Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 35. Tiết129 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Củng cố lại một lần nữa các văn bản đã học.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3. Thái độ :

- Ý thức phấn đấu trong học tập.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Chấm, thống kê điểm, ưu – hạn chế từ bài viết của học sinh.

2. Học sinh : Ôn tập lại những kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 35. Tiết129 .
 Trả bài kiểm tra văn
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Củng cố lại một lần nữa các văn bản đã học.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
3. Thái độ :
- Ý thức phấn đấu trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Chấm, thống kê điểm, ưu – hạn chế từ bài viết của học sinh.
2. Học sinh : Ôn tập lại những kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Khởi động. (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào Trả bài kiểm tra Văn.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh chữa bài. (41’)
* Mục tiêu :
Nhận xét, đánh giá, củng cố kiến thức.
1. Hướng dẫn chữa bài, thống nhất đáp án.
2. Nhận xét chung về tình hình làm bài, những ưu, nhược điểm chính về các mặt nội dung và hình thức.
3. Phát bài, yêu cầu học sinh đọc, sửa chữa theo đáp án đã được hướng dẫn.
4. Giải đáp thắc mắc ( nếu có ).
5. Thu bài.
6. Nhận xét, động viên.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Ôn tập lại tất cả kiến thức về phần Tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra 45’
Nghe.
Nhận xét, sửa chữa.
Nghe.
Nhận bài, đọc, sửa chữa.
Nộp bài
Nghe.
Đáp án ( Tuần 31 - Tiết 113 )
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
............ 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 35. Tiết130 .
 Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, hội thoại.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt lời, diễn đạt, phân tích.
3. Thái độ :
- Phấn đấùu cao trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh : Ôn tập lại kiến thức phần Tiếng Việt.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Khởi động. (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế làm bài kiểm tra đánh giá.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào kiểm tra phần Tiếng Việt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn kiểm tra phần Tiếng Việt. (42’)
* Mục tiêu :
Nhận dạng, so sánh, phân tích, lựa chọn, xác đúng yêu cầu.
1. Nêu mục đích, yêu cầu.
2. Phát đề phần trắc nghiệm.
3. Quan sát, theo dõi.
4. Thu bài làm phần trắc nghiệm.
5. Phát đề phần tự luận.
6. Quan sát, theo dõi.
7. Thu bài làm phần tự luận.
8. Nhận xét.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà.(1’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Xem lại những kiến thức về văn nghị luận.
Nghe.
Nghe.
Nhận đề.
Đọc, làm bài theo yêu cầu đề.
Nộp bài.
Nhận đề.
Đọc, làm bài theo yêu cầu đề.
Nộp bài
Nghe.
Nghe.
TIÊU CHÍ RA ĐỀ
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
Câu trần thuật
Câu phủ định
Hành động nói
Hội thoại
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Chữa lỗi diễn đạt
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
Tổng cộng
Trắc nghiệm
30%
Tự luận
70%
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn : Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Hướng dẫn : Phần trắc nghiệm học sinh làm bài trong vòng 15 phút , sau đó giáo viên thu bài , học sinh làm tiếp phần tự luận .
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ).
Trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất , điền vào bảng đáp án phía dưới .
1. (1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. (2) Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. (3) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
 ( Cây tre Việt Nam - Thép Mới )
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu (3) có tác dụng : 
a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động .
b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
c. Liên kết câu với nhau.
d. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm.
2. Lời khuyên “ Im lặng là vàng” không đúng trong trường hợp sự im lặng :
a. Có thể gây hậu quả xấu hoặc thiệt hại cho người khác .
b. Nhằm giữ bí mật.
c. Thể hiện sự tôn trọng người khác.
d. Đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp.
3. Câu “ Bạn chuyển ngay quyển sách này cho Hạnh được không ?” , là kiểu câu :
a. Nghi vấn để thức hiện hành động hỏi.
b. Cầu khiến để thực hiện hành động điều khiển .
c. Trần thuật để thực hiện hành động trình bày .
d. Nghi vấn để thực hiện hành động đề nghị .
4. Câu “ Nó không phải là không biết” là câu phủ định biểu thị ý nghĩa : 
a. Nghi ngờ. 
b. Giả định . 
c. Khẳng định. 
d. Phủ định .
5. Trong bốn câu sau đây, câu trần thuật là câu : 
a. Ôi thuốc lá, ôn dịch ! 
b. Anh có thể tắt thuốc lá được không ? 
c. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá . 
d. Anh tắt thuốc lá đi .
6. Trong những ví dụ sau đây, câu cảm thán là câu : 
a. Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa .
 ( Nguyễn Du )
b. Xanh kia thăm thẳm từng trên 
 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? 
 ( Đoàn Thị Điểm )
c. Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
 Đem chi xuân lại gợi thêm sầu.
 ( Chế Lan Viên )
d. Thanh ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
 ( Thế Lữ )
7. Nếu thay câu cầu khiến “ Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.” ( Bánh chưng, bánh giầy ) bằng câu “ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.” , thì : 
a. Đã làm thay đổi ý nghĩa câu.
b. Không làm thay đổi ý nghĩa câu .
8. Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
 ( Ông đồ, Vũ Đình Liên )
Câu nghi vấn trên có chức năng : 
a. Cầu khiến.
b. Khẳng định.
c. Phủ định.
d. Bộc lộ cảm xúc.
9. Trong các cụm từ in đậm của những câu văn dưới đây, trật tự cụm từ nào thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến ?
a. Theo sau thống lí là một lũ thống quán ( một viên chức như phó lí ), xéo phải ( như trưởng thôn ) và một bọn thị sống vẫn thường ra vào hầu hạ, ăn thịt uống rượu, hút thuốc phiện nhà thống lí.
 ( Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài )
b. Chị Hoàng cười nhiều quá, phát ho, chảy cả nước mắt ra ngoài .
 ( Đôi mắt, Nam Cao )
c. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút .
 ( Vợ nhặt, Kim Lân )
d. Người Việt khô khốc, thèm tắm và rất thèm vào bếp lục cơm nguội.
 ( Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi )
10. Thế nào là câu trần thuật ? 
Câu trần thuật là câu dùng để tả sự vật, để kể sự việc.
a. Sai.
b. Đúng.
11. Điền từ ( cụm từ ) thích hợp vào chỗ trống ( ... ) để hoàn chỉnh nội dung sau :
 Một ................ có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp ) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp ) .
12. Nối cột bên trái với cột bên phải để có được nhận định đúng về chức năng chính của từng kiểu câu .
Kiểu câu
Chức năng chính
(1) Câu cầu khiến
(2) Câu trần thuật
a. dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
b. dùng để hỏi .
c. dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận ( 7 điểm ) 
1. ( 2 điểm )
Xác định tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong những câu sau :
a. Rấùt đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo 
Núi không đè nổi vai vươn tới 
Lá ngụy trang reo với gió đèo .
( Lên Tây Bắc, Tố Hữu )
b. Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mâët thám hay đội con gái thì khốn .
 - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần .
( Ngựa người, người ngựa – Nguyễn Công Hoan )
c. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ..... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng .
( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh )
d. Tôi yêu sông xanh núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế .
( Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng )
2. ( 2 điểm )
Xác định mục đích sử dụng của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau đây : 
a. Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội, 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được ?
( Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi )
b. Nỗi niềm xưa, nghĩ mà thương :
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng ....
 Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong 
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như ?
 Mai sau dù có bao giờ ....
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay !
( Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu )
3. ( 3 điềm ) 
Có một câu chuyện sau : 
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn : 
- Thưa thầy, thầy có nhớ em không ? Em là .......
Người thầy giáo già hoảng hốt :
- Thưa ngài, ngài là thống tướng ....
- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào .
a. Hai nhân vật ( người thầy và vị tướng ) đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
b. Cả hai nhân vật đều cắt lời của người đối thoại . Như thế có bất lịch sự không ? Tại sao ? 
c. Em có nhận xét gì về tí ... luận đã học.
Nghe.
Hệ thống kiến thức.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại, ngôn ngữ
Giá trị nội dung tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
01
Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu – 1010 )
Lí Công Uẩn ( Lí Thái Tổ : 974 – 1028 )
- Chiếu
- Chữ Hán
- Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình lí : trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan, dân tuân hành.
02
Hịch tướng sĩ ( Dụ chư tì tướng hịch văn – 1285 )
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ( 1231 – 1300 )
- Hịch
- Chữ Hán
- Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược ( thế kỉ XIII ), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
Quan hệ thân – chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán vừa khuyên răn, khơi dậy lương tâm danh dự.
03
Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo – 1428 )
Ức Trai Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 )
- Cáo
- Chữ Hán
- Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển đến trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập : nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là thiên cổ hùng văn.
Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
04
Bàn luận về phép học ( Luận học pháp – 1791 )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ( 1723 – 1804 )
- Tấu
- Chữ Hán
- Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập : học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng : sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Tấu ( bản tấu, khải, sớ ) : văn bản của quan, tướng, dân ... viết đệ trình lên vua chúa.
05
Thuế máu ( Trích Chương I, Bản án chế độ thực dân Pháp – 1925 )
Nguyễn Ái Quốc ( 1890 – 1969 )
- Phóng sự – chính luận; nghị luận 
- Chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc ( 1914 – 1918 ) 
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại : mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.
Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án có hệ thống, cụ thể và chính xác.
06
Đi bộ ngao du ( Trích Ê-min hay Về giáo dục – 1762 )
J. Ru-xô ( 1712 – 1778 )
- Nghị luận
- Chữ Pháp
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ và dẫn chứng rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng.
Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dáng tinh thần tác giả.
2. Văn nghị luận là gì ?
3. Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ? 
Trình bày.
Là kiểu văn nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận.
So sánh.
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân.
- Khuôn vào những thể loại riêng : chiếu, hịch, cáo, tấu ... với kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người trung đại : tư tưởng mệnh trời, thần – chủ, tâm lí sùng cổ.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại : Tiểu thuyết luận đề, phóng sự chính luận, tuyên ngôn , ...
- Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống thực.
4. Nêu những văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 7 .
5. Chứng minh tất cả 6 văn bản nghị luận trên đều viết có lí có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao.
Trình bày.
- Tinh thần yêu nuốc của nhân dân ta.
- Đức tính giản dị của bác Hồ.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Ý nghĩa văn chương.
Thảo luận theo bàn.
a. Lí:
Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài văn nghị luận.
b. Tình:
tình cảm, cảm xúc : Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng )
c. Chứng cứ:
Dẫn chứng là những sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
Lí
Tình
Chứng cứ
Chiếu dời đô
- Dời đô để mở mang, phát triển đất nước.
- Đô cũ không còn phù hợp; cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn mọi bề
Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nước; thái độ trân trọng và chân thành với bầy tôi.
Những lần dời đô trong cổ sử Trung Hoa, kinh đô Hoa Lư, thành Đại La.
Hịch tướng sĩ
- Làm tướng là phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước.
- Trong khi giặc dữ hoành hành, làm nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hờn, các ngươi lại thờ ơ ăn chơi, hưởng lạc; Vậy làm sao mà không thất bại nhục nhã ? Nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn quân thì lo gì không thắng lợi ?
Nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn : khi căm hờn, đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khinghie6m khắc chỉ trích, phê phán, khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, kiên quyết rạch ròi.
- Hàng loạt những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa.
- Tình hình thực tế hiện hành của nước nhà.
- Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng.
Nước Đại Việt ta 
- Đạo lí nhân nghĩa trừ bạo làm gốc.
- Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc độc lập dân tộc.
Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào.
Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa; những chiến công và chiến bại hiển nhiên.
Luận về phép học
Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; cái lợi đủ mặt của cái học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo.
Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà, cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành.
Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm nên theo.
Thuế máu
Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng
Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội và căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng sắc sảo và mới mẻ.
Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác, những hình ảnh cụ thể rải khắp ba phần của chương I.
Đi bộ ngao du
Những lợi ích nhiều mặt của đi bộ ngao du đôió với tự do, với việc làm giàu nhận thức cuộc sống, với sức khỏe và tinh thần con người. Đi bộ ngao du chính là một phương pháp giáo dục – tự giáo dục hữu hiệu.
- Tâm sự, trò chuyện, giải thích chân thành.
- Hứng khởi, phấn chấn nếu được tham gia vào việc đi bộ ngao du.
- Rất nhiều bức tranh cuộc sống thiên nhiên, xã hội, con người tinh thần và vật chất .... được tiếp nhận khi đi bộ ngao du. 
6. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của ba văn bản : Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
7. Những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị : Tổng kết phần văn ( tiếp theo ).
Trình bày.
- Những điểm chung về nội dung tư tưởng :
+ Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước.
+ Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Những điểm chung về hình thức thể loại :
+ Văn bản nghị luận trung đại.
+ Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
- Những điểm riêng về nội dung tư tưởng :
+ Chiếu dời đô là ý chí tự cuồng của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô .
+ Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng giặc Mông – Nguyên.
+ Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
- Những điểm riêng về hình thức thể loại : chiếu, hịch, cáo.
Trình bày.
- Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, thế kỉ XI.
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV.
- Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, thế kỉ XX.
Nghe.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm
. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35(2).doc