Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường PTDT Bán Trú -THCS Nà Nhạn

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường PTDT Bán Trú -THCS Nà Nhạn

 Bài 1: Văn bản Tôi đi học

 (Thanh Tịnh) Tiết 1: Đọc -Hiểu văn bản.

A Mục tiêu bài học:

Qua bài này HS nắm được

1. Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học

-Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh .

2. Kỹ năng : - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về những cảm xúc của của nhân vật chính trong ngày đầu đi học

-Xác định giá trị bản thân:trân trọng kỷ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân

-Giao tiếp : trao đổi ,trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung

3.Thái độ: Đồng tình với cảm xúc - nỗi nhớ về buổi tựu trường, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.

B Chuẩn bị : 1.GV: Tham khảo tài liệu,

 2.H/S: Ôn lại văn bản " Cổng trường mở ra" - "Tính thống nhất về chủ đề của văn bản"

C Tiến trình tổ chức các hoạt động:

*Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 3’

GV hướng dẫn học sinh học tập bộ môn,kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.

*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài 1’

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong nỗi nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên:

Ngày đầu tiên đi học .

Mẹ dắt em đến trường.

Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.

 

doc 207 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường PTDT Bán Trú -THCS Nà Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 /8/2011
Ngày giảng: 22/8/2011
Bài 1: Văn bản Tôi đi học
 (Thanh Tịnh) Tiết 1: Đọc -Hiểu văn bản.
A Mục tiêu bài học:
Qua bài này HS nắm được
1. Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học 
-Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh .
2. Kỹ năng : - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về những cảm xúc của của nhân vật chính trong ngày đầu đi học 
-Xác định giá trị bản thân:trân trọng kỷ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
-Giao tiếp : trao đổi ,trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung
3.Thái độ: Đồng tình với cảm xúc - nỗi nhớ về buổi tựu trường, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
B Chuẩn bị : 1.GV: Tham khảo tài liệu, 
 2.H/S: Ôn lại văn bản " Cổng trường mở ra" - "Tính thống nhất về chủ đề của văn bản"
C Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 3’
GV hướng dẫn học sinh học tập bộ môn,kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài 1’
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong nỗi nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên:
Ngày đầu tiên đi học .
Mẹ dắt em đến trường....
Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
*Hoạt động 3 : Bài mới 
Hoạt động của GV
H.Đ /HS
Nội dung cần đạt
GV cho học sinh đọc chú thích dấu *
? Nêu những hiểu biết của mình về tác giả.
? VB Tôi đi học có trong tập truyện ngắn nào của ông?Tập 
truyện ngắn được xuất bản năm nào?
GV khái quát lại.
GV nêu yêu cầu đọc.
-Giọng chậm hơi buồn,chú ý lời nói của các nhân vật.
GV đọc 1 đoạn. 
GV nhận xét phần đọc của học sinh.
 - H/S giải nghĩa các từ khó.
?Em hiểu nh thế nào về từ Tựu trường ông đốc,bất giác,lạm nhận?
? Bài văn kể về điều gì? 
?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?Nhân vật tôi nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời vào lúc nào?
? Xét về thể loại bài văn được xếp vào kiểu văn bản nào?
?Kỉ niệm về buổi tựu trường thời thơ ấu của nhân vật tôi được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?Có thể chia thành các phần ntn?
GV tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường được thể hiện như thế nào cùng ta cùng tìm hiểu.
GV cho học sinh đọc phần văn bản từ đầu đến tng bừng rộn rã.
? Phần vừa đọc cho thấy nỗi nhớ về buổi đầu tựu trường của nhân vật tôi được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao thời điểm đó lại gợi kỉ niệm?
? Cảm xúc đó được nhân vật tôi cảm nhận như thế nào?
? Bộc lộ cảm giác đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Giá trị biểu đạt của nghệ thuật đó?
? Vậy tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên được diễn tả ntn?
GV khái quát.
GV định hướng học sinh vào phần 2 của VB.
? Phần 2 tập trung vào thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi ở thời điểm nào?
? Cảnh vật khi nhân vật tôi cùng mẹ đến trường hiện lên ntn?
?Vì sao những cảnh vật quen thuộc hàng ngày mà hôm nay khi nhân vật tôi đi học nó lại trở lên lạ lẫm vậy?
? Hành trang ,tâm trạng của nhân vật tôi được diễn tả thế nào?
? Việc n/v tôi đề nghị mẹ cầm thêm thước,bút có ý nghĩa gì?
? Em hãy lí giải vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng nh vậy?
? Qua các chi tiết cho biết trên đường cùng mẹ tới trường nhân vật tôi có tâm trạng nh thế nào?
? Hành động nào của nhân vật tôi khiến em có ấn tượng nhất?
-GV cho hs đọc phần 3 từ trước sân trường đến vuốt mái tóc tôi.
? Đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi ở thời điểm nào?
? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí nổi bật qua h/ả nào?
? Khung cảnh ngày khai trường ở làng Mĩ Lí thể hiện điều gì về công tác giáo dục?
GV:Khi chưa đi học n.v tôi chỉ thấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng nhưng hôm nay chú bé lại thấy trường vừa xinh sắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ?
? H/ả các em nhỏ ngày đầu đến trường được tác giả miêu tả qua nghệ thuật nào? ý nghĩa của nghệ thuật đó?
? Từ đó em cảm nhận ntn về tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường ?
- GV cho hs đọc phần 4
 ?Ông đốc hiện lên trong tâm trí nhân vật nh thế nào?Tình cảm của nhân vật với ông đốc được thể hiện thế nào?
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe gọi tên vào lớp được thể hiện thế nào?
? Vì sao nhân vật tôi lại bật khóc ? Phải chăng n.v tôi vì tinh thần yếu đuối?
-GV cho h/s đọc phần cuối.
? Khung cảnh lớp học,bạn bè được n/v tôi cảm nhận thế nào?
?Tại sao n/v lại có tâm trạng như vậy?
?H/ả một con chim liệng trên cửa sổ hót mâý tiếng rồi rụt rè bay đi có ý nghĩa gì?
? N/v tôi đã đón nhận giờ học đầu tiện với tâm trạng nh thế nào?
? Dòng chữ Tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
GV khái quát lại toàn bộ tâm trạng của nhân vật tôi.
?GVngoài nhân vật tôi trong câu chuyện còn có nhân vật nào khác?
-> Chuyển sang phần 2.
? Phụ huynh học sinh đã có những việc làm gì với các em trong ngày đầu tiên đến trường?
? Cử chỉ và việc làm của ông đốc và thầy giáo trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về họ?
? Qua những việc làm và hành động của những người lớn ta cảm nhận được gì về tấm lòng của họ?
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của VB?
? Văn bản trên giúp em hiểu được nội dung gì?
Khái quát nd ghi nhớ
? Theo em sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
? Qua bài học em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ? 
? Qua VB em hãy khái quát nét đặc sắc của truyện ngắn Thanh Tịnh?
? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật " Tôi" trong truyện ngắn tôi đi học.
H/S đọc chú thích dấu *
Tự bộc lộ
H/S ghi những nét 
cơ bản.
H/S đọc nối tiếp đến hết
H/S dựa SGK giải thích các từ khó.
Tự bộc lộ
Xác định
Trả lời độc lập
Ghi nhớ các kiến thức.
- H/s đọc đoạn văn.
-Suy nghĩ trả lời độc lập.
-Trả lời độc lập.
-Phát hiện trả lời độc lập.
-H/S khái quát.
Ghi ý chính
-H/S theo dõi đoạn 2.
- Phát hiện.
-Trả lời độc lập.
- H/s lý giải
trả lời..
- Tự bộc lộ
HS trả lời 
-H/S đọc phần 3.
-Tự bộc lộ
-Phát hiện
-H/s thảo luận.
-Trả lời độc lập.
- Phát hiện trả lời.
-Tự bộc lộ
HS đọc phần 4
-Trả lời độc lập.
-Trả lời độc lập.
-Trả lời độc lập.
- H/s độc lập trả lời
-Nêu ý nghĩa
Tự bộc lộ
-Nêu cảm nhận
Nhận xét 
- Khái quát
-Tự bộc lộ
Suy nghĩ ,trả lời 
- Nêu suy nghĩ của bản thân
- Đọc ghi nhớ
Nêu ý nghĩa vb
I. Đọc-tiếp xúc văn bản.15’
*Tác giả,tác phẩm
-Nhà văn Thanh Tịnh có tên khai sinh là Trần Văn Ninh.
-Quê xóm Gia Lạc ven sông Hương ngoại ô thành phố Huế.
-Tôi đi học in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941.
*Đọc.
*Từ khó.
* Cấu trúc văn bản .
-Truyện kể về kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đơì của chính tác giả.
-Truyện được kể theo ngôi thứ nhất nhân vật tôi kể lại kỉ niệm khi đã trưởng thành
- Kiểu VB nhật dụng, biểu cảm
*Bố cục.
-Phần 1:Từ đầu đến tưng bừng rộn rã:Từ hiện tại nhớ về quá khứ.
 -Phần 2: buổi mai hôm ấy đến trên ngọn núi:Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
- Phần 3: trước sân trường đến trong các lớp:Tâm trạng của n/v khi nhìn thấy ngôi trường.
-Phần 4: Ông đốc..chút nào hết:Tâm trạng và cảm giác của n.v khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
-Phần 5: Còn lại: Tâm trạng của tôi khi ngôì vào chỗ của mình 
II Đọc - hiểu văn bản. 18’
1. Cảm xúc-Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường.
* Từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Thời điểm: cuối thu đây là thời điểm bắt đầu khai trường .
+ Cảnh thiên nhiên: Lá rụng,mây bàng bạc.
+ Cảnh sinh hoạt:Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Lí do:Thời gian cuối thu là bắt đầu năm học mới.
- Cảm giác trong sáng như cánh hoa tươi mỉm cười giưã bầu trời..
- Nghệ thuật so sánh. Cảm xúc trong sáng tự nhiên trong tâm hồn trẻ thơ.
- Các từ láy liên tiếp bổ sung cho nhau thể hiện cảm xúc trong sáng nảy nở và diễn tả cụ thể tâm trạng của nhân vật và rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại.
-Tâm trạng:Mơn man tưng bừng rộn rã...Cảm xúc trong sáng và nảy nở trong lòng.
* Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường.
-Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,con đường dài và hẹp...
 -Vì:Tôi đi học là chuyển sang một môi trường mới xa rời những trò chơi tuổi thơ quen thuộc.
- Bộ quần áo mới, mấy quyển vở ,cảm thấy trang trọng, đứng đắn.
- N/v tôi cảm thấy mình đã lớn lên và tự hào,thử khám phá những cái mới.
- Muốn khẳng định mình.
- Tâm trạng hồn nhiên ngây thơ phù hợp lứa tuổi vừa rụt rè, bỡ ngỡ nhưng lại muốn khẳng định mình trước những cái mới.
* Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường 
- Cảnh sân trường người rất đông người nào cũng mặc quần áo đẹp,gương mặt vui tươi sáng sủa...
- Không khí đặc biệt của ngày khai trường ở nước ta.
-Tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
-T/c sâu nặng của n.v với mái trường tuổi thơ.
- So sánh trường với đình làng thể hiện sự tôn nghiêm.
- Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về ngôi trường.Cảm thấy mình nhỏ bé.
- Nghệ thuật so sánh.
- Miêu tả sinh động h/ả và tâm trạng của các em bé lần đầu tới trường.
- Tự tin, phấn khởi.
* Tâm trạng của nhân vật
 Tôi khi nghe gọi vào lớp
- Ông đốc tươi cười động viên...Tác giả biết quí trọng tin tưởng và biết ơn ông đốc cũng như nhà trường.
 - Tôi hồi hộp và đã lúng túng càng lúng túng hơn vì chưa bao giờ bị chú ý như thế.
-Tôi bật khóc...
-Vì: lạ lẫm và rụt rè không được tiếp xúc với đám đông...
*Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào chỗ.
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật và với mọi người.
+ Lạ:vì mới gặp mọi người lần đầu.
+ Gần gũi:từ đây gắn bó với bạn học.
- H/ả con chim liệng qua chứng tỏ thời trẻ thơ chơi bời tự do chấm dứt và bước vào một giai đoạn mới làm học sinh...
- Tự tin và nghiêm trang bước vào lớp.
- Khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới và một giai đoạn mới trong cuộc đời.
-Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này
-Phụ huynh, người mẹ, thầy hiệu trưởng, thầy giáo trẻ.
2.Thái độ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học.
- Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo,tham dự buổi lễ, hồi hộp cùng con em mình.
- Thầy đốc từ tốn bao dung.Thầy giáo trẻ vui tính giàu lòng thương người.
- Trách nhiệm và tấm lòng của gia đình,nhà trường đối với thế hệ tương lai.Môi trường giáo dục ấm áp,là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
III Tổng kết: 5’
* Nghệ thuật :
- Bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật tôi theo dòng thời gian của một buổi tựu trường.
-Kết hợp hài hoà giữa yếu tố miêu tả,biểu cảm , hình ảnh so sánh bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
* Nội dung :
- Kỷ niệm trong sáng của tôi.
- Tình yêu, niềm trân trọng mái trường tuổi thơ của tgiả.
* Ghi nhớ(SGK).
*Sức cuốn hút tác phẩm.
-Tình huống truyện chứa đựng cảm xúc thiết tha.
- Kỉ niệm mới lạ mơn man
*Ý nghĩa : Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quyên trong ký ức của nhà văn Thanh Tịnh.
IV/  ... gì đối với người viết)( học sinh xác định )
Gồm 2 phần : *Trắc nghiệm- tự luận :Phần trắc nghiệm gồm 2 dạng đề : Xác định thành phần câu, nắm khái niệm 
*Phần Tự luận : Viết đoạn văn chủ đề tự chọn theo yêu cầu đặt ra về đơn vị kiến thức có trong đoạn văn . 
II. Đáp án: 
(Gv tổ chức học sinh làm các bài tập trắc nghiệm theo các đáp án trong bài kiểm tra tiết 60).
ĐÁP ÁN ĐỀ 1.
Câu 3 :
Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ giữa các vế câu trong các câu sau:
a, Trời //rải mây trắng nhạt, biển //mơ màng dịu hơi sương. 
 cn vn cn vn
 => Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ điều kiện - kết quả
b, Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” //yếu hơn chị chàng con mọn, 
 c n vn
hắn //bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. 
cn vn 
=> Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân - kết quả 
 Câu 4: (3 điểm). - Nội dung: Đảm bảo, chọn vẹn theo đúng chủ đề tự chọn. (1 điểm)
- Hình thức: viết đúng yêu cầu, diễn đạt trong sáng, hợp lý, lô gíc; sử dụng tốt các dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than,... phù hợp với nội dung. (1,5 điểm)
 - Giải thích được công dụng của các dấu câu. 
ĐÁP ÁN ĐỀ 3.
Câu 1: ( 1 điểm ).
- Tìm được năm từ ngữ địa phương. (0,5điểm)
- Nêu được năm từ ngữ toàn dân tương ứng (0,5 điểm) 
Câu 2: ( 3 điểm ).
	a) Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. (1 điểm ) 
b) Đặt câu đúng. ( 1 điểm )
c) Nêu được tác dụng. ( 1 điểm )
Câu 3: (3 điểm).
a. Cây non /vừa trồi, lá /đã xoà sát mặt đất. (1điểm) 
 cn vn cn vn
=> Câu ghép. (0,5điểm)
b. Lan / là người bạn tốt của tôi. (1điểm)
 cn vn
=> Câu đơn. (0,5điểm)
III. Nhận xét- Trả bài :
1. Nhận xét :
 a. Ưu điểm .
 - Bài làm nắm khá trắc về từ vựng và ngữ pháp 
- Phần trắc nghiệm đa số các em làm đúng 
- Nhiều em đó có ý thức chuẩn bị bài , nắm khá chắc kiến thức , vận dụng vào bài làm của mình , vì thế đạt kết quả khá cao Vân, Thư, Lan.... - Nhiều em được điểm tối đa phần trắc nghiệm .
- Phần tự luận nhiều em biết viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép theo yêu cầu . Đủ số câu, nội dung mạch lạc lưu loát.
b.Nhược điểm .
- Một số em không đọc kỹ câu hỏi làm bài tuỳ tiện dẫn đến xác định câu sai. Cá biệt có một số em chưa nắm được quy tắc làm bài .
- Phần viết đoạn văn hình thức chưa đảm bảo . nội dung lan man chưa có chủ đề rõ ràng . một số em viết đoạn văn không có nội dung gì
- Một số em có đoạn văn nhưng không cố những yêu câu về câu ghép như đặt ra dẫn đến không đạt được điểm cao .
- Cách trình bày đoạn văn còn chưa khoa học . Chưa nắm được đặc điểm về nội dung và hình thức của bài văn , đoạn văn 
-Diễn đạt câu văn lủng củng không có dấu hiệu ngắt câu 
-Dùng từ chưa đúng ý sai chính tả : Bái, Hải, Dịnh 
(gv nêu từng dẫn chứng cụ thể về bài viết của học sinh )
2. Trả bài ; Gv trả bài cho học sinh 
IV -Tổng hợp điểm 
 Lớp điểm 
Giỏi
%
Khá
%
Tb
%
yếu
%
8ª2.
8ª3
D,Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: ( 1 phỳt)
HS : Yếu , Tb: - Về nhà xem lại bài tÌm ra lỗi rút kinh nghiệm bài sau .
 HS :K, G: - Tự làm lại phần trắc nghiệm.
 - Về nhà Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I
 Ngày kiểm tra : 
Tiết 68,69: Kiểm tra học kỳ 
(theo đề chung của phòng GD) 
Ngày soạn: / 12/2011
Ngày giảng: /12/2011 
Tiết 70,71: Hoạt động Ngữ văn:
Làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu bài hoc:
 1.Kiến thức :
 - Hiểu cách làm thơ bảy chữ với yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
 - Tạo không khí mạnh dạn sáng tạo, vui vẻ.
 2.Kĩ năng : Biết làm thơ bảy chữ thành thạo, hay.
 3.Thái độ : Tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm thơ.
B. Chuẩn bị:
 1.GV: Tham khảo, tìm một số bài thơ mẫu.
 2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của SGK và GV:
 * Ghi nhớ những khái nịêm về thơ bảy chữ:
 + Thơ bốn câu bảy chữ ( Tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ đường trong các thể thơ khác ).
 + Giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.
 * Xem lại bài thuyết minh một thể loại văn học đã học.
 * Đọc kỹ các bài các thể, các khổ thơ trong sgk, tự rút ra nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và luật bằng chắc trong câu. Xem kỹ phần bố cục trong SGK.
 * Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ.
 *Tập làm thơ bảy chữ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3' ):
? Căn cứ vào bài thuyết minh một thể loại văn học em hãy cho biết: Muốn làm 1 bài thơ bảy chữ ( 4 hoặc 8 câu ) chúng ta phải xác định những yếu tố nào?
- Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Phải xác định bằng trắc cho bài thơ.
- Phải xác định đối niêm giữa các dòng thơ
- Phải xác định các vần trong bài thơ.
- Phải xác định cách ngắt nhịp cho bài thơ.
GV: Luật cơ bản nhất là “ nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh ” ( nghĩa là trong câu thơ thất ngôn các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng B, T tuỳ ý; còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân minh, phân biệt rõ ràng, chính xác. Ví dụ T – B hoặc B – T – B .).
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1' ): Nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 40' ):
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Gv chuẩn bị ngữ liệu vào bảng phụ.
Đọc và gạch nhịp thơ
? Phân tích luật bằng trắc trong bài thơ.
? Nhận xét nhịp thơ trong bài thơ?
? Từ việc tìm hiểu luật thơ của bài, em hãy rút ra đặc điểm của luật thơ bảy chữ.
GV: cung cấp kiến thức về thơ bảy chữ.
Bảng phụ hs quan sát mô hình.
Bảng phụ
? Bài thơ trên của nhà thơ Đoàn văn cừ đã bị chép sai em hãy chỉ ra chỗ sai đó và sửa lại cho đúng.
? Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi? 
Gợi ý: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế đề tài thơ xoay quanh thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp phải phát triển đối tượng đó theo một hướng nào đó.
Luật của hai câu sau:
BB TT BB T
TT BB TT B
Gv chuẩn bị hai câu đầu.
Gợi ý về luật bằng trắc:
TT BB TT 
BB TTT BB 
GV tổ chức nhận xét.
Gọi học sinh đọc các bài thơ tự làm ở nhà cho cả lớp nghe; gọi học sinh nhận xét; Gv nhận xét.
HS đọc
HS phân tích
-HS nhận xét 
- HS nêu đặc điểm 
HS phát hiện sửa chữa 
- HS làm theo hướng dẫ
- HS thảo luận trình bày
HS đọc trước lớp
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét
đọc các bài thơ
1. Nhận diện luật thơ:
a. Nhịp vần, quan hệ bằng trắc:
 Chiều
Chiều hôm thằng bé/ cưỡi trâu về.
 b b b t t b b
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe
 t t b b t t b 
Tiếng sáo diều cao / vòi voi rót 
 t t b b b t t
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê
 b b b t t b b
* Nhịp: 4/3 
* Vần : chân, bằng.
* Quan hệ: B , T 
* Đối:B đối với T(câu 1- 2,câu 3 - 4)
* Niêm: Các cặp niêm: Ngẩng 
( T ) – sáo ( T ), lên ( B) – cao(B) , hở ( T) – vọi ( T ) ( Câu 2 và 3 )
* Kết luận: Luật thơ bảy chữ:
- Câu thơ bảy chữ ( thực tế có thể xen câu 5 hoặc 6 chữ nhưng ở đây chỉ quan tâm đến câu thơ bảy chữ ).
Ngắt nhịp có thể 3/4 hoặc nhịp 2/2/3, phần nhiều là 3/4.
- Vần có thể là T, B nhưng phần nhiều là B, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và , có khi cả tiếng cuối câu 1.
- Luật bằng trắc theo hai mô hình dưới đây:
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B 
T T B B T T 
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B 
b.Chỗ sai luật của bài thơ:
Tối
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh.
Tiếng chày một nhịp trong đêm vắng.
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
*Nhận xét: Câu thứ hai sai nhịp ( do có dấu phẩy ) 
Sai vần: Câu 1 là vần “ e ”, câu 2 là vần “ anh ”.
Sửa lại: Bỏ dấu phẩy để câu thơ trở lại ngắt nhịp ắ, tiếng cuối câu 2 chuyển thành vần “e” ( ánh xanh lè, ánh vàng khè, bóng đêm nhoè, ánh trăng loe ).
2. Tập làm thơ bẩy chữ:
a. Làm tiếp hai câu thơ cuối:
Nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá.
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Cõi trần ai cũng chường mặt nó.
Nay đến cung chăng bỡn chị Hằng.
Nguyên bản 2 câu thơ của Tú Xương:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội.
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
b. Làm tiếp hai câu thơ cuối:
Vui sao ngày đã chuyển sang hè.
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Có thể: 
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
c. HS đọc các bài thơ đã sáng tác ở nhà.
D.Hoạt động tiếp nối ( 1' :
 HS:Yếu,Tb : - Ôn tập toàn bộ nội dung đã học để thi học kì I.
 HS: K ,G: - Tiếp tục tập làm thơ bảy chữ.
Soạn : / 12/ 2011
Giảng : / 12/ 2011 
 Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Ôn tập và củng cố kiến thức cơ bản về phần Văn, Tiếng Việt; Tập làm văn đã học ở học kì I.
 2.Kĩ năng: 
 - Thấy được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để phắc phục và phát huy, có kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp, khái quát kiến thức.
 - Biết chữa lỗi về diễn đạt như dùng từ, đặt câu; lỗi chính tả; trình bày.
 3.Thái độ : Giúp hs có ý thức học tập và vận dụng kiến thức vào viết bài; có ý thức tích hợp kiến thức Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị :
 - GV: Chấm bài, trả bài và chữa bài.
 - HS: Tự chữa lỗi trong bài viết của mình .
 C. Tiến tình tổ chức các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra ( Kết hợp trong giờ học bài mới )
 * Hoạt động 2: Nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học(1' )
 * Hoạt động 3: Bài mới ( 43' )
 I/ Trả- chữa bài kiểm tra học kì I:
 1. Trả bài :
 - GV : Trả bài cho hs.
 - HS: Nhận bài, đối chiếu với đáp án của GV
 2. Chữa bài :
 - GV: Đọc đề - Nêu đáp án, biểu điểm. 
 - HS: Nghe, đối chiếu bài làm của mình với đáp án của GV.
 II/ Nhận xét, đánh giá:
 1. Ưu điểm:
 - Nhìn chung các em đã học bài .
 - Nhiều em đã nắm được nội dung câu hỏi , kiến thức, cách làm bài.
 2. Nhược điểm:
 - Câu 1 : Một số em còn lười học bài; chưa đọc kĩ nội dung câu hỏi nên trả lời câu hỏi chưa chính xác , đầy đủ.Một số em trình bày cẩu thả, bẩn.
 - Câu 2 :Một số em chưa học bài, chưa nắm chắc đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn nên thuyết minh còn chung chung, lẩn quẩn ( Ngoc, Lo Anh, Sinh , Hanh.)
 - Nhiều em trình bày còn cẩu thả, diễn đạt câu văn yếu ( Vỗ, Vừ, Cú, Mạnh,Lì Minh... 
III/ Chữa lỗi : 
 - GV : Yêu cầu học sinh tự chữa lỗi bài làm của mình.
 - HS : Chữa lỗi theo yêu cầu.
IV.Tổng hợp điểm cụ thể - thu bài :
 1, Tổng hợp điểm : tổng số 56 bài , trong đó :
-
Lớp
Tổng số
G
K
TB
Y
K
8a2
28
7
5
10
6
8a3
28
2
7
13
6
Tổng
56
9
12
23
12
 2. Thu bài : Hs nộp bài - GV thu bài .
D. Hoạt động tiếp nối ( 1' ): 
 HS: Yếu,Tb : - Tiếp tục học ôn lại kiến thức Ngữ văn học kì I.
 HS: K,G : Làm lại phần tự luận.
 - Đọc và chuẩn bị bài : Nhớ rừng.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 ky I nam 20112012.doc