Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 17: Tiếng Việt:

TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Mục tiêu cần đạt.

 a) Tư tưởng: Giúp học sinh

 - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội

 b) Kĩ năng:

 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.

 c) Thái độ:

 - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 a) GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.

 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
NGỮ VĂN - BÀI 5
Kết quả cần đạt:
- Hiểu rõ thể nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội; có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớp từ ngữ này.
- Nắm được mục đích, cách thức và có kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 - Nắm được những ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết Tập làm văn số 1(việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn), từ đoa rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Ngày soạn: 11/9/2010
 Ngày dạy: 13/9/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 17: Tiếng Việt: 
TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Mục tiêu cần đạt. 
 a) Tư tưởng: Giúp học sinh
 - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
 b) Kĩ năng:
 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 
 a) GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.
 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8B:...../17 
 a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Kiểm tra miệng
 * Câu hỏi: 
Thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh? làm bài tập 4 (sgk-Tr 51)
 * Đáp án - biểu điểm: 
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (5 điểm) 
 Ví dụ: (5 điểm) - Chiếc đồng hồ treo trên tường kêu tích tắc suốt đêm.
 - Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối
 - Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.
 - Trên cành đào đã lấm tấm vài nụ hoa.
 - Chú vịt bầu chạy lạch bạch
 b) Dạy nội dung bài mới : 
 Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Mọi người ở mọi miền đất nước đều có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó mối địa phương cũng có những tiếng nói khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Và mỗi tầng lớp XH lại có một số lớp từ ngữ riêng. Để giúp các em phần nào hiểu rõ sự khác biệt đó cô trò ta cùng tìm hiểu bài...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Từ ngữ địa phương 
 ( 8’)
HS
- Đọc ví dụ (sgk - Tr.56):
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
 (Tố Hữu, Khi con tu hú)
1. Ví dụ: (sgk - Tr.56)
?Tb
Hai từ “bẹ, bắp” trong hai VD trên đều có nghĩa chung là gì?
- Bắp và bẹ ở đây đều có chung nghĩa là “ngô” (một loại cây lương thực, thân thẳng có đốt, quả có dạng hạt tụ lại thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn).
?Kh
Hãy so sánh ở các bình diện ngữ âm, phạm vi sử dụng của ba từ: bắp, bẹ, ngô?
- Ngữ âm: khác nhau về chữ viết và cách phát âm
- Phạm vi sử dụng: 
+ Ngô: Sử dụng rộng rãi trong cả nước.
+ Bắp: Sử dụng ở địa phương Nam Bộ
+ Bẹ: Sử dụng ở vùng Việt Bắc
?Tb
Trong 3 từ đó từ nào là từ địa phương? từ nào được sử dụng phổ biến toàn dân? Vì sao?
HS
- Bắp, bẹ là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp chưa có tính chuẩn mực cao. Ngô là từ được sử dụng phổ biến toàn dân, là lớp từ văn hoá chuẩn.
?Tb
Qua tìm hiểu ví dụ, theo em từ toàn dân là từ như thế nào? Từ ngữ địa phương có gì khác với từ toàn dân ở điểm nào?
- Từ ngữ toàn dân: Đó là lớp từ ngữ văn hoá chuẩn mực được sd rộng rãi trong cả nước.
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sd trong một (hoặc một số) địa phương nhất định.
2. Bài học:
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sd trong một (hoặc một số) địa phương nhất định.
?Tb
Tìm một số từ, ngữ địa phương mà em biết?
HS
- Mè: vừng
- Thơm: dứa
- Heo : lợn 
- Té: ngã
=> Từ ngữ địa phương Nam Bộ
GV
Lưu ý: Một số từ ngữ địa phương không có từ ngữ tương ứng cùng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Đó là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động cách sống đặc biệt chỉ có ở một số địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân nên không có từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Ví dụ: Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... là một loại quả ở địa phương Nam Bộ. Điều đáng chú ý là do sự giao lưu về kinh tế, văn hoá, xã hội nhiều từ ngữ địa phương đã trở thành từ toàn dân.
HS
- Đọc ghi nhớ (sgk –Tr.57)
* Ghi nhớ: (sgk-Tr.56)
II. Biệt ngữ xã hội. (7')
1. Ví dụ: (sgk,T.57)
HS
- Đọc ví dụ (a) - chú ý từ in đậm:
 Nhưng đới nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
 Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
 - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. 
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
?Kh
Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ “mẹ” có chỗ lại dùng từ “mợ”?
HS
- “Mẹ” và “Mợ”là hai từ đồng nghĩa. 
- Trong đoạn văn này tác giả dùng từ“mẹ” trong lời kể mà đối tượng là độc giả. Từ “mợ” là từ dùng trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
GV
- Trước CM tháng 8 trong gia đình tầng lớp trung lưu và thượng lưu con thường gọi cha mẹ là cậu mợ, vợ chồng gọi nhau cũng bằng cậu, mợ.
=> Trong ví dụ này, Mẹ là từ toàn dân, mợ là từ ngữ của một tầng lớp xã hội nhất định (trung lưu và thượng lưu trước cách mạng T8). 
HS
- Đọc ví dụ (b) (sgk - tr 57):
Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.
- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
?Kh
Các từ ngữ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì? tầng lớp xã hội nào thường dùng những từ ngữ này?
- Ngỗng: chỉ điểm hai (chứ không phải chỉ một loại động vật có lông vũ như vịt)
- Trúng tủ: có nghĩa là đúng (như điều mình đã tính toán, dự đoán trước) cái phần đã học thuộc lòng
- Tầng lớp xã hội nào thường dùng những từ ngữ này là: Học sinh, sinh viên.
GV
Gọi những từ ngữ trên là biệt ngữ xã hội.
?Tb
GV
Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội?
- Mỗi tầng lớp xã hội do địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá khác nhau, do tập quán, lối sống, tâm lí khác nhau nên đã tạo ra một số từ ngữ riêng, khác với từ ngữ thông thường có tính chất toàn dân. 
Ví dụ: trong XH cũ trước CM tháng 8 ở gđ tầng lớp trung lưu, con gái gọi cha mẹ bằng cậu, mợ, vợ chồng cũng gọi nhau bằng cậu, mợ. Trong tầng lớp học sinh cũng xuất hiện một số từ ngữ riêng (tiếng lóng) như gậy (điểm 1), ghi đông (điểm 3), đứt ghế đẩu (điểm 4), ...những từ ngữ này thường có tính chất bông đùa.
2. Bài học:
 Khác với từ ngữ toàn dân biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
HS
- Đọc ghi nhớ (sgk –Tr 57)
* Ghi nhớ: 
(sgk –Tr 57)
II. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
( 8’)
GV 
Nêu tình huống: 
 Con đi học về, bố hỏi con: Hôm nay con được điểm mấy?
 Con trả lời : Hôm nay toán con được “ghi đông”
1. Ví dụ:
?Kh
Theo em trong trường hợp khi nghe con trả lời như vậy người bố có hiểu gì không?
- Bố sẽ không hiểu được điều con nói.
Các em cần chú ý không nên dùng trong trường hợp giao tiếp với bố mẹ và người lớn tuổi nó vừa gây cảm giác khó hiểu vừa thiếu lễ phép.
HS
- Đọc truyện “Chú giống con bọ hung” - (sgk-T59)
?Kh
Qua phân tích tình huống truyện và nghe câu chuyện em hãy cho biết khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Vì sao?
HS
- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp)
- Vì không phải ai cũng biết được nghĩa của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Chẳng hạn từ “mần” là làm (địa phương Nghệ Tĩnh) khi nói chuyện với một bạn hs ở vùng Tây Bắc nếu em dùng từ đó thì bạn ấy sẽ không hiểu.
HS
- Đọc ví dụ: (sgk,T.58)
- Đồng chí mô nhớ nữa,
kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Theo Nguyên Hồng, Nhớ)
- Cá nó để dằm thượng áo ba dờ suy, khó mõi lắm.
(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)
?Tb
Trong các từ in đậm của hai ví dụ từ nào là từ địa phương? Từ nào là biệt ngữ xã hội?
- Từ ngữ địa phương: mô, bầy tôi, ví, tớ, nớ hiện chừ, ra ri
- Biệt ngữ xã hội: cá, dằm thượng, mõi.
?Kh
Nghĩa của những từ này là gì?
HS
- Mô: nào, đây
- Bầy tôi: chúng tôi
- Ví: với
- Nớ: ấy
- Hiện chừ: Hiện giờ, hiện nay.
- Ra ri : Như thế nào
- Dằm thượng: túi áo trên
- Cá: ví tiền
- Mõi: lấy cắp, móc.
?Kh,
Giỏi
Tại sao trong các đoạn văn, thơ trên, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
HS
- Trong đoạn thơ: có tác dụng tạo dựng không khí quê hương thân tình, sự đồng cảm của người chiến sĩ trong cuộc trò chuyện (tô đậm màu sắc địa phương). 
- Trong câu văn: có tác dụng khắc hoạ ngôn ngữ tính cách của nhân vật (Đây đây là cách nói của một nhân vật trong tầng lớp lưu manh chuyên nghề móc túi nói với đồng bọn => làm nổi rõ tính lưu manh của bon người này)
?Kh
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của hai bạn hs trong cuộc đối thoại sau:
Hải: Chà, cái cặp sách của cậu đẹp quá! lượm ở đâu đấy?
Sơn: Mới mua hôm qua đấy, ở chợ huyện. Tưởng là rẻ, ai ngờ lại bị luộc đau quá.
- Lượm, luộc: nghĩa là mua
=> Hai bạn đã lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH gây ra sự tối nghĩa và khó hiểu.
?Tb
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ta làm thế nào?
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các ừ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sd khi cần thiết.
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên dùng trong khẩu ngữ khi đối tượng giao tiếp là người địa phương cùng tầng lớp xã hội với mình để tạo sự thân mật, tự nhiên. Vượt ra khỏi phạm vi đó thì sd hai lớp từ này không phù hợp là lạm dụng. Khi đối tượng giao tiếp là người địa khác phương, khác tầng lớp xã hội nên sử dụng từ toàn dân
GV
- Như vậy trong thơ văn có thể sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm thêm màu sắc địa phương màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Đây chính là giá trị tu từ học của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Trong giao tiếp không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
?Tb
Qua các ví dụ, em rút ra bài học gì khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
2. Bài học:
 - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các ừ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
HS
- Đọc ghi nhớ (sgk  ...  tắt để hiểu đúng chủ đề văn bản.
 - Xác định nd chính cần tóm tắt lựa chọn các nhân vật tiêu biểu, các sự việc quan trọng.
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
 - Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ: (sgk- Tr 61)
GV
Lưu ý: Khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nd chính, n/v quan trọng, bỏ hết các câu chữ thừa các n /v và chi tiết phụ của chuyện
?BT
Hãy tóm tắt vb’ “Tức nước vỡ bờ” bằng đ/văn ngắn?
III. Luyện tập (10’)
Tóm tắt văn bản: Tức nước vỡ vờ
HS 
- Suy nghĩ độc lập - 1 Š 2 HS trình bày (có nhận xét, bổ sung)
 c) Củng cố luyện tập: (1’)
 ? Hãy nêu các buớc tóm tắt một văn bản?
 - HS dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
 d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà: (1’)
 - Học thuộc ghi nhớ (sgk) 
 - Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” 
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
=========================
Ngày soạn: 14/9/2010
ngày dạy: 16/9/2010
Dạy lớp: 8B 
 Tiết 19. Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp HS:
 - Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 - Vận dụng trong khi soạn các tác phẩm văn học tự sự ở nhà.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.
 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8B:...../17
 a) Kiểm tra bài cũ: ( 3’) 
Kiểm tra bài tập về nhà : tóm tắt văn bản L ão Hạc
 b) Dạy nội dung bài mới: 
Giờ học trước các em đã nắm được thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự, những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt và các bước tóm tắt văn bản. Để luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cô trò ta cùng nhau luyện tập trong tiết học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Nội dung. ( 4’)
?Tb
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu cách thức tóm tắt một văn bản tự sự? 
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trìng bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trong) của văn bản đó. 
- Muốn tóm tắt một văn bản cần thực hiện các bước:
 + Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để hiểu đúng chủ đề văn bản.
 + Xác định nội dung chính cần tóm tắt, lựa chọn các nhân vật tiêu biểu, các sự việc quan trọng.
+ Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
 + Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
II. Luyện tập. (35')
HS 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (sgk,T. 61,62)
1. Bài tập 1: (sgk, T. 61)
GV
Đây là các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của văn bản “Lão Hạc” đã được sgk liệt kê.
?TB1
Bản liệt kê đã liệt kê được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa? Nêu nhật xét của em?
HS
- Thảo luận nhóm (4 nhóm, thời gian 3') Š đại diện trình bày ý kiến (có nhận xét, bổ sung):
 Phần liệt kê như sgk đã nêu lên sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ. Nhưng sắp xếp khá lộn xộn, thiếu mạch lạc.
?HS
Các em hãy sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự hợp lí?
- Muốn tóm tắt cần sắp xếp lại như sau:
b - Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng 
a - Con trai lão Hạc đi đồn điền cao su.
d - Vì muốn giữ mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó Vàng.
c - Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
g - Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
e - Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó.
i - Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
h - Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.
k - Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
?HS
Hãy viết tóm tắt truyện lão Hạc theo thứ tự đã sắp xếp ở trên khoảng 10 dòng?
HS
- Lão Hạc có một người con trai một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su. Lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con lão đành phải bán con chó. Mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn.
Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn. Lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn nhà lão. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết. Cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
2. Bài tập 2: (sgk,T. 62)
?BT2
Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
- Nhân vật chính trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là chị Dậu.
- Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
?
Dựa vào sự việc đã nêu , em hãy tóm tắt văn bản khoảng 7 đến 10 dòng?
 Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng, nhẹ nhàng húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn xin khất số sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa sả nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến chói anh Dậu. Vì uôt ức, chị đã liều mạng chống lại, hai bên giằng co nhau, chị Dậu đã hạ ngã hai tên tay sai. 
3. Bài tập 3: (sgk, T.62)
?BT3
Có ý kiến cho rằng các vb’ “Tôi đi học, Trong lòng mẹ” rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không?
HS
 - Đúng mặc dù là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc, các tác giả tập chung chủ yếu miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên khó tóm tắt.
?
Em hãy thử tóm tắt văn bản “Tôi đi học” theo ý hiểu của em?
- Hàng năm cứ vào cuối thu, khi thấy mấy em nhỏ lần đầu tiên theo mẹ đi tới trường là tôi lại nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường. Buổi mai hôm ấy, mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Tôi cảm thấy xung quanh tôi đều thay đổi. Tôi bảo mẹ đưa thước bút để cầm thử. Trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp và dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui sáng sủa. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Nghe tiếng trống và ông đốc gọi tên tôi giật nảy cả người và khóc theo đám bạn. Nhưng khi thầy giáo trẻ dẫn vào lớp tôi thấy chưa bao giờ xa mẹ như lần này. Khi ngồi vào chỗ của mình tôi không cản thấy bạn bè xa lạ nữa, chỉ thấy hình gì treo trên tường cũng hay hay. và vòng tay lên bàn, bắt đầu giờ học đầu tiên.
c) Củng cố, luyện tập: (2')
	Khái quát lại toàn bộ những kiến thức cơ bản về tóm tắt văn bản tự sự.
c) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà: ( 1’)
 	 - Ôn lại lí thuyết và cách tóm tắt văn bản tự sự
 - Hoàn chỉnh các bài tập 2, 3 
 - Lập dàn ý cho đề tập làm văn số 1, tiết sau trả bài.
====================
Ngày soạn: 15/9/2010
ngày dạy: 18/9/2010
Dạy lớp: 8B 
 Tiết 20. Tập làm văn: 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ1
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp HS
 - Nêu bật những ưu khuyết điểm của học sinh về việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn.
 - Trên cơ sở đó hs có hướng khắc phục và rèn luyện theo hướng tích cực.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) GV : Chấm bài, chữa lỗi cho hs, soạn giáo án
 b) HS : Lập dàn ý cho bài viết số 1
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8B:..../17
 a) Kiểm tra bài cũ: ( 3’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 b) Bài mới: 
Để giúp các em nhận rõ những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết số 1, từ đó có hướng khắc phục cụ thể cho các bài viết tiếp theo, đó là nội dung của tiết trả bài ...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV
Chép đề lên bảng
* Đề bài: Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
I. Tìm hiểu đề. (2’)
HS
- Đọc đề.
 ?Tb
Xác định kiểu bài và nội dung của đề?
 - Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
 - Nội dung: Kỉ niệm ngày đầu tiên vào học trường THCS
 - Ngôi kể: Thứ nhất (xưng tôi hoặc em) 
II. Lập dàn ý. ( 7’)
 ?Tb
Phần mở bài em sẽ giới thiệu như thế nào?
1. Mở bài: 
Giới thiệu sự việc định kể (Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm)
 - Có thể từ câu chuyện cha mẹ kể mà em bắt đầu vào giới thiệu những kỉ niệm của mình.
 - Có thể nhân khi nhìn lại một đồ vật cũ, nhận một bức thư, xem một cuốn phim.
?Kh
Khái quát những ý chính trong phần thân bài?
 2. Thân bài : 
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 
- Gợi nhớ kỉ niệm 
+ Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu truyện đáng nhớ.
+ Thời gian, địa điểm.
- Diễn biến câu truyện: tình huống nảy sinh mâu thuẫn.
- Kết thúc câu truyện.
 + Mâu thuẫn được giải quyết
 + Câu truyện trở thành kỉ niệm (Nếu có nhiều kỉ niệm thì lần lượt kể từng kỉ niệm).
3. Kết bài: 
?Tb
Phần kết bài em sẽ viết những ý gì?
 - Suy nghĩ của bản thân
 - Bài học.
GV
- Nhận xét ưu và nhợc điểm bài viết của học sinh:
III. Nhận xét chung
( 5’)
 1. Ưu điểm : 
 - Tận dụng thời gian làm bài.
 - Nhiều bài viết có ý thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp
 - Đa số xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng 
 - Một số bài viết hay, giàu cảm xúc đã có xen kẽ miêu tả và biểu cảm.
 - Tình trạng viết sai lỗi chính tả hạn chế nhiều.
2. Nhược điểm
 - Vẫn tồn tại một số bài viết cẩu thả, một số em chưa biết sắp xếp sự việc để kể, có bài còn máy móc chép lại văn bản “Tôi đi học”, chưa sáng tạo còn dựa vào tài liệu tham khảo (Lương, Sóng, Lâm, Toán, ...)
 - Một số bài nội dung sơ sài kỉ niệm chưa rõ ràng, bố cục không rõ.
 - Cách xưng hô chưa đồng nhất có lúc xưng tôi có lúc xưng em. Nhiều bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả.
GV
- Ghi những lỗi cơ bản nhất mắc trong bài viết và yêu cầu HS xác định lỗi và chữa lỗi:
 IV. Lỗi và chữa lỗi sai.
(20’)
1. Lỗi chính tả:
- Đo sợ, lày, dun dẩy, lô đùa, liềm yêu thương bây dờ, nguy nga tráng lệ.
Sửa lỗi
 - Lo sợ, này, nô đùa, niềm yêu thương, bây giờ, khang trang, sạch đẹp.
2. Lỗi dùng từ :
- Em lấm lét nhìn xung quanh, ai cũng tươi cười ăn mặc rất đẹp đẽ, sáng sủa.
Chữa: Nhìn xung quanh em thấy ai cũng tươi cười ăn mặc rất đẹp đẽ, sáng sủa.
- Đứng giữa sân trường cao rộng, em thấy run run, ghì sát vào mẹ.
Chữa: Đứng giữa sân trường cao rộng, em thấy run run, nép sát vào mẹ.
3. Lỗi diễn đạt:
- Đây rồi, mái trường đã hiện ra trước mắt tôi, dãy nhà cấp bốn xinh xinh nằm sát bên đồi.
Chữa: Đây rồi, ngôi trường đã hiện ra trước mắt tôi, dãy nhà cấp bốn xinh xinh nằm sát bên đồi.
- Em không còn là một học sinh lớp một hồn nhiên vui tươi như trước nữa mà đã thành một đội viên.
Chữa: Giờ đây em không còn là một học sinh rụt rè, bỡ ngỡ như hồi lớp một nữa mà đã tự tin, trưởng thành hơn rất nhiều.
- Đầy sự bất ngờ ở phía trước
Chữa: Đầy bất ngờ thú vị.
V. Đọc bài - mẫu trả bài - Giải đáp thắc mắc: ( 7’)
Kết quả:
Điểm: G:........ Tb:......
 Kh:........ Yếu:......
 Kém:.......
 c) Củng cố, luyện tập: (1’)
	Nhắc lại nhữg yêu cầu chính khi làm một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
 d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1’)
- HS tiếp tục sửa lỗi của mình qua bài viết
 - Soạn bài: Cô bé bán diêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc