Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 133:

 VĂN BẢN THÔNG BÁO

A - Mục tiêu cần đạt:

 I, Mức độ cần đạt:

- Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo.

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng

 1. Kiến thức:

 - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

 - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.

 - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.

 - Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.

 3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu, hăng hái phát biểu.

III, CHUẨN BỊ:

 1. Thầy : Bảng phụ, các văn bản thông báo mẫu.

 2. Trò: Bảng nhóm, soạn bài.

B. Các hoạt động dạy và học

 I.Bước I: Ổn định tổ chức lớp: 1 phút

II. Bước II: Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc đoạn văn :

 Em gửi xe đạp tại nhà xe. Chiều ra muộn, xe của em không còn nhưng lại còn một xe khác. Em làm bản tường trinhg gửi BGH nhà trường xin giúp đỡ.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/4/2012
Tuần 35:Tiết 133-134-135-136.
Tiết 133:Văn bản thông báo..
Tiết 134:Trả bài kiểm tra Văn và bài kiểm tra Tiếng Việt.. 
Tiết 135 Tổng kết phần Văn (tiếp).
Tiết 136:Ôn tập phần Tập làm văn.
............................................................................................................................
Tiết 133:
 văn bản thông báo
A - Mục tiêu cần đạt: 
 I, Mức độ cần đạt: 
- Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
 1. Kiến thức: 
 - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
 - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.
 - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.
 - Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.
 3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu, hăng hái phát biểu.
III, Chuẩn bị :
 1. Thầy : Bảng phụ, các văn bản thông báo mẫu. 
 2. Trò: Bảng nhóm, soạn bài.
B. Các hoạt động dạy và học 
 I.Bước I: ổn định tổ chức lớp : 1 phút
II. Bước II : Kiểm tra bài cũ : 
1. Đọc đoạn văn : 
 Em gửi xe đạp tại nhà xe. Chiều ra muộn, xe của em không còn nhưng lại còn một xe khác. Em làm bản tường trinhg gửi BGH nhà trường xin giúp đỡ.
Theo đầu bài trên, ai làm đơn tường trình ?
A. Người bị mất xe B. Người trông coi nhà gửi xe
C. Lớp trưởng của lớp có người mất xe D. Bạn người mất xe
2. Theo đầu bài trên, tờ trình gửi ai ?
A. Gửi BGH nhà trường B. Gửi co giáo chủ nhiệm
C. Gửi lớp trưởng D. Gửi công an phường 
3. Tường trình và báo cáo có gì giống và khác nhau? Nêu bố cục của văn bản tường trình.
III. Bước III : Tổ chức dạy và học bài mới :
Hoạt động 1 : tạo tâm thế :
- Mục tiêu : Tạo thế và định hướng chú ý.
- Thời gian : 2 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
 - Kỹ thuật : động não.
 Thầy
 Hôm nay, trong tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một văn bản hành chính nữa đó là thông báo
 Trò
- Lắng nghe, nhập tâm.
Ghi chú
 Hoạt động 2+3+4 : Tri giác, phân tích, đánh giá
-Thời gian: 37 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề. 
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
 Thầy
 Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu các văn bản thông báo.
* HS đọc các văn bản thông báo và trả lời các câu hỏi.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. Xét các văn bản:
? Ai là người viết thông báo ?
- Hiệu trưởng, liên đội trưởng.
? Ai là người nhận thông báo ?
- HS, đội viên và GV .
? Mục đích viết thông báo là gì ?
- + VB 1: Thông báo kế hoạch duyệt văn nghệ để GVCN và các lớp trưởng chuẩn bị thực hiện theo đúng lịch.
+ VB 2: Các chi đội nắm được kế hoạch ĐHĐBLĐ TNTP Hồ Chí Minh.
- Quan sát, trả lời
2. Tìm hiểu:
? Nội dung thông báo?
+ VB 1: Kế hoạch duyệt văn nghệ.
+ VB 2: Kế hoạch ĐHĐBLĐ TNTP Hồ Chí Minh.
- Quan sát, trả lời
? Hình thức của các văn bản thông báo ?
- Trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
? Một số trường hợp cần viết thông báo ?
+ Thông báo về việc HS nghỉ học tự do.
+ Thông báo về việc thu tiền khuyến học.
II. Cách làm văn bản thông báo:
? Tình huống nào cần phải viết thông báo ? Ai viết thông báo và thông báo cho ai ?
- Tình huống b (nhà trường thông báo tới các lớp).
- Tình huống c (BCH CĐ thông báo tới BCHCĐ)
? 2 văn bản thông báo có những điểm gì giống và khác nhau ? Những điểm nào không thể thiếu được ?
* Giống:
- Thông báo của ai.
- Thông báo cho ai.
- Thông báo về việc gì.
* Khác nhau : về nội dung thông báo.
- Quan sát, trả lời
- Quan sát, trả lời
1. Tình huống.
2. Nhận xét 2 Văn bản thông báo.
? Một văn bản thông báo có những mục nào ?
* Cách làm:
a. Thể thức mở đầu thông báo.
b. Nội dung thông báo.
c. Thể thức kết thúc thông báo.
? Những điểm cần ghi nhớ
- Quan sát, trả lời
* HS đọc ghi nhớ.
3. Cách làm.
* Ghi nhớ /143.
* Củng cố: 
1. Văn bản nào không phải là văn bản thông báo ?
A. Cô giáo gửi học sinh nói về việc chuẩn bị cho buổi tham quan.
B. UBND phường gửi nhân dân trong phường nói về việc sửa chữa hệ thống nước.
C. Cá nhân gửi công an phường về việc mất xe nhờ tìm kẻ gian.
D. Đoàn TNCS HCM trường gửi Hs trong trường về kế hoạch thi tìm hiểu về đoàn.
2. Nội dung văn bản thông báo cần cụ thể, rõ ràng, chính xác về những điểm nào ?
A. Người thông báo và người nhận thông báo.
B. Nội dung công việc.
C. Qui định về thời gian, địa điểm.
D. Tất cả các điểm trên.
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà:
- Xem lại cách viết thông báo.
 - Học kĩ bài.
Tiết 134:
 Trả bài kiểm tra Ngữ văn
A - Mục tiêu cần đạt: 
- Nhận thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài làm. 
- Từ đó đặt ra kế hoạch hoặc phương pháp ôn tập, tự rèn luyện môn ngữ văn trong hè để làm tiền đề cho việc học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
- HS sửa được những lỗi sai của mình.
 I, Mức độ cần đạt: 
- Nhận thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài làm. 
- Từ đó đặt ra kế hoạch hoặc phương pháp ôn tập, tự rèn luyện môn ngữ văn trong hè để làm tiền đề cho việc học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
- HS sửa được những lỗi sai của mình.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
 1. Kiến thức: Nhớ lại các kiến thức Ngữ văn đã học trong chương trình kì II
 2. Kỹ năng: Vận dụng để làm bài.
 3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu, kiên quyết sửa lỗi.
III, Chuẩn bị :
 1. Thầy : Chấm kỹ bài, chỉ ra được những lỗi chung của cả lớp và riêng cá biệt của từng học sinh. 
 2. Trò: Xem lại phần kiến thức đã kiểm tra, lắng nghe để sửa sai.
B. Các hoạt động dạy và học 
 I.Bước I: ổn định tổ chức lớp : 1 phút
 II. Bước II : Kiểm tra bài cũ : (chung hoạt động 1)
 III. Bước III : Tổ chức dạy và học bài mới :
Hoạt động 1 : tạo tâm thế :
- Mục tiêu : Tạo thế và định hướng chú ý.
- Thời gian : 2 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
 - Kỹ thuật : động não.
 Thầy
 Tâm trạng của em ntn khi học bài hôm nay ?
 Trò
- Suy nghĩ, phát biểu.
Ghi chú
 Hoạt động 2+3+4 : Tri giác, phân tích, đánh giá
-Thời gian: 40 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề. 
- Kỹ thuật: Động não.
 Thầy
 Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
 Giáo viên công bố biểu điểm theo đáp án chung. Đáp án và biểu điểm( có đính kèm đề)
- Lắng nghe
I/ Đáp án 
II/Nhận xét 
*Phần Trắc nghiệm: Hầu hết các em trả lời đúng. Đa số đạt điểm tối đa :3 điểm 
- Lắng nghe
1) ưu điểm : 
* Phần tự luận: 
+ ý thức được tầm quan trọng của bài viết, có ý thức làm bài.
+ Trình bày bài sạch sẽ, cẩn thận.
 - Câu1: Phần lớn các em đã chứng minh được Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình. Nhiều bài làm tốt phần giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Câu 2: Nêu được số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Lắng nghe
- Một số em diễn đạt còn dài dòng, rườn rà, không đúng trọng tâm câu hỏi .
- Một số bài vẫn mắc lỗi chính tả do phát âm sai. 
 - Còn một số bài phần chứng minh còn sơ sài, chưa biết kết hợp đưa dẫn chứng chứng minh vào trong bài.
- Một số trình bày bài còn chưa sạch sẽ.
- Lắng nghe
2, Nhược điểm: 
- Đọc, suy nghĩ.
III, Trả bài HS:
GV dựa lỗi HS mắc gọi lên bảng HS mắc chính tả. Phần câu văn sai phát phiếu HT hoặc đọc cho HS sửa theo nhóm, đọc, sửa, bổ sung.
IV, Chữa lỗi sai:
*Thống kê điểm
Điểm
1-2
 3- 4
 5-6
 7- 8
 9-10
TB TL
* Hướng dẫn về nhà: (3 phút)
Ôn lại kiến thức đã học trong HKI + II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
Tiết 135:
tổng kết phần văn (Tiếp)
A, Mục tiêu cần đạt: 
 Củng cố, hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm VBNL đã học.
I, Mức độ cần đạt: Củng cố, hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm VBNL đã học.
II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức: 
- Hệ thống các VB đã học, ND cơ bản, đặc trưng thể loại. giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng VB.
- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu VB như Chiếu- Cáo- Hịch.
- Sơ giản lí luận VH về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
 2, Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá,so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các VB đã học.
- Học tập cách trình bày, lập luận có lý, có tình.
 3, Thái độ: Nghiêm túc sửa lỗi, khiêm tốn học hỏi.
III, Chuẩn bị:
1, Thầy: Chuẩn bị bài, giới hạn câu hỏi ôn tập.
2, Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên
IV, Tổ chức dạy và học:
I. Bước I: ổn định tổ chức lớp:
II.Bước II: Kiểm tra bài cũ
III. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Nêu tình huống.
- Kỹ thuật: Động não
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại:
I. Nghị luận
1. Khái niệm về văn nghị luận.
1. Khái niệm
* GV hướng dẫn HS ôn tập theo câu hỏi SGK.
? Đọc yêu cầu câu hỏi 3/144. 
- Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hình tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác.
- Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
2. Phân biệt Văn nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại qua các văn bản.
2. Phân biệt
? Phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ? 
* Nghị luận trung đại:
- Văn phong cổ (từ ngữ cổ): nhiều hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, dùng nhiều điển tích, điển cố, văn phong gần với văn phong sáng tác.
- Nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của con người trung đại: tư tưởng "thiên mệnh", đạo "thần chủ" lý tưởng nhân nghĩa, tâm lý sùng cổ (nói theo tiền nhân, tìm những khuôn mẫu ở thời đã qua).
a. Nghị luận trung đại.
* Nghị luận hiện đại:
- Viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.
b. Nghị luận hiện đại.
II. Văn NL có lý, có tình, có chứng cớ nên có sức thuyết phục hơn.
II. Văn NL
? Hãy chứng minh rằng văn bản Nghị luận trong các bài 22, 23, 24, 25 và 26 đều viết có lý, có tình, có chứng cứ nên đều có sự thuyết phục cao ? 
* Khái niệm:
- Có lý: có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.
- Có tình: có cảm xúc.
- Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. à Trong văn nghị luận 3 yếu tố trên phải kết hợp chặt chẽ và yếu tố có lý phải là chủ chốt.
1. Khái niệm.
? Hãy nêu rõ cái lý, tình trong văn bản trên ? 
* CM cái lý, cái tình trong 3 văn bản trên:
- Có lý:
+ Có luận điểm rõ ràng.
+ Lý luận chặt chẽ: các lý luận đưa ra để nhận xét, phân tích, đánh giá đều không thể chối cãi.
2. CM qua các tác phẩm đã học.
- Có lý:
- Có tình:
Cả 3 văn bản "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" đều bao trùm một tinh thần yêu nước sâu sắc thể hiện ở ý chỉ tự cường dân tộc, ở tinh thần bất khuất quyết chiến, quyết thắng hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tự hào về 1 nước Việt Nam độc lập. Tư tưởng dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn đó là cái gốc của sắc thái biểu cảm và chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở các văn bản đó. Và các yếu tố có tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận.
+ "Chiếu dời đô": đó là thái độ thận trọng, chân thành của nhà vua đối với các "khanh".
+ "Hịch tướng sĩ": lòng căm thù giặc sục sôi, thái độ nghiêm khắc song ân cần với tướng sĩ.
+ "Thuế máu": căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt đối với CNTD P'.
- Có tình:
III. Những nét giống và khác nhau cơ bản về Nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản bài 22, 23, 24.
III. Những nét ...
? Nêu những nét giống và khác cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản 22, 23, 24.
* Giống nhau:
- Các tác phẩm trên đều thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Đó là cái gốc của sắc thái biểu cảm.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
1. Giống nhau:
*Khác nhau:
- Hình thức thể loại: Hịch, cáo, chiếu.
2.K/nhau:
- H/ thức
- Nội dung tư tưởng:
+ "Chiếu dời đô": thể hiện ý chí tự cường của dân tộc đại việt đang lớn mạnh.
+ "Hịch ...": tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xâm lăng tàn bạo.
+ "Nước ...": ý thức sâu sắc đầy tự hào về một đất nước độc lập.
- Nội dung
IV. Tác phẩm Bình ngô đại cáo.
IV. Tác phẩm Bình ngô đại cáo.
? Vì sao "Bình ngô đại cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó? 
- Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là một chân lý hiển nhiên.
- Nội dung trển được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài Cáo: "Nước ..." từ lời văn đến tinh thần cả đoạn đều mang tính chất "tuyên ngôn" (lời tuyên bố "về nền độc lập của nước ta").
1. Bản tuyên ngôn độc lập.
* So sánh với bài "Sông núi nước Nam": ý thức về nền độc lập dân tộc có những điểm mới: ý thức về nền độc lập dân tộc được xác định ở 2 phương diện: lãnh thổ và chủ quyền.
* So sánh với SNNN
- Đến " BNĐC" ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều: Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về dân tộc, về độc lập còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa, đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng bao đời xây nền độc lập.
à ý thức về phong trào "BNĐC" Thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn so với ý thức dân tộc trong bài "Sông núi nước nam" ở thế kỷ XI.
* So sánh BNĐC
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: : (3p) 
 - Học kĩ bài.
Tiết 136:ôn tập phần tập làm văn
A, Mục tiêu cần đạt: 
I, Mức độ cần đạt: 
- Hệ thống và nắm được toàn bộ kiến thức, kĩ năng phần Tập làm vẳntong chương trình Ngữ văn 8.
II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức:
 - Hệ thống kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính.
 - Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả biểu cảm trong văn nghị luận.
 2, Kỹ năng: 
 - Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
 - So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hánh chính và trong tạo lập văn bản. 
3, Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu, hăng hái phát biểu.
III, Chuẩn bị :
 1,Thầy: Soạn bài, bảng phụ.
 2, Trò: Chuẩn bị bài, phiếu học tập..
B. Các hoạt động dạy và học 
I. Bước I: ổn định tổ chức lớp :
II. Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
III.Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Nêu tình huống.
- Kỹ thuật: Động não
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
- Trong tiết học này chúng ta cùng nhau tổng kết lại toàn bộ phận TLV đã học trong chương trình.
- Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Tri giác, đánh giá.
-Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn 
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
H: Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào ?
- Một văn bản cần có tính thống nhất để biểu đạt được một nội dung, một ý nghĩa, một tư tưởng nhất định.
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở tính chất trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
+ Về nội dung: Trình bày một sự việc đầy đủ, trọn vẹn. ý nghĩa của các câu trong VB bao giờ cũng có mqh chặt chẽ với nhau, có mạch lạc, rõ ràng, có thể đật được đầu đề cho VB.
+ Về hình thức : Không cần và không nên thêm bất cứ câu nào vào trước câu đầu và sau câu cuối của một văn bản nếu không quá cần thiết. ở VB tương đối dài thì thường đặc điểm trên còn thể hiện ở kết cấu 3 phần của VB : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Suy nghĩ trả lời
1.Bài 1: 
H: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau :
- Đoạn diễn dịch với câu chủ đề : Em rất thích đọc sách.
- Đoạn qui nạp với câu chủ đề : Mùa hè thật là hấp dẫn.
*GV nhận xét, bổ sung.
- Viết đoạn văn -> Đọc cho lớp nghe.
2. Bài tập 2
H: Vì sao cần phải tóm tắt VB tự sự ?
- Tóm tắt để giới thiệu, để sử dụng.
H: Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm ntn, dựa vào những yêu cầu nào ?
- Đảm bảo tính khách quan : Trung thành với VB được tóm tắt, không chen vào VB tóm tắt những ý kiến bình luận, khen chê của các nhân người tóm tắt.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh : Giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện.
- Đảm bảo tính cân đối : Số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, n/v chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần một cách phù hợp.
- Suy nghĩ trả lời
3. Bài 3:
H: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào ?
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm ý nghĩa câu chuyện càng trở nên thấm thía, sâu sắc. Nó cũng giúp t/g thể hiện được thái độ trân trọng và t/c yêu mến của người đọc đối với sự vật, sự việc.
- Suy nghĩ trả lời
4. Bài 4:
H: Những điểm cần chú ý khi viết, nói đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm ?
- Kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen một cách hợp lí.
- Suy nghĩ trả lời
5. Bài 5
H: Hãy nêu tính chất của VB thuyết minh và lợi ích của nó ?
- Trình bày những đặc điểm, tính chất, nguyện nhân của sự vật, hiện tượng ...
- Nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức về các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên, xã hội.
- Suy nghĩ trả lời
- Đưa ra những VB T. minh thường gặp
6. Bài 6:
H: Muốn làm văn bản thuyết minh, cần phải làm gì ? 
- Phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh.
H: Các phương pháp thuyết minh ?
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp nêu ví dụ, số liệu.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại, phân tích
- Suy nghĩ trả lời
- Đưa ra một vài ví dụ cụ thể
7. Bài 7:
H: Nêu bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh về :một đò dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh, động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên
- Lần lượt nêu lại bố cục
8. Bài 8:
H: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó ?
- Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết ( nói) nêu ra trong bài nghị luận.
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu ví dụ
9. Bài 9:
H: VB nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm ntn ? Hãy nêu 1 ví dụ về sự kết hợp đó ?
- VBNL có thể vận dụng kết hợp các yếu tố tố miêu tả, tự sự, biểu cảm một cách phù hợp để vấn đề nghị luận càng có sức thuyết phục hơn.
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu ví dụ
10. Bài 10:
IV. Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (1 phút) 
 - Làm BT 11.
- Chuẩn bị tốt để làm bài thi HK

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8tuan 354cotHP.doc