Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Châu Văn Biếc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Châu Văn Biếc

Tuần 4 Tiết 13 . Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 Trích Tắt đèn)

(Ngô Tất Tố).

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Nắm được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua đoạn trích.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Tóm tắt văn bản truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu mến văn học.

4, Giáo dục:

* Kĩ năng sống: trình bày trao đổi suy nghĩ về số phận người nông dân trước CM tháng 8.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo: Chân dung nhà văn, Tác phẩm Tắt đèn.

2.Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

- Sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Châu Văn Biếc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 13 . Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
	Trích Tắt đèn)
(Ngô Tất Tố).
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Nắm được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua đoạn trích.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Có ý thức về vấn đề học tập của bản thân, trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu mến văn học.
4, Giáo dục:
* Kĩ năng sống: trình bày trao đổi suy nghĩ về số phận người nông dân trước CM tháng 8.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo: Chân dung nhà văn, Tác phẩm Tắt đèn.
2.Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
- Sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: .(4’)
H. Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được gặp mẹ? 
3.Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Trong tự nhiên có quy luật được khái quát thành câu tục ngữ: tức nước vỡ bờ.Trong XH đó là quy luật có áp bức có đấu tranh.
Lắng nghe, cảm nhận
Hoạt động 2. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả, về tác phẩm: Thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
- Thời gian: 10’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Những hiểu biết của em về tác giả? GV bổ sung: .
GT chân dung nhà văn. 
H. Xuất xứ của văn bản?
H. Thể loại văn bản?
HD học sinh đọc: 
Giọng diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.
+ Đọc mẫu.
GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó.
H. Bố cục văn bản?
 - P1. từ đầu đến Có ngon miệng hay không?
- P2. Còn lại.
H. Phương thức biểu đạt?
Suy nghĩ, trả lời
Ghi bài
Trả lời, bổ sung.
- Đọc văn bản
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời, bổ sung. Ghi bài
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Ngô Tất Tố(1893-1954).
- Là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
 2. Tác phẩm: 
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn.
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn.
- Thể loại: Truyện hiện đại.
Bố cục: 2 phần.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp , miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản:
- Mục tiêu: HS thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH thực dân nửa PK. ự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân. Tâm hồn yêu thương, sự phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác.
 - Phương pháp: vấn đáp, phân tích, giảng bình.
- Thời gian: 20’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Qua đoạn 1 cho thấy tình thế của chị Dậu như thế nào?
H. Mục đích duy nhất của chị lúc này? Có thể gọi đoạn này một cách hình ảnh là thế tức nước đầu tiên được không?
H. Trong đoạn trích có những nhân vật nào?
H. Trong đoạn trích, tên cai lệ hiện ra như thế nào?
 Hung dữ, độc ác.
- Nói: thô lỗ, quát thét, chửi, mắng, hằm hè.
- Cử chỉ, hành động, đánh roi, bắt người.
- Gây khoái cảm cho người đọc, đem lại cảm giác hả hê, khoan khoái
H. Bản chất, tính cách ra sao?
H. Những hành động, lời nói của y đối với vợ chồng chị Dậu khi đến thúc sưu được miêu tả như thế nào?
H. Chi tiết tên cai lệ bị chị Dậu “ấn giúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất kẻ thiếu sưu” đã gợi cho em cảm xúc và liên tưởng gì?
- Học sinh thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
- Sinh động, sắc nét, đậm chất hài.
H. Em có nhận xét gì về bút pháp hiện thực của NTT ở đây?
H. Nhận xét về bản chất của tên cai lệ?
H. Chị Dậu đã tìm cách để bảo vệ chồng như thế nào?
- Van xin.
H. Quá trình đối phó của chị với 2 tên tay sai diễn ra như thế nào?
Quá trình ấy hợp lý không? vì sao?
- Van xin à liều mạng à cự lại à đánh trả.
H. Phân tích thái độ của chị Dậu từ cách xưng hô đến nét mặt, cử chỉ, hành động? 
H. Nhận xét thái độ đó mỗi lúc như thế nào?
- Thay đổi.
Chi tiết nào, hành động nào của chị Dậu khiến em đồng tình. 
- Học sinh thảo luận và trả lời theo nhóm.
- Đánh lại 2 tên tay sai.
H. Vì sao chị Dậu có đủ dũng khí để quật ngã 2 tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy.
H. Việc 2 tên tay sai thảm bại trước chị Dậu còn có ý nghĩa gì và chứng tỏ điều gì?
- Quá giận dữ, vì bị áp bức, bị dồn đến con đường cùng. Vì thương yêu chồng, muốn bảo vệ chồng.
- Sức mạnh tiềm tàng của của người nông dân, phụ nữ, chứng minh quy luật xã hội; có áp bức có đấu tranh.
H. Nhận xét nghệ thuật khi tác giả giới thiệu về nhân vật chị Dậu?
- Có nhiều kịch tính, hấp dẫn.
Theo dõi VB
Trả lời
Trả lời, 
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời, bổ sung.
Ghi bài
Thảo luận nhóm.
Trả lời
Ghi bài.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Tình thế của gia đình chị Dậu:
- Thê thảm, đáng thương và nguy cấp.
à Thế tức nước đầu tiên.
2.Nhân vật tên cai lệ:
- Lời nói: quát, thét, mắng, hầm hè à thô lỗ.
- Cử chỉ, hành động: đánh trói à thô bạo, vũ phu.
à Miêu tả sinh động, sắc nét, đậm chất hài: hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương tâm.
3. Nhân vật chị Dậu:
- Hành động, cử chỉ:
+ Giảng giải, van xin.
+ Liều mạng cự lại bằng lý lẽ.
+ Đánh trả.
- Xưng hô:
+ Cháu_ông à tôi_ông
à Bà_mày: thay đổi.
 Không cúi đầu van xin à đĩnh đạc ngang hàng à tư thế đè bẹp đối phương
Miêu tả tỉ mỉ, quan sát tinh tế, ngôn ngữ tự nhiên, so sánh độc đáo:
Vẻ đẹp của phụ nữ giàu tình thương, đầy dũng khí, hiên ngang buất khuất, chống lại cường quyền bạo lực
Hoạt động 4. Khái quát kiến thức:
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm, nét đặc sắc của nghệ thuật
- Phương pháp: Gợi mở, khái quát hoá.
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Ý nghĩa của văn bản?
H. Nét đặc sắc trong NT của văn bản?
HS đọc ghi nhớ
Suy nghĩ, phát biểu.
Ghi bài.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
2. Nghệ thuật: 
- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ. 
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí)
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 5. Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp HS thực hành làm các bài tập, rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Phương pháp: Giảng luyện, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 4’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV HD học sinh đọc phân vai. Y/cầu: diễn cảm.
Đọc diễn cảm
IV. Luyện tập:
Hoạt động 6. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
- Mục tiêu: Giúp HS khái quát hoá nội dung bài học, học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở. Thuyết trình
- Thời gian: 4’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Cảm nhận của em nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
Phát biểu.
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập SBT. 
- Chuẩn bị bài: Lão Hạc
Lắng nghe
- Tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu).
. Rút kinh nghiệm:
 Tiết 14 : Văn bản: LÃO HẠC
(Nam Cao).
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
- Nắm được tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
4.Giáo dục:
 * Kĩ năng sống: trình bày trao đổi suy nghĩ về số phận người nông dân trước CM tháng 8.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H. Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Một trong những nhà văn viết về hiện thực xuất sắc đó chính là Nam Cao, ông đã để lại cho đời những trang viết tâm huyết về người nông dân trước CM.
Lắng nghe, cảm nhận
Hoạt động 2. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
- Thời gian: 15’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Những hiểu biết của em về nhà văn ?
GT chân dung nhà văn.
H. Hiểu biết về tác phẩm?
- HD học sinh đọc: Giọng tình cảm, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.
+ Đọc mẫu.
GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó.
H. Bố cục đoạn trích?
- Việc làm của Lão hạc
- Cái chết của Lão Hạc.
H. Phương thức biểu đạt?
H. Đoạn trích gồm những nhân vật nào? Ai là n/v chính, trung tâm?
- Lão Hạc.
H. Câu chuyện được kể từ n/v nào? Ngôi kể?
- N/v ông giáo, ngôi số 1.
Suy nghĩ, trả lời
Ghi bài
Trả lời, bổ sung.
- Đọc văn bản
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời, bổ sung. 
Ghi bài
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Nam Cao(1915-1951).
 - Là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bịnáp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong XH.
2. Tác phẩm: 
- Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao, được đăng báo lần đầu năm 1943.
Bố cục: 2phần.
- Phương thức biểu đạt: Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản:
- Mục tiêu: HS nắm được diễn biến tâm trạng của nhân vật Lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”, cái chết của lão.
- Phương pháp: vấn đáp, giảng bình.
- Thời gian: 18’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Tại sao một con chó lại được lãoậoc gọi là cậu Vàng?
- LH nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi thân mật là cậu Vàng.
- Là kỉ vật, là tài sản của người con trai gửi tr ... vật Lão Hạc qua nững việc làm của lão?
Suy nghĩ, phát biểu
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập SBT. 
- Chuẩn bị bài: Soạn tiếp các câu hỏi trong bài.
Lắng nghe
 Tiết 15 . Văn bản: 	 LÃO HẠC (tiếp)
 (Nam Cao).
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Hiểu đựơc tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
- Nắm được tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi cách viết văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
4.Giáo dục:
 * Kĩ năng sống: trình bày trao đổi suy nghĩ về số phận người nông dân trước CM tháng 8.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H. Phân tích những việc làm của Lão Hạc trước khi chết?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Lắng nghe, cảm nhận
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản:
- Mục tiêu: HS hiểu được việc lựa chọn cái chết của Lão Hạc.
- Phương pháp: vấn đáp, giảng bình.
- Thời gian: 25’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích chuẩn bị cho cái chết?
H. Có ý kiến cho rằng, lão Hạc làm thế là gàn dở, nhưng co ý kiến là lão làm thế là đúng. Ý kiến em như thế nào?
H. Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
H. Tại sao lão Hạc chọn cái chết như thế?
H. Nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của lão Hạc? (học sinh thảo luận và trả lời)
 Bất ngờ với tất cả mọi người, dữ dội, kinh hoàng.
- Vì không thể tìm con đường nào khác.
- Bộc lộ số phận, tính cách cao đẹp; mọi người quý trọng, thương tiếc lão.
H. Vai trò của nhân vật ông giáo như thế nào?
Thái độ của ông đối với lão Hạc chứng tỏ ông giáo là một trí thức như thế nào?
Gọi học sinh đọc đoạn: “chao ôinghĩa khác”?
H. Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy?
Em có đồng ý với suy nghĩ ấy không? vì sao?
Theo dõi VB
Trả lời
Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời
Ghi bài
Trả lời, bổ sung.
Ghi bài
Trả lời
II. Tìm hiểu văn bản:
2. Cái chết của lão Hạc
- Nguyên nhân: tình cảnh đói khổ, túng quẩn.
- Mục đích: Để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn, vốn liếng cho con.
- Ý nghĩa:
+ Bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc, của người nông dân nghèo trước CMT8.
+ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến: nô lệ, tăm tối.
à Miêu tả tinh tế, quan sát tỉ mỉ: Cái chết bất ngờ, dữ dôi và kinh hoàng.
-> Lão Hạc giàu tình thương, nhân hậu, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự.
3. Nhân vật ông giáo:
- Thái độ: đồng cảm, xót xa yêu thương.
- Hành động, cư xử: an ủi, giúp đỡ lão Hạc.
- Ý nghĩ, tâm trạng: buồn à thất vọng à đầy tin yêu, cảm phục.
Hoạt động 4. Khái quát kiến thức:
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm, nét đặc sắc của nghệ thuật
- Phương pháp: Gợi mở, khái quát hoá.
- Thời gian: 3’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H.Ý nghĩa của văn bản?
- Thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
H. Nét đặc sắc trong NT của văn bản?
- Ngôi kể số 1.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hoá cao.
HS đọc ghi nhớ
Suy nghĩ, phát biểu.
Ghi bài.
III. Tổng kết:
.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 5. Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp HS thực hành làm các bài tập, rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Phương pháp: Giảng luyện, hoạt động nhóm. 
- Thời gian: 7’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV định hướng nội dung cho HS:
- Nêu 1 số tác phẩm của Nam Cao viết về người nghèo với lòng đồng cảm, tin yêu sâu sắc của nhà văn?
GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động nhóm
Trao đổi, thảo luận.
Trình bày
IV. Luyện tập:
Bài tập 1. 
Hoạt động 6. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
- Mục tiêu: Giúp HS khái quát hoá nội dung bài học, học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở. học bài, chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Thời gian: 4’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Cảm nhận của em sau khi học văn bản? 
Lắng nghe.
Phát biểu.
GV định hướng nội dung cho HS: Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập1,2. 
- Chuẩn bị bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 15:TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. 
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng Việt, sử dụng trong giao tiếp nói, viết.
4. Giáo dục:
* Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích so sánh phân biệt từ ngữ tượng thanh tượng hình..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi: ?Thế nào là trường từ vựng? Viết 1 đoạn văn có sử dụng các từ tượng hình tượng thanh?
Đáp án – thang điểm.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. ( 3 điểm)
-Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình từ tượng thanh. Chỉ ra được từ tượng hình tượng thanh trong đoạn văn đó. ( 7 điểm)
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV gợi nhắc HS nhớ lại kiến thức về từ láy mang đặc điểm tượng hình tượng thanh. Dẫn dắt vào bài mới.
Lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 
- Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở, hoạt động nhóm. .
- Thời gian: 18’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Bảng phụ.
Y/c HS đọc VD.
Gọi học sinh đọc các đoạn văn ở mục I SGK, chú ý từ in đậm.
H. Trong các từ ngữ in đậm đó, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật?
H. Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
à Những từ in đậm đó được gọi là từ tượng hình, từ tượng thanh.
H. Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
H. Vậy theo em, thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh; tác dụng của nó?
Cho ví dụ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Bài tập: tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau: 
“anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã xầm xập tiến vào với những roi song, tay cước và dây thừng”.
Đọc ví dụ
Suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời
Ghi bài
Thảo luận nhóm
Suy nghĩ, trả lời
I. Đặc điểm, công dụng:
1. Ví dụ: SGK- T49.
- Từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc.
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh: Hu hu, ư ử.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
ví dụ: lom khom.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiện, của con người.
Ví dụ: lộp xộp.
- Tác dụng:
 Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao thường dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2. Ghi nhớ: SGK- T49
Hoạt động 3. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS xác định đúng từ tượng hình, từ tượng thanh và cho biết tác dụng của các từ này trong văn bản. Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và phân biệt nghĩa của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm, kĩ thuật động não.
- Thời gian: 13’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Hoạt động nhóm: 
Bài 2. Làm việc cá nhân
Bài 3. Làm việc cá nhân
GV hướng dẫn Hs làm bài tâp 4.
Bài 5: GV làm mẫu cho HS theo dõi.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Thảo luận nhóm.
Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Ghi bài
Làm việc cá nhân
Trả lời, bổ sung.
Ghi bài
Làm việc cá nhân
Trả lời, bổ sung.
Ghi bài
II. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK- T49,50. 
 Các từ tượng hình, từ tượng thanh: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khoẻo, chỏng quèo
Bài 2: SGK- T,50
( Đi): lò dò, lom khom, liêu xiêu, ngất ngưởng, dò dẫm, khật khưởng, thong thả
Bài 3: SGK- T,50
Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý.
Cười hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hiền lành, hồn nhiên.
Cười hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
Bài 4: SGK- T,50
Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ tiếng những cành khô gãy lắc rắc.
Gió thổi, mưa rơi lộp bộp trên sân gạch.
Tiếng mưa rơi lách cách
Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà::
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và cho biết tác dụng của các từ này trong văn bản, học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới tốt hơn
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá. Thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 5’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và cho biết tác dụng chúng?
Suy nghĩ, phát biểu
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Lắng nghe
Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh. 
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN8TUAN4CHUANMOINHAT.doc