Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - THCS Lý Thường Kiệt

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - THCS Lý Thường Kiệt

Tuần 5

Tiết 17(N.P) Bài 5: từ Ngữ địa phương và biệt ngữ xãhội

 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

 + Hiểu rõ thế nào là địa phương và biệt ngữ xã hội

 + Biết sử dụng 2 lớp từ ngữ trên đúng lúc, đúng chỗ. Tránh sự lạm dụng gây khó khăn trong giao tiếp khi sử dụng chúng.

 B/ Chuẩn bị: + HS đọc và chuẩn bị bài. Bảng con và phấn viết.

 + GV đọc phần lưu ý, soạn bài và chuẩn bị bảng phụ để lên lớp.

 C/ Bài cũ: + Nêu đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh. Cho ví dụ 5 từ tượng hình và 5 từ tượng thanh.

 + Nêu công dụng từ tượng hình và từ tượng thanh. đọc đoạn văn: “ Tôi mải mốt chạy sang.nẩy lên” Từ nào trong những từ sau đây không phải là từ tượng hình: xôn xao, rũ rượi, xộc xệch, xồng xộc.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 17(N.P)
Bài 5: từ Ngữ địa phương và biệt ngữ xãhội
Soạn:08/10/07
Giảng:09/10/07
	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
	+ Hiểu rõ thế nào là địa phương và biệt ngữ xã hội	
	+ Biết sử dụng 2 lớp từ ngữ trên đúng lúc, đúng chỗ. Tránh sự lạm dụng gây khó khăn trong giao tiếp khi sử dụng chúng.
 	B/ Chuẩn bị: + HS đọc và chuẩn bị bài. Bảng con và phấn viết.
 + GV đọc phần lưu ý, soạn bài và chuẩn bị bảng phụ để lên lớp.
	C/ Bài cũ: + Nêu đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh. Cho ví dụ 5 từ tượng hình và 5 từ tượng thanh. 
 + Nêu công dụng từ tượng hình và từ tượng thanh. đọc đoạn văn: “ Tôi mải mốt chạy sang..nẩy lên” Từ nào trong những từ sau đây không phải là từ tượng hình: xôn xao, rũ rượi, xộc xệch, xồng xộc.
	D/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động ( Giới thiệu bài)
 GV cho ví dụ câu: Anh đi mô rứa?
 Hỏi HS: Trong câu trên có 2 từ mà khi giao tiếp người miền Nam và miền Bắc không dùng đó là những từ nào?
 HS chỉ ra: mô, rứa 
 GV: các em hãy dùng từ phổ thông để hay thế cho 2 từ mô và rứa ( đâu, vậy)
 Như vậy những từ mô, rứa tồn tại song song với những từ toàn dân và chỉ được dùng ở một số địa phương của miềm Trung. Người ta gọi đây là những từ ngữ địa phương, bây giờ chúng ta tìm hiểu những từ nào là từ ngữ địa phương?
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương.
 GV dùng bảng phụ cho 2 ví dụ trên bảng và đặt câu hỏi như ở SGK để HS trả lời.
 Sau khi HS trả lời GV giải thích thêm vì sao từ ngô là từ toàn dân còn từ bắp, bẹ là từ địa phương.
 GV: Sau khi tìm hiểu, em nào có thể cho biết thế nào là từ ngữ địa phương? Em nào có thể cho 1 vài ví dụ về từ ngữ địa phương ?
 Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội
 GV dùng bảng phụ đưa bài tập tìm hiểu lên bảng và nêu câu hỏi để HS thảo luận.
 GV kết luận bêncạnh những từ ngữ địa phương còn có những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định, đó chính là những biệt ngữ xã hội. Vậy các em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội?
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
 GV lần lượt nêu từng câu hỏi ở SGK để HS thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả thảo luận.
 Từ kết quả thảo luận GV tổng hợp để đi đến những kiến thức phần ghi nhớ
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố
 Lần lượt hướng dẫn HS làm tại lớp các bài tập 1, 2, 3. 
E. Dặn dũ: Học bài,xem bài”Trợ từ,thỏn từ”
I/ Từ ngữ địa phương:
 1, Bài tập:
 Từ địa phương: Từ toàn dân:
 Bẹ, bắp ngô
 Răng sao
 Chộ thấy
 2/ Ghi nhớ: xem SGK
II/ Biệt ngữ xã hội:
 1/ Bài tập:
mợ => mẹ (từ dùng trong tầng lớp trung lưu ở xã hội ta trước CM tháng Tám)
ngỗng => 2 điểm, trúng tủ => gặp lại dạng bài tập mà mình đã làm (từ dùng trong học sinh)
 2, Ghi nhớ: Xem SGK
 III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
1, Bài tập:
2/ Ghi nhớ: Xem SGK
IV/ Luyện tập:
 Bài tập 1: 
Từ ngữ địa phương
Biệt ngữ xã hội
Má, bầm, u
Mẹ
Bố, bọ
Cha
Uống nát
Uống nước
mè
Vừng
Bài tập 2: Tìm biệt ngữ xã hội
Học sinh: trứng gà (không điểm)
 Trật tủ...
Bài tập 3: Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, c, d, e, g.
Tuần 5
T: 18,19 (TLV)
 tóm tắt văn bản tự sự.
 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 
Soạn:09/10/07
Giảng:11/10/07
	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh (HS)
	+Năm được mục đích và cánh thức tóm tắt một văn bản tự sự.	
	+Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 	B/ Chuẩn bị: + HS đọc SGK và chuẩn bị các bài tập ở nhà.
 + GV đọc phần lưu ý, soạn bài và chuẩn bị bảng phụ để lên lớp.
	C/ Bài cũ: 
	+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
	+ Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. Yêu cầu HS làm bài tập 2.d. 	
	+ Nêu các cách liên kết các đoạn văn trong vănbản. Kiểm tra việc thực hiện bài tập số 3.
	D/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta có nhu cầu phải kể lại những sự việc mình đã chứng kiến hoặc mình đã đọc. Nhưng kể ntn vừa ngắn gọn, vừa giúp người đọc hiểu được là vấn đề người kể cần quan tâm. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách tóm tắt 1 văn bản tự sự.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
+ HS thảo luận nhóm để chọn câu trả lời đúng nhất câu hỏi 2/SGK (Sau khi HS chọn câu trả lời đúng nhất là câu b, Gv hỏi tại sao câu trả lời b là câu trả lời đúng nhất?)
+ GV kết luận và quy nạp kiến thức 
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu đối văn bản tóm tắt
 + Qua việc tìm hiểu văn bản tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh GV giúp HS thấy được yêu cầu của văn bản tóm tắt ( GV có thể nêu vấn đề: Văn bản tóm tắt dù ngắn nhưng vẫn giúp người đọc nắm được nọi dung chính của văn bản được tóm tắt, vậy theo em khi tóm tắt thì yêu cầu của văn bản tóm tắt phải như thế nào?
+ Sau khi HS trả lời, GV quy nạp kiến thức về yêu cầu của vănbản tóm tắt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản tự sự
 + GV dựa vào các bước tóm tắt văn bản để lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận (vì sao phải đọc kỹ văn bản ? xác định nội dung chính của văn bản để làm gì ? vì sao phải sắp xếp nội dung theo một trật tự hợp lý ?)
 + Từ việc trả lời các câu hỏi, GV hình thành kiến thức.
 Sau khi tìm hiểu bài học, GV đặt câu hỏi để HS củng cố kiến thức phần ghi nhớ. 
 Tiết 2:
Hoạt động 5: Luyện tập-củng cố:
 Bài tập 1: 
+ GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi yêu cầu đối với bài tập 1, cuối cùng cho HS dựa vào các sự việc đã sắp xếp để tóm tắt văn bản Lão Hạc. (gv có thể gợi ý cho hs xem lại cá sự việc d và g để có sự chỉnh sửa hợp lý)
*GV có thể hướng dẫn hs chỉnh sửa, bổ sung và sắp xếp các sự việc chính như sau:
a, Lão Hạc có người con trai, một mảnh vườn và con chó vàng.
b, Con trai đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu vàng”.
c, Lão bị một trận ốm khủng khiếp, rồi lại bão, cuộc sống lão gặp khó khăn.
d, Vì không muốn tiêu tiền của con, lão bán con chó vàng.
e, Lão mang tiền gởi ông Giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
g, Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão kiếm gì ăn nấy và từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo.
h, Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó.
i, Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện này.
k, Lão Hạc bỗng nhiên chết-cái chết thật dữ dội.
l, Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông Giáo.
 Bài tập 2:
+ GV cho HS thảo luận nhóm (nêu các nhân vật và sự việc chính của văn bản Tức nước vỡ bờ). Cho đại diện 1, 2 nhóm trình bày kết quả, cho cả lớp nhận xét, GV kết luận. Sau đó cho HS dựa vào kết quả để tóm tắt văn bản.
 Bài tập 3:
+ GV đặt vấn đề để HS khá giỏi thảo luận.
+ GV cho HS khá giỏi tóm tắt 1 trong 2 văn bản trên (làm ở nhà)
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự.
 1, Những yêu cầu của văn bản tóm tắt:
 + Văn tóm tắt phải ngắn gọn
 + Nêu được sự việc và nhân vật chính của truyện.
 + Lời văn là lời của người tóm tắt
=> Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. 
 2, Các bước tóm tắt văn bản:
 + Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
 + Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
 + Sắp xếp nội dung theo một thứ tự thích hợp.
 + Viết văn bản tóm tắt.
 * Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự: 
Bài tập 1:
+ Các nhân vật và sự việc nêu đầy đủ nhưng chưa mạch lạc.
+ Sắp xếp các sự việc chính theo trình tự như sau:
(như phần bên)
Bài tập 2:
+ Nhân vật chính : chị Dậu
+ Sự việc chính: chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
Bài tập 3:
+ Tôi đi học và Tôi đi học là những tác phẩm tự sự nhưng tính biểu cảm (truyện ít sự việc mà chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác) do đó truyện khó tóm tắt. 
 	E/ Dặn dò: 
	+ Học bài cũ, làm bài tập số 3
	+ Chuẩn bị học bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” (Đọc bài học và chuẩn bị bài.)
Tuần 5
T: 20 (TLV)
Bài 5: trả bài viết tập làm văn số 1 
Soạn: /10/07
Giảng: /10/07
	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh (HS)
	+ Nắm được yêu cầu cần thiết khi viết1 bài văn tự sự.	
	+ Nắm yêu cầu về nội dung và hình thức khi viết bài tự sự theo đề 
	+ Thấy được những lỗi thường mắc và cách khắc phục.
 	B/ Chuẩn bị: + HS ôn lại lý thuyết văn tự sự đã học ở lớp 6	.
 + GV chấm bài, ghi chép lại những lỗi thường mắc để sửa cho HS trên lớp.
	C/ Bài cũ: + Kiểm tra việc ôn tập kiến thức văn tự sự của HS
	D/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề văn.
 GV ghi lại đề văn trên bảng, sau đó lần lượt nêu câu hỏi để HS xác định y/c của đề.
+ Đề văn thuộc thể loại gì? Kể lại chuyện gì?
+ Bài văn gồm có mấy phần? Phần thân bài gồm nhiều đoạn, các đoạn văn phải như thế nào?
+ Ngoài ra, bài văn còn có những y/c nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lỗi thường mắc và cách khắc phục.
+ Bước 1: Gv phát bài cho HS, sau đó cho các em tự tìm ra những lỗi của mình.
+ Bước 2: Gv lần lượt nêu những lỗi thường mắc của HS, yêu cầu các em tự khắc phục
( Lưu ý đối với từng lỗi của HS, GV cần nêu ra và giúp HS cách khắc phục để từ đó hình thành kỹ năng viết bài tự sự tốt hơn.)
Hoạt động 3: Củng cố.
 GV thông qua tiết trả bài viết có thể nêu ra một số câu hỏi để củng cố kiến thức về văn tự sự cho HS
+ Đối với những bài tự sự có dạng đề này
các em cần phải viết ntn?
+ Qua tiết trả bài, em có thể nêu những yêu cầu của bài viết.
I/ Đề bài: Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
1, Yêu cầu nội dung:
+ Kể lại những ấn tượng sâu sắc nhất về ngầy đi học đầu tiên của chính mình với bố cục:
a, Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm về ngày đi học đầu tiên.
b, Thân bài: Kể lại những kỉ niệm theo một trình tự nhất định
c, Kết bài: Có thể nhấn mạnh cảm nghĩ về ngày khai trường đầu tiên
+ Bài văn có sự kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
b,Hình thức:
+ Đảm bảo bố cục ba phần
+ Có kỹ năng dựng đoạn và liên kết đoạn.
+ Chữ viết sạch, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
II/ Đánh giá:
1/ Ưu điểm:
+ Đa số các em kể lại được những ấn tượng sâu sắc về buổi đi học đầu tiên của mình.
+ Bài viết đảm bảo 3 phần.
2/ Những lỗi thường mắc:
+ Một số bài viết còn ảnh hưởng quá nhiều văn bản Tôi đi học.
+ Chưa nêu được những kỷ niệm sâu sắc về buổi đầu đi học .
+ Chưa có kỹ năng dựng đoạn và liên kết đoạn văn.
+ Còn sai nhiều lỗi chính tả, kể cả lỗi chính tả thông thường.
* Lưu ý: Những tồn tại trong bài viết của HS, GV khi chấm đã ghi chép lại cẩn thận trên sổ tay riêng kể cả những lỗi chính tả cần lưu ý.
	III/ Thống kê chất lượng:
Lớp
Ts HS
Giỏi
Khá 
T.bình
Yếu 
Kém
≥T.bình
Khá- G
 8/2
 8/3
 	E/ Dặn dò: 
	+ Học bài cũ, làm bài tập số 3
	+ Chuẩn bị học bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” (Đọc bài học và chuẩn bị bài.)	
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docanh van 6(1).doc