Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 5

Tiết 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội .

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng :

- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .

- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Bình giảng, thuyết trình.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 17 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
NS: 17/9/2011 
ND: 19/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội .
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Hãy nêu một ví dụ cụ thể về từ tượng hình và một từ tượng thanh được sử dụng trong văn tự sự. Nói rõ tác dụng của việc sử dụng lớp từ này trong văn tự sự, miêu tả ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ địa phương.
Mục tiêu: Hs nắm được từ ngữ địa phương.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 7 phút.
- Cho HS quan sát các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn thơ được trích trong SGK/56
- Từ bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ ấy từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
Hoạt động 3: Tìm hiểu biệt ngữ xã hội.
Mục tiêu: Hs nắm được biệt ngữ xã hội.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 7 phút.
- Hãy quan sát các ví dụ (a) và trả lời câu hỏi:
 + Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ có chỗ lại dùng từ mợ?
- Hãy quan sát các ví dụ (b) và trả lời câu hỏi:
 + Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ? 
- Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Hoạt động 4: Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
Mục tiêu: Hs sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 8 phút.
- Hướng dẫn thảo luận nhóm: 
+ Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
+ Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (sgk/58)
Hoạt động 5: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
- Hd học sinh làm bài tập 1, 2, 3.
Hoạt động 6: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 2 phút.
- Cho hs tìm vd về biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương.
Hoạt động 7: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Trợ từ, thán từ.
- Quan sát.
- TL
- Đọc ghi nhớ.
- Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Ở xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp trung lưu, thượng lựu, con gọi mẹ là mợ, cha được gọi là cậu.
- Các từ ngữ ngỗng, có nghĩa là: con số 0 (điểm), trúng tủ trúng vấn đề đã học chắc (do đoán mò).
+ Lời nói sẽ khó hiểu đối với nhiều người.
 + Một số tác giả sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội nhằm mục đích tu từ. Để người đọc cảm nhận được sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xã hội người phát ngôn.
- Hs làm.
I. Từ ngữ địa phương:
1. Tìm hiểu bài:
- Bắp, bẹ: là từ ngữ địa phương. 
- Ngô: là từ ngữ toàn dân.
2. Bài học:
Ghi nhớ: SGK
II. Biệt ngữ xã hội:
1. Tìm hiểu bài:
- Mẹ là từ ngữ toàn dân. Mợ là từ ngữ tầng lớp trung lưu, thượng dùng để gọi mẹ.
- Ngỗng, trúng tủ là các từ ngữ dùng hạn chế trong tầng lớp HS hiện nay.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội:
IV.Luyện tập:
Bài 1: 
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Chộ
Trái
Thơm
Heo
Thấy
Qủa
Quả dứa
Lợn
Bài 2:
- Gạo bài => học thuộc lòng một cách máy móc.
- Học tủ => học đoán mò một số bài nào đó để làm bài.
- Gã => bán vật gì đó
- phe phẩy => buôn bán bất hợp pháp
Bài 3:
a) (+) b) (-) c) (-) 
 d) ( -) e) (-) g) (-)
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 5
Tiết 18 
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
NS: 17/9/2011 
ND: 19/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Các yêu cầu đối với việc tòm tắt văn bản tự sự .
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự .
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết .
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Người ta thường liên kết đoạn bằng những phương tiện nào? Thử cho ví dụ liên kết đoạn bằng từ ngữ có tác dụng liên kết. 
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
Mục tiêu: Hs nắm khái niệm tóm tắt văn bản tự sự
. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Khi nào người ta cần tóm tắt văn bản tự sự?
- Cho HS đọc văn bản ở sgk và hướng dẫn thảo luận trả lời các câu hỏi.
 + Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra? Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? 
+ Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản gốc (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc...)?
- Hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
Hoạt động 3: Cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Mục tiêu: Hs hiểu cách thức tóm tắt văn bản tự sự. 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Cho HS đọc SGK và lần lượt giải thích nhiệm vụ và yêu cầu của từng bước. 
- Cho HS đọc phần ghi nhớ. 
Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào thực hành.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd học sinh làm bt ở SGK.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Cho hs tóm tắt 1 vb đã học.
Hoạt động 6: Dặn dò. 
Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Khi cần ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một vbts nào đó để người chưa đọc nắm được vbts ấy.
- Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu đã nêu trong bản tóm tắt. Vb tóm tắt đã nêu được cơ bản nội dung chính của văn bản. 
- Độ dài của vb tóm tắt ngắn hơn nhiều độ đài của tác phẩm được tóm tắt. Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm.
- TL
- TL
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
II. Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
III. Luyện tập.
 4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 5
Tiết 19 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
NS: 18/9/2011 
ND: 20/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự .
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự .
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết .
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Thế nào là tóm tắt vbts? Hãy nêu cách thức tiến hành tóm tắt văn bản tự sự. 
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
Mục tiêu: Hs tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Bản liệt kê ở Sgk đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm nhưng gì? Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí?
- Cho cả lớp xếp lại theo một thứ tự hợp lí trước khi luyện viết tóm tắt. 
 Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào thực hành.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Cho HS viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại.
- Gọi một vài HS đọc bản tóm tắt.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút. 
- Có ý kiến cho rằng các tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Nếu thấy khó thì hãy giải thích vì sao khó tóm tắt?
Hoạt động 5: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị Trả bài TLV số 1.
- Dựa vào bài học Tiết 13 để trả lời.
- Thảo luận lớp thực hiện.
Bt1: Thứ tự ấy có thể xếp lại như sau: b, a, g, d, c, e, i, h, k.
- Thực hành.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự:
II. Luyện tập:
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 5
Tiết 20 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
NS: 21/9/2011 
ND: 23/9/2011
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nêu bật những ưu khuyết điểm của học sinh về việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn.
II. Chuẩn bị:
- Chấm bài, thống kê.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những yêu cầu của đề bài.
- Chép lại đề bài lên bảng .
- Em hãy cho biết đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức cần đạt của đề bài trên?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu chung của đề. 
- Theo em, đề bài này cần xác định những nội dung gì? Bố cục ra sao? 
- Chốt theo yêu cầu chung đã soạn ở giáo án bài viết số 1 (Tiết 11, 12).
Hoạt động 3: Nhận xết chung về ưu , khuyết điểm trong bài làm của HS.
1. Ưu điểm: 
- Phần lớn HS tỏ ra nắm phương pháp làm bài văn tả cảnh .
- HS biết chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để tả .
- Một vài em bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc .
2. Nhược điểm: 
- Diễn đạt còn lủng củng, vụng về .
- Mắc nhiều lỗi chính tả .
- Chưa có bố cục rõ ràng, sa vào kể nhiều hơn tả .
- Bài làm nghèo cảm xúc, ít có sự so sánh, liên tưởng, tưởng tượng .
- Một số em lạc đề vì xác định sai đối tượng cần tả.
Hoạt động 4: Trả bài và đọc bài làm tốt của HS.
4. Dặn dò: - Học bài.
 - Chuẩn bị bài Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự.
5. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc