Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - GV: Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - GV: Nguyễn Văn Hà

Chương trình địa phương

(phần Tiếng Việt)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh :

- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.

- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.

B/ CHUẨN BỊ

- Tìm các từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương mình và những địa phương khác.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. ỔN ĐỊNH

II. KIỂM TRA

III. BÀI MỚI

a/ Giới thiệu bài

b/ Tổ chức hoạt động

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - GV: Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Tiết 137 : Chương trình Địa phương (Phần TV)
Tiết 138 : Luyện tập văn bản thông báo
Tiết 139 : Ôn tập phần Tập làm văn
Tiết 140 : Trả bài kiểm tra tổng hợp
Tiết : 137	Ngày soạn : 
Môn : 
Chương trình địa phương
(phần Tiếng Việt)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
B/ CHUẨN BỊ
Tìm các từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương mình và những địa phương khác.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND HĐ CHÍNH
HĐ1: Thực hiện bài tập 1.
- Cho HS đọc đoạn trích sgk.
- Hãy xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên?
- Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương?
- Đọc 2 đoạn trích.
- Xác định từ xưng hô địa phương.
a/ u - mẹ
 mợ - mẹ (không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương, đó là biệt ngữ xã hội - chỉ tầng lớp XH)
Bài 1.
HĐ2: Thực hiện bài tập 2.
- Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?
- Đại từ trỏ người : tui, choa, qua (tôi), fau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hấn (hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ, thầy, tía, bấ (bố), u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ), oông (ông), mệ (bà), cố (cụ), bá (bác), eng (anh), ả (chị)
Bài 2.
HĐ3: Phần sau của bài tập 2.
- Thầy (cô) giáo : em/ thầy (cô); con/ thầy (cô)
- Chị của mẹ mình là : cháu/bá, cháu/dì
- Chồng của cô mình là : cháu/chú, cháu/dượng
- Ông nội là : cháu/ông hoặc cháu/nội
- Bà nội : cháu/bà, cháu/nội
- Ông ngoại : cháu/ông, cháu/ngoại
- Bà ngoại : cháu/bà, cháu/ngoại
- Người ngoài có tuổi tương đương với em trai của cha mẹ mình : cháu/ chú, cháu/cậu, con/cậu
+ Với em gái của bố mẹ mình là: cháu/cô, cháu/o, cháu/dì, con/dì.
HĐ4: Thực hiện bài tập 3.
- Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
- Từ địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp rất hẹp giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Bài 3.
HĐ5: Thực hiện bài tập 4.
- Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở BT2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài “Chương trình địa phương - Phần TV” ở HKI và cho nhận xét!
- Gợi ý để HS phát hiện được những nét đặc trưng trong quan hệ giữa từ xưng hô và từ chỉ quan hệ thân thuộc của phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc phương ngữ khác mà các em biết rõ.
- So sánh, đối chiếu.
- Nhận xét.
+ Phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ ít trường hợp có thể xem là cá biệt : vợ, chồng (con) dâu, (con) rể...
+ Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của TV.
+ TV còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng.
Bài 4.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Chuẩn bị “Luyện tập Văn bản thông báo”.
****************************************
Tiết : 138	 Ngày soạn : 
Môn : 	 
Luyện tập văn bản thông báo
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo.
Năng cao năng lực viết thông báo cho HS.
B/ CHUẨN BỊ
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
Thông báo là loại văn bản như thế nào?
Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức gì về hành chính?
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Ôn tập lý thuyết.
- Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
- Nội dung thông báo thường là gì?
- Văn bản thông báo gồm những mục nào?
- Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
- Tình huống cần làm thông báo: triển khai kế hoạch công việc, truyền đạt thông tin.
- A: Thông báo : cơ quan, đoàn thể, người tổ chức.
- Thông báo : người dưới quyền, thành viên đoàn thể
- Nội dung công việc quy định, thời gian, địa điểm.
I/ Ôn tập lý thuyết
HĐ2: Luyện tập.
- Cho HS đọc 3 tình huống ở BT1.
- Lựa chọn văn bản thích hợp cho các trường hợp đó.
- Cho HS đọc VB thông báo ở BT2.
- Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo sau đây và chữa lại cho đúng.
- Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đã học trong sgk).
- Hãy chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo.
a/ VB thông báo.
b/ VB báo cáo.
c/ VB thông báo.
- Các mục cần thiết.
- Phần nội dung công việc.
- Lời văn thông báo.
- Viết VB thông báo.
II/ Luyện tập.
Bài 1.
Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Học bài.
Chuẩn bị “Ôn tập phần TLV”.
****************************************
Tiết : 139	Ngày soạn : 
Môn : 	
Ôn tập phần Tập làm văn
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng phần Tập làm văn đã học trong năm.
Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND HĐ CHÍNH
HĐ1: Ôn lý thuyết.
- Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất?
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
HĐ2: Ôn kỹ năng.
- Cho hai câu như đề ở sgk.
- Viết đoạn văn từ mỗi câu chủ đề.
- Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự?
- Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào? Phải dựa vào những yêu cầu nào?
- Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm cần chú ý những gì?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?
- Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm cần chú ý những gì?
- Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày?
- Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên ta phải làm gì?
- Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật? Nêu ví dụ về các phương pháp ấy?
- Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh
+ Một đồ dùng.
+ Cách làm một sản phẩm nào đó.
+ Một di tích danh lam thắng cảnh
+ Một loài động vật, thực vật.
+ Một hiện tượng tự nhiên.
- Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó?
- Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó?
- Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo?
- Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó?
- Viết đoạn văn.
- Ghi lại nội dung chính của chúng.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
- Thuyết minh về một di tích, một đồ dùng...
- Quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh, nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng.
- Phương pháp : Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích phân loại.
+Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra ở trong bài.
+ Tính chất: Luận điểm cần phải chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
- Vận dụng làm yếu tố phụ trợ.
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
+ Thông báo (sgk).
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5.
Câu 6.
Câu 7.
Câu 9.
Câu 10.
Câu 11.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra tổng hợp”.
****************************************
Tiết : 140	 Ngày soạn : 
Môn : 	 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Củng cố kiến thức về văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét, sửa chữa bài làm của học sinh.
B/ CHUẨN BỊ
GV trả bài trước.
HS đọc bài làm, phát hiện lỗi, chữa lỗi.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
Kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : 	Đề và đáp án.
Phần trắc nghiệm :
Câu 1 (b)	Câu 7 (a)
Câu 2 (a)	Câu 8 (d)
Câu 3 (d)	Câu 9 (d)
Câu 4 (c)	Câu 10 (b)
Câu 5 (a)	Câu 11 (b)
Câu 6 (c)	Câu 12 (c)
Phần tự luận :
Câu 1 : Bài thơ : 2 điểm
Chép đúng nguyên văn bài thơ : 1,5 điểm; cứ mắc 2 lỗi (sai 2 lỗi chính tả, chép thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm (không có điểm âm) ).
Trả lời đúng thể thơ : 0,5 điểm.
Câu 2 : 5 điểm
Một số yêu cầu.
a/ Nội dung : Dàn bài gợi ý.
Mở bài : Trong bài “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử đã khuyên “theo điều học mà làm” ngày nay “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý giáo dục.
Thân bài : 
+ Hiểu thế nào là “học” và “hành”. Học là tiếp thu kiến thức từ sách vở, từ những kinh nghiệm của người đi trước. Hành là làm, là thực hành ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
+ Học và hành có mối quan hệ khắng khít với nhau. Học phải đi đôi với hành.
+ Học phải đi đôi với hành vì : 
Nếu chỉ nắm vững kiến thức, tiếp thu lý thuyết mà không ứng dụng vào thực tiễn thì việc học trở thành vô ích.
Nếu làm (thực hành) mà không nắm lý thuyết, mà không hiểu nguyên lý thì nhất định sẽ gặp khó khăn trở ngại.
(Nêu một vài dẫn chứng để làm rõ lý lẽ)
Kết bài : Khẳng định mối quan hệ khắng khít giữa học với hành và nêu phương pháp học tập tích cực của bản thân.
b/ Hình thức :
Bài viết có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, chữ viết rõ ràng. Trình bày sạch đẹp, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
Biểu điểm.
a/ Hình thức : 1 điểm - Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày.
b/ Nội dung : 4 điểm - Mở bài 0,5 điểm, thân bài 3 điểm, kết bài 0,5 điểm.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Xem bài làm.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc36.doc