Tiết137. VĂN BẢN THÔNG BÁO.
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
2. Kỷ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông báo, tường trình, báo cáo. bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học:
1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để làm mẫu phân tích, nhận diện.
2. Học sinh: Tìm một số văn bản thông báo để nhận diện.
C. Hoạt động trên lớp:
1. ổn định.
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giới thiệu bài:
Để cập nhật thông tin, có nhiều cách thể hiện một trong những cách thiết thực và dễ nhận thông tin là thông báo. Vậy thông báo là loại văn bản như thế nào, kiểu mẫu ra sao bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Ngày 09 / 05 / 2011 Tiết137. Văn bản thông báo. A. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách. 2. Kỷ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông báo, tường trình, báo cáo... bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách. B. Chuẩn bị của giáo viên và học: Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để làm mẫu phân tích, nhận diện. Học sinh: Tìm một số văn bản thông báo để nhận diện. C. Hoạt động trên lớp: 1. ổn định. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Giới thiệu bài: Để cập nhật thông tin, có nhiều cách thể hiện một trong những cách thiết thực và dễ nhận thông tin là thông báo. Vậy thông báo là loại văn bản như thế nào, kiểu mẫu ra sao bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu. I. Đặc điểm của văn bản thông báo. Gv cho học sinh đọc 2 văn bản sgk. ? Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo? ? Ai là đối tượng thông báo? ? Thông báo nhằm mục đích gì? ? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì? ? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo? Gv nhận xét bổ sung II. Cách làm văn bản thông báo. Gv cho học sinh đọc nội dung sgk. ? Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai? ? Một văn bản thông báo thường có những mục nào? 1. Phó hiệu trưởng, liên đội trưởng. +Văn bản 1: Giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường. +Văn bản 2:Các chi đội TNTP Hồ Chí Minh toàn trường. Để nhằm cung cấp thông tin. Văn bản 1: Hs trả lời Văn bản 2: HS trả lời. - Hình thức trình bày các văn bản trên theo khuôn mẫu định sẵn + Phần tiêu đề và phần cuối là phần cứng + Phần nội dung là phần mềm . 1.Tình huống cần làm văn bản thông báo. - Tình huống a: cần viết bản tường trình với cơ quan công an. - Tình huống b: Phải viết thông báo. - Tình huống c: Có thể viết thông báo, với các đại biểu- khách thì cần phải có giấy mời cho trang phục. 2.Cách làm bài văn thông báo. Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc. ( UBND huyện Từ Liêm.UBND xã Thuỵ Phương) Tên văn bản thông báo (Thông báo về việc chuẩn bị Dạ hội văn học của khối 8, trường THCS Thạch Trung). - Nội dung thông báo: 1. 2. 3. - Quốc hiệu (CHXHCNVN, Độc lập – tự do- Hạnh Phúc) - Địa điểm và thời gian viết thông báo ( Hà Nội, ngày, tháng, năm...) Nơi nhận thông báo: ( Các lớp trưởng, các giáo viên chủ nhiệm, văn phòng nhà trường...) Họ tên, chức vụ và chữ kí của người có trách nhiệm viết thông báo. Lưu ý: - Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh để người đọc hiểu lầm. Trình bày thông báo cần theo đúng mẫu chuẩn Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời. ? Qua bài giảng em hiểu như thế nào về văn bản thông báo? HS trả lời-> ghi nhớ sgk Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk D .Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị phần tổng kết phần văn Ôn tập phần chương trình địa phương phần tiếng việt. Ngày tháng 05 năm 2011 Tiết 138. Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) A- Mức độ cần đạt: -Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương. -Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra: 3-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Đọc các đoạn trích. -Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên ? -Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ? -Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ? -Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? -Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét ? 1-Bài 1 (145): -Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương Nam Bộ: u- dùng để gọi mẹ. -Trong đoạn trích b: +Từ xưng hô toàn dân là từ: mẹ. +Từ xưng hô không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương là từ: mợ- dùng để gọi mẹ. Đây là biệt ngữ xã hội dùng trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng tám. 2-Bài 2 (145): *Từ xưng hô -Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn). -Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị). *Cách xưng hô: -Xưng hô với thầy, cô giáo là: em, con - thầy, cô. -Xưng hô với chị của mẹ là: cháu - bá, dì -Xưng hô với chồng của cô là: cháu- chú, dượng. -Xưng hô với ông nội, bà nội là: cháu, con - ông, bà, nội. -Xưng hô với ông ngọi, bà ngoại là: cháu, con - ông, bà, ngoại. -Xưng hô với người ngoài là: cháu, con - ông, bà, chú, cậu, bác, bá cô, dì. 3-Bài 3 (45): -Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay những người cùng địa phương) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. 4-Bài 4 (45): -Đối chiếu: Từ toàn dân Từ địa phương Mẹ Má, bầm, u, bu, mạ Bố Ba, thầy, tía, bọ Ông nội Ông nội -Nhận xét: Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có một số ít trường hợp không dùng để xưng hô, có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ nghề nghiệp hay tên riêng. D-Hướng dẫn học bài: -Ôn tập phần tiếng Việt đã học trong học kì II (Theo nội dung bài ôn tập). -Tìm các từ địa phương em và địa phương khác. Ngày tháng 5 năm 2011 Tiết 139 Luyện tập văn bản thông báo A-Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. 2. Kỷ năng: Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra: 3-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ? -Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo: +Nội dung thông báo thường là gì ? +Văn bản thông báo có những mục gì ? -Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ? -Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ? -Hs đọc thông báo trong sgk. -Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ? -Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ? I-Ôn tập lí thuyết: 1-Tình huống cần làm VB thông báo: -Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,... 2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo: -Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện -Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo) 3-Phân biệt VB tường trình và VB thông báo: -Giống nhau: về thể thức trình bày (3 phần), về sự chính xác rõ ràng của nội dung VB (nội dung tường trình và nội dung thông báo đề phải rõ ràng và chính xác). -Khác nhau: +Tường trình là trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết. Còn thông báo là loại VB để truyền đạt những nội dung, công việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới (hoặc từ một tổ chức, cơ quan thông báo chung cho mọi người biết). +Tường trình thường là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết, còn thông báo thường là của cơ quan đoàn thể do người đại diện kí để cấp dưới (hoặc mọi người) biết mà thực hiện. Vì vậy trong thể thức viết thông báo có số công văn, nơi nhận là hai điều mà tường trình không có. II-Luyện tập: 1-Bài 1 (149 ): a-Thông báo. b-Báo cáo. c-Thông báo. 2-Bài 2 (150 ): -Ghi ngày, tháng, năm chưa đúng chỗ. -Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới. -Nội dung thông báo không phù hợp không phù hợp với tên VB thông báo (tên VB là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu là sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. -Bản thông báo này phải viết lại: Sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày... đến ngày... tháng..., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể... 3-Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà cần viết VB thông báo: -Trong nhà trường: Góp sách vở, dụng cụ học tập giúp các bạn học sinh vùng bị ngập lụt; góp phân trâu khô để trồng cây, góp thủy tinh để cắm lên tường bảo vệ trường. -Ngoài xã hội: Tiêm phòng dịch chống các loại bệnh cho trẻ em, tiêm phòng dịch cho chó, cho gia cầm. D-Hướng dẫn học bài: -Làm bài 4 (150). -Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tập làm văn (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần). Ngày Tiết140 . Trả bài kiểm tra học kì II A-Mục tiêu bài học: -Hs nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình. Qua đó củng cố và hệ thống toàn bộ kến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. -Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học và rèn kĩ năng làm bài, chữa bài. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra: 3-Bài mới: 1-Nhận xét chung: -Về cách lựa chọn đề bài. -Về phần trả lời câu hỏi trắc nghirmj. -Về phần làm bài văn tự luận. -Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể. -Hs trao đổi và tham gia ý kiến. 2-Trả bài cho học sinh 3-Đọc một bài khá và một bài kém: 4-Hướng dẫn hs sửa chữa bài: -Về chính tả và dùng từ. -Về diễn đạt câu, đoạn. -Về trình bày bố cục. -Về những lỗi khác. D-Hướng dẫn học bài: -Tiếp tục sửa lỗi trong bài.
Tài liệu đính kèm: