Tiết 121 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tập làm văn (Phần VĂN HỌC)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
. Trình bày quan điểm của mình về một chủ đề được xác định trước. Chủ đề được chọn là “Môi trường chung quanh ta” (tập trung vào hai vấn đề rác thải và cây xanh) bằng các dạng văn bản khác nhau như nghị luận, tiểu phẩm, truyện ngắn, vè, nhại ca dao hoặc tục ngữ, thơ
. Ý thức được sự cần thiết của việc tham gia bảo vệ môi trường chung quanh.
. Giáo viên giới thiệu một bài viết trên báo Quảng Nam liên quan đến vấn đề môi trường.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Xem Tài lệu, thiết kế bài giảng.
- Nghiên cứu tình hình địa phương.
- Soạn giáo.
2. Học sinh: - Xem tài liệu
- Nghiên cứu tình hình địa phương.
- Soạn bài.
Soạn : 15.4. 2010 Giảng: 18.4.2010 Tiết 121 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tập làm văn (Phần VĂN HỌC) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : . Trình bày quan điểm của mình về một chủ đề được xác định trước. Chủ đề được chọn là “Môi trường chung quanh ta” (tập trung vào hai vấn đề rác thải và cây xanh) bằng các dạng văn bản khác nhau như nghị luận, tiểu phẩm, truyện ngắn, vè, nhại ca dao hoặc tục ngữ, thơ . Ý thức được sự cần thiết của việc tham gia bảo vệ môi trường chung quanh. . Giáo viên giới thiệu một bài viết trên báo Quảng Nam liên quan đến vấn đề môi trường. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem Tài lệu, thiết kế bài giảng. - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn giáo. 2. Học sinh: - Xem tài liệu - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của Trò Nội dungkiến thức Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. -Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.Chủ đề rác thải và chủ đề cây xanh. Theo dàn ý. Hoạt động3: Hướng dẫn trình bày bài -Giáo viên cần nhấn mạnh một lần nữa nội dung bài trình bày của học sinh vẫn phải làm nổi bật mục đích chính là ca ngợi (nếu là hiện tượng tốt) hoặc phê phán (nếu là hiện tượng xấu). Thông nhất dàn ý chung trong cách trình bày văn bản nghị luận -Mời đại diện từng tổ trình bày vấn đề. Sau khi học sinh trình bày văn bản nghị luận, giáo viên tổ chức góp ý và chuyển sang các loại văn bản khác. -Có thể tổ chức cho học sinh làm bài tập theo kiểu sáng tác Trình bày ngắn gọn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường -Cây xanh tạo không gian lý tưởng cho cuộc sống-che bóng mát, chắn bụi ,tạo bầu không khí trong lành. -Rác thải làm ô nhiểm cảnh quan môi trường, nơi phát sinh bệnh tật nguy hiểm * Về môi trường cây xanh: -Trồng cây, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp,che bóng mát ,lọc bụi... * Về môi trường rác thải: Ý thức của con người còn kém hiểu biết về những tác hại của việc thải rác ra môi trường xung quanh, do thói quen ** Ý nghĩa, tác dụng: -Môi trường tốt tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống, sức khoẻ của con người .Môi trường xấu ngược lại ** Hướng khắc phục. Cần tạo ra nhiều yếu tố về môi trường tốt , tuyên truyền giải thích khắc phục những thói quen xấu có hại cho môi trường I - Nội dung kiến thức 1. Chủ đề rác thải và chủ đề cây xanh. 2. Hướng trình bày nội dung : * Văn bản nghị luận : a) Đặt vấn đề - Giới thiệu hiện tượng muốn trình bày (về cây xanh,hoặc rác thải môi trường). - Lý do chọn hiện tượng đó (Cần có môi trường lý tưởng hay bức xúc trước nạn ô nhiểm môi trường). b) Giải quyết vấn đề - Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng. - Thử trình bày nguyên nhân tạo ra hiện tượng ấy (khách quan, chủ quan; vô tình, có ý thức). - Nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng. - Hướng khắc phục hoặc phát huy. c) Kết thúc vấn đề Đúc kết vấn đề. Bày tỏ niềm tin về sự phát triển tích cực của vấn đề. * Các kiểu văn bản khác Hoạt động 4 II Luyện tập a) Nối vế I và vế II thành câu hoàn chỉnh : VẾ I VẾ II 1 Nhiều cây xanh thì mát, A hoa nhiều mật ong bướm về. 2 Nhiều cây xanh chim đến hót, B hay ca hát thì vui. 3 Trồng cây xanh được bóng mát, C nhiều hoa đẹp xóm. 4 Nhiều cây đẹp nhà, D hay xả rác xấu xóm làng. (1- B, 2 - A, 3 - D, 4 - C) b. Dựa vào đáp án tìm được ở bài tập a, giáo viên động viên các nhóm sáng tác những câu tục ngữ mới có nội dung tích cực có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường. 4. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một bài báo viết về vấn đề môi trường và người bảo vệ môi trường trên báo Quảng Nam để học sinh học tập cách trình bày. Đọc thêm IV. Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện bài viết. V. Dặn dò: 1. Xem lại các văn bản nhật dụng 2. Chuẩn bị bài Chữa lỗi diễn đạt. Soạn : 10.4.2010 Giảng: 21..4.2010 Tiết 122-123 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ VII A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ Tập làm văn của bản thân; từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tìm tài liệu về văn nghị luận. - Đọc và nghiên cứu các đề văn cơ bản. - Soạn giáo án. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học. - Tham khảo các đề văn cơ bản và bài văn mẫu. - Chuẩn bị giấy, bút. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: 2. Đọc đề ra.Hãy nói "không" với các tệ nạn. *Lưu ý: - Trình bày nội dung bài rõ ràng, mạch lạc. - Có sử dụng đầy đủ các yếu tố văn nghị luận chứng minh, giải thích. 3. Lập dàn bài. a) Mở bài: Giới thiệu được nội dung chủ yếu của đề bài. (1,5đ) b) Thân bài: (Trình bày được các luận điểm) (7,0đ) - Trong xã hội hiện nay có nhiều tệ nạn. - Tác hại của các tệ nạn đó đối với xã hội, con người - Biểu hiện trong giới trẻ, học sinh. - Kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn đó. c) Kết bài. (1,5đ) Khẳng định tác hại và kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn. 4. Thu bài, nhận xét. D/ CŨNG CỐ, DẶN DÒ. C. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9-10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, lối viết giản dị, chân thành tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt . - Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá - Điểm 5-6: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích còn lúng túng - Điểm 3-4: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa chính xác, chưa đầy đủ. - Điểm 1-2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và diễn đạt. IV. Củng cố: 1. Thu bài. 2. Thống kê số lượng và nhận xét giờ kiểm tra. V. Dặn dò: 1. Ôn lại kiến thức văn nghị luận. 2. Chuẩn bị ôn tập phần văn học. D. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: