Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 11 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 11 - Trường THCS Quang Trung

 Văn bản: LÃO HẠC

 (Nam Cao)

 I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vạt

2. Kĩ năg:

- Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phảm truyện viết theo khuynh hướng hiện thức

- Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự viết theo khuynh hướng hiện thức

 II.Chuẩn bị

- Soạn bài:

- Phương tiện: sgk, tranh chân dung nhà văn Nam Cao, “ Nam Cao tác phẩm”- tập 1 ( in toàn văn truyện ngắn Lão Hạc.

- Phương pháp: Giảng bình, gợi mở, thảo luận nhóm

 III. Lên lớp

1.Ổn định tổ chức:.

2. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ? Qua đoạn trích em thấy Chị Dậu là người như thế nào?

3. Bài mới:

 

doc 66 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 11 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 13 , 14
Ngày soạn:11/ 09/ 2011
Ngày dạy: 13/ 09/ 2011
 Văn bản: LÃO HẠC
 (Nam Cao)
 I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vạt
2. Kĩ năg:
- Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phảm truyện viết theo khuynh hướng hiện thức
- Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự viết theo khuynh hướng hiện thức
 II.Chuẩn bị 
- Soạn bài: 
- Phương tiện: sgk, tranh chân dung nhà văn Nam Cao, “ Nam Cao tác phẩm”- tập 1 ( in toàn văn truyện ngắn Lão Hạc.
- Phương pháp: Giảng bình, gợi mở, thảo luận nhóm
 III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức:.
2. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ? Qua đoạn trích em thấy Chị Dậu là người như thế nào? 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản .
Hs đọc chú thích* sgk 
? Nêu một vài nét chính về tác giả và tác phẩm ? 
- GV tóm tắt phần chữ in nhỏ.
-G/v hướng dẫn h/s đọc phần chữ in lớn –đọc mẫu 1 đoạn. (phần chữ in nhỏ đã đọc trước ở nhà)
? Phần văn bản in to kể về điều gì?
Kể về tâm trạng đau khổ của lão Hạc, những ngày khốn khổ cuối cùng của cuộc đời lão và cái chết thê thảm của lão.
? Phần văn bản này có thể chia thành mấy phần nhỏ? Nội dung ?
3 phần
?Truyện có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật chính là ai? Dựa vào đâu em có thể biết điều đó?
-Nhân vật chính là Lão Hạc –mọi diễn biến của truyện đều xoay quanh nhân vật này.
? Câu chuyện được kể từ nhân vật nào? Thuộc ngôi kể thứ mấy? 
Nhân vật ông giáo xưng “tôi”
Ngôi kể thứ nhất.
? Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản ?
? Tìm đoạn văn bản thể hiên phương thứ đó?
Kể về cái chết của lão Hạc + tả + Thái độ của tác giả.( Ông giáo )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích
? Hoàn cảnh gia đình lão Hạc được tác giả giới thiệu ntn?
? Em có nhận xét gì về gia cảnh của lão Hạc ?
? Qua đó cho em hiểu gì về số phận người nông dân VN trước CMT8 ? 
Tiết 2
? Tình cảm lão giành cho cậu Vàng ntn?
- Rất quý nó , coi nó như đứa con cầu tự, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, nựng yêu nó.
? Yêu quí cậu Vàng như vậy nhưng tại sao lão lại bán cậu Vàng đi ?
-Vì ốm đau, không làm ra tiền để nuôi nó và không muốn dùng vào tiền của con.
? Việc lo quyết định bán cậu Vàng cho ta hiểu gì về lão?
- Một người nhân hậu, yêu thương con.
? Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng của lão Hạc khi phải quyết định bán cậu Vàng ? 
? Việc lão nói với ông giáo nhiều lần về dự định bán chó cho ta hiểu gì về tâm trạng của lão ?
? Khi bán cậu Vàng đi rồi, tâm trạng của lão ra sao ?
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của lão để có thể hiểu được tâm trạng lúc đó ?
? Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của nhà văn ?
? Động từ ép gợi cho ta suy nghĩ gì ?
? Bộ dạng của lão cho ta hiểu gì về tâm trạng của lão ?
? Vì sao lão Hạc lại quá đau khổ khi bán cậu Vàng như vậy ? ( Thảo luận )
Cậu Vàng là người bạn tri kỉ.
Cậu Vàng là kỉ vật của con.
Bán cậu Vàng là bán hết niềm hi vọng chờ con trở về.
? Xung quanh việc bán cậu Vàng cho ta thấy lão Hạc là người như thế nào ?
? Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán chó được miêu tả như thế nào ?
- Nghèo khổ, kiếm được gì ăn nấy. 
-Ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai bữa ốc-ăn bả chó-chết.
? Sống nghèo khổ nhưng trước sự giúp đỡ của ông giáo, thái độ của lão Hạc như thế nào ?
? Sau khi bán chó lão nhờ ông giáo việc gì ?
? Những việc làm đó cho ta hiểu gì về lão Hạc ?
? Vì sao lão Hạc phải chết ?
Vì tình cảnh túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động giải thoát.
? Cái chết của lão Hạc nói lên điều gì ?
Số phận cơ cực của những người nông dân VN trước CMT8.
? Nhưng gia cảnh của lão Hạc đã đến mức lão phải chết đói không ?
Không vì lão vẫn còn tiền bán chó, còn mảnh vườn, còn tiền hoa màu.
? Vì sao lão Hạc phải chết ?
Vì sợ ăn hết vào tiền của con.
? Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người như thế nào ?
Yêu thương con, hi sinh tất cả vì con. Đó chính là phẩm chất đáng quí của người nông dân VN.
? Lão Hạc chết bằng cách nào ? Cái chết của lão được miêu tả ra sao ?
 ? Vì sao lão Hạc lại chọn cái chết bằng bả chó ?
Như một sự trừng phạt mình vì chót lừa một con chó.
? Thái độ của mọi người và của ông giáo trước cái chết của lão Hạc như thế nào ?
Mọi người ngạc nhiên và không hiểu vì sao lão chết.
Ong giáo buồn vì đã hiểu lầm lão khi nghe lời kể của Binh Tư, buồn vì con người có nhân cách cao đẹp lại phải chết một cách đau đớn như thế.
? Cái chết của lão Hạc cho ta suy nghĩ gì về số phận của những người nong dân VN trước CMT8 ?
? Nhân vật ông giáo được giới thiệu như thế nào ?
 ? Thái độ, việc làm của ông giáo đối với lão Hạc ra sao ?
? Trước những suy nghĩ không thiện cảm của vợ mình về lão Hạc, ông giáo có thái độ như thế nào ?
Thông cảm cho vợ.
? Câu văn nào thể hiện điều đó ?
Một người đau chân..
? Đọc đoạn cuối và cho biết ông giáo có suy nghĩ gì ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nêu nét nội dung và nghệ thuật đặc sắc của truyện?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
? Cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc ?
I. Đọc, hiểu văn bản
1.Tác giả tác phẩm:
a. Tác giả:
- Nam Cao ( 1917- 1951) Tên khai sinh: Trần Hữu Tri
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xh cũ .
b.Tác phẩm:
- Là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao được đăng báo năm 1943.
2.Đọc , tìm hiểu chú thích, bố cục:
3. Phân tích.
 3.1.Nhân vật Lão Hạc:
a. Hoàn cảnh gia đình :
- Nhà nghèo 
-Con trai bỏ làng đi vì không có tiền cưới vợ
- Mình lão thui thủi cô quạnh với con chó vàng làm bạn . 
-> đau khổ, buồn tủi, đáng thương 
=> Điển hình cho số phận người nông dân VN trước CMT8
b.Tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng.
- Nhiều lần nói với ông giáo về việc bán chó
-> Băn khoăn,đắn đo, day dứt 
- Luôn hận vì chót lừa một con chó.
+ Cố làm ra vẻ vui vẻ
+ Cười như mếu 
+ Đôi mắt ầng ậc nước 
+Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra
+ Cái đầu ngọeo về một bên
+ Miệng mếu như con nít
+ lão huhu khóc
-> Động từ : Đau đớn, xót xa, ân hận
=> Một con người sống rất tình nghĩa,thủy chung, một người bố thương con.
c .Cái chết của lão Hạc. 
* Hoàn cảnh dẫn đến cái chết và việc làm của lão trước khi chết.
- Sống nghèo khổ nhưng từ chối sự giúp đỡ của ông giáo
- Gửi vườn cho con, gửi tiền lo ma cho mình cho ông giáo.
* Cái chết dữ dội của lão Hạc:
- Tự tử bằng bả chó
- Vật vã trên giường
 - Đầu tóc rũ rượi
- Quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc,tru tréo,giật mạnh lên, bọt mép sùi ra, hai tiếng sau mới chết .
-> Đau đớn thảm thương.
=> Bi kịch của người nông dân VN trước CMT8.
3.2. Nhân vật ông giáo
- Một tri thức nghèo
- Hiểu và thông cảm sâu sắc cho hoàn cảnh lão Hạc, an ủi, giúp đỡ lão
- Có cách nhìn nhận tiến bộ về người nông dân trước CMT8.
- Tấm lòng nhân hậu cao cả.
- Buồn thương cho con người đáng kính như lão Hạc phải chết đáng thương
=> Trọng nhân cách và luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở con người.
II. Tổng kết
1.Nội dung:
- Khẳng định số phận đáng thương và vẻ đẹp đáng kính của người nông dân trong xã hội cũ.
- Sự cảm thông sâu sắc đối với họ
2.Nghệ thuật:
-Cách kể chuyện gần gũi chân thực
-Ngôn ngữ sinh động ,giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.
- Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả đặc sắc.
III. Luyện tập
 Bài 1 : Cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc
Về cảnh ngộ
Tình cảm của lão đối với con trai và cậu Vàng
Cái chết của lão.
4.Củng cố : GV hệ thống bài.
5.Dặn dò: - Học bài 
 - Chuẩn bị bài “ Từ tượng hình, từ tượng thanh”
-----------------------------------------------------------------------
Tuần:4 Tiết 15
Ngày soạn: 10 / 09/ 2011
Ngày dạy: 12 / 09/ 2011
Tiếng Việt: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp h/s:
 -Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 -Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượnh thanh để làm tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các từ tượng hình từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả
- Lựa chọn, sử dụng từ ngữ tượng hình tượng thanh phù hợp trong giao tiếp
II.Chuẩn bị
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, bảng phụ
- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm
III. Lên lớp 
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là trường từ vựng? cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
Gọi h/s đọc ví dụ sgk
? Trong những từ im đậm trên ,những từ nào gợi tả h/a,d/v t/t của sự vật?
? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con ngưòi?
? Những từ gợi hình ảnh ,âm thanh đó có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?
? Nếu bỏ các từ đó đi v/b sẽ ntn?
-Mất đi tính biểu cảm.
GV gọi hs rút ra nội dung trong phần kết luận
-H/s tìm thêm ví dụ minh họa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
-Gọi h/s đọc bt1:Tìm từ tượng hình,tượng thanh trong những câu văn đó?
HS thảo luận nhóm (3’) 
Bài 2: Hs:Tìm ít nhất 5từ gợi tả dáng đi con người?
Bài 3:G/v gọi h/s lên bảng làm lấy điểm miệng.
Phần ghi bảng
I.Đặc điểm, công dụng ... iệt : CÂU GHÉP
I. Mức độ cần đạt
Giúp học sinh:
Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép
Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu câu giao tiếp
Kiến thức
Đặc điểm của câu ghép
CÁch nối các vế của câu ghép
Kỹ năng
Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rọng thành phần
Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu
II . Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, bảng phụ
- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm.
III Tiến trình dạy học
	1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 
	? Thế nào là nói giảm, nói tránh , tác dụng của nói giảm, nói tránh ? Cho ví dụ minh họa ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
 Gv treo bảng phụ- HS đọc ví dụ 
 VD a:
? Tìm cụm C-V làm nòng cốt câu?
? Ở thành phần nào có chứa cụm c-v nhỏ?
? Cụm c-v thứ nhất bổ nghĩa cho từ nào? ( động từ quên)
? Cụm c- v thứ 2 bổ nghĩa cho từ nào? ( động từ nảy nở)
VDb:
 ? Xác định cú pháp câu b?
VD c
? Xác định các cụm C- V trong câu ? Các cụm chủ- vị này có bao chứa được nhau không?
? Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu trang 112/ sgk ?
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C- V
b
Câu có 2 hoặc nhiều cụm C- V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.
a
Các cụm C- V không bao chứa nhau.
c
? Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới , hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? 
? Vậy câu ghép là câu như thế nào? 
HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách nối các vế của câu ghép.
? Tìm thêm những câu ghép trong đoạn văn ? 
? Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Bài 1: HS thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm trình bày
- Gv nhận xét, kết luận. 
Bài 2: HS lần lượt lên bảng đặt câu
I. Đặc điểm của câu ghép 
1. Ví dụ:
a. Tôi // quên thế nào được những cảm 
 CN VN c
giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng 
 v
tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười 
 c v
giữa bầu trời quang đãng.
-> Cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn.
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy 
 tn
sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm 
 CN VN
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
-> Câu có 1 cụm C- V 
c. Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì 
 CN VN
chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay 
 CN VN
tôi đi học
 -> Câu có nhiều cụm C- V không bao chứa nhau 
2. Kết luận : 
Ghi nhớ (sgk )
II. Cách nối các vế câu
1. Ví dụ
a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy , vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. 
-> Nối với nhau bằng quan hệ từ «  vì »
b. ( Câu c mục I ) 
- Vế 1- 2 nối với nhau = 1 qht « vì »
c. (Vì ) trời mưa (nên) em bị ướt
-> 1 cặp quân hệ từ
d. Mẹ (vừa) ra khỏi nhà nó (đã) chạy đi chơi
-> 1 cặp phó từ
=> 2 Cách : - Dùng từ nối
 - Không dùng từ nối 
2. Kết luận : 
(ghi nhớ sgk)
III. Luyện tập
Bài 1 : Câu ghép
a/ Câu 3, 4,5,6,7 ( nối bằng dấu phẩy)
b/ Câu 1 , 2 ( nối bằng dấu phẩy)
c. Câu 2 ( nối bằng dấu : )
d. Câu 3 ( Nối bằng qht «  bởi vì » )
Bài 2 : Đặt câu :
a. Vì Lan lười học nên Lan bị điểm kém
b. Nam chăm chỉ học thì nó sẽ thi đỗ
c. Tuy nhà ở khá xa nhưng Ba vẫn đi học đúng giờ. 
d. Vân không những học giỏi mà còn rất ngoan.
4.Củng cố : 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò
- HS học bài, chuẩn bị bài « Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh »
-----------------------------------------------------------------------------
Tuần 11 Tiết 44
Ngày soạn: 30/ 10 / 2011
Ngày dạy: 04/ 11/ 2011
Tập làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS hiểu được vai trò, đặc điểm và tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
Kiến thức 
Đặc điểm của văn bản thuyết minh
Ý nghĩa, phạm vi sử dụng văn bản thuyết minh
Yêu cầu của bài văn thuyết minh
Kỹ năng
Nhạn biết văn bản thuyết minh, phân biệt văn bản thuyết minh với những văn bản đã học
Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác
II. Chuẩn bị phương tiện dạt học
Soạn bài
Phương tiện: Sgk
Phương pháp: Gợi mở, thảo luận nhóm
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới
Gv giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh.
? Em hiểu thuyết minh là gì? 
- Trình bày, giải thích, giới thiệu, nói rõ về sự vật, hiện tượngnào đó.
- GV gọi HS đọc cả ba văn bản sgk
? Văn bản “Cây dừa Bình Định” giới thiệu và trình bày vấn đề gì?
? Lợi ích đó được thể hiện qua những đặc điểm nào? 
- Trình bày những lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với những đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Tất nhiên cây dừa ở Bến Tre hay nơi khác thì cũng đều có những lợi ích như vậy. Nhưng văn bản này nhằm giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định,gắn bó với người dân Bình Định.
? Nó được miêu tả cụ thể hình dáng của cây dừa không? ( không) 
? Người viết đã dùng phương thức nào để thuyết minh ? 
? Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục?” giải thích điều gì?
- giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh
? Văn bản “Huế” giới thiệu về địa điểm Huế có những nét tiêu biểu nào? 
- Là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hòa, có nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng, có vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản, đã trở thành trung tâm văn hóa lớn của nước ta
- Cả ba văn bản, văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh
? Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu ? 
( Nói cách khác trong thực tế, khi nào ta dùng các loại văn bản đó ?)
- Khi nào cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng, sự vật , sự kiện thì ta phải dùng văn bản thuyết minh.
? Kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết ?
- Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
- Động Phong Nha
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
?. Từ việc tìm hiểu những câu hỏi trên, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh. ?
Gv đọc các câu hỏi a, b, c, d sgk / 116-117
Hs thảo luận nhóm ( 5 phút) 
- Đại diện nhóm trình bày –nhận xét nhau.
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự ( hay miêu tả, biểu cảm, nghị luận ) không? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào? 
? Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ? 
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu sự vật, hiện tượng.
- Trình bày một cách khách quan
? Đặc điểm nào là quan trọng nhất của văn thuyết minh có thể phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác? 
- Tri thức khách quan, xác thực, hữu ích
- Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn
- Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh, phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức thì mới làm được
? Đã là tri thức khách quan thì có thể hư cấu, bịa đặt hay tưởng tượng được không? 
- Không vì đã là tri thức khách quan thì tri thức đó phải phù hợp với thực tế, và không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình. Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng.
-GV: Nói như thế không có nghĩa là văn thuyết minh không cần đến cảm xúc, ví dụ như văn bản “Cây dừa Bình Định” có hai câu ca dao “Dừa xanh sừng sững giữa trời, Đem thân mình hiến cho đời thủy chung” rõ ràng là rất sức hấp dẫn đối với người đọc.
? Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? 
- Trình bày, giới thiệu, giải thích
? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? 
- Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 
? Qua sự phân tích trên , hãy cho biết vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì ? 
 - HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- HS đọc bài 1- xác định yêu cầu 
? Các văn bản sgk/ 117 có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao ? 
Hs đọc bài 2 , bài 3 – xđ yêu cầu
- Hs trình bày ý kiến cá nhân
- Gv nhận xét, kết luận
I.Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
a) Cây dừa Bình Định
- Trình bày lợi ích của cây dừa
+ Làm nhà ở 
+ Làm thực phẩm
+ làm đồ gia dụng
+ Làm hàng hóa
-> Liệt kê, so sánh
b) Tại sao lá cây có màu xanh lục
- Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh
c) Huế
- Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với nững đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
Þ Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- tính chất tri thức khách quan, xác thực, hữu ích
- ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
3. Ghi nhớ ( sgk/ 117)
II. Luyện tập 
Bài 1: Các văn bản 
a. Khởi nghĩa Nông Văn Vân 
-> Cung cấp kiến thức lịch sử
b. Con giun đất 
Cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
=> Là văn bản thuyết minh 
Bài 2: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” là:
Văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. Nhưng sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông , làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
Bài 3: 
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cũng cần yếu tố thuyết minh vì:
- Tự sự: giới thiệu sự việc, nhân vật
- Miêu tả: giới thiệu cảnh vật , con người, thời gian , không gian.
- Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật..
- Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ
 4. Củng cố: 
GV hệ thống bài
 5. Dặn dò 
 - Học bài , học thuộc ghi nhớ sgk
 - Soạn bài “ Ôn dịch thuốc lá” .
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4-11.doc