Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 13 + 14. Văn bản:

LÃO HẠC

 –––– Nam Cao –––––

1. Mục tiêu cần đạt.

 a) Kiến thức: Giúp học sinh

 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông Giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

 b) Kĩ năng:

 - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên; hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

 c) Thái độ:

 - Giúp học sinh thấu hiểu về tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến - đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân của người nông dân như Lão Hạc.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
NGỮ VĂN - BÀI 4
 Kết quả cần đạt:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quí của “ Lão Hạc”. Đồng thời hiểu được niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được thế nào là từ tựợng hình, tượng thanh.
- Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Ngày soạn: 05/0/2010
Ngày dạy: 06/9/2010
Dạy lớp: 8B
 Tiết 13 + 14. Văn bản:
LÃO HẠC
 –––– Nam Cao –––––
1. Mục tiêu cần đạt.
 a) Kiến thức: Giúp học sinh
 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông Giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
 b) Kĩ năng:
 - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên; hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
 c) Thái độ: 
	 - Giúp học sinh thấu hiểu về tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến - đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân của người nông dân như Lão Hạc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) GV: soạn giảng. Tài liệu, SGK, SGV
 b) HS: học bài cũ: chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định t/c: Sĩ số: 8B....../17
 a) Kiểm tra bài cũ: (4')
 * Câu hỏi: Nêu NT – ND của văn bản “Tức nước vỡ bờ” ?
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn tiêu biểu cho bút pháp hiện thực, khắc hoạ rõ nét, ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động, ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc. ( 5 đ’) 
 - Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; Xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. ( 5 đ’) 
 - Kiểm tra vở soạn của học sinh từ 2 đến 3 em
 (Giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm)
 b) Dạy nội dung bài mới: 
 Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học Việt Nam, tác phẩm của ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với nhà văn tài hoa ấy qua một truyện ngắn tiêu biểu của ông.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.45)
I. Đọc và tìm hiểu chung. (12’)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
?Tb
Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao ? 
HS
Trình bày , GV bổ sung:
- Các em cần hiểu thêm vấn đề sau: Về năm sinh của Nam Cao lâu nay nhiều đề tài ghi ông sinh 1917 nhưng theo lời của cụ thân sinh nhà văn Nam Cao sinh năm 1915 quê làng Đại Hoàng, Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân, bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành.
- Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao khởi đầu 1936. Các sáng tác của Nam cao trước cách mạng tập trung vào hai mảng đề tài lớn: Cuộc sống của những trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân lao động.
- Tháng 11.1951 trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch, Nam Cao bị địch phục kích bắn chết. Ông hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng đang độ sung sức đầy triển vọng, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài chỉ gói trọn 15 năm (1936 - 1951) xong giá trị văn chương của ông vẫn luôn toả sáng và không vơi cạn.
- Nam Cao sống và viết chân thực giản dị, triết lí, nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc, ngôn ngữ sống động, ông đã góp phần cách tân một bước đáng kể. Với những đóng góp ấy, năm 1996 ông được Nhà Nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Trăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944),... truyện dài: Sống mòn (1944), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập nhật kí Ở rừng (1948, bút kí truyện biên giới (1951)
- Nam cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam)
- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sẳc, sáng tác trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, kí...thành công nhất là thể loại truyện ngắn.
?Kh
Em biết gì về truyện ngắn "Lão Hạc"?
HS
GV
Trình bày.
- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân Trước CM T8 của Nam Cao, đăng báo lần đầu (1943) trên tuần báo thứ bẩy số 434 ra ngày 23.10.1943. Cùng với truyện “Chí Phèo” và tiểu thuyết “Sống Mòn”, truyện ngắn “Lão Hạc” đã được chuyển thể thành phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, nhờ tài năng khắc hoạ tính cách nhân vật của tác giả mà từ lâu các nhân vật chính của tác phẩm trở thành những biểu tượng, những điển hình sống động giữa dòng đời. Họ đại diện cho những kiếp người phải sống đau khổ, quằn quại trong một tấn bi kịch lớn. Trong sự xung đột một bên là khát vọng sống yên vui trong cuộc đời nhưng bị xã hội xô đẩy, bị tha hoá nhân cách và bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát trong xã hội TDPK.
 Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân ( 1943)
GV
- Truyện ngắn Lão Hạc được in đầy đủ trong SGK nhưng trong thời lượng 2 tiết ta chỉ đi sâu tìm hiểu nửa sau của truyện ngắn này. Trước khi tìm hiểu phần trích, ta cũng cần nắm được nội dung phần đầu văn bản này như thế nào.
2. Đọc văn bản:
?Kh
Tóm tắt phần chữ in nhỏ (từ trang 38 - 41)? 
- Lão Hạc một lão nông dân nghèo, vợ mất sớm, anh con trai phẫn chí vì không có tiền cưới vợ bỏ đi làm phu đồn điền cao su biền biệt một năm mà chưa có tin gì. Lão sống một mình với con chó vàng mà lão âu yếm gọi là cậu vàng. Song sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lại yếu người đi, lão phải tiêu dần vào số tiền mà lão dành dụm cho con, giá gạo thì cao lão không đủ nuôi thân, nuôi cậu vàng và cũng không muốn phạm vào đồng tiền dành cho con, cho cậu vàng ăn ít thì lại gầy đi bán sẽ hụt tiền nên lão quyết định bán cậu vàng.
GV
- Truyện ngắn lão Hạc là một văn bản tự sự có hai cốt truyện đan cài vào nhau. Một chuyện do Lão Hạc kể do người kể chuyện thuật lại, một chuyện về sự nhận biết cố tìm mà hiểu Lão Hạc của nhân vật ông giáo. Là một văn bản tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm => Khi đọc chú ý giọng điệu biến hoá đa dạng của tác phẩm và diễn tả nội tâm nhân vật, qua những đoạn đối thoại, độc thoại. Đọc giọng Lão Hạc khi chua chát xót xa, lúc chậm rãi năn nỉ, lời của vợ ông giáo khi nói về lão Hạc lạnh lùng, lời của Binh Tư đầy vẻ nghi ngờ. Lời người kể chuyện từ tốn ấp áp.
GV
- Đọc từ đầu → "Thế là sung sướng".
HS1
- Đọc tiếp → Xa tôi dần dần.
HS2
- Đọc đoạn còn lại.
GV,HS
(Theo dõi, nhận xét, uốn nắm cách đọc)
?Kh
Hãy giải nghĩa các từ sau: Cao vọng, sinh nhai, đi cao su?
HS
Dựa vào chú thích giải thích (có nhận xét, bổ sung).
?Tb
Cho biết truyện thuộc kiểu văn bản nào đã học?
- Văn tự sự
?Kh
Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó? 
HS
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng: Khi nhập vai để kể câu chuyện ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. Chọn cách kể này, tác phẩm có nhiều giọng điệu, có thể vừa tự sự, vừa biểu cảm, có khi hoà lẫn với triết lí sâu sắc.
?Tb
Đoạn trích kể về những nhân vật nào ? Ai là nhân vật trung tâm? 
II. Phân tích. (25')
HS
- Đoạn trích kể các nhân vật: Lão Hạc, con trai Lão Hạc, vợ chồng ông giáo, Bình Tư, xong “Lão Hạc” là nhân vật trung tâm. 
GV
- Do thời gian học trên lớp có hạn nên chúng ta sẽ không phân tích toàn bộ văn bản mà chú trọng vào một số tình tiết liên quan đến nhân vật trung tâm, nhân vật chính. Trước hết chúng ta tìm hiểu nhân vật lão Hạc=>
1. Nhân vật Lão Hạc:
- Đọc truyện các em thấy có nhiều lần Lão Hạc nói đến ý định bán “cậu vàng”. Có thể thấy lão đã suy tính đắn đo nhiều lắm bởi lẽ lão rất yêu quý cậu vàng. Nhưng vì cuộc sống cùng quẫn, lão đã mất việc làm thuê, lại tiêu hết số tiền để dành cho con, vườn không thu được gì vì bão, lão ốm, gạo tăng giá, con chó ăn khoẻ hơn, nuôi thì không đủ sức mà cho ăn ít cậu vàng gầy đi. Vì vậy lão quyết định bán cậu vàng.
?Tb
Em hãy tìm các chi tiết miêu tả Lão Hạc lúc kể với ông giáo về chuyện bán con chó? 
HS
- Lão cố làm ra vui vẻ... Nhưng trông lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước...
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...
- [...] Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
?Kh
Để miêu tả lại Lão Hạc, trong đoạn này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
HS
- Tác giả sử dụng một loạt các từ ngữ giàu sức biểu cảm, giàu tính tạo hình, các động từ, từ tượng hình, tượng thanh, hình ảnh sâu sắc, miêu tả ngoại hình để khắc hoạ nội tâm như: Cố làm vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, đột nhiên co rúm lại, xô, ép, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém, mếu, khóc...
?Kh, Giỏi
Hãy phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc hoạ nội tâm nhân vật của tác giả? 
HS
- Tác giả sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật theo cấp độ tăng tiến. Khi ông giáo hỏi chuyện bán con vàng lão cố làm ra vui vẻ. Động từ “cố” biểu thị sâu sắc trạng thái kìm nén tình cảm giấu đi nỗi buồn để lại nét mặt vui vẻ nhưng đó là sự vui vẻ gượng gạo, vì ngay sau đó là hình ảnh sâu sắc đặc tả nét cười không bình thường “cười như mếu”. Sự kìm nén của nhân vật dường như đang quá sức chịu đựng, nỗi đau lộ dần qua nét cười. Tiếp theo là hình ảnh đôi mắt, từ tượng hình “ầng ậng” khắc hoạ nỗi đau ngập tràn chỉ chực vỡ oà bất cứ lúc nào. Nhưng Nam Cao chưa dừng ở đó ngòi bút của ông tiếp tục tả bằng những nét chân thực khách quan đến lạnh lùng. Vẫn là tả nét mặt Lão Hạc nhưng lần này là những sự biến đổi liên tiếp theo mức độ nhanh hơn, đang từ sự kìm nén đột nhiên một loạt từ tượng hình: Co rúm, xô, ép, ngoẹo, móm mém, cùng hình ảnh sâu sắc mếu như con nít và từ hu hu khóc được tác giả đặt liên tiếp nhau đã đặc tả đầy ấn tượng sự giằng xé vật vã đau đớn đến tột độ diễn ra bên trong tâm hồn Lão Hạc.
 Nỗi đau đớn làm biến dạng vẻ mặt, làm cạn kiệt dòng nước mắt. Động từ “ép” thể hiện rõ điều này. Khi dòng nước mắt được những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nó chảy ra thì sự kìm nén đã đến giới hạn cực điểm, Lão Hạc không còn đủ sức để che giấu nỗi đau trong lòng lão vỡ oà ra qua tiếng khóc hu hu cùng với lời tự vấn lương tâm “thì ra tôi già bằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”!
- Như vậy, cách miêu tả ngoại hình của tác giả khắc hoạ rất cụ thể, chân thực nội tâm lão Hạc.
?Tb
Qua cách kể và tả về lão Hạc, em hiểu được gì về tâm trạng của Lão Hạc kh ... uèo.
+ Từ tượng thanh: Soàn soạt, bịch, bốp.
2. Bài tập 2
?BT2
Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
VD: lò dò, rón rén, chập chững, vội vàng, hấp tấp, lắc lư, khệnh khạng, nhún nhảy.
?BT3
Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười?
3. Bài tập 3
- Ha hả: gợi tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi thường biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành.
- Hô hố: tiếng cười to thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
- Hơ hớ: tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, giữ gìn.
?BT4
Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh?
4. Bài tập 4
- Trước khi đặt câu GV hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa các từ trước
+ Lã chã: nước mắt, mồ hôi rơi chảy ra thành giọt, nhiều không dứt
+ Lấm tấm: trạng thái có nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều. Vd: Mặt lấm tấm mồ hôi.
+ Lập loè: có ánh sáng phát ra từ điểm nhỏ khi lóe lên, khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện liên tiếp.
+ Lộp cộp: mô phỏng những tiếng trầm nặng như tiếng vật nặng rơi xuống đất mềm nghe thưa không đều.
+ Lạch bạch: mô phỏng tiếng giống như tiếng bàn chân bước nặng nề chậm chạp trên đất mềm.
+ Ồm ồm: tả tiếng nói to và trầm nghe không được rành rọt.
+ Ào ào: mô phỏng tiếng gió thổi mạnh, tiếng nước chảy xiết, hay tiếng ồn ở chỗ đám đông người.
GV hướng dẫn, học sinh đọc câu hỏi
 c) Củng cố, luyện tập: (2’)
	Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, lấy ví dụ?
 d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập 5.
	- Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản theo câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 08/9/2010
Ngày dạy: 11/0/2010
 Dạy lớp: 8B
Tiết 16 Tập làm văn:
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu cần đạt. 
 a) Kiến thức: Giúp học sinh
 - Hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch
 - Viết được các đoạn văn liên kết, mạch lạc, chặt chẽ
 b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện thói quen kĩ năng dùng phương tiện liên kết trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục ý thức dùng phương tiên liên kết trong qua trình tạo lập văn bản.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a) GV: soạn giảng
 b) HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định T/c: Sĩ số: 8B....../17
 a) Kiểm tra bài cũ: (3')
 GV kiểm tra vở bài tập- phần chuẩn bị bài của học sinh và nêu nhận xét
 b) Bài mới: 
 Chúng ta đã được học về tính thống nhất về chủ đề văn bản, cách xây dựng chủ đề trong văn bản. Song để văn bản đảm bảo tính mạch lạc, lôgic thì một yêu cầu cơ bản nữa là tính liên kết của văn bản, vậy làm thế nào để tạo sự liên kết trong văn bản, tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. (9’)
GV
Treo bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.50)
1. Ví dụ:
HS
- Đọc ví dụ 1:
 Trước sân trường Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
 Lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. 
?Tb
Cho biết nội dung của hai đoạn văn?
HS
- Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”
- Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.
?Kh
2 đoạn văn này có mối liên hệ nào không? Tại sao?
HS
- Hai đoạn văn cùng viết về 1 ngôi trường (tả và phát biểu cảm nghĩ), nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí (đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ) nên sự liên kết giữa hai đoạn còn lỏng lẻo, gây cảm giác hụt hẫng cho người đọc.
HS
- Đọc ví dụ 2:
 Trước sân trường Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
 Trước đó mấy hôm, Lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. 
(Tôi đi học)
?Tb
Theo dõi 2 VD (1, 2) em có nhận xét gì về mặt nội dung và hình thức?
HS
Nội dung: VD 1 và VD 2 đều giống nhau.
Hình thức: khác nhau: VD 2 có thêm cụm từ “trước đó mấy hôm” đứng trước.
?Tb
Vậy cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
HS
- Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn.
?Kh
Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn trong VD 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Cụm từ “trước đó mấy hôm” tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất, do đó hai đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau.
?Kh
Cụm từ "trước đó mấy hôm" là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
HS
- Tác dụng của liên kết đoạn trong văn bản là thể hiện quan hệ ý nghĩa các đoạn, làm chúng liền mạch với nhau. 
GV
(Khái quát và chốt nội dung bài học)
2. Bài học:
Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
GV
Để liên kết đoạn văn trong văn bản chúng ta cần sử dụng những phương tiện liên kết nào?...
III. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. (15’)
GV
- Bảng phụ có ghi ví dụ 1 (SGK,T5,52)
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
 a) Ví dụ:
HS
- Đọc ví dụ (a)
?Tb
Đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học đó là những khâu nào?
HS
- Hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học là: tìm hiểu và cảm thụ
?Tb
Em có nhận xét gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn? Và chỉ ra từ ngữ có ý nghĩa liên kết trong đoạn văn?
HS
- Mối quan hệ ý nghĩa liên kết trong đoạn văn là mối quan hệ liệt kê vì nó nêu lần lượt, thứ tự các khâu trong nghiên cứu tác phẩm văn học.
- Các từ ngữ liệt kê: bắt đầu, sau khâu tìm hiểu.
?Tb
Trong các đoạn văn có quan hệ liệt kê ngoài các từ trên ta còn sử dụng những từ ngữ nào nữa?
HS
- Các từ ngữ có tác dụng liên kết mang ý liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là,
HS
- Đọc ví dụ (b)
?Kh
Hãy tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trong văn bản?
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn: Sự tương phản, đối lập khi chưa đi học và khi đi học của nhân vật "tôi"
? Tb
Để liên kết hai đoạn văn, tác giả đã sử dụng từ ngữ liên kết nào?
HS
- Để liên kết hai đoạn văn, tác giả đã sử dụng từ ngữ liên kết: nhưng
?Tb
Tìm thêm các từ ngữ liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập?
- Từ ngữ liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, song, thế mà, tuy vậy, ngược lại
HS
- Đọc lại ví dụ 2 (I )
?Kh
Cho biết từ “Đó” thuộc loại từ nào? Trước đó nó chỉ thời điểm như thế nào?
- Từ “Đó” là chỉ từ
- “Trước đó” là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường “trước đó” là thời điểm quá khứ còn “trước” sân trường Mĩ lí dày đặc cả người là thời điểm hiện tại.
GV
- Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này.
HS
- đó, này, ấy, vậy,...
HS
- Đọc ví dụ (d)
?Kh
Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
HS
- Ở đoạn 1: Bác nói cụ thể về cách viết bài của mình và ý thức cầu tiến trong cách viết bằng cách: sau khi viết xong nhờ một đ/c xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đ/c góp ý để Bác sửa chữa.
- Đoạn văn 2: Bác tổng kết, khái quát, nêu những kinh nghiệm của bản thân trong cách viết bài, đó là: không dấu dốt mà phải tự phê bình thì mới có tiến bộ được. Và đây cũng là điều mà Bác mong muốn mỗi người phải phấn đấu đạt được. 
=> Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là mối quan hệ tổng kết - khái quát một sự việc, một vấn đề cụ thể. 
?Tb
Từ ngữ nào có tác dụng liên kết trong 2 đoạn văn trên?
- Từ liên kết nói tóm lại
?Tb
Hãy kể thêm 1 vài từ có tác dụng liên kết mang ý nghĩa tổng kết - khái quát?
- tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói tóm lại,...
?Kh
* Như vậy, để liên kết đoạn văn, người ta thường dùng những từ ngữ nào làm phương tiện liên kết?
HS
- Trình bày 
- Khái quát và chốt nội dung.
b) Bìa học:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,...
GV
- Ngoài việc dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết, người ta còn dùng câu nối để liên kết đoạn văn....
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn:
HS
- Đọc ví dụ 2 (SGK,T.53)
a) Ví dụ:
?Kh
Hãy tìm câu có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn, vì sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
HS
- Câu liên kết giữa hai đoạn văn: "Ái dà, lại chuyện đi học nữa cơ đấy!". 
- Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối nội dung các đoạn văn với nhau.
?Tb
Phương tiện liên kết của ví dụ này có gì khác với những phương tiện liên kết trong các ví dụ trên?
HS
GV
- Phương tiện liên kết của ví dụ này có cấu tạo là 1 câu.
- Đó là cách liên kết thứ 2.
b) Bài học:
- Dùng câu nối để liên kết.
HS
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.53)
II. Luyện tập. (15’)
1. Bài tập 1:
HS
- Đọc yêu cầu bài tập 1
?BT1
Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì?
a) Nói như vậy: tổng kết
b) Thế mà: tương phản
c) Cũng: nối tiếp, liệt kê
 Tuy nhiên: tương phản
2. Bài tập 2:
?BT2
Chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn?
a) Từ đó oán nặng, thù sâu...
b) Nói tóm lại: phải có khen....
c) Tuy nhiên, điều đáng kể là...
d) Thật khó trả lời. Lâu nay tôi vẫn là....
3. Bài tập 3:
?BT3
Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo". Sau đó, phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng?
HS
- Suy nghĩ, viết bài (5') => trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung).
Ví dụ. 
 Với tên cai lệ "lẻo khoẻo" (vì nghiện ngập), chị chỉ cần một động tác: "túm" lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, hắn đã "ngã chỏng quèo trên mặt đất". Chi tiết đó cho thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại, hài hước của tên tay sai bị chị "ra đòn".
 Tóm lại, ngòi bút Ngô Tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ, đúng là "tuyệt khéo". Ngói bút của tác giả linh hoạt, sống động mà rất rõ nét.
=> Tóm lại là phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết - khái quát.
 c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 Hãy kể tên các phương tiện liên kết mang ý nghĩa khái quát - tổng kết.
 d) Hướng dẫn hs học bài và làm bài ở nhà. (1’)
 - Học thuộc ghi nhớ (sgk)
 - Làm bài tập 3.
 - Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phươngvà biệt ngữ xã hội. 
==========================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc