Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 4

Tiết 13-14 LÃO HẠC

 Nam Cao

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tinhy2 huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 13-14
LÃO HẠC
 Nam Cao
NS: 10/9/2011
ND: 12/9/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tinhy2 huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Phân tích diễn biến tâm trạng chị Dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
- Cho hs xác định bố cục và thể loại văn bản .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 45 phút.
- Tình cảnh của lão Hạc ntn?
- Tại sao lão Hạc lại gọi con chó của mình là cậu Vàng?
- Cậu Vàng được lão Hạc đối xử như thế nào? 
- Yêu thương cậu Vàng như vậy, nhưng sao lão phải bán cậu?
- Trong chuyện bán cậu Vàng, tâm trạng lão Hạc như thế nào? 
Cái mà lão Hạc nhớ nhất trong chuyện bán cậu Vàng là gì?
- Bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán cậu Vàng như thế nào? Điều ấy thể hiện điều gì trong tính cách lão Hạc?
- Nhà văn đã sử dụng từ ngữ gì để miêu tả bộ dạng cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán cậu Vàng?
- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo những việc gì?
- Món tiền và mãnh vườn gởi cho ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc?
- Tại sao lão Hạc lại từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác?
- Từ những tìm hiểu trên, em hãy cho biết phẩm chất của lão Hạc?
Hết tiết 13 chuyển sang tiết 14.
- Em hãy nghĩ xem vì sao lão Hạc chết? Theo em ngoài việc chọn cái chết lão Hạc còn có con đường nào để lựa chọn nữa không? Vì sao lão không chọn những cách khác để được sống?
- Cái chết của lão Hạc là một bi kịch. Đó là bi kịch gì?
- Thái độ của nhân vật ‘’tôi’’ khi nghe lão Hạc kể chuyện?
- Những ý nghĩ của nhân vật “tôi’’ về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc? 
- Hãy cho biết ý nghĩ của nhân vật “tôi’’ khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó? 
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi’’ có tác dụng như thế nào ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút.
- Bút pháp, ngôn ngữ truyện có gì đặc sắc?
- Nội dung của câu chuyện?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 7 phút.
- Cảm nhận của em về Lão Hạc?
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Cô bé bán diêm.
- Đọc.
- Đọc và tìm hiểu.
- TL
- Là con vật gắn liền với kỷ niệm về con trai yêu quý của lão.
- Lão chăm sóc cẩn thận. Lão cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó.
- Sau trận ốm lão nuôi thân chẳng nổi huống chi nuôi chó, và lão muốn giữ tài sản lại cho con.
- Lão cảm thấy như mình đang lừa một con chó.
- TL
- Từ tượng thanh tượng hình có gợi tả sinh động: ầng ậng nước, móm mém, hu hu khóc.
- TL
- TL
- TL
- Một người cha có trách nhiệm với con. Một con người giàu lòng tự trọng.
- Thảo luận và trả lời.
- Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn; về trách nhiệm chưa tròn của người cha; về phẩm giá con người.
- Thông cảm, đồng cảm.
- TL
- TL
- Tl 
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật lão Hạc:
- Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng.
- Lão thương yêu con chó. Nhưng sau trận ốm lão phải bán cậu Vàng. Lão vừa hối hận, vừa đau đớn.
- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc: Nhờ ông giáo trông coi mãnh vườn để trao lại con trai lão; gởi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết.
- Lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng, rất yêu thương con, không muốn để người đời thương hại.
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
2. Nhân vật “tôi”:
- “Tôi” đã cố tìm để hiểu để thông cảm và kính trong lão Hạc.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 4
Tiết 15
TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
NS: 11/9/2011
ND:13/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh .
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả .
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)Thế nào là trường từ vựng? Đặt tên trượng từ vựng cho mỗi dãy từ sau:
xơi, nốc, táp.	
gánh, vác, đeo.
c. ngồi, đi, đứng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ tượng hình và từ tượng thanh.
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm từ tượng hình và từ tượng thanh.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 15 phút.
- Cho hs đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
+ Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
+ Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
+ Những từ mà chúng ta vừa tìm hiểu là những từ tượng hình, từ tượng thanh. Hãy cho biết đặc điểm và công dụng của chúng?
Bài tập nhanh:
- Hãy xác định các từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn văn sau: 
“Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm bài tập 1, 3, 4
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút.
- Tìm thêm các từ tượng hình, tượng thanh mà em biết.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
 - Chuẩn bị Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
+ Hình ảnh: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
+Âm thanh: hu hu, ư ử.
+ Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao.
+ TL
- Các từ tượng hình, tượng thanh là: Uể oải, run rẩy, sầm sập 
- Giải và chốt lại công dụng của việc dùng từ tượng hình, từ tượng thanh qua bài tập nhanh.
- Hs làm.
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
 1. Từ tượng hình:
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
2. Từ tượng thanh:
- Hu hu, ư ử.
II. Luyện tập:
 Bài 1.
 - Các từ tượng hình, tượng thanh là: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo.
 Bài 3: + ha hả: cười to, sảng khoái, đắc ý.
+ hì hì: cười vừa phải, thích thú, hồn nhiên.
+ hô hố: cười to, vô ý, thô thiển.
+ hơ hớ: cười to, vô duyên
 Bài 4: 
- Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành cây gãy lắc rắc.
- Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào lấm tấm những nụ hoa.
- Đêm tối trên con đường khúc khủyu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.
- Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối.
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 4
Tiết 16
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
NS: 14/9/2011
ND: 16/9/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Sự liên kết giữa các đoạn, phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối) .
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong qua trình tạo lập văn bản. 
2. Kĩ năng :
- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Hãy trình bày bố cục ba phần của văn bản và yêu cầu nhiệm vụ của từng phần
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản.
Mục tiêu: Hs tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản. 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hai đoạn văn trong trường hợp 1 có mối liên hệ gì không? Tại sao? 
+ Còn trong trường hợp 2 thì như thế nào?
+ Hãy so sánh sự khác nhau giữa 2 trường hợp ?
- Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản? 
Hoạt động 3: Cách liên kết đoạn văn trong văn bản.
Mục tiêu: Hs tìm hiểu cách liên kết đoạn văn trong văn bản. 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Cho HS làm bài tập (a).
+ Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
+ Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên?
+ Kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê?
- Cho HS làm bài tập (b).
+ Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
+ Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
+ Kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập?
- Cho HS đọc hai đoạn văn ở mục I.2 tr.50-51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?
- Hãy kể tiếp các chỉ từ, đại từ có tác dụng liên kết đoạn?
- Cho HS đọc hai đoạn văn mục (d) tr. 52 và trả lời câu hỏi.
+ Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn?
+ Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
+ Hãy kể tiếp các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết khái quát sự việc?
- Vậy, từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn trong văn bản thường dùng là những loại từ gì và có tác dung như thế nào? 
- Gọi HS đọc đoạn văn mục II.2 tr. 53.
+ Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn đó?
+ Tại sao câu đó có tác dụng liên kết?
Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào thực hành.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Gv hd hs làm bài tập 1,2.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản?
Hoạt động 6: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Tóm tắt văn bản tự sự.
- Hai đoạn văn này tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. 
- Trường hợp 2 chỉ khác trường hợp 1 ở chỗ có thêm bộ phận “Trước đó mấy hôm” vào đầu đoạn 2. Từ ''đó'' tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. 
- TL
- TL
- Bắt đầu là tìm hiểu; sau khâu tìm hiểu là cảm thụ.
- Bắt đầu - Sau khâu tìm hiểu
- Trước hết, đầu tiên, cuôí cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
- Quan hệ đối lập hiện tại- quá khứ.
- Trước đó mấy hôm- Nhưng lần này.
- Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngươc lại, song, thế mà, ...
- Đó: chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn. 
- Đó, này, ấy, vậy, thế. 
- Đoạn văn sau có ý nghĩa tổng kết những gì nói ở đoạn trước.
- Nói tóm lại.
- Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, ...
- Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
- Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách vở cho mà đi học ở đoạn trước.
- TL
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản:
- Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản là làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản.
II. Cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong văn bản thường dùng là: quan hệ từ đại từ, chỉ từ các cụm từ thể hiện liệt kê so sánh đối lập, tổng kết, khái quát...
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn:
III. Luyện tập:
Bài 1: a. nói như vậy; b. thế mà; c. cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).
 Bài 2: a. từ đó; b. nói tóm lại 
c. tuy nhiên; d. Thật khó trả lời.
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc