Tuần 4. Tiết 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I/ Mục Đích Yêu Cầu :Giúp HS :
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương ,thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn cảnh .
1. Kiến thức :
- Khái niệm từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp .
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết .
- Giao tiếp: sủ dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp .
- Ra quyết định: sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp .
- Tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền .
III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
*Phân tích tình huống để hiểu đặc điểm, cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
*Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
*Thực hành có hướng dẫn: viết câu*đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 9.2011 8a2 9.2011 8a3 9.2011 Tuần 4. Tiết 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I/ Mục Đích Yêu Cầu :Giúp HS : - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương ,thế nào là biệt ngữ xã hội. - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn cảnh . 1. Kiến thức : - Khái niệm từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản . 2. Kĩ năng : - Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp . II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết . - Giao tiếp: sủ dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp . - Ra quyết định: sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp . - Tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Phân tích tình huống để hiểu đặc điểm, cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . *Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. *Thực hành có hướng dẫn: viết câu*đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. IV/ Chuẩn Bị : - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ . - Học Sinh : Vở bài soạn . V/ Tiến Trình Lên Lớp : Họat Động 1 : Khởi động 1/ Kiểm tra bài cũ : (5ph) Câu 1 : Phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh ? Cho vd để minh hoạ ? (6 điểm ). Câu 2 : Tìm và đặt câu với 2 từ tượng thanh ? (4 điểm). Đáp án : Câu 1 : Ghi nhớ /sgk /49. Câu 2 : - Nước chảy ào ào. - Tiếng suối chảy róc rách . 3/ Giới thiệu bài mới : Bộ phận lớn trong từ ngữ Tiếng Việt là từ địa phương và biệt ngữ xã hội . GV đi vào bài mới Họat Động 2 : Hình thành kiến thức mới T.G Hoạt động của giáo viên Hoạt đông Học sinh Lưu bảng 15 15 GV treo bảng phụ có ngữ liệu Vd /sgk /56 Tìm các từ có nghĩa tương tự với các từ in đậm? Từ nào là từ địa phương ? Vì sao? Các từ ngữ nào là từ ngữ toàn dân ? Vì sao ? chốt : Tóm lại , ta có thể dựa vào đâu để phân biệt từ ngữ địa phương và từ toàn dân ? treo bảng phụ có ví dụ a,b /sgk /trang 57 . Giải thích nghĩa từ mẹ và mợ ? Vì sao có lúc tác giả dùng từ mẹ , có lúc tác giả lại dùng mợ? Phân tích sự khác nhau trong 2 cách dùng ấy? ? Trước cách mạng tháng 8 trong tầng lớp xã hội nào của nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu? ? Từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này? Phân biệt sự khác nhau giữa từ địa phương và biệt ngữ xã hội. ( KNS ) Trong các tác phẩm thơ văn các tác giả có thể sử dụng lớp từ này vậy chúng có tác dụng gì? ? Từ việc phân tích trên cho biết việc sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội, lạm dụng sẽ như thế nào? ( KNS) Học sinh đặt 1 ví dụ.( KNS) Họat Động 3 : Luyện Tập Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo Sách giáo Khoa ( KNS) đọc ví dụ . Chú ý những từ in đậm Từ ngô là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chất chuẩn mực văn hoá cao. Hai từ bắp, bẹ là những từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi toàn dân, có tính chất chuẩn mực văn hoá >>Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật, dùng từ mợ để nhân vật xưng tôi đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp >>Tầng lớp trung lưu, thượng lưu thường dùng các từ ngữ này. - Đọc ví dụ b SGK/57 >>- Tầng lớp học sinh sinh viên thường dùng lớp từ này >> Chú ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao. >>- Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. >>Không vì gây tối nghĩa, khó hiểu. - Học sinh đọc ghi nhớ SGK/58. Đọc yêu cầu bài tập 1 /sgk /58. tìm các từ địa phương và từ toàn dân tương ứng theo mẫu lên bảng điền vào ô . I /Tìm Hiểu Bài 1/ Từ ngữ địa phương * Vd 1 /sgk /56 : - bắp từ địa phương - bẹ - ngô : từ toàn dân * Ghi nhớ 1 /sgk /56 2 ) Biệt ngữ xã hội * Vd 2 /sgk /57. a/ mẹ = mợ : Người phụ nữ sinh con. -Mẹ : Từ ngữ toàn dân . - Mợ :Tầng lớp trung lưu,thượng lưu trong XHPK. b/ Ngỗng : Điểm kém . Trúng tủ : Đúng với phần học, ôn . * Ghi nhớ 2 / sgk /57. 3) Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . - Phải chú ý đến tình huống giao tiếp . - Lạm dụng à gây khó hiểu . Ghi nhớ 3 /Sgk /58 II)Luyện Tập Bài 1 /sgk /58 : Tìm địa phương , từ toàn dân . Từ địa phương Từ toàn dân Cươi (Q .Trị) Chết giấc ( Nam ) Ngái (Ng .An ) Sân Ngất Xa Bài 2 /sgk /59 . Học gạo : học thuộc lòng một cách máy móc . Quay phim : đem tài liệu vào phòng thi và chép . Họat Động 4 :Hướng dân học bài: Sưu tầm một số câu ca dao, hò vè,thơ ... có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. Đọc và sửa cgũa các lỗi lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội trong bài viết của mình và bạn. ? Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội ?- Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập 3,4,5 /sgk /59. - Soạn : Tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc –hiểu , nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự . - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát vá tóm tắt chi tiết . Tìm hiểu thêm những yếu tố quan trọng tp tự sự. RUTKINH NGHIỆM: .. Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 9.2011 8a2 9.2011 8a3 9.2011 Tuần 4Tiết 18 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Kiến thức : Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự . Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự . 2. Kĩ năng : - Đọc –hiểu , nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự . - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát vá tóm tắt chi tiết . 3.Thái độ: ý thức tôn trọng tác giả khi tóm tắt văn bản tự sự. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi / lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự . - Suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau, - Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Phân tích tình huống giáo tiếp để lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự . *Thực hành viết tích cực: Tóm tắt văn bản theo các yêu cầu cụ thể . *Thảo luận, trao đổi để xác định nội dung cần tóm tắt. III/ Chuẩn bị : Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ . Học Sinh : Vở bài soạn . IV/ Tiến trình lên lớp : Họat Động 1 : Khởi động 1) Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ : Câu 1 : Nêu tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. ? (6 điểm ) Câu 2 : Cho đoạn văn : Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời ,cuối cùng thế Sơn Tinh vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt :Thần nước đành phải rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. ? Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết và cho biết nó có nội dung gì ? (4điểm) Đáp án : Câu 1 : Ghi nhớ/ sgk /53. Câu 2: Từ ngữ liên kết : “ Từ đó “.(chỉ từ) 3/ Giới thiệu bài mới : Giới thiệu tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự cần thiết cho quá trình tìm hiểu và phân tích . GV đi vào bài mới. Họat Động 2 : Hình thành kiến thức mới Tình huống : Trong cuộc sống hằng ngày , có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự . TG Hoạt động của giáo viên Hoạt đông Học sinh Lưu bảng - Gọi 1 h/s đọc nội dung mục I.1 - Hãy nêu vài trường hợp em phải tóm tắt một sự việc nào đó hoặc một văn bản tự sự nào đó?( kns) - Vì sao cần phải tóm tắt ? - Treo bảng phụ (nội dung mục I.2/60), gọi 1h/s đọc. - Theo em, ý nào trong 4 ý trên là câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?” - Vì sao em chọn câu b mà không chọn câu a hay câu c,d? - Vậy thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? - Theo em, nội dung chính đó bao gồm những gì? - Đọc theo yêu cầu. + Ra đường, chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, về kể lại cho người nhà biết. + Trước khi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm, thầy cô giáo yêu cầu tóm tắtlại t/phẩm. + Xem một bộ phim hay, kể lại cho người chưa xem biết. + Đọc một quyển sách hay, kể lại cho người chưa đọc biết. - Để dễ nhớ, dễ sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết. - Câu b:Ghi lại một cách trung thành, ngắn gọn những nội dung chính của văn bản tự sự. - Vì: a) Ghi chép lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự : làm người đọc, nghe khó biết được sự việc nào là chủ yếu. c) Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự: làm người đọc, nghe không nắm được chính xác nội dung văn bản. d) Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự: không đáp ứng được yêu cầu của người nghe, người đọc là nắm được nội dung chủ yếu . - Nhân vật chính và sự việc tiêu biểu. Học sinh làm bài tập theo yêu cầu I )Tìm hiểu bài 1) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. a. Vd : Sgk /60 . b. Ý 1 / Ghi nhớ : Sgk /61 2) Cách tóm tắt văn bản tự sự a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt . - Đảm bảo đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt . -Đảm bảo tính khách quan :trung thành với văn bản được tóm tắt . - Đảm bảo tính hoàn chỉnh : mở bài , phát triển và kết thúc . b. Các bước tóm tắt văn bản . Ý 3 / Ghi nhớ / Sgk /61 3. Ghi nhớ : sgk /61. II) Luyện Tập Đề : Tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên” Tóm tắt : Tổ tiên người Việt là Long Quân và Âu Cơ .Long Quân nòi rồng, hay đi chơi vùng hồ ở Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam ) .Bà Âu Cơ là giống tiên ở phương Bắc. Bà xuống chơi vùng Lạc Việt thấy cảnh đẹp quên về. Long Quân và Âu Cơ lấy nhau,Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con .Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương , đóng đô ở Phong Châu , đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con rồng cháu tiên. Họat Động 4 : Hướng dẫn học bài. ?Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?Tóm tắt lại văn bản : Lão Hạc - Học thuộc ghi nhớ /sgk /61. - Soạn : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Tập tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ RUT KINH NGHIỆM: .. Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 9.2011 8a2 9.2011 8a3 9.2011 TUẦN 4 Tiết 19 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I/ Mục Đích Yêu Cầu : Giúp HS: 1. Kiến thức : Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự . Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự . 2. Kĩ năng : - Đọc –hiểu , nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự . - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát vá tóm tắt chi tiết . 3.Thái độ: ý thức tôn trọng tác giả khi tóm tắt văn bản tự sự. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi / lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự . - Suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau, - Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Phân tích tình huống giáo tiếp để lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự . *Thực hành viết tích cực: Tóm tắt văn bản theo các yêu cầu cụ thể . *Thảo luận, trao đổi để xác định nội dung cần tóm tắt. IV/ Chuẩn Bị : - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ . - Học Sinh : Vở bài soạn , vở bài tập . V/ Tiến Trình Lên Lớp : Họat Động 1 : Khởi động 1/ Kiểm tra bài cũ : 5ph Câu 1 : Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Nêu cách tóm tắt một văn bản tự sự ? (6 điểm). Câu 2: Tóm tắt lại văn bản : Bài học đường đời đầu tiên? (4 điểm ). Đáp án : Câu 1: Ghi nhớ /sgk /61. Câu 2: Tóm tắt : Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần , Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt , dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Dế Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năng về thói hung hăng bậy bạ của mình. 2/ Giới thiệu bài mới5p : Giới thiệu tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự cần thiết cho quá trình tìm hiểu và phân tích. GV đi vào bài mới. Họat Động 2 : Luyện tập . TG Hoạt động của giáo viên Hoạt đông Học sinh Lưu bảng 10 14 6 Yêu cầu học sinh nhắc lại các yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự? Gọi học sinh đọc mục 1 SGK? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi?( KNS ) + Bản liệt kê đó đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa? + Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm ý gì? Sắp xếp theo thứ tự hợp lý? Gọi đại diện nhóm trả lời? yêu cầu học sinh viết văn bản tóm tắt sau khi đã sắp xếp? Gọi học sinh nhận xét? Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi điểm. - Nhận xét, giúp h/s chỉnh sửa BT 2 /sgk /62 - Gọi học sinh nêu những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích “tức nước vỡ bờ”? - Hướng dẫn học sinh viết một văn bản tóm tắt khoảng 10 dòng?( KNS) - Yêu cầu h/s tự viết văn bản tóm tắt. - Gọi 1,2 h/s đọc văn bản tóm tắt của mình cho cả lớp nghe.(KNS) - Gọi h/s nhận xét. - Nhận xét, giúp h/s chỉnh sửa BT 3 /sgk /62 - Học sinh nhắc lại kiến thức đã học. - Học sinh đọc. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận. - Học sinh viết văn bản tóm tắc. - Học sinh đọc phần viết văn bản tóm tắt. - Học sinh nhận xét. Học sinh viết đoạn văn. BT 2 /sgk /62. Chị Dậu nấu cháo, chăm sóc anh Dậu đang ốm nặng. - Cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào nhà chị Dậu thúc sưu. - Chị Dậu van xin cho khất. - Bọn chúng vẫn không tha. - Chị Dậu xin tha cho chồng chị. - Cai lệ đánh vào ngực chị Dậu. - Chị Dậu liều mạng cự lại bằng lời. - Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, sấn tới muốn trói anh Dậu. - Chị Dậu chống cự : đánh cai lệ ngã ra sân rồi đánh người nhà lý trưởng. - Anh Dậu có ý can ngăn nhưng chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. BT 1/sgk /61. Xếp lại ý theo thứ tự hợp lí. b, a, d, c, g, e, i, h, k . Tóm tắt : theo gợi ý sgk / 61 . BT 2 /sgk /62. -Nhân vật quan trọng : Chị Dậu , cai lệ, người nhà lí trưởng .. -Sự việc tiêu biểu :Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu . Tóm tắt : Anh Dậu vừa được tha về, người ốm yếu, vừa bưng bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi bắt trói anh vì thiếu suất sưu của em trai đã chết. Lo cho chồng , chị Dậu van xin nhưng càng van xin chúng càng quát tháo , đấm vào ngực chị và sấn sổ nhảy vào để trói anh Dậu. Chị Dậu nghiến răng giận dữ , túm cổ cai lệ dúi ra cửa, nó ngã chõng quèo. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị túm tóc và ngã nhào ra thềm .Anh Dậu can nhưng chị Dậu vẫn không nguôi cơn giận “thà ngồi tù để cho chúng nó làm tình ,làm tội mãi thế, tôi không chịu được” BT 3 /sgk /62. Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tp tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các t/g chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. 3..Hướng dẫn học bài : Tìm trong từ điển tóm tắt truyện “Tắt Đèn” Nam Cao. ? Giữa văn bản tự sự có cốt truyện và văn bản tự không có cốt truyện văn bản nào dễ tóm tắt hơn ? Vì sao ? ( Về nhà trả lời) và tóm tắt truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-déc-xen. - Chuẩn bị tiết trả bài tập làm văn : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học . Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 9.2011 8a2 9.2011 8a3 9.2011 Tuần 4 Tiết 20 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. Mục tiêu cần đạt : 1/ Kiến thức:- Đánh giá được năng lực viết văn tự sự của bản than, biết tự sửa lỗi. 2/Kỹ năng: Củng cố kiến thức về vb tự sự. 3/ Thái Độ : trân trọng bài viết của mình, ý thức nghiêm túc trong việc giao tiếp bằng văn bản. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi / lắng nghe tích cực về cách làm văn tự sự. Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các tình tiết trong câu chuyện của mình và của bạn. III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ khi viết nvăn IV/ Chuẩn Bị : - Giáo Viên : Bài đã chấm - Học Sinh : Sửa bài. V/ Tiến trình lên lớp : Họat Động 1 : Khởi động Họat Động 2 : Tiến hành trả bài. Bước 1.Ghi dàn bài trên bảng phụ treo lên cho học sinh xem ( có thể thảo luận cùng học sinh để chon cách tối ưu, không sửa bài theo dàn ý cứng trên bảng) Đề : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học . 1. Xác định yêu cầu đề : - Kể bằng lời văn của em theo ngôi thứ nhất. - Trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm trạng sự việc. Đề : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học . A/ YÊU CẦU : - Kể bằng lời văn của em. - Xác định ngôi kể, ngôi 1 - ngôi 3. - Xác định trình tự kể : + Thời gian - không gian. + Diễn biến tâm trạng sự việc. - Diễn đạt mạch lạc,trong sáng, có cảm xúc. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả và ngữ pháp . . B/ ĐÁP ÁN : (Dàn bài) 1/ Mở bài : - Giới thiệu tình huống gợi nhớ đến kỉ niệm . - Giới thiệu về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học và cảm xúc của bản thân khi nhớ về kỉ niệm đó : bồi hồi , xao xuyến , xúc động . 2/ Thân bài : Kể lại diễn biến của chuyện theo trình tự. - Tâm trạng của em trước ngày đến trường . - Ai là người đưa em đến trường buổi đầu tiên . - Ấn tượng về không hí ngày khai trường trong cảm giác của một học sinh lớp 1. + Quang cảnh trường . + Cảm xúc của em khi phải rời tay người thân để bước vào buổi lễ . + Các nghi thức và thứ tự các sự việc của buổi lễ khai giảng . + Kể lại buổi học đầu tiên . 3/ Kết bài : Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học . C/ BIỂU ĐIỂM : - Điểm 9 - 10 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Sai chính tả, ngữ pháp không quá 2 lỗi. - Điểm 7 - 8 : Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự. Tuy nhiên, đôi chỗ còn sơ sài, cảm nhận chưa sâu. Bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa rõ ý. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 4 lỗi. - Điểm 5 - 6 : Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, tuy nhiên đôi chỗ còn sơ sài. Bài viết có bố cục, nhưng diễn đạt chưa rõ. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 7 lỗi. - Điểm 3 - 4 : Bài viết còn chung chung, rơi vào văn miêu tả, diễn đạt lủng củng. Sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1- 2 :Bài viết còn qúa sơ sài, chưa có bố cục 3 phần, ý lan man, không đi vào trọng tâm của đề. Sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng. Bước 2. Phát bài cho hs . Bước 3: Nhận xét bài làm : 1) Ưu điểm : + Học sinh mắm được yêu cầu về kiểu bài, kể đúng chủ đề. + Phần lớn bài có bố cục rõ ràng, chữ viết sạch. 2 ) Khuyết điểm : + Một số bài sa vào văn miêu tả. + Hầu hết bài viết còn sơ sài, chưa sử dụng đầy đủ các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm ; bố cục chưa rõ ràng, chữ viết cẩu thả mắc nhiều lỗi chính tả. 3 ) Sửa lỗi : * Lỗi từ : * Lỗi diễn đạt : Khung mặc – khuôn mặt. - Những tính tình cô vui thì các em cũng không Cảm nghĩa – cảm nghĩ. bỏ quên . Ứng tượng – ấn tượng . - Một người cô hiền, vui tính vẫn còn nằm trong Thảm chí – thậm chí. lòng em. Âu ím – Âu yếm. - Cảm nghĩ của em khi gặp người thầy sống mãi Dụng nói – giọng nói. trong lòng tôi đã để lại nhiều kỉ niệm mơn man. Cửa chỉ – cử chỉ. - Người cô đã để lại và cô là người rất yêu Dòng xuối – dòng suối. thương học trò. Hi vọng – Hy vọng. Nói chuyển – nói chuyện Bước 4 : Lập bảng thống kê . Điểm Lớp 0 - 4.8 5.0 – 6.3 6.5 – 7.8 8.0 – 10.0 TB trở lên Tỉ lệ Hạng 8a1 8a2 8a3 Bước 45:Đọc bài văn hay , vào điểm . ( Đọc bài của hs :..). - Phát bài ( Giáo viên phát bài, vào điểm ). Họat Động 3 :Hướng dẫn nkhắc sâu: ? Văn bản thường có bố cục mấy phần ? Nội dung từng phần? - Soan: Cô bé bán diêm. - Những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen . - Nghệ thụât kể chuyện , cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm . - Lòng thương cảm của tg đ/ v em bé bất hạnh . Đi sâu vào câu hỏi 1,2/ sgk phần Đọc hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: