Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32, 33, 34 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32, 33, 34 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 32

Bài 30 - Tiết 121

Chương trình địa phương (Phần Văn)

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Vận dụng kiến thức về các chủ đề vă bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản nghị luận.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- Báo Hải Dương.

- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra:

 - Kết hợp trong dạy học bài mới.

* Khởi động:

* Bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32, 33, 34 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Bài 30 - Tiết 121
Ngày soạn: 14/4/2010
Ngày dạy: 20/4/2010
Chương trình địa phương (Phần Văn)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề vă bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản nghị luận.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Báo Hải Dương.
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra: 
	- Kết hợp trong dạy học bài mới.
* Khởi động: 
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
?. ở lớp 8, em đã được học những văn bản nhật dụng nào?
?. Ba văn bản trên đề cập đến những vấn đề gì ?
?. Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống (thôn, xã, huyện, tỉnh, phường, quận, thị xã, thành phố,...) ?
?. Trình bày những điều đã tìm hiểu được bằng một văn bản dài không quá một trang. Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào.
- GV hướng dẫn HS: Cá nhân chọn đề tài để viết, song nên kết hợp với sự phân công của tổ để các chủ đề đều được đề cập và có được các văn bản phong phú, đa dạng.
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Văn bản nhật dụng
- HTL: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số.
- HTL:
+ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những kiến nghị để giảm bớt chất thải ni lông nhằm góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất.
+ Ôn dịch, thuốc lá: Tác hại của việc hút thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch, vì vậy phải có quyết tâm cao và có biện pháp triệt để, nhằm chống nạn hút thuốc lá.
+ Bài toán dân số: Sự gia tăng dân số là một vấn đề đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. Đây là lời cảnh báo để mọi người cùng có trách nhiệm giải quyết tốt bài toán dân số.
2. Trong ba vấn đề trên, em chọn một vấn đề bức xúc nhất ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống để tìm hiểu (về một khía cạnh như: thực trạng, ý thức của người dân, chủ trương của chính quyền, biện pháp giải quyết,...) Cần ghi chép đầy đủ, chính xác các sự việc, cảnh tượng, con người, số liệu,... để có tài liệu viết thành văn bản.
3. Viết thành 1 văn bản
- Xác định kiểu văn bản và phương thức diễn đạt phù hợp nhất.
- Lập dàn ý gồm đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Viết thành văn bản dài không quá một trang như qui định của sgk.
4. Trao đổi với các bạn trong nhóm, tổ để các bài viết của tổ đề cập đến cả ba vấn đề trên đây.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động trên lớp
-GV yêu cầu Tổ trưởng (hoặc đại diện tổ) báo cáo về ý thức viết bài của tổ mình và giới thiệu những bài được tổ nhất trí đánh giá cao.
- GV chỉ định đọc trước lớp khoảng 3 -> 5 bài tiêu biểu.
- GV tổng kết, đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kết quả của bài học.
- Dưới sự chỉ đạo của thầy, cô giáo, lớp tập hợp các bài viết tốt để ra một tập san hoặc một tờ báo tường của lớp.
II. Hoạt động trên lớp
1. Học sinh trình bày văn bản mình đã viết theo sự phân công của nhóm, tổ và sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.
2. Bài viết tham khảo
 Phì phèo (Thơ vui).
 Phì phèo, phì phẻo, lại phì phèo
 Điếu thuốc vừa mồi chấy hết veo
 Khói tỏa mịt mù, mùi khét lẹt
 Con ho sặc sụa, vợ mè nheo !
 Nicôtin độc hại, làm hư phổi
 Sức khỏe hao mòn, mặt bủng beo...
 Tiền mất tật mang, thôi bỏ quách,
 Hút hoài, hút mãi, tử thần theo !
(Minh Hùng, tạp chí Thuốc và sức khỏe, số 237)
* Củng cố:
- Qua các bài viết trên, em hiểu gì về thực trạng môi trường sống quanh ta? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
- Nêu những tác hại của việc hút thuốc lá...?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Hoàn thiện bài viết theo các chủ đề trên
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gic)
+ Nghiên cứu trước bài học.
Bài 30 - Tiết 122
Ngày soạn: 15/4/2010
Ngày dạy: 21/4/2010
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gic)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản, nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong những câu được sgk dẫn ra.
- Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, viết.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Để học tốt Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra: (kiểm tra vở làm BT ở nhà của HS) 
* Khởi động: 
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn
?. Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa lỗi đó ?
a. Các từ quần áo, giầy dép và cụm từ đồ dùng học tập có mqh với nhau ntn?
?. Vậy ta có thể sửa lại ntn ? 
- GV hướng dẫn: Bỏ từ khác ở cuối câu để không đồng nhất về loại giữa quần áo, giầy dép và đồ dùng học tập. Hoặc thay một số từ để mqh về nghĩa giữa các từ ngữ hợp lô-gíc).
b. Phạm vi nghĩa của từ thanh niên có bao hàm phạm vi nghĩa của từ bóng đá không ?
?. Em sửa lại câu này ntn ? 
- GV hướng dẫn: Thay từ thanh niên bằng từ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của từ bóng đá, đó là từ thể thao. 
c. "Lão Hạc", "Bước đường cùng" là tên tác giả hay tên tác phẩm văn học ? Ngô Tất Tố là tên tác phẩm hay tên tác giả ?
?. Các từ: "Lão Hạc", "Bước đường cùng" có cùng trường từ vựng với Ngô Tất Tố không ? 
?. Em hãy nêu cách sửa câu này ? 
d-Phạm vi nghĩa của từ trí thức có bao hàm nghĩa của từ bác sĩ không ? 
- Vì thế bác sĩ cũng là trí thức, cho nên hai từ này không thể dùng trg qh lựa chọn như ý mà người viết muốn diễn đạt.
?. Ta có thể sửa lại ntn ? 
- GV hướng dẫn: Thay một trg hai từ trí thức, bác sĩ bằng một từ ngữ khác không có qh với từ còn lại theo kiểu qh nghĩa bao hàm nhau).
e. Phạm vi nghĩa của nghệ thuật có bao hàm phạm vi nghĩa của ngôn từ không?
- Nói sắc sảo về ngôn từ cũng có nghĩa là nói cái hay về một phương diện của nghệ thuật. Vì vậy không thể viết: không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
?. Em sẽ sửa lại câu này ntn ? 
- GV hướng dẫn: Thay ngôn từ = nội dung hoặc thay nghệ thuật = bố cục).
g. Cao gầy có cùng trường từ vựng với mặc áo ca rô không ? 
- Vì thế không thể so sánh hai đặc điểm này với nhau.
?. Em hãy nêu cáh sửa câu này ? 
- GV hướng dẫn: Phải thay từ ngữ miêu tả đặc điểm của một người).
h. Đức tính rất mực yêu thương chồng con có phụ thuộc vào đức tính rất cần cù, chịu khó không ? 
- Vì vậy không thể xác lập qh phụ thuộc nhân- quả giữa hai đức tính này. Viết như câu này là phạm lỗi lập luận.
?. Em hãy trình bày cách sửa ? 
- GV hướng dẫn: Biến qh nhân-quả thành qh bổ sung bằng cách thay qh từ nên = qh từ và; bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ.
i. Lỗi của câu này cũng là lỗi lập luận. Người viết muốn diễn đạt qh điều kiện- k.quả bằng cặp qh từ nếu... thì. Tuy nhiên hai sự việc nêu ở hai vế câu không có mqh điều kiện- k.quả.
?. Vậy em sẽ sửa câu này như thế nào?
- GV hướng dẫn: Thay từ có được = hoàn thành được.
k. Phạm vi nghĩa của từ sức khỏe có bao hàm phạm vi nghĩa của từ tuổi thọ không ?
- Vì thế sức khỏe cũng là tuổi thọ, cho nên hai từ này không thể không thể dùng trgs qh lựa chọn như ý mà người viết muốn diễn đạt.
?. Em hãy trình bày cách sửa câu này?
- GV hướng dẫn: Thay một trg hai từ sức khỏe hoặc tuổi thọ = một từ ngữ khác không có qh với từ còn lại theo kiểu qh nghĩa bao hàm.
I. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn
- HS nghe.
a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
- HTL: Quần áo, giầy dép không phải là một loại đồ dùng học tập; nói cách khác phạm vi nghĩa của đồ dùng học tập không bao hàm phạm vi nghĩa của quần áo, giầy dép. Vì vậy nếu viết: "quần áo, giầy dép và nhiều đồ dùng học tập khác" thì sẽ làm cho người đọc hiểu lầm quần áo hoặc giầy dép là một loại đồ dùng học tập.
- HTL: Sửa lại:
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và đồ dùng học tập.
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- HTL: Thanh niên: người trẻ tuổi; bóng đá: một môn thể thao
- HTL: Sửa lại:
+ Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
+ Trong thể thao nói chung và trg bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. "Lão Hạc", "Bước đường cùng", và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước CM/8.1945. 
- HTL: "Lão Hạc", "Bước đường cùng" là là tên hai TP văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945. NTTố là tên tácgiả của TP "Tắt Đèn".
- HTL: Không cùng trường từ vựng. Vì vậy không thể xác lập mqh bình đẳng giữa các từ này như đã viết: "Lão Hạc", "Bước đường cùng", và Ngô Tất Tố.
- HTL: Sửa lại:
+ "Lão Hạc", "Bước đường cùng", và "Tắt đèn" đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước CM/8.1945. 
+ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp c.ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước CM/8.1945. 
d-Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ ?
- HTL: Có
- HS nghe.
- HTL: Sửa lại:
+ Em muốn trở thành một người trí thức hay một người công nhân ?
+ Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ ?
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
- HTL: có.
- HS nghe.
- HTL: Sửa lại:
+ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
+ Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
+ Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.
- HTL: Không cùng trường từ vựng.
- HTL: Sửa lại:
+ Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập.
+ Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô.
h. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
- HS nghe.
- HTL: Sửa lại:
+ Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
i. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ VN ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
- HTL: Sửa lại:
+ Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ VN ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
- HS nghe.
- HTL: Sửa lại:
+ Hút thuốc lá  ...  tài liệu.
-Phương pháp thuyết minh:
+Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+Phương pháp dùng số liệu.
+Phương pháp liệt kê.
+Phương pháp nêu ví dụ.
+Phương pháp so sánh.
+Phương pháp phân tích.
+Phương pháp phân loại.
8-Bố cục bài văn thuyết minh:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ... của đối tượng.
-KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
8-Luận điểm trong bài văn nghị luận: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
9-Gv cho một luận điểm, hs nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:
Mỗi khi có quân xâm lăng xâm phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ, gái trai đều đứng lên giết giặc (hs nối vào một vài sự tích đánh giặc).
10-Văn bản tường trình: là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
-VB thông báo: là loại VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phái cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
	* Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức ôn tập.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra học kì II
+ Ôn tập các kiến thức về văn bản, TV, TLV đã học trong học kì II.
+ Tham khảo một số đề kiểm tra HK II Ngữ văn 8 trong thư viện.
Tiết 135 + 136
Ngày soạn: 5/5/2010
Ngày dạy: /5/2010
Kiểm tra học kì II
(Theo đề và hướng dẫn chấm của Phòng GD)
Tuần 36
Tiết 137
Ngày soạn: 7/5/2010
Ngày dạy: /5/2010
Văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Một số kiến thức - kĩ năng & BT nâng cao Ngữ văn 8
- Bồi dưỡng năng khiếu Ngữ văn 8 
- SGK, SGV Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
* Kiểm tra bài cũ:
	* Khởi động:
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Hs đọc 2 VB.
-Trong các VB trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ? Mđích thông báo là gì ?
-Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của VB thông báo?
-Hãy dẫn một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
-Qua tìm hiểu 2 VB thông báo trên, ta thấy VB thông báo thường có những đặc điểm gì ?
-Hs đọc 3 tình huống trong sgk.
-Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo điều gì ? (Tình huống a phải viết tường trình, tình huống b,c viết thông báo).
-Một VN thông báo cần có những mục nào ?
-Hs đọc ghi nhớ 3.
-Hs đọc lưu ý- sgk (143 ).
I-Đặc điểm của văn bản thông báo:
*Văn bản:
1-Người thông báo: Hiệu trưởng, liên đội trưởng.
-Người nhận thông báo: Các gv chủ nhiệm và lớp trưởng; các chi đội thiếu niên tiền phong HCM.
-Mđích thông báo: Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ, về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM.
2-Nội dung thông báo: Thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
-Thể thức của VB thông báo: Là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định.
3-Một số trường hợp cần viết thông báo: 
-Chuẩn bị đi thăm quan du lịch.
-Sắp thi học kì, thi hs giỏi, thi cuối năm.
-Đợt ủng hộ người nghèo.
-Chuẩn bị kết nghĩa với trường bạn.
*Ghi nhớ 1,2: sgk (143 ).
II-Cách làm văn bản thông báo:
1-Tình huống cần làm văn bản thông báo:
-Tình huống b: Nhà trường thông báo và thông báo cho gv, cán bộ và hs trong toàn trường.
-Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội TNTP HCM thông báo và thông báo cho các ban chỉ huy chi đội trong toàn trường.
2-Cách làm văn bản thông báo: gồm 3 phần
-Thể thức mở đầu VB thông báo.
-Nội dung thông báo.
-Thể thức kết thúc VB thông báo.
*Ghi nhớ3: sgk (143 ).
3-Lưu ý:
	* Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Sưu tầm một số bản thông báo để tham khảo.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Tiết 138
Ngày soạn: 8/5/2010
Ngày dạy: /5/2010
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
-Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương.
-Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8.
- Để học tốt Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
* Kiểm tra: 
* Khởi động:
* Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Đọc các đoạn trích.
-Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên ?
-Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
-Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ?
-Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
-Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét ?
1-Bài 1 (145):
-Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương Nam Bộ: u- dùng để gọi mẹ.
-Trong đoạn trích b: 
+Từ xưng hô toàn dân là từ: mẹ.
+Từ xưng hô không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương là từ: mợ- dùng để gọi mẹ. Đây là biệt ngữ xã hội dùng trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng tám.
2-Bài 2 (145):
*Từ xưng hô
-Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn).
-Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị).
*Cách xưng hô:
-Xưng hô với thầy, cô giáo là: em, con - thầy, cô.
-Xưng hô với chị của mẹ là: cháu - bá, dì
-Xưng hô với chồng của cô là: cháu- chú, dượng.
-Xưng hô với ông nội, bà nội là: cháu, con - ông, bà, nội.
-Xưng hô với ông ngọi, bà ngoại là: cháu, con - ông, bà, ngoại.
-Xưng hô với người ngoài là: cháu, con - ông, bà, chú, cậu, bác, bá cô, dì.
3-Bài 3 (45):
-Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay những người cùng địa phương) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
4-Bài 4 (45):
-Đối chiếu:
 Từ toàn dân Từ địa phương
 Mẹ Má, bầm, u, bu, mạ
 Bố Ba, thầy, tía, bọ
 Ông nội Ông nội
-Nhận xét: Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có một số ít trường hợp không dùng để xưng hô, có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ nghề nghiệp hay tên riêng.
	* Củng cố, hướng dẫn về nhà:
-Ôn tập phần tiếng Việt đã học trong học kì II (Theo nội dung bài ôn tập).
-Tìm các từ địa phương em và địa phương khác.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản thông báo
Tiết 139
Ngày soạn: 9/5/2010
Ngày dạy: /5/2010
Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
-Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8.
- Để học tốt Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
* Kiểm tra: 
* Khởi động:
* Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ?
-Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo:
+Nội dung thông báo thường là gì ?
+Văn bản thông báo có những mục gì ?
-Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ?
-Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ? 
-Hs đọc thông báo trong sgk.
-Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ?
-Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ?
I-Ôn tập lí thuyết:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:
-Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,...
2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo:
-Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện
-Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo)
3-Phân biệt VB tường trình và VB thông báo:
-Giống nhau: về thể thức trình bày (3 phần), về sự chính xác rõ ràng của nội dung VB (nội dung tường trình và nội dung thông báo đề phải rõ ràng và chính xác).
-Khác nhau: 
+Tường trình là trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết. Còn thông báo là loại VB để truyền đạt những nội dung, công việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới (hoặc từ một tổ chức, cơ quan thông báo chung cho mọi người biết).
+Tường trình thường là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết, còn thông báo thường là của cơ quan đoàn thể do người đại diện kí để cấp dưới (hoặc mọi người) biết mà thực hiện. Vì vậy trong thể thức viết thông báo có số công văn, nơi nhận là hai điều mà tường trình không có.
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (149 ):
a-Thông báo. b-Báo cáo. c-Thông báo.
2-Bài 2 (150 ):
-Ghi ngày, tháng, năm chưa đúng chỗ.
-Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới.
-Nội dung thông báo không phù hợp không phù hợp với tên VB thông báo (tên VB là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu là sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. 
-Bản thông báo này phải viết lại: Sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày... đến ngày... tháng..., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể...
3-Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà cần viết VB thông báo:
-Trong nhà trường: Góp sách vở, dụng cụ học tập giúp các bạn học sinh vùng bị ngập lụt; góp phân trâu khô để trồng cây, góp thủy tinh để cắm lên tường bảo vệ trường.
-Ngoài xã hội: Tiêm phòng dịch chống các loại bệnh cho trẻ em, tiêm phòng dịch cho chó, cho gia cầm.
	* Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Làm bài 4 (150).
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 323334.doc