Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 21. Tiết 76.

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Kiến thức:

- Nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp làm văn thuyết minh .

2. Kĩ năng:

- Viết đoạn văn thuyết minh đúng yêu cầu.

- Biết cách sắp xếp các ý trong văn bản thuyết minh.

- Sửa các lỗi sai khi viết đoạn tách đoạn.

3. Thái độ :

- Xác định đúng cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

- Có ý thức viết và sửa chữa đoạn văn thuyết minh .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk , sgv , bồi dưỡng Ngữ văn 8 .

2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà, đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi trong sgk .

III. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 21. Tiết 76.
 Viếât đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp làm văn thuyết minh .
2. Kĩõ năng:
- Viết đoạn văn thuyết minh đúng yêu cầu.
- Biết cách sắp xếp các ý trong văn bản thuyết minh.
- Sửa các lỗi sai khi viết đoạn tách đoạn.
3. Thái độ :
- Xác định đúng cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- Có ý thức viết và sửa chữa đoạn văn thuyết minh .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk , sgv , bồi dưỡng Ngữ văn 8 .
2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà, đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi trong sgk .
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ . 
Thế nào là văn bản thuyết minh ? Nêu các phương pháp chủ yếu khi làm văn thuyết minh ?
3. Giới thiệu bài .
Chúng ta đã biết, bài văn do nhiều đoạn văn tạo thành. Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách viết đoạn văn trong một văn bản thuyết minh, biết cách sắp xếp và trình bày các ý trong đoạn văn thuyết minh. Vậy cách viết đoạn văn thuyết minh như thế nào ? Ta đi vào tìm hiểu bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh nhận dạng đoạn văn trong văn bản thuyết minh. (10’)
* Mục tiêu :
Nhận dạng được đoạn văn, mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
1. Thế nào là đoạn văn ? 
- Vai trò của đoạn văn trong bài văn ? 
- Cấu tạo thường gặp của đoạn văn ?
2. Em hiểu thế nào là chủ đề trong đoạn văn ? 
- Câu chủ đề trong đoạn văn là câu như thế nào ?
3. Gọi học sinh đọc đoạn văn. 
4. Đoạn văn trên gồm có mấy câu ? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó ? Dụng ý của người viết ra sao ?
5. Trong đoạn văn câu nào là câu chủ đề ? 
6. Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể hiện và phát triển của chủ đề ?
(Sử dụng bảng phụ chốt ý)
7. Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm nghị luận không ? Vì sao?
8. Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể hiện và phát triển chủ đề ?
Mối quan hệ giữa các câu như thế nào ?
9. Lệnh học sinh đọc đoạn văn b .
10. Đoạn văn có mấy câu ? 
11. Chủ đề đoạn văn trên là gì ?
12. Từ nào là từ ngữ chủ đề ?
13. Nêu mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh sửa các đoạn văn thuyết minh.(10’)
* Mục tiêu :
Sửa chữa lại các đoạn văn chưa chuẩn.
Rút ra những diều cần lưu ý khi viết đoạn văn.
14. Lệnh học sinh đọc đoạn đoạn văn (a)
15. Đoạn văn trên thuyết minh về cái gì ?
15.Viết được đoặn văn ta cần chú ý những yêu cầu gì ? Cách sắp xếp như thế nào?
16. Đối chiếu với những yêu cầu trên đoạn văn này mắc những lỗi gì ?
17. Cần nên sửa chữa bổ sung như thế nào ?
18. Lệnh học sinh đọc đoạn văn (b) .
19. Đoạn văn thuyết minh về cái gì ?
20. Đoạn văn trên mắc lỗi gì ? 
21. Có thể sửa lại như thế nào ? 
- Nhận xét chốt ý, sửa lỗi.
22. Khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý xây dựng những đoạn văn như thế nào ?
23.Trình tự sắp xếp các ý trong đoạn văn ra sao ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập . (18’) 
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài, kết bài.
Viết đoạn văn thuyết minh từ câu chủ đề. 
24.Lệnh học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 1 .
Gợi ý : 
- Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh -> trường em .
- Kết bài : Bày tỏ thái độ đối với trường em . 
* Yêu cầu : 
- Ngắn gọn : từ 1-2 câu / đoạn .
- Hấp dẫn, ấn tượng kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện .
Nhận xét, sửa chữa .
25. Viết đoạn văn theo chủ đề:
“ Hồ Chí Minh vị lãnh tựu vĩ đại của nhân dân Việt Nam”
Gợi ý : 
Từ câu chủ đề triển khai thành những ý nhỏ sau :
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình.
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp .
- Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại .
26. Lệnh học sinh đọc bài tập 3 . 
Hướng dẫn học sinh về nhà làm : Đọc kĩ phần mục lục, dựa vào đó giới thiệu sơ lược về số lượng các tuần, bài, tên và sự sắp xếp các bài, tiết học trong từng phần .
27. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây theo thứ tự hợp lý để hình thành một đoạn văn giới thiệu Động Chính Phong Nha, theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong :
a. Động Chính Phong Nha gồm 14 buồng nối với nhau bởi một hình lang dài hơn ngàn rưỡi mét, cùng nhiều hành lang phụ dài 100m.
b. Từ buồng thứ tư trở đi gồm hoang dã cao tới 25 đến 40 m
c. Ở các buồng ngoài, tầng hơi thấp chỉ cách mặt nước độ 10m
d. Đến buồng thứ 14, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở sâu phía trong.
- Các ý trong đoạn văn được sắp xếp như thế nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Thực hiện bài tập 3 .
- Chuẩn bị phần học : “ Quê hương” theo dịnh hướng câu hỏi sgk .
Tìm đọc những bài phân tích, bình luận về bài thơ .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Nhắc lại kiến thức cũ.
- Đoạn văn là một bộ phận của bài văn 
- Nhiều đoạn văn kết thành bài văn.
- Đoạn văn phải có từ hai câu trở lên .
-> Sắêp xếp theo một trình tự nhất định.
Trình bày .
 - Chủ đề: ý chính (chủ chốt, khái quát nhất của đoạn văn) . Một đoạn văn chỉ có một chủ đề .
 - Câu chủ đề thường là câu ngắn gọn, khẳng định ý chính của đoạn văn.
Tùy theo loại đoạn văn mà câu chủ đề có thể đặt ở những vị trí khác nhau .
Đọc đoạn văn .
Xác định .
Đoạn văn có 5 câu. Từ “ nước” được sử dụng nhiều lần. Từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề đoạn văn.
Xác định .
Trình bày .
- Câu 1: Tác giả giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới .
- Câu 2 : Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít so với tổng lượng nước trên trái đất.
- Câu 3 : Giới thiệu sự mất tác dụng của phần lớn lượng nước ngọt.
- Câu 4: Giới thiệu lượng người khổng lồ thiếu nước ngọt.
- Câu 5 : Dự báo tình hình thiếu nước.
Xác định .
Đoạn văn viết về nước nhưng không phải là đoạn văn : 
+ Miêu tả, vì đoạn văn không tả màu sắc, mùi vị, hình dáng, chuyển vận . của nước.
+ Kể chuyện, vì đoạn văn không kể, không thuật những chuyện, việc về nước.
+ Biểu cảm, vì đoạn văn không biểu hiện cảm xúc gì của người viết trực tiếp hay gián tiếp .
+ Nghị luận, vì đoạn văn không bàn luận, phân tích, chứng minh, giải thích những vấn đề về nước.
-> Đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay. Thuyết minh về một sự việc, hiện tượng tự nhiên – xã hội .
Nhận xét .
- Câu 1: Nêu chủ đề khái quát . 
- Câu 2 , 3 , 4 : giới thiệu cụ thể những biểu hiện của sự thiếu nước .
- Câu 5 : dự báo sự việc trong tương lai .
-> Các câu còn lại bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề .
Đọc đoạn văn .
Xác định .
Đoạn văn có 3 câu .
Xác định .
Xác định .
Cụm từ trung tâm là Phạm Văn Đồng .
Trình bày .
- Câu 1 : Vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất và vai trò của ông : Nhà cách mạng và nhà văn hóa .
- Câu 2 : Sơ lược quá trình hoạt động cách mạngvà những cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà đồng chí Phạm Văn Đồng từng trải qua .
- Câu 3 : Mối quan hệ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
->Đoạn văn thuyết minh – giới thiệu về một danh nhân, một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó .
Đọc đoạn văn .
Xác định .
Đoạn văn thuyết minh chiếc bút bi.
Trình bày .
 Những điều cần chú ý :
+ Nêu rõ chủ đề .
+ Cấu tạo của bút bi.
+ Công dụng của bút bi.
+ Cách sử dụng bút bi.
So sánh đối chiếu .
Thảo luận đôi bạn .
Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút có hòn bi nhỏ xíu . Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết, hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Khi viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngồi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện viết chữ nét thanh, nét đậm.
Đọc đoạn văn .
Xác định .
Xác định .
Câu 1 với các câu khác gắn kết gượng gạo ý lộn xôn phức tạp.
Sửa chữa .
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có hai loại chủ yếu : đèn điện, đèn dầu. Ở đây chỉ giới thiệu cấu tạo sơ lược của một kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện. Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy đầu tiên là đế đèn ( được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi ) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn nối với công tắc, luồng hướng lên trong một ống thép không gỉ thẳng đứng tới đầu ống nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 20 – 75 oát . Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim ( hoặc vải, lụa có khung sắt và vòng thép gắn vào bóng đèn ) .
Trình bày .
Trình bày .
Đọc, xây dựng đoạn văn .
Viết đoạn văn, trình bày, nhận xét, sửa chữa .
Đọc, nghe .
Sắp xếp .
Nghe .
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi l ...  thanh nào ?
- Tiếng chim tu hú có vai trò như thế nào trong bài thơ ?
Diễn giải : Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được dưa vào bài thơ : tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chim chín vàng trên cánh đồng , bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt, .. Tiếng chim tu hú đã thức dậy mở cho tất cả và bắt nhịp cho tất cả : mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu , ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do đang mở rộng, đang lại gần, đang vận động trong dòng chu chuyển tuần hoàn của thời gian trong khi nhà thơ trẻ vẫn đang bó gối trong xà lim chật bẩn và khao khát tự do đến cháy ruột. Chính niềm khao khát tự do mãnh liệt, chính sức sống tuổi trẻ và hồn thơ lãng mạn đã giúp nhà thơ vẽ được bức tranh mùa hè từ tiếng chim tu hú khơi nguồn đó .
8. Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú “ Tu hú ơi ! chẳng đến ở cùng bà, kêu chi hoài trên những cách đồng xa”
- Theo em có gì giống và khác nhau trong cảm nhận tiếng tu hú của hai bài thơ Tố Hữu và Bằng Việt ?
Nhà thơ vẽ ra sự độc lập giữa hai không gian tù túng chật hẹp -> Sự rộng lớn của cuộc đời. Tiếng chim tu hú tạo ra cảm nhận tinh tế của một hồn thơ trẻ trung yêu đời nhưng đang mất tự do, cảnh vật ấy vẩy gọi người chiến sĩ -> Lòng yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng.
Dẫn chứng thơ:
“ Cô đơn thay là cảnh trong tù
Tay mở rộng và lòng sối rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời đang nao nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”
Bức tranh mùa hè sống động tâm trạng của nhà thơ ra sao ?
9. Lệnh học sinh đọc diễn cãm 4 câu thơ cuối .
Chú ý cách ngắt nhịp – Câu 8 : 6/2; câu 9 : 3/3; câu 10 : 6/2 .
10. Tâm trạng nhà thơ trong đoạn này được bộc lộ khác đoạn trên như thế nào? 
11. Em có nhận xét gì về sự thay đổi của nhịp thơ ? Sử dụng từ ngữ ? Sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả ? 
12. Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu ?
Bình : Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ. Tiếng chim tu hú ở câu kết nhấn mạnh vào tâm trạng và cảm giác u uất, bực bội, ngột ngạt, muốn tung phá để giành lại tự do của người tù. Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi của tự do, tiếng gọi tha thiết trong cuộc sống đầy quyến rũ .
13. Em cảm nhận được điều gì qua tâm trạng của nhà thơ trong những câu thơ cuối. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh khái quát nội dung , nghệ thuật vừ phân tích . (7’)
* Mục tiêu :
Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm.
14. Nêu những nét chính về nghệ thuật của bài thơ ?
15. Qua phân tích bài thơ em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn nhà thơ ?
Bình : 
Cô đơn thay là cảnh thân tù 
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức 
Có thể nói âm thanh là mối dây liên hệ duy nhất đối với cuộc đời, và mỗi âm thanh là một tín hiệu gợi phác về cuộc sống bao la và thân phận tù tội. Khi con tu hú là bài thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng tự do muốn tung phá giải phóng của nhà thơ. Nhan đề bài thơ đậm trữ tình, giàu khêu gợi, liên tưởng. Nó không nói tư tưởng, không nêu sự việc mà nói về một thời điểm, một thời gian. Bài thơ cũng không chỉ nói về thời gian mà nói về không gian trong một tiếng chim, nỗi lòng khi nghe tiếng chim .
Tiếng chim tu hú là biểu tượng mùa hè. Nó thức dậy mùa hè trong lòng nhà thơ đặc biệt là thức tỉnh ý thức về cuộc sống đẹp vừa mới bắt đầu, đầy hứa hẹn mà đã bị giam cầm một cách uổng phí. Còn đau đớn hơn, uất ức hơn khi cuộc sống vừa mới bắt đầu đã bị chặn lại.
Mở đầu bằng tiếng chim tu hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú, nhưng trong tiếng chim tình cảm nhà thơ đã có một biến chuyển mạnh mẽ, từ cảm thụ thiên nhiên đến khao khát hành động. Bài thơ kết thúc mở bằng tiếng chim kêu giục giã những hành động sắp tới .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập .(3’)
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng phân tích, lựa chọn câu đúng.
16. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” ?
a. Gợi ra sự việc muốn nói đến trong bài thơ .
b. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ .
c. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ .
d. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ .
17. Nhận định dưới đây đúng hay sai ?
- Bài thơ “ Khi con tu hú ” đã thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày .
a. Đúng
b. Sai
- Bài thơ “Khi con tu hú” khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy
a. Đúng
b. Sai
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Viết một đoạn văn tả cảnh hè về nơi em ở .
- Chép và đọc thêm một số bài thơ của Tố Hữu trong phần Xiềng xích ( Từ ấy ) : Tâm tư trong tù, Con chim của tôi, Một tiếng rao đêm,  
- Chuẩn bị phần học : Câu nghi vấn ( tiếp theo ) theo câu hỏi định hướng sgk .
Tìm thêm ví dụ tương tự minh họa .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Khái quát .
Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại. Lớn lên giữa lúc cao trào Mặt trận dân chủ do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãng đạo đang sôi sục. Tháng 4-1939 Tố Hữu bị bắt giam, ở nhà tù tôi luyện trong đấu tranh, thữ thách, ông trở thành một chiến sĩ dày dạn, trung kiên.
Nghe
Xác định .
Nghe .
Nghe , đọc , nhận xét.
Đọc theo nhịp : 
2/4 (6)
4/4 (câu 8)
2/2/2 (câu 7)
6/2 ( câu 8)
3/3 ( câu 9)
4/4 ( câu 10)
Xác định .
- Bài thơ chia làm: 2 đoạn
Đoạn 1 : 6 câu đầu -> Cảnh mùa hè bên ngoài nhà tù.
Đoạn 2 : còn lại -> tâm trạng người chiến sĩ trong tù
Xác định .
Miêu tả kết hợp biểu cảm.
Trình bày .
Tình cảm , lòng yêu cuộc sống và nổi niềm khao khát tự do của người chiến sĩ đang bị giam cầm
Tìm chi tiết , nhận xét .
- “Vàng : bắp rẩy”
- “Hồng : nắng đào”
- “Trời xanh”
- Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng diều kêu -> báo hiệu mùa hè đến, khơi dậy cuộc sống tự do.
Nghe .
Thảo luận đôi bạn .
- Giống nhau : tiếng tu hú -> gợi không gian đồng quê gần gủi thân thuộc -> âm thanh đón nhận tình thương mến.
- Khác nhau : “Bếp lửa” tiếng tu hú -> gợi nhớ những tình cảm thân thương, cảm tình bà cháu nơi quê nhà. “Khi con tu hú” -> âm thanh báo hiệu mùa hè, cảm nhận từ tâm hồn yêu cuộc sống, khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng.
Nghe .
Đọc 4 câu thơ cuối .
Trao đổi đôi bạn .
6 câu thơ đầu tả cảnh tưởng tượng – bức tranh tự do, tâm trạng nhà thơ hòa vào, ẩn sau bức tranh đó thì 4 câu thơ cuối tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ trực tiếp .
Nhận xét .
Cách ngắt nhịp thay đổi khác thường : 2/2/2; 6/ ; 3/3; 6/2, cùng các động từ : đạp tan, ngột, chết uất; các thán từ : hè ôi ! thôi !, làm sao .
-> Tâm hồn nhiệt quyết, đầy sự sống, khao khát được tự do.
Thảo luận 3 phút.
Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của cuộc sống; yêu cuộc sống mãnh liệt, tranh đấu cho sự tự do, hồn thơ cách mạng.
Nghe .
Trình bày .
Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu cuộc sống, yêu tự do, sự gắn bó sâu sắc cuộc sống xung quanh, mặt khác ta phải học tập và biết ơn những chiến sĩ cộng sản đã đem lại độc lập tự do cho con người.
Trình bày .
- Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc .
- Hai đoạn thơ, hai cảnh, hai tâm trạng khác nhau mà vẫn thống nhất trong sự phát triển logic : 
+ Đoạn 1 : cảnh đẹp, đầy sức sống, rất có hồn, tình hòa với cảnh .
+ Đoạn 2 : Tình sôi nổi, tha thiết mãnh liệt trên nền cảnh nhỏ hẹp, u tối .
- Giọng thơ tự nhiên khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt, sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển .
Trình bày .
Nghe .
Trình bày .
d
Xác định .
a
a
Nghe .
2.1 a
I. Giới thiệu .
1. Tác giả.
- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại. 
- Giác ngộ lí tưởng cáng mạng sớm.
- Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( 1996 ) .
- Tác phẩm chính : Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa .
2. Tác phẩm.
 Bài thơ được sáng tác tháng 7-1939, sau khi tác giả bị bắt giam trong nhà lao Thừa phủ ( Huế ) .
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản .
2. Bố cục .
- Bài thơ chia làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : 6 câu đầu -> Tiếng chim tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng nhà thơ.
+ Đoạn 2 : 4 câu cuối -> Tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng tự do cháy bỏng trong lòng người tù.
3. Tìm hiểu văn bản .
a. Cảnh sắc mùa hè.
- Hình ảnh : lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, bắp vàng hạt.
-> Sự sống sinh sôi nẩy nở ngọt ngào.
- Âm thanh : tiếng chim tu hú, ve ngân 
-> Báo hiệu mùa hè, khơi dậy niềm vui sống tự do.
=> Bức tranh mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị , đầy sức sống.
b. Tâm trạng của người tù.
- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về cuộc sống tự do bên ngoài .
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ giàu nhạc điệu .
- Diễn tả cảm xúc thiết tha nồng cháy .
- Lời thơ giản dị.
- Giọng thơ tự nhiên khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt, sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển .
2. Nội dung .
Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày .
IV. Luyện tập .
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
............ 
...
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21(3).doc