Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - GV: Tạ Thuỷ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - GV: Tạ Thuỷ

Tuần 4

Tiết 13 +14 LÃO HẠC

 ( Nam Cao)

Ngày soạn

Ngày dạy

I- Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức

-Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông Giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

-Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: Khắc hoạ nhân vật tài tình,cách dẫn truyện tự nhiên,hấp dẫn sự kết hợp giữa tự sự,triết lý với trữ tình

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ,hình dáng ,cử chỉ,hành động

-Rèn luyện đọc diễn cảm

3.Thái độ:

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - GV: Tạ Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 13 +14 LÃO HẠC
 ( Nam Cao)
Ngày soạn
Ngày dạy
I- Mục đích yêu cầu: 
1.Kiến thức
-Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông Giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
-Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: Khắc hoạ nhân vật tài tình,cách dẫn truyện tự nhiên,hấp dẫn sự kết hợp giữa tự sự,triết lý với trữ tình
2.Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ,hình dáng ,cử chỉ,hành động
-Rèn luyện đọc diễn cảm
3.Thái độ:
HS đồng cảm với số phận của người nông dân VN trước CMT8
II-Chuẩn bị
1.Giáo viên: Bảng phụ,sách tham khảo
2.Học sinh: Soạn bài,bảng phụ,đọc chú thích
III - Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
Ghi bảng
1.Ổn định lớp
2.KTBC:
-Nêu diễn biến ,tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”?
- Kiểm tra tập soạn bài 
3.Bài mới:
Trong đội ngũ nhà văn VNHĐ,Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước CM với những TP văn xuôi viết về người nông dân nghèo đói và trí thức sống mòn mỏi ,bế tắc trong XH cũ.Lão Hạc là TP tiêu biểu.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu tác giả-Tác phẩm
-Gọi HS đọc SGK trang 45
-Nêu vài nét tiêu biểu về tg?
-Chốt lại
-Gọi HS đọc phần chữ nhỏ
-Lão Hạc là một trong những truyện ngắn của Nam Cao viết về người nông dân nghèo,đăng báo lần đầu năm 1943.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc,tóm tắt,tìm hiểu bố cục.
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc đoạn trích:
+Ông giáo:Chậm,buồn,cảm thông ,xót xa
+LãoHạc:Đau đớn,ân hận,giải bày,chua chát
+Vợ ông giáo:Lạnh lùng
+Binh Tư: Mỉa mai
-Gọi HS đọc phân vai
-Nhận xét
-Yêu cầu HS giải nghĩa chú thích 9,10,15,20
-Hướng dẫn HS tóm tắt
-Đoạn trích kể chuyện gì?
-Có thể chia làm mấy đoạn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích
-Hãy kể tên các nhân vật trong truyện?
-Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
*Chính cách kể này làm cho TP đậm chất hiện thực nhưng vẫn giàu chất trữ tình triết lý.
Vì sao lão Hạc rất yêu thương “cậu Vàng” mà phải đành lòng bán cậu?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc, khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông Giáo? Tìm từ ngữ miêu tả dáng vẻ, hành động của lão Hạc? (từ đó là từ tượng hình, tượng thanh à tiết 15 sẽ học).
 Từ “ầng ậng” có nghĩa như thế nào? Cái hay của cách miêu tả ấy là ở chỗ nào? 
Trong những lời kể lể, phân trần, than vãn với ông giáo tiếp đó còn cho ta thấy rõ hơn tâm trạng, tâm hồn, tính cách gì của lão Hạc?
Câu chuyện hóa tiếp, làm kiếp người sung sướng hơn nói lên điều gì?
Câu nói: “Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại” gợi em nhớ câu nói cửa miệng của nhân vật nào trong phim?
Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích chuẩn bị cho cái chết?
Có ý kiến cho rằng, lão Hạc làm thế là gàn dở, nhưng có ý kiến là lão làm thế là đúng. Ý kiến em như thế nào?
Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
Tại sao lão Hạc chọn cái chết như thế?
Nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của lão Hạc? 
So với cách kể chuyện của NTT, cách kể chuyện của Nam Cao có gì khác?
*Cái chết này chứng tỏ lão là 1 người cha yêu thương con sâu sắc,1 con người có nhân cách cao quý,giàu lòng tự trọng
Vai trò của nhân vật ông giáo như thế nào?
Thái độ của ông đối với lão Hạc chứng tỏ ông giáo là một trí thức như thế nào?
Gọi học sinh đọc đoạn: “chao ôinghĩa khác”
Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy?
Em có đồng ý với suy nghĩ ấy không? vì sao?
Đáng buồn theo một nghĩa khác là nghĩa như thế nào?
Chưa hẳn đáng buồn là thế nào?
*Cách nghĩ ,cách quan niệm của ông giáo chính là quan niệm nhân đạo cao cả của nhà văn Nam Cao.Quan niệm về con người đã trở thành tư tưởng chi phối và thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Truyện lão Hạc chứa chan tình nhân đạo, sâu đậm tính hiện thực. điều đó thể hiện như thế nào qua 2 nhân vật: Lão Hạc và ông giáo?
Nhận xét nghệ thuật đặc sặc của truyện?
4. Củng cố: 
Hãy kể tên 1 số nhân vật có số phận đau thương như Lão Hạc?
5. Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài, làm bài tập sau: Viết một đoạn văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em trước cái chết của lão Hạc.?
-Soạn bài: “Cô bé bán diêm”.
 Tóm tắt TP?
-Đọc
-Nêu
-Nghe
-Nghe
-Đọc phân vai
-Nghe
-Giải thích
-Tóm tắt:
+Tình cảnh của Lão Hạc:Nhà nghèo,vợ chết,chỉ có đứa con trai→phẫn chí vì ko có tiền cưới vợ→bỏ đi phu đồn điền cao su
+Tình cảnh của Lão Hạc với con chó vàng:Con chó như người bạn để làm khuây,là kn của đứa con
+Sự túng quẫn đe doạ Lão Hạc:Ốm nặng kéo dài,người yếu,đồng tiền cạn→ko có việc,bão phá sạch hoa màu trong vườn,giá gạo cao mãi→ko có tiền nuôi cậu Vàng→Ăn ít cậu gầy đi ,bán hụt tiền.
-Lão Hạc
-3 đoạn:
a.Từ đầu→cũng xong:Lão Hạc sang nhờ ông giáo
b.Tiếp→đáng buồn:Tình cảnh của Lão Hạc , thái độ của ông giáo và Binh Tư
c.Đoạn còn lại:Cái chết của Lão Hạc
-Ông giáo ,Binh Tư,Lão Hạc,con trai Lão Hạc,vợ ông giáo
-Ngôi thứ I→Nhà văn vừa tự sự,miêu tả và bộc lộ cảm xúc
-Nghe
- Quá nghèo, yếu mệt,giàu tình cảm; giàu tự trọng, danh dự.
- Cố vui, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt co rúm, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy, đầu ngoẹo, miệng mếu máo, hu hú khóc.
-Học sinh thảo luận nhóm
- Lột tả nỗi đau đớn, chân thực
- Thái độ của lão chuyển sang chua chát, ngậm ngùi, nỗi buồn, bất lực trước hiện tại, tương lai mù mịt, vô vọng.
- Chu Văn Quềnh trong phim “ đất và người”
- Vì lão khó nói, vì hệ trọng, vì trình độ nói năng hạn chế.
- Học sinh thảo luận trình bày ý kiến của mình.
- Bất ngờ với tất cả mọi người, dữ dội, kinh hoàng.
- Vì không thể tìm con đường nào khác.
-Học sinh thảo luận và trả lời
( Bộc lộ số phận, tính cách cao đẹp; mọi người quý trọng, thương tiếc lão.)
- Kể theo ngôi 1.
-Nghe
- Vừa như người chứng kiến, vừa dẫn dắt câu chuyện.
- Nghèo, giàu tình thương, giàu tự trọng.
- Rút ra triết lý về nỗi buồn trước cuộc đời, con người.
- Có.
- Một người tốt như lão Hạc nhưng cuối cùng bế tắc.
- Vì danh dự và tư cách lão Hạc, cái chết, vẫn trọn niềm tin yêu, cảm phục.
-Nghe
-Ghi nhớ SGK
- Chất trữ tình kết hợp khéo léo với tự sự, miêu tả.
-Vũ Nương,Thuý Kiều
I- Tác giả-Tác phẩm:
1.Tác giả:SGK
2.Tác phẩm:
II-Đọc-GTT-Tóm tắt-Bố cục
1.Đọc
2.Giải thích từ:
3.Tóm tắt
4.Bố cục:
III – Phân tích
1 – Nhân vật lão Hạc:
a. Tâm trạng:
- Cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít, hu hu khóc.
à Miêu tả tỉ mỉ, so sánh hấp dẫn: đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc.
- Câu chuyện kể lể, giãi bày: chua chát, ngậm ngùi.
- Câu nói: Mang đậm màu triết lý, thể hiện nỗi buồn, bất lực sâu sắc trước hiện tại, tương lai mù mịt, vô vọng.
b. Cái chết của lão Hạc:
- Nguyên nhân: Tình cảnh đói khổ, túng quẩn.
- Mục đích: Để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn, vốn liếng cho con.
- Ý nghĩa:
+ Bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc, của người nông dân nghèo trước CMT8.
+ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa PK: Nô lệ, tăm tối.
+ Hiểu, quý trọng, thương tiếc lão.
+ Tăng sức hấp dẫn, xúc động.
à Miêu tả tinh tế, quan sát tỉ mỉ: Cái chết bất ngờ, dữ dội và kinh hoàng.
è Lão Hạc giàu tình thương, nhân hậu, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự.
2 – Nhân vật ông giáo:
- Thái độ: đồng cảm, xót xa yêu thương.
- Hành động, cư xử: an ủi, giúp đỡ lão Hạc.
- Ý nghĩ, tâm trạng: buồn à thất vọng à đầy tin yêu, cảm phục.
à Kể, tả với giọng buồn, đậm chất trữ tình, mạch tự sự tự nhiên: Chứa chan tình thương, lòng nhân ái.
3 – Tổng kết:
 (SGK)
IV- Rút kinh nghiệm:
Tuần 4	
Tiết 15 TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯỢNG THANH
Ngày soan
Ngày dạy
I- Mục đích yêu cầu: 
 1.Kiến thức:.
Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 2.Kỹ năng:
Có ý thức sr dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
Rèn kỹ năng sử dụng từ tượng hình,từ tượng thanh trong giao tiếp
II - Chuẩn bị: 
 1.Giáo viên: Bảng phụ,từ điển
2.Học sinh: Bảng phụ
III - Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1.Ổn định lớp:
2.KTBC:
-Trình bày khái niệm trượng từ vựng? Cho ví dụ?
-Lập các trường từ vựng nhỏ về “cây”?
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm và công dụng của từ tượng hình,từ tượng thanh
Treo bảng phụ ghi đoạn văn trong SGK
Trong các từ ngữ in đậm đó, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật?
*Những từ in đậm đó được gọi là từ tượng hình
Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
*Những từ in đậm đó được gọi từ tượng thanh.
Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
Vậy theo em, thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh; tác dụng của nó?
Cho ví dụ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
Bài tập nhanh: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau: “Anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên tay thước và dây thừng”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Nhận xét
-Yêu cầu HS thảo luận
-Gọi trình bày
-Nhận xét ,sửa chữa
-Gọi HS giải nghĩa từ
-Hướng dẫn đặt câu
4.Củng cố: 
Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho ví dụ?
5.Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài, làm bài tập 4, 5.
-Chuẩn bị “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”
-Viết đoạn văn miêu tả cảnh học sinh đang lao động, trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Học sinh đọc.
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rã rượi, xộc xệch, sòng sọc.
-Nghe
- Hu hu, ư ử.
-Nghe
- Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao.
- Học sinh nêu khái niệm.
- Học sinh cho ví dụ.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh làm bài tập tìm được các từ: Uể oải, run rẩy, sầm sập.
- Học sinh làm bài tập.
-Trình bày miệng
-Nghe
-Thảo luận
-Đại diện trình bày
-Theo dõi
-Giải nghĩa và đặt câu
1 – Khái niệm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: Lom khom.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiện, của con người.
Ví dụ: Lộp xộp.
2 – Tác dụng:
 Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao thường dùng trong văn miêu tả và tự sự.
II – Luyện tập:
Bài 1:
Các từ tượng hình, từ tượng thanh: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khoẻo, chỏng quèo
Bài 2:
( Đi): Lò dò, lom khom, liêu xiêu, ngất ngưởng, dò dẫm, khật khưởng, thong thả
Bài 3:
-Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý.
-Cười hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
-Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hiền lành, hồn nhiên.
-Cười hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần  ... hẹp.
- Vừng đen, quả dứa: Nam Bộ.
-Kể
-Đọc
- Mẹ: miêu tả suy nghĩ của nhân vật.
- Mợ: xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Tầng lớp trung lưu.
- Ngỗng: điểm 2
- Trúng tủ: đúng cái phần đã học thuộc lòng.
- Học sinh, sinh viên.
-Trẫm:Vua ; Khanh:Cách gọi vua quan; Long sàng: Giường của vua; ngự thiện: Vua dùng bữa→Tầng lớp vua quan triều đình phong kiến
-Đọc
- Không.
- Đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh đạt hiệu quả giao tiếp.
- Tô đậm sắc thái địa phương, tính cách nhân vật.
- Không, vì dễ gây sự tối nghĩa, khó hiểu.
-Tìm
-Trình bày
-Theo dõi
-Thảo luận
1 – Từ ngữ địa phương:
 Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (1 số) địa phương nhất định.
Ví dụ: đằng kia à này
2 – Biệt ngữ xã hội:
 Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ: Sáng nay, An lại xơi gậy nữa rồi.
3 – Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 SGK
II – Luyện tập:
Bài 1:	 
Từ ngữ ĐP 	 Từ ngữ TD
 Dề	 Về.
 Dui	 Vui	
 Té	 Ngã	
Bài 2:
-Học gạo: Học thuộc lòng một cách máy móc.
-Học tủ :Đoán mò một số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì tới bài khác.
-Gậy : Điểm 1
Bài 3:
Trường hợp a, có thể trường hợp d.
Bài 4:
Răng: Sao;	Chi: Sao, gì;	
 Bây chừ: Bây giờ;Rứa: Thế, vậy
IV- Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 18 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I - Mục đích yêu cầu: 
1.Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tóm tắc văn bản tự sự và nắm được cách thức tóm tắc một văn bản tự sự
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng, các văn bản giao tiếp xã hội nói chung
3.Thái độ:
 Có thói quen nói tóm tắt VB tự sự khi giao tiếp
II - Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Nội dung chính của một văn bản Lão Hạc
2.Học sinh: Bảng phụ
III- Tiến trình lên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
-Trình bày các cách liên kết trong văn bản?
3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm tóm tắt VB tự sự
-Thế nào là văn tự sự?
Cho biết những yếu tố quan trong nhất trong tác phẩm tự sự?
Ngoài những yếu tố quan trọng ấy, TP tự sự còn có những yếu tố nào khác?
Khi tóm tắt tác phẩm tự sự thì ta phải dựa vào yếu tố chính nào?
Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tóm tắt VB tự sự
Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh
Kể như vậy gọi là tóm tắt tác phẩm tự sự. Vậy theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Học sinh suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất ở mục I.2
Yêu cầu học sinh đọc thầm mục II.1
Văn bản tóm tắt đó kể lại nội dung của văn bản nào?
Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
Văn bản tóm tắt đó có nêu được nội dung chính của văn bản không?
VB đó có gì khác so với văn bản ở SGKNV6 về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc?
-Từ sự tìm hiểu trên, cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
Vậy muốn viết được một văn bản tóm tắt theo em phải làm những việc gì? Các sự việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK.
4. Củng cố: 
-Tóm tắt văn bản là gì?
-Tại sao khi tóm tắc văn bản phải thực hiện đúng các yêu cầu tóm tắc văn bản?
5.Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài, làm bài tập tóm tắt một văn bản tự sự mà em thích
-Chuẩn bị “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
Tóm tắt 2 VB vừa học
-VB tự sự là VB mà người viết dùng để kể lại ,thuật lại nhũng sự việc mà mình được trực tiếp chứng kiến hoặc nghe
- Sự việc và nhân vật.
- Miêu tả, biểu cảm, nhân vật phụ, các chi tiết
- Sự việc và nhân vật chính.
- Kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm đó.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu khái niệm.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
- Học sinh đọc.
- Sơn Tinh Thủy Tinh.
- Sự việc và nhân vật chính
- Có
- Ngắn gọn hơn.
- Lời của người viết tóm tắt.
- Nhân vật, sự việc ít hơn trong tác phẩm.
-Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
-Việc gì xảy ra trước kể trước.
-Đọc
I – Bài học:
1 – Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
2 – Cách tóm tắt văn bản tự sự:
a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt
- Bảo đảm tính khách quan.
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh.
- Bảo đảm tính cân đối
b. Các bước tóm tắt văn bản:
-Đọc kỹ VB
-Xđ đúng chủ đề VB
-Xđ nội dung chính cần tóm tắt:Nhân vật,sự kiện chính,diễn biến sự việc,kết quả
-Xđ rõ mục đích giao tiếp
-Sắp xếp ND theo 1 thứ tự hợp lý
-Viết thành VB
IV - Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 19 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn
Ngày dạy
I - Mục đích yêu cầu: 
1.Kiến thức:
Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện các thao tác tóm tắc văn bản tự sự.
II - Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Bảng phụ ghi tóm tắt VB Lão Hạc
2.Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao.
III- Tiến trình lên lớp: 
 Hoạt động của GV
1. Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
-Nêu cách tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Yêu cầu học sinh nhắc lại các yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
-Treo bảng phụ ghi nội dung tóm tắt truyện Lão Hạc.
-Gọi 1 HS đọc
Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Bản liệt kê đó đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa?
+ Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm ý gì? Sắp xếp theo thứ tự hợp lý?
Gọi đại diện nhóm trả lời
yêu cầu học sinh viết văn bản tóm tắt sau khi đã sắp xếp
Học sinh trao đổi tóm tắt VB đó cho nhóm nghe.
Gọi 1 vài học sinh đọc văn bản tóm tắt
Gọi học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
Yêu cầu học sinh viết VB tóm tắt trên thành một đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng
Gọi học sinh nêu những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích “tức nước vỡ bờ”?
Hướng dẫn học sinh về nhà viết một văn bản tóm tắt khoảng 10 dòng
4. Củng cố: Cho biết trình tự tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài, làm bài tập 2, 3.
-Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn số 1”:
Lập dàn bài cho đề bài: “ Người bạn sống mãi trong lòng em”
 Hoạt động của HS
- Học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
-Quan sát
-Đọc 
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận.
- Học sinh viết văn bản tóm tắt.
- Học sinh đọc phần viết văn bản tóm tắt.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh viết đoạn văn.
- Nhân vật: Chị Dậu.
Sự việc: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
 Nội dung
I.Lý thuyết:
II.Luyện tập
1 – Bài 1:
- Bản liệt kê tương đối đầy đủ nhân vật chính và các sự việc nhưng trình tự còn lộn xộn.
- Sắp xếp lại như sau:
 theo thứ tự: b, a, d, c, g, e, i, h, k
- Học sinh viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã sắp xếp lại.
- Học sinh viết văn bản tóm tắt thành 1 đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng
2 – Bài 2:
- Nhân vật chính: Chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu:
 Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu
IV - Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 20 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
Ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt VB tự sự.
2/ Kỹ năng:
Rèn các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: Bài viết đã chấm điểm, dàn ý
2/ HS: Xem lại kiến thức văn tự sự.
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Ổn định
KTBC
Bài mới
 - Nêu yêu cầu của tiét học
Hoạt động 1: Trả bài
-Viết đề bài lên bảng.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
-Thể loại?
-Nd của đề?
-Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
-Nêu dàn ý chung của văn tự sự?
-Yêu cầu hs lập dàn ý cho đề bài.
-Sửa chữa
-Phát bài cho hs.
-Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm.
-Hướng dẫn hs sửa bài.
Hoạt động 2: Đánh giá chung
-Yêu cầu hs gọi điểm vào sổ.
-Tổng kết điểm:
Củng cố.
Đọc 1 vài đoạn văn hay
Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị bài: Miêu tả. tự sự
+ Xem lại văn miêu tả và biểu cảm
Nghe
- Theo dõi
- Tìm hiểu đề
+ Thể loại: tự sự
+ Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
3 phần
+ MB: giới thiệu chung về nhân vật và sv.
+ TB: Tả, kể chi tiết.
+ KB: Nêu cảm nghỉ chung về nhân vật và sv.
Lập dàn ý
Theo dõi
Nhận bài
Theo dõi
Sửa bài
Gọi điểm
Nghe
Nghe
I/ Trả bài
Đề bài.
Ngưới ấy (bạn,thầy,người thân.) sống mãi trong lòng tôi.
2.Lập dàn ý
-Mở bài: giới thiệu chung về người ấy.
+ Lý do
+ Cảm xúc 
-Thân bài: Tả, kể
+ Hình dáng
+ Tính tình
+ Việc làm
-Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật và SV
II/ Đánh giá chung
Lớp
G
K
TB
Y
8/1
8/2
8/3
8/4
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 6
Tiết 21 Bài 6: CÔ BÉ BÁN DIÊM
Ngày soạn ( An- đec- xen) 
Ngày dạy: 
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
-Giúp hs khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện cô bé bán diêm. Qua đó An- đec-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đv em bé bất hạnh.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tóm tắt và pt bố cục vbtự sự, pt nhân vật qua hành động và lời kể, pt tác dụng của biến pháp đối lạp tương phản
3.Thái độ
- HS biết yêu thương chia sẻ với những người nghèo khổ, bất hạnh
II/ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh ảnh, bảng phụ, SGV
2.HS : Soạn bài
III/ Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC:
-Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc?
-Trình bày nguyên nhân ,ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
-Nhận xét ,cho điểm
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả- Tác phẩm
-Gọi HS đọc chú thích(*) SGK
-Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của An –đec-xen?
*An-đec-xen(1805-1875)tại ô –đen –dê,11tuổi cha mất,nổi tiếng là người có tài kể chuyện và đam mê văn học.Truyện của ông nhẹ nhàng mà tươi mát,toát lên lòng yêu thương con người nhất là người nghèo khổ và niềm tin vào sự chiến thắng của cái đẹp
-Thuyết trình
Hoạt động2:Hướng dẫn đọc-TT-Bố cục
-Yêu cầu đọc giọng chậm,cảm thông
-Đọc đoạn lược bỏ trong SGV
-Gọi HS đọc tiếp đến hết
-Nhận xét cách đọc của HS
-Yêu cầu HS tóm tắt truyện
-Đọc
- Nêu vài nét
-Nghe
-Nghe
-Nghe
-Đọc
-Nghe
-Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt.Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh,đành ngồi nép vào góc tường,liên tụcquẹt diêm để sưởi.Hết một bao diêm thì em chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời.Sáng hôm sau mồng 1 tết,mọi 
I.Táac giả-Táac phẩm
1.Táac giả: SGK/67
2.Táac phẩm:
Trích truyện ngắn cùng tên “Cô bé bán diêm”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4+5-49T.doc