Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Phả Lại

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

(Tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận ở lớp 8 để HS nắm chắc đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV

2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1’)

 8a4.

 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

 GV kiểm tra bài soạn.

 3. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33,34 – Văn bản	Tuần 34 - Tiết 133, 134
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận ở lớp 8 để HS nắm chắc đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV 
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
Ổn định: (1’)
 8a4.
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	GV kiểm tra bài soạn.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
8Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1’)
 GV giới thiệu yêu cầu tiết học.
 8Hoạt động 2: Tìm hiểu câu hỏi 3 à 6 (43’)
à Đầu tiên GV cho HS đọc câu hỏi 3. 
(?) (Câu hỏi thảo luận): Qua các văn bản trong bài 22, 23, 25 và 26 cho biết thế nào là văn nghị luận? Các đặc điểm nổi bật của văn nghị luận trung đại so với hiện đại.
 - HS thảo luận 4’. Đại diện trả lời.
 - Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét sửa sai.
 à Tiếp tục GV đọc câu hỏi 4.
 (?) Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25, 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao.
 - HS suy nghĩ trả lời.
 - GV bổ sung, kết luận.
 à Tiếp tục GV cho HS đọc câu 5.
 (?) Nêu những nét giống và khác nhau cơ bản về nd, tư tưởng và hình thức thể loại?
 - GV gợi ý trong từng phần để HS trả lời.
 à Tiếp tục GV cho HS đọc câu hỏi 6 và trả lời.
 - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét.
 (?) Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN khi đó?
 (?) So với bài Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta, ý thức về nên độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới?
 3.
 Văn nghị luận được viết bằng chữ Hán.
 Nghị luận trung đại có nét khác so với nghị luận hiện đại là lời văn cổ, mang nhiều nét tượng trưng ước lệ còn hiện đại lời văn giản dị gần gũi với cuộc sống.
 4. 
 - Chiếu đời đô: Lí Thái Tổ nêu sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ. Từ đó soi sáng vào hai triều đại trước để đi đến kết luận “Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô”.
 - Hịch tướng sĩ: sau khi nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập công danh hi sinh vì nước, tác giả quay trở về với thực tế, tả tội ác và sự ngang ngược của giặc để thuyết phục.
 - Nước Đại Việt ta với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn đoạn văn này có ý nghĩa như là một tuyên ngôn độc lập.
 5. 
 * Giống nhau:
 - Cả 3 vb đều bao trùm 1 tinh thần dt sâu sắc. Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh, giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng.
 - Nội dung tư tưởng: đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước.
 * Khác nhau: 
 - Về hình thức thể loại Chiếu, Hịch, Cáo.
 6.
 - Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng VN là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên.
 Từ bài văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn” (lời tuyên bố) về nên độc lập của dân tộc.
 - Ý thức về nên độc lập dân tộc thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam được xác định ở 2 phương diện: lãnh thổ và chủ quyền.
 - Đến Bình Ngô đại cáo, ý thức dân tộc đã phát triển cao sâu sắc và toàn diện hơn. Ngoài yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập còn được mở rộng, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử.
	 8Hoạt động 3: Tìm hiểu câu hỏi 7, 8. (30’)
 	à GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 7, GV vừa hỏi, HS trả lời, vừa ghi bài.
	7. Lập bảng thống kê các vb văn học nước ngoài lớp 8.
Tgiả
Nước
TK
TL
ND nghệ thuật
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Đan Mạch
XIX
T.ngắn
- Lòng thương sâu sắc với 1 em bé bất hạnh.
 - Kể chuyện hấp dẫn hiện thực đan xem hiện thực.
Đánh nhau với cối xay gió
Xec–van-tex
Tây Ban Nha
XVI
Tiểu thuyết
 - Sự tương phản 2 nv Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
 - Xd nv sâu sắc.
Chiếc lá cuối cùng
O Hen-ri
Mĩ
20
T. ngắn
 - Tình thương giữa những người nghèo.
 - Đảo ngược tình huống 2 lần.
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
Liên Xô cũ
20
truyện
 - Hai cây phong gắn với những kỉ niệm.
 - Miêu tả sinh động qua cách nhìn của người kể chuyện.
Đi bộ ngao du
Ru xô
Pháp
18
Nghị luận
 - Muốn đi dạo chơi cần đi bộ.
 - Cách lập luận chặt chẽ.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e
Pháp
17
Kịch
 - Tích cách lố lăng của 1 tay trưởng giả học đòi làm sang.
 - Sinh động, khắc họa tài tình tc nv
	à Tiếp tục GV hướng dẫn HS chọn học thuộc lòng 2 vb khác nhau mỗi đoạn khoảng 10 dòng.
 à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu 8.
 (?) Nêu 3 chủ đề ở vb nhật dụng lớp 8 và chỉ ra phương thức
 HS trả lời. GV kết luận.
 8. Chủ đề 3 vb nhật dụng.
 1. Thông tin về Ngày trái đất năm 2000: Vấn đề bảo vệ môi trường.
 2.Ôn dịch, thuốc lá: Tác hại của thuốc lá.
 3. Bài toán dân số: Cần hạn chế gia tăng dân số.
 * Phương thức: thuyết minh.
 4. Củng cố: (5’)
	GV nhấn mạnh lại các nội dung quan trọng.
 5. Dặn dò: (2’)
	- Xem kĩ lại bài.
	- Học lại tất các các phần Văn, TV, TLV cho tốt để chuẩn bị cho thi HKII.
:
Bài 33 - Ngữ văn	Tuần 34 - Tiết 135, 136
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUÔI` NĂM
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng cả 3 phần: Văn, TV, TLV của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
	- Năng lực vận dụng các phương pháp tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong bài văn. Nhưng trọng tâm của HKII là nội dung văn thuyết minh và văn lập luận cùng các kĩ năng TLV nói chung để tạo lập một bài văn.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Đề thi, đáp án.
	2. HS: Giấy, viết, học bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
	à Kiểm diện sỉ số HS.
 8a4.
 2. Kiểm tra: (3’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Phát đề: (3’)
	à GV phát đề cho HS.
	à Trong quá trình làm, GV quan sát,nhắc nhở HS làm bài trật tự, tập trung. 
	Giải thích thắc mắc khi cần thiết trong phạm vi cho phép.
 Đề bài 
Câu 1.( 3 điểm )
 a. Bốn câu sau đây được dùng để làm gì ? Xác định kiểu câu cho từng câu .
 - Anh tắt thuôi lá đi !
 - Ôi, khói thuốc kinh khủng quá !
 - Anh có thể tắt thuốc lá được không ?
 - Xin lỗi , ở đây không được hút thuốc lá .
 b, Câu nào thực hiện hành động nói theo cách trực tiếp ? Câu nào thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp ?
 c. Thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp như trên có tác dụng gì ?
Câu 2. (2 điểm ) Chép hai câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh trong bài Quê hương của Tế Hanh và phân tích .
Câu 3. ( 5 điểm ). Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh ,không phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
 Em hãy khuyên các bạn ấy ăn mặc cho lành mạnh, phù hợp .
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM .
Câu 1.( 3 điểm )	 a. Ba câu đều được dùng để cầu khiến ( Yêu cầu anh không được hút thuốc lá ở đây ).0.5 đ.
 1.Câu cầu khiến 0,25 đ.
 2. Câu cảm thán . 0,25 đ.
 3. Câu nghi vấn 0,25 đ.
 4. Câu trần thuật. 0,25 đ.
b. Câu 1 thực hiện hành động nói theo cách trực tiếp. 0,25 đ.
 Câu 2.3.4. thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp 0,75 đ.
c. Thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp. ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn , lịch sự hơn dễ nghe hơn . 
Câu 2.( 2 điểm ).
 - Chép đúng hai câu thơ có sử dụng so sánh ( không sai chính tả ) 1 đ.
 - Phân tích tốt 1 đ.
Câu 3 ( 5 điểm )
Yêu cầu làm bài :
Thể loại : Nghị luận xen yếu tố tự sự,miêu tả , biểu cảm 
 Viết thành bài văn nghị luận chặt chẽ , logic, biết xen yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm hợp lý .
 b. Nội dung – bố cục:
 * Mở bài : Giới thiệu được vấn đề 
 * Thân bài : - Thực trạng ; hiện nay , một số bạn học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành manh 
 - Nguyên nhân .+ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ khiến mình trở nên văn minh sành điệu .
 + Do bản thân đua đòi ,..
 + Do cha mẹ ít quan tâm hoặc quá nuông chiều 
Tác hại :+ Học tập .
 + Kinh tế .
 + Sức khỏe .
 + tư cách đạo đức	-Lời khuyên : Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, song phải lành mạnh phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống, với truyên thống văn hóa của dân tộc.
* Kết bài : Khẳng định vấn đề .
 c. Hình thức trình bày: Chữ viết rõ ràng , đúng chính tả , đúng từ, đúng ngữ pháp . Tách đoạn văn hợp lý .
2. Biểu điểm: 
 - Điểm 5. Đạt các yêu cầu trên , lập luận chặt chẽ ,lô gíc, văn viết trong sáng hấp dẫn ,chữ đẹp,không mắc lỗi .
 - Điểm 3 . Đạt các yêu cầu trên, văn viết khá hấp dẫn , chữ viết rõ ràng , còn mắc một vài lỗi nhỏ .
 - Điểm 2. Đạt một phần yêu cầu trên ,hạn chế trong diễn đạt,nội dung còn sơ sài ,dẫn chứng chưa phong phú . Văn viết còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả 
 - Điểm 1. Bài viết hời hơt khô khan, ít dẫn chứng hoặc chưa có tình hoàn chỉnh. Diễn đạt kém, chữ xấu , nhiều lỗi .
 4.Củng cố thu bài .
 - Giáo viên thu bài nhắc nhở học sinh ý thức làm bài .
 - Chuẩn bị bài cho giờ sau . Sưu tầm văn thơ, chú ý ca dao, tục ngữ . 
 - Xem trước bài Chương trình địa phương , ( phần tiếng việt )

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 34CT Moi.doc