Giáo án Ngữ văn 8 tiết 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) O.Henri

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) O.Henri

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 ( Trích) O.Henri

 Ngô Vĩnh Viễn dịch

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" giúp HS hiểu và cảm nhận tình yêu thương cao cả giữa những người lao động nghèo khổ; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. Cách kết thúc truyện đảo ngược tình huống hai lần gây xúc động cho người đọc, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trên nền tự sự là đặc điểm của phương thức biểu đạt trong văn bản này.

- Tích hợp với tập làm văn: Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Thầy: Đọc truyện ngắn của O.Henri; sưu tầm tranh minh hoạ truyện ngắn.

 2. Trò: Đọc cả tác phẩm, trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản; vẽ tranh minh hoạ.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) O.Henri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 NS : 30/09/2009
Tiết: 30 ND : 07/10/2009
 Chiếc lá cuối cùng
 ( Trích) O.Henri
 Ngô Vĩnh Viễn dịch
 A. Mục tiêu cần đạt:
- Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" giúp HS hiểu và cảm nhận tình yêu thương cao cả giữa những người lao động nghèo khổ; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. Cách kết thúc truyện đảo ngược tình huống hai lần gây xúc động cho người đọc, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trên nền tự sự là đặc điểm của phương thức biểu đạt trong văn bản này.
- Tích hợp với tập làm văn: Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1. Thầy: Đọc truyện ngắn của O.Henri; sưu tầm tranh minh hoạ truyện ngắn.
 2. Trò: Đọc cả tác phẩm, trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản; vẽ tranh minh hoạ.
C. Hoạt động dạy - học:
* ổn định:
* Kiểm tra:
? Tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về nhân vật Giôn xi. Em hãy tóm tắt lại diễn biến tâm trạng Giôn xi trong đoạn trích " Chiếc lá cuối cùng". Từ đó em rút ra bài học gì về cuộc sống?
- Giôn xi vì nghèo túng và mắc bệnh viêm phổi nặng mà tuyệt vọng không muốn sống. Cô nằm đó nhìn ra cửa sổ đếm những chiếc lá thường xuân leo trên bức tường đang rụng dần và buông xuống, phó mặc sự sống của mình chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng sẽ ra đi mãi mãi. Nhưng sau một đêm gió dập vùi, tuyết rơi buốt giá chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. Nó đã thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu sự sống trong cô khiến cô có thêm sức mạnh và nghị lực vượt lên chính mình và chiến thắng với bệnh tật. Giôn xi khỏi bệnh và lại khao khát sẽ có ngày được vẽ vịnh Naplơ.
+ Bài học rút ra: Phải biết chân trọng và nâng niu từng giây phút của cuộc sống vì nó thật đáng quý. Khi có niềm khao khát sự sống và có nghị lực sống, con người có thể vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng được bệnh tật, tử thần.
? Cũng qua phần tìm hiểu về Giôn xi em còn nhớ biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng khi viết về sự hồi sinh của Giôn xi?
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện.
 * Dẫn vào bài:
+ ở tiết học trước chúng ta đã thấy 1 điều kì diệu đã xảy ra. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng. Chiếc lá đã ngăn cản, níu giữ bước chân mệt mỏi của Giôn xi tìm đến cái chết.
- Chiếc lá cuối đông - người bạn đồng hành dũng cảm, tuy chẳng còn sung sức đã dùng tất cả sức lực của mình trụ bám trên cành và cũng là để ngăn cản chuyến đi xa xôi bí ẩn của Giôn xi.
- Chiếc lá ấy biểu tượng của sức sống mãnh liệt kiên cường chiến thắng mọi sự tàn phá phũ phàng của tự nhiên.
- Vì sao lại có điều kì diệu đó. Trong sự hồi sinh của Giôn xi ngoài tác động của chiếc lá diệu kì còn có những nhân tố nào khác nữa. Chúng ta cùng nhau khám phá nội dung của điều kì diệu đó qua giờ học hôm nay.
 Tiết 2:
 Chiếc lá cuối cùng
 ( Trích) O.Henri
 Ngô Vĩnh Viễn dịch
I. Đọc – Hiểu chú thích:
II. Đọc – Hiểu văn bản:
a. Nhân vật Giôn-xi hay sự diệu kì của chiếc lá.
? Trong phần văn bản vừa tìm hiểu em thấy trong sự hồi sinh của Giôn-xi ngoài chiếc lá cuối cùng còn có vai trò cảu ai nữa?
 b. Nhiệm vụ Xiu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
? Qua phần tóm tắt truyện tiết học hôm trước em có thể giới thiệu về nhân vật Xiu?
? Khi Giôn xi ốm Xiu đã làm gì?
GV: Khi biết ý nghĩ kì quặc của Giôn xi: Chiếc lá cuối cùng rụng thì Giôn se lìa đời Xiu nói: " Em thân yêu,... chị sẽ làm gì đây" em nhận thấy điều gì đang diễn ra trong tâm trạng của Xiu?
Đúng vậy có lẽ tâm trạng của Xiu đang rối bời, đầy những lo âu và thương cho Giôn xi. Tâm trạng này còn được thể hiện qua một hình ảnh rất cụ thể:"bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu" trong lần gặp gỡ và chuyện trò với bác sĩ
? Em có nhận xét gì về những lời nói, hành động của Xiu với Giôn...?
? Từ đó em hiểu gì về Xiu và tình cảm của Xiu với Giôn xi
* GV: ở Xiu đó là một tình bạn trong sáng cao đẹp mặc dù cuộc sống nghèo khó.
Trở lại với việc Giôn xi nằng nặc đòi kéo mành lên vào cái buổi sáng mà Giôn xi cho rằng chiếc lá cuối cùng sẽ rụng.
? Tác giả đã nói gì về thái độ của Xiu lúc đó?
GV: Và sau đó tác giả không viết thêm điều gì về tâm trạng, thái độ của Xiu nhưng qua đó ta có thể thấy được rằng đến lúc ấy Xiu chưa hề biết việc làm của cụ Bơ men
? Vậy nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ men tác phẩm sẽ kém hay ở chỗ nào?
Các em hãy đọc thầm đoạn cuối văn bản: " Chị có chuyện... đã rụng" và cho biết.
? Em nhận ra điều gì trong tình cảm của Xiu khi kể cho Giôn xi nghe về việc làm và cái chết cụ Bơ men?
? Như vậy cùng với hình ảnh chiếc lá cuối cùng, nhân vật Xiu có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề câu chuyện?
GV: Tình cảm của Xiu dành cho Giôn xi là 1 tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư
Nó làm ta trân trọng thấm thía và xúc động biết bao giữa cuộc đời đầy bon chen để vượt lên cái đói, cái nghèo, cái cơ cực của một chỗ đứng trong nghề nghiệp như những hoạ sĩ nghèo trong truyện thật khó mà có được một tình bạn như thế
** Gọi HS đọc: " Và buổi chiều ... đã rụng"
? Đoạn trích kể về điều gì?
Cụ Bơ men là người như thế nào?
*** Các em hãy quan sát lên bảng và đọc đoạn văn sau:
? Câu đâu tiên trong câu chuyện của Xiu kể về điều gì?
? Vậy em thấy bất ngờ trước cái chết cụ Bơ men không? Vì sao?
? Đoạn truyện kết thúc này gây cho em cảm xúc gì?
? Sự thật nào đã làm được sáng tỏ?
? Vậy ai đã viếc chiếc lá đó
? Căn cứ vào đâu và những bằng chứng nào mà em khẳng định điều đó?
? Em có thể cho biết: Cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá đó trong hoàn cảnh như thế nào?
? Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc của cụ?
? Em có thể cho biết ý tưởng vẽ chiếc lá của cụ Bơ men được hình thành khi nào?
GV: Đúng vậy: trong tác phẩm tác giả cũng viết: Khi Xiu kể cho cụ Bơ men về ý nghĩ của Giôn xi gắn quyết định sự sống của mình với chiếc lá cụ đã vô cùng tức giận định đến phòng mắng cho Giôn xi một trận. Nhưng khi đến thấy Giôn xi nằm bất động cụ đã thay đổi thái độ và cùng với Xiu sang phòng bên sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và rồi họ nhìn nhau 1 lát chẳng nói lăng điều gì.
GV Các em ạ có thể lúc này mỗi người đang theo đuổi 1 ý nghĩ của riêng mình nhưng chắc chắn họ sẽ có chung 1 nỗi lo sợ đó là chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và có lẽ ngay từ lúc ấy ý tưởng vẽ chiếc lá đã được nhen nhóm trong đầu cụ Bơ men.
? Vậy từ đây em hãy cho biết: Cụ Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng với mục đích gì?
? Việc làm cụ có thành công không vì sao?
? Qua lời kể của Xiu em hình dung và tả lại cảnh cụ Bơ men vẽ tranh trong đêm?
? Chỉ là 1 hoạ sĩ, đồng nghiệp của Giôn xi tại sao cụ Bơ men lại sẵn sàng đánh đổi cả sự sống của mình để cứu Giôn xi?
? Chứng tỏ cụ là người như thế nào?
* Bài tập trắc nghiệm
? Vì sao nhà văn không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá mà lại đặt câu chuyện trong lời kể của Xiu
GV: đây cũng là 1 chi tiết rất khéo léo của nhà văn. Chúng ta cần học tập cách kể chuyện của tác giả khi viết bài văn kể chuyện để tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
? Vì sao cụ phải giữ giữ bí mật cả với Xiu?
? Từ những chi tiết trên em hiểu thêm điều gì về cụ Bơ men?
 Trao đổi nhóm đôi:
? Kịêt tác của cụ Bơ men còn khơi gợi cho em những suy nghĩ gì về giá trị của nghệ thuật đối với cuộc sống của con người.
Vậy những chi tiết này gắn với nhân vật nào nhiều nhất?
? Qua truyện, ta thấy điều bất ngờ xảy ra với hai nhân vật này là gì?
? Còn chiếc lá thì như thế nào?
? Vậy em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả thông qua hai sự việc đối lập trên?
? Cách tạo tình huống đảo ngược như vậy có tác dụng gì?
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của văn bản?
 GV Đây chính là nghệ thuật xây dựng truyện theo kiểu kết cấu đảo ngược tình huống dựa trên những sự kiện bất ngờ đối lập.
? Nêu nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
? Nêu nội dung của văn bản sau khi học xong tác phẩm chiếc lá cuối cùng?
- Xiu cũng là 1 hoạ sĩ nghèo. Cô có cùng sở thích với Giôn xi vì thế 2 người trơt thành người bạn thân thuê phòng ở chung.
- Chăm sóc động viên, an ủi bạn( nấu cháo, pha sữa, tìm bác sĩ)
- Tiếp tục vẽ để có tiền sống và chữa bệnh cho Giôn xi
- Lo sợ đến mức không biết mình sẽ ra sao
- Lời nói: âu yếm, dịu dàng
- Việc làm: ân cần, chu đáo và hoàn toàn tự nguyện
- Xiu: người bạn tốt, vị tha, giàu tình cảm thương yêu bạn bè hết lòng như ruột thịt
- Chán nản, miễn cưỡng
- Ngạc nhiên vì chiếc lá cuối cùng không rụng.
- Xiu sẽ không bị bất ngờ
- Người đọc sẽ không thưởng thức tâm trạng lo lắng lỗi buồn của Xiu. Để rồi những ngày sau đó trong buổi chiều đi làm làm về kể chuyện với Giôn xi về chiếc lá cuối cùng và cụ Bơ men.
- Cảm phục, biết ơn, nhớ tiếc.
- Khâm phục tài năng nghệ thuật và tấm lòng của cụ.
- Tình yêu thương, sự tận tuỵ hết mình của người thân thôi thúc ta vươn dậy trong những phút yếu mềm.
- Xiu là người đã góp phần không nhỏ giành giật sự sống cho Giôn xi
HS: Đọc
- Kể về cụ Bơ men và sự thật về chiếc lá cuối cùng. ( Kể về cụ Bơ men và bí mật về chiếc lá cuối cùng)
" Cụ Bơ men đã ngoài 60 tuổi- một ông già nhỏ nhắn và dữ tợn, có 1 bộ râu như Môi- dơ của Mi-ke-lăng-giơ loăn xoăn, trừ cái đầu như đầu thần Xa- tia xoà xuống cái thân hình như 1 tiểu yêu. Cụ là người thất bại trong nghệ thuật. Cụ múa cây bút vẽ đã 40 năm mà vẫn không với tới được gấu áo của vị nữ thần của mình. Trên giá vẽ của cụ là 1 tấm vải chống trơn, từ hai mươi lăm năm nay vẫn cứ chờ đợi mãi nét vẽ đầu tiên của bức tranh kiệt tác. Cụ uống rượu nặng quá độ và tự coi mình là 1 con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nữ nghệ sỹ trẻ là Xiu và Giôn xi"
- Nguyên nhân cái chất cụ Bơ men.
- Bất ngờ.
- Vì cái chết quá đột ngột, cụ Bơ men đang hoàn toàn khoẻ mạnh, chỉ ốm có 2 ngày và cũng mắc căn bệnh sưng phổi như Giôn xi.
- Bàng hoàng, xúc động, cảm phục và thương tiếc cụ Bơ men.
- Chiếc lá cuối cùng kia là lá giả được vẽ trên tường.
- Cụ Bơ men
- Giày và quần áo cụ ướt sũng nước, lạnh buốt
- Người ta tìm thấy cây đèn bão còn thắp sáng và 1 vài chiếc bút lông rơi vung vãi, 1 bảng pha màu.
- Thời gian: trong đêm
- Không gian: gió bấc ào ào, mưa đập mạnh, tuyết rơi lạnh buốt.
- Vô cùng khó khăn, khắc nghiệt, gian khổ.
- Khi lên phòng Giôn xi và thấy Giôn Xi ngó ra ngoài cửa sổ,gieo số phận của mình vào chiếc lá thường xuân.
- Hi vọng chiếc lá giống thật còn mãi sẽ đưa Giôn xi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng chờ chết, để cứu sống Giôn xi.
- Đã thành công: Giôn xi hồi sinh. Bởi cụ đã vẽ bằng tất cả tấm lòng yêu thương, bằng một quyết tâm cứu sông Giôn xi, bằng nghị lực và tình yêu cuộc sống.
- Màn đêm buông xuống mịt mùng, gió bấc ào ào thổi. Mưa đập vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất buốt lạnh đến tận xương tuỷ. trên 1 cái thang bám vào tường, trong ánh đèn bão hắt ánh sáng nhoà nhạt; cụ Bơ men run rẩy vì buốt giá, áo quần và cả người cụ ướt đẫm nước. Cụ vẫn mải miết đưa những nhát cọ trên tường và kìa 1 chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân vẫn vững vàng bám chặt lấy thân cây.
- Đó là tình cảm yêu thương chân thành, tự nhiên của những người lao động nghèo, những người hoạ sỹ có cùng chung lí tưởng
- Nhân hậu giàu tình yêu thương.
A. Làm tăng tính kịch tính của truyện
B. Tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu
C. Gây hứng thú mạnh mẽ cho người đọc
D. Cả 3 ý trên
- Nếu Xiu biết có thể cô sẽ mất tự nhiên khiến Giôn xi nghi ngờ.
- Sự hi sinh cao cả, thầm lặng.
* Thảo luận nhó:
? Xiu cho rằng bức vẽ của cụ Bơ men là 1 kiệt tác. Em có đồng ý với ý kiến của Xiu không? Tại sao?
Nhóm 1: Nó được vẽ rất sinh động, giống như chiếc lá thật đến nỗi cả Xiu và Giôn xi là những hoạ sỹ mà cũng không nhận ra
? Em có thể nói rõ hơn về sự giống nhau đó?
Nhóm 2: Để vẽ được chiếc lá ấy trong thời gian khắc nghiệt ấy chứng tỏ cụ Bơ men là 1 hoạ sỹ có tài năng nghệ thuật tuyệt vời?
Nhóm 3: Vì nhờ đó mà Giôn xi đã hồi sinh, vượt qua cái chết?
Nhóm 4: Để vẽ nó cụ Bơ men đã phải trả giá bằng 1 cái giá quá đắt: bằng cả sự sống của mình?
- Nghệ thuật đích thực phải có tác dụng phục vụ con người.
- Nghệ thuật chân chính có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Biết hi vọng, bíêt vươn lên sống tốt đẹp hơn.
Nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ men.
- Ai cũng nghĩ Giôn xi sẽ chết nhưng cô đã vượt qua cái chết.
- Cụ Bơ men đang khỏe mạnh lại ốm 2 ngày và chết.
- Ai cũng tưởng chiếc lá cuối cùng sẽ rụng nhưng nó đã không rụng vì nó là chiếc lá vẽ.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.
- Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
- Trên nền tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
b. Nhiệm vụ Xiu:
- Nấu cháo, pha sữa, tìm bác sĩ, vẽ...
- Lo sợ, bối rối.
- Dịu dàng, ân cần, chu đáo, tự nguyện
- Người bạn tốt, vị tha, giàu tình cảm thương yêu bạn bè hết lòng như ruột thịt
- Người đã góp phần không nhỏ giành giật sự sống cho Giôn xi.
C. Cụ Bơ men và sự thật về chiếc lá cuối cùng.
- Chiếc lá cuối cùng kia là lá giả được vẽ trên tường.
Tác giả: Cụ Bơ men
- Nhân hậu giàu tình yêu thương.
Sự hi sinh cao cả, thầm lặng.
Như vậy, chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men- một tác phẩm nghệ thuật bất tử.
- Giôn xi tưởng chết sống
- Cụ Bơmen đang khoẻ mạnh chết.
- Lá gần rụng- không rụng.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 - Kết cấu chặt chẽ,truyện
 Kể nhẹ nhàng.
- Đảo ngược tình huống hai lần.
 2. Nội dung:
 Đề cao tình yêu thương giữa những con người với con người, đề cao nghị lực tình yêu cuộc sống, đề cao nghệ thuật chân chính.
IV. Luyện tập:
Nêu ý nghĩa của nhan đề chiếc lá cuối cùng.
 Củng cố dăn dò:
 - Hoàn thành các bài tập trong SBT Ngữ Văn.
 - Chuẩn bị chương trình địa phương ở giờ học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan Chiec la cuoi cung.doc