trong tầng lớp xã hội nhất định và sử dụng hạn chế. Các từ này được gọi là biệt ngữ xã hội.
Em hiểu biệt ngữ xã hội là gì?
Lấy ví dụ về việc sử dụng biệt ngữ xã hội mà em biết.
- Gậy: 1 điểm
- Ghi đông: điểm 3
- Đứt rồi: hỏng, không đúng.
→Những từ này dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên.
Biệt ngữ xã hội (có người gọi là từ vựng phương ngữ xã hội) biệt ngữ xã hội là lớp từ ngữ chỉ sử dụng hạn chế trong 1 tầng lớp xã hội nhất định. Mỗi tầng lớp xã hội do địa vị chính trị, kinh tế xã hội văn hóa khác nhau, do tập quán, lối sống tâm lí khác nhau nên tạo ra 1 số từ ngữ riêng khác hoặc từ ngữ thông thường mang tính chất toàn dân.
GV đưa VD
Bố hỏi con sau khi đi học về
Hôm nay con được mấy điểm
Con trả lời: con xơi ngỗng bố ạ
Nghe con trả lời bố có hiểu ý không? Câu trả lời như vậy có phù hợp không?
- Có hiểu ý song câu trả lời không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (vai xã hội) chúng ta sẽ tìm hiểu sau
Vì vậy khi sử dụng từ ngữ này trong quan hệ giao tiếp chúng ta cần chú ý tránh sự lạm dụng không đúng lúc, đúng chỗ.
Ví dụ SGK trang 58
Theo dõi các từ in đậm trong ví dụ từ nào là từ ngữ địa phương từ nào là biệt ngữ xã hội?
- Từ ngữ địa phương: mô, bầy tui, ví, ra, ri, dằm thương
- Biệt ngữ xã hội: cá, mõi.
- Các từ này được sử dụng trong 2 tác phẩm: nhớ- Nguyên Hồng; Bỉ vỏ: Nguyên Hồng.
Tại sao trong các tác phẩm thơ văn các tác giả có thể sử dụng lớp từ này? Chúng có tác dụng gì?
- Trong các tác phẩm thơ văn có thể dùng 1 số từ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm tô đậm tính chất địa phương, sắc thái địa phương, và nhằm bộc lộ tình cảm quê hương hoặc tính cách nhân vật, màu sắc của tầng lớp xã hội trong tác phẩm của mình.
Theo em ta có nên dùng 2 lớp từ địa phương và biệt ngữ xã hội 1 cách tùy tiện không? Vì sao?
- Không nên sử dụng rộng rãi tuỳ tiện. Vì 2 lớp từ này chỉ dùng trong khẩu ngữ khi đối tượng giao tiếp là người địa phương cùng tầng lớp với mình trong giao tiếp thường nhật. Nếu vượt khỏi phạm vi đó thì sự việc sử dụng 2 lớp từ ngữ này không phù hợp tức là có sự lạm dụng.
- Khi đối tượng giao tiếp là người địa phương, 7 tầng lớp xã hội với mình, đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ viết thì nên sử dụng ngôn ngữ toàn dân.
Tuy nhiên trong 1 số tác phẩm văn học vẫn có thể dùng ngôn ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội. Song phải tuỳ thuộc mục đích của tác giả và sử dụng có chừng mực nhất định nhằm tô đậm tính cách địa phương của nhân vật hoặc làm tăng thêm giá trị biểu cảm của tác phẩm văn học đó.
Qua đó việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có gì đặc biệt cần chú ý.
Làm thế nào để tránh được sự lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tìm 1 số từ ngữ địa phương em ở hoặc ở vùng khác mà em biết.
Học sinh làm bài 3 phút
Gọi học sinh trình bày phần bài làm của mình
Từ ngữ địa phương; Từ ngữ toàn dân 
 Chén Bát
 Nón Mũ
 Trái Quả
 Trái mận Quả roi
Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học gạo: học 1 cách máy móc
- Học tủ: đoán mò 1 số bài để học mà bỏ qua 1 số bài khác.
Trong trường hợp sau, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng ?
a (+), b (-), c (-), d (-), e(-), g(-)
I. Từ ngữ địa phương. 12’
1. Ví dụ
Bẹ, bắp
2. Bài học
Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc một số địa phương nhất đinh.
* Ghi nhớ SGK 
II. Biệt ngữ xã hội. 8’
1.Ví dụ
Ví dụ a: mẹ, mợ
Ví dụ b
Ngỗng, trúng tủ.
2. Bài học
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. 8’
Ví dụ
2. Bài học
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp trong thơ văn. Tác giả có thể sử dụng 1 số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
* Ghi nhớ SGK 
IV. Luyện tập. 10’
1.Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Làm bài tập 4, 5
	- Soạn: Tóm tắt tác phẩm tự sự.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 18
Tập làm văn
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiên cần đạt: Giúp học sinh
	- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự
	- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
	- Giáo dục lòng yêu quý văn học.
II. Chuẩn bị
	- Thầy: soạn giảng, tài liệu, SGK, SGV
	- Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
B.PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định
I. Kiểm tra
* Câu hỏi: Có mấy cách liên kết các đoạn văn và tác dụng của chúng
* Đáp án- biểu điểm
7đ- Có thể sử dụng phương tiện liên kết sau:
 + Dùng từ ngữ: Dùng ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết.
	 Dùng quan hệ từ
	 Dùng đại từ, chỉ từ, cụm từ
 3đ + Dùng câu nối
II. Bài mới. 1’
 Tóm tắt là 1 kĩ năng cần thiết trong cuộc sống học tập và nghiên cứu, khi ra đường ta chứng kiến sự việc nào đó về nhà kể tóm tắt cho mọi người nghe, xem 1 cuốn sách 1 bộ phim hay Ta có thể tóm tắt cho mọi người nghe.Viết 1 bài giới thiệu về cuốn sách mới phải tóm tắt câu chuyện với những nội dung tư tưởng chính thì mới phân tích được giá trị của tác phẩm đó, vậy tóm tắt như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Yếu
KH
GV
G
TB
TB
KH ...  bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Cũng là cách tóm tắt văn bản nhưng do mục đích yêu cầu khác nhau có thể tóm tắt bằng nhiều cách khác nhau với độ dài khác nhau song cần đủ nhân vật chính, nội dung chính.
GV hướng dẫn học sinh tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tóm tắt ra giấy
- Tiết học 19 giáo viên giải đáp. 
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. 8’
1. Ví dụ
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự. 21’
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt.
+ Đáp ứng đúng mục đích yêu cầu
+ Đảm bảo tính khách quan
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh
+ Đảm bảo tính cân đối.
2. Các bước tóm tắt văn bản.
- Cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội dung chính.
* Ghi nhớ SGK trang 61
III. Luyện tập. 5’
III. Hướng dẫn học bài và làm bài. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Hoàn chỉnh tóm tắt “Tức nước vỡ bờ”
	- Soạn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 19
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập để tóm tắt văn bản tự sự
- Rèn luyện thao tác tóm tắt
- Giáo dục lòng yêu văn học
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng tài liệu, SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đọc trước bài ở nhà, tập tóm tắt
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 5’
* Câu hỏi: Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự
* Đáp án- biểu điểm
2đ Tóm tắt văn bản tự sự cần qua các bước:
2đ- Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung 
2đ- Xác định nội dung chính. Lựa chọn nhân vật quan trọng, sự việc tiêu biểu
2đ- Sắp xếp các nội dung chính theo trật tự hợp lí
2đ- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
III. Bài mới:
	Tiết học trước chúng ta đã nắm được cách tóm tắt một văn bản tự sự, trong tiết học này chúng ta sẽ luyện tập để tóm tắt của văn bản cụ thể.
Yếu
KH
TB
KH
GV
Hỏi
Hỏi
GV
GV
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Đây là các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng đã được SGK liệt kê
Theo dõi phần liệt kê trên và cho biết bản liệt kê đã nêu được đầy đủ những sự việc tiêu biểu và các nhân vật của chuyện chưa? Nêu nhận xét của em?
Học sinh thảo luận
- Phần liệt kê SGK về sự việc nhân vật trong văn bản Lão Hạc tương đối đầy đủ song sắp xếp như vậy là khá lộn xộn thiếu sự mạch lạc
Hãy sắp xếp các sự vật đó theo đúng trình tự hợp lí.
 b, a, d, c, g, e, i, h, k.
Hãy viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã sắp xếp ở trên.
Học sinh thực hành viết văn bản tóm tắt.
- Sau khi viết xong cả lớp thực hiện trao đổi văn bản cho nhau trong bàn để đọc
Gọi 1 số học sinh đọc văn bản đã tóm tắt, nêu nhận xét
- Gv giúp học sinh chỉnh sửa những lỗi cần thiết để học sinh có 1 văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh khoảng 10 dòng.
- Gv đưa văn bản tóm tắt mẫu.
Lão Hạc có 1 người con trai, 1 mảnh vườn và 1 con chó càng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng, vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn và đau xót, lão mang tất cả số tiền dành dụm được để gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy những lão bỗng nhiên chết. Cái chết thật dữ dội cả làng không ai hiểu vì sao lão chết. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
 Nêu sự việc tiêu biểu, các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
- Anh Dậu bị ốm.
- Chị Dậu chăm sóc chồng
- Cai lệ, người nhà Lý trưởng đến đòi tiền nộp sưu vì thiếu tiền chúng định bắt trói anh Dậu đem ra đình.
- Chị Dậu hết lòng van xin cai lệ tha cho chồng chị nhưng cai lệ không nghe mà còn đánh lại chị Dậu.
- Chị Dậu đánh lại người nhà lí trưởng, cai lệ.
Dựa vào các sự việc liệt kê viết lại văn bản tóm tắt: “Tức nước vỡ bờ”?
- Học sinh viết bài
- Gọi học sinh đọc phần tóm tắt của mình
- Học sinh nhận xét
- Gv thống nhất cách tóm tắt.
Phải đưa đầy đủ nội dung sự việc nhân vật của văn bản có thể dùng lời văn của mình để tạo ra sự liên kết trong đoạn văn tóm tắt.
Ví dụ: Anh Dậu ốm nặng. Chị Dậu nấu cháo và lo lắng chăm sóc chồng nhưng cai lệ, người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt trói anh Dậu điệu ra đình. Chị Dậu hết lòng van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng cai lệ không nghe vẫn xông vào định trói anh Dậu và còn đánh chị Dậu, chị Dậu vì không chịu được đã đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3
“Trong lòng mẹ, tôi đi học” là 2 văn bản tự sự xong ít sự việc giàu chất trữ tình chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật → khó tóm tắt.
I. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự. 19’
1. Văn bản Lão Hạc
II. Luyện tập. 20’
III. Hướng dẫn học bài. 1’
	- Học lại lí thuyết nắm vững các bước tóm tắt
	- Làm bài tập 3
	- Soạn: Cô bé bán diêm.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 20
Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Củng cố ôn tập kiến thức của kiểu văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
	- Qua bài thấy được những ưu, nhược điểm về xây dựng đoạn văn tổ chức một bài văn
	- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự, xen kẽ miêu tả, biểu cảm.
	- Giáo dục lòng yêu trường lớp, yêu học tập.
II. Chuẩn bị
	Thầy: nghiên cứ đề bài, lập dàn ý, chấm bài, soạn giáo án, bảng phụ ghi nội dung cần chữa. 
	Trò: đọc lại đề bài, lập dàn bài.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn đinh:
I. Kiểm tra: 2’
Kiểm tra việc lập dàn bài của học sinh
II. Bài mới: 1’
	Trong tiết học lần trước chúng ta đã thực hành viết 1 bài tập làm văn kiểu văn tự sự. Vậy để biết được bài viết của mình có những thành công nào, những điểm nào cần khắc phục, hôm nay cô sẽ trả bài viết số 1
* Đề bài: Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học ở trường cấp II THCS
TB
TB
GV
GV
KH
GV
GV
G
GV
TB
GV
Em hãy đọc lại đề và xác định những từ ngữ quan trọng
Dựa vào những từ ngữ quan trọng hãy tìm hiểu đề bài.
Trong đề chỉ nêu thể loại là kể chuyện nhưng là kỉ niệm nên sẽ có những cảm xúc buồn vui những nhận xét và là cảnh mới, người mới nên phải có cách miêu tả. Vì vậy phải xác định thể loại là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Nội dung cần xác định là ngày khai giảng vì những ngày đầu tiên tập trung chỉ là để tập chuẩn bị cho khai giảng chứ chưa phải là ngày đầu tiên vào học. Vì thực tế khai giảng xong học sinh mới về lớp ổn định và chép thời khóa biểu.
- Về địa điểm: Học sinh tự lựa chọn theo cá nhân có thể ở những nơi khác không nhất thiết phải là trường đang học với nội dung đã xác định em có thể tìm ý chính của bài sẽ viết.
Học sinh phát biểu, Gv thống nhất 1 số ý cơ bản.
Hãy nêu các ý cần có ở phần mở bài.
- Cần giới thiệu được thời gian, không gian sự việc kỉ niệm
- Học sinh có thể trình bày kỉ niệm theo trình tự thời gian và diễn biến sự việc
- Có thể bắt đầu vào buổi khai giảng hôm ấy hoặc từ tối hôm trước khi khai giảng.
Ý chính của bài văn được sắp xếp như thế nào?
Có thể coi đây là các sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu về nhân vật- sự việc cần nêu được trong bài văn. Đó chính là tóm tắt văn bản tự sự mà các em đã được học ở tiết trước.
Phần kết bài cần nêu những nội dung gì?
Theo lí thuyết kết bài là tổng kết vấn đề vì vậy cần nêu được cảm nghĩ chung của em hôm đó. 
 * Ưu điểm: đa số các em hiểu đề viết đúng thể loại trong bài, đã biết kết hợp miêu tả, biểu cảm đặc biệt có em kể tình cảm tự nhiên- chân thực gây xúc động cho người đọc
- Bài viết đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp.
8A:
8B:
8C:
* Nhược điểm:
Một số em chưa đọc kĩ đề bài nên bài viết chưa thực hiện được yêu cầu.Từ đó xen những dòng tự sự, miêu tả dễ dàng, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ nhận xét về kỉ niệm đó nên nhiều bài văn chỉ kể chuyện đơn thuần, bài viết ngắn, sơ sài, diễn đạt không lưu loát.
8A:
8B: 
8C:
GV đưa đoạn văn mở bài (đã ghi lên bảng phụ)
Thế là 1 mùa hè đã đi qua và một năm học mới lại bắt đầu mở cửa đón chào chúng em. Nhưng đối với em thì năm học này không phải là năm học như mọi năm khác vì kể từ năm học này em đã trở thành học sinh cấp II THCS.
Gọi học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh thảo luận nhóm tìm lỗi sai.
GV yêu cầu: xét đoạn văn theo thể loại (mở bài như vậy đã đúng chưa?). Dựa vào đề bài đã đảm bảo chưa?
Lỗi dùng từ, diễn đạt, đặt câu như thế nào?
Học sinh sửa lỗi
- Các nhóm trình bày
- Gv tổng hợp kết luận chung.
- Sau phần giới thiệu thời gian, không gian phải nêu được sự việc gợi nhớ kỉ niệm.
+ Lỗi dùng từ: dùng từ để “Mở cửa” hay “Năm học mới” chưa phù hợp. Nên dùng từ: nhà trường mở cửa đón học sinh vào năm học mới.
+ Lỗi lặp từ: “Năm học mới” dẫn đến câu văn lủng củng không thoát ý.
+ Dùng cụm từ “Năm học này em đã trở thành học sinh cấp II THCS” → làm sự vật thay đổi không phải là kỉ niệm hồi ức nữa.
GV ghi bảng phụ nội dung câu đã sửa.
“Thế là 1 mùa hè nữa lại trôi qua, mùa thu mong đợi đã đến, nhà trường lại mở rộng cửa đón chào các em học sinh. Lễ khai giảng mới vừa kết thúc các em đã là học sinh lớp 8. Biết bao tự hào, vui sướng tràn ngập khiến em xúc động nhớ lại ngày đầu tiên em vào học cấp II trường THCS Chiềng Ngần thân yêu”.
- Gọi học sinh đọc chậm rõ đoạn văn trên.
Chiềng Ngần→ Triềng Ngần
Lấp ló→ nấp nó
Học sinh→ học xinh 
Quần, áo đẹp→ quần, áo đẹp 
Cảm động→ cảm lộng 
Múa dẻo→ múa nẻo.
8A: 8B: 8C:
 Giỏi Khá TB Yếu
8A: 
8B:
8C:
I. Tìm hiểu đề và tìm ý. 10’
1. Tìm hiểu đề
Thể loại tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Nội dung: những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học.
2. Tìm ý
- Trước ngày khai giảng
- Hôm khai giảng
+ Trên đường đến trường
+ Đến trường
+ Lễ khai giảng
+ Vào lớp học
+ Ra về
II. Lập dàn ý. 13’
1.Mở bài:
- Thời gian: sáng mùa thu
- Không gian: trời xanh nắng hồng, gió.
- Sự viẹc: đi khai giảng cấp II vào lớp 6.
- Cảm xúc chung: xúc động bồi hồi, nhớ mãi.
2. Thân bài:
- Tối hôm trước, sốt ruột, mong trời mau sáng xem lại sách vở
- Sáng hôm sau: đường phố đôngvui hơn Em chững chạc trong bộ quần áo mới.
- Đến trường: cổng, sân, lớp, học sinh vui vẻ, quần áo đẹp.
- Lễ khai giảng
- Kết thúc: Học sinh lên lớp. Cảm nghĩ về lớp mới, bạn mới, cô giáo mới.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ chung khi trên đường về nhà.
- Quay lại hiện tại em vẫn thấy xúc động như trước.
III. Nhận xét chung. 4’
IV. Lỗi và chữa lỗi. 10’
1. Lỗi diễn đạt
2. Lỗi chính tả
V. Đọc bài mẫu. 4’
VI. Trả bài- Gọi điểm. 3’
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	- Xem lại bài văn.
	- Soạn: Cô bé bán diêm
	- Đọc, tập tóm tắt truyện
	- Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 5.doc