Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 117:

KIỂM TRA VĂN

A, Mục tiêu cần đạt:

I, Mức độ cần đạt: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức văn học(nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản, tác phẩm văn học) đã học ở kì II lớp 8.

II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

 1, Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức văn học(nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản, tác phẩm văn học) đã học ở kì II lớp 8.

 2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận trong bài viết ngắn.

 3, Thái độ: Nghiêm túc và tự giác làm bài.

III, Chuẩn bị:

 1,Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.

 2, Trò: Nắm được nội dung ôn tập và hình thức kiểm tra.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/3/2012
Tuần 31:Tiết 117-118-119-120.
Tiết 117:Kiểm tra văn.
Tiết 118:Lựa chọn trật tự từ trong câu. 
Tiết 119:Trả bài tập làm văn số 6.
Tiết 120:Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
............................................................................................................................
Tiết 117:
Kiểm tra văn
A, Mục tiêu cần đạt:
I, Mức độ cần đạt: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức văn học(nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản, tác phẩm văn học) đã học ở kì II lớp 8.
II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức văn học(nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản, tác phẩm văn học) đã học ở kì II lớp 8.
 2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận trong bài viết ngắn.
 3, Thái độ : Nghiêm túc và tự giác làm bài.
III, Chuẩn bị :
 1,Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.
 2, Trò: Nắm được nội dung ôn tập và hình thức kiểm tra.
B. Các hoạt động dạy và học 
I. Bước 1: ổn định tổ chức lớp :
II. Bước 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bỳt của HS
III. Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. Đề bài : Phát đề in sẵn chung toàn khối.
 - Học sinh làm bài vào giấy
 - Hết giờ GV thu bài về chấm
2. Nhận xét thái độ, ý thức làm bài của HS
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (1 phút) 
 1. HD học bài: Xem lại tất cả các văn bản đã học
 2. Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Tiết 118:
lựa chọn trật tự từ trong câu
A, Mục tiêu cần đạt:
 I, Mức độ cần đạt: 
 Nắm được cách sắp xếp và hiệu quả của sự sắp xêp trật tự từ trong câu. Từ đó ý thức lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II, TRọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức:
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Tác dụng diễn đạt của những trật từ khác nhau.
 2, Kỹ năng:
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong 1 VB văn bản.
- Phát hiện và sửa chữa được 1 số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.
 3, Thái độ: Có ý thức lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh.
III, Chuẩn bị :
 1,Thầy: Bảng phụ, soạn bài.
 2, Trò: Đọc kỹ và trả lời câu hỏi SGK/110
B. Các hoạt động dạy và học 
 I.Bước 1: ổn định tổ chức lớp : (1phút)
II. Bước 2 : Kiểm tra bài cũ: (3phút)
1. Em hiểu thế nào là lượt lời? Trong giao tiếp phải chú ý điều gì?
2. Trong một cuộc đối thoại, những người có mặt một cách tình cờ, người dự thính, người quan sát, trong điều kiện bình thường, có “ quyền được nói hay không?
 A. Có. . B. Không.
3. Đặt một đoạn hội thoại ngắn trong đó có lượt lời không trả lời.
III. Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động1: tạo tâm thế 
- Mục tiêu : Tạo thế và định hướng chú ý.
- Thời gian : 1 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
Kỹ thuật : động não
 Thầy
Trò
Ghi chú
 Vị trí của các từ trong câu không hoàn toàn mang tính cố định mà có khả năng thay đổi để nhằm vào các mục đích giao tiếp khác nhau, thể hiện thái độ khác nhau của người nói. Vậy làm thế nào để lựa chọn trật tự từ trong nói và viết cho phù hợp là nội dung của bài học hôm nay.
- Nghe, nhập tâm.
Hoạt động 2+3+4: Tri giác+Phân tích+ đánh giá, khái quát.
- Mục tiêu: Nhận biết được vai xã hội trong hội thoại. 
- Thời gian: 30 phút 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
- Gọi1 HS đọc VD/110 SGK.
- Hãy chú ý câu in đậm: Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
-1 HS đọc
I. Nhận xét chung:
1, Xét VD: SGK/110
*HS thảo luận nhóm:
H: Có bao nhiêu cách diễn đạt câu in đậm trên?
H: Nếu thay đổi vị trí của các từ như vậy, ý nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không?
 1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
 2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
 3.Thét bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
 4. Bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
 5. Bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
 6. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
=> có 6 cách sắp xếp, không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu.
-HS nghe và thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
H: Vì sao tác giả chọn trật tự từ như đoạn trích trên? 
- Việc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh vị thế XH và thái độ hung hãn của cai lệ tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn.
H: Việc lặp lại từ “roi” có tác dụng gì ?
- Liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước.
H: Việc đặt từ “thét” ở cuối câu nhằm dụng ý gì ?
- Liên kết câu ấy với câu sau
-Suy nghĩ trả lời
2, Nhận xét
* Cho câu sau: Nó bảo sao không đến
H: Hãy thay đổi trật tự từ trong câu trên và nhận xét.
+ Bảo nó sao không đến
+ Sao bảo nó không đến 
+ Không sao bảo nó đến
+ Đến sao không bảo nó....
->ý nghĩa câu thay đổi.
H: Vậy, qua sự thay đổi trật tự từ trong các câu trên em có nhận xét gì?
- Dựa ghi nhớ 1 trả lời.
3. Bài học:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/111
- 1HS đọc
*Ghi nhớ SGK/111
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
- Gọi HS đọc VD phần II
- 1HS đọc
1, Xét VD:
H: Quan sát VD 1 a, trật từ trong những bộ phận của câu thể hiện điều gì? 
- Thứ tự trước sau của các hoạt động.
- HS TL
H:Trật tự trong cụm in đậm ở VD b thể hiện điều gì? 
- Thứ bậc cao thấp (cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà lí trưởng). Cũng có thể phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật: cai lệ đi trước người nhá lí trưởng theo sau.
- HS TL
H:Trật tự từ trong cụm: “roi song, tay thước và dây thừng” 
- Tương ứng với trật của cụm từ đứng trước; cai lệ roi song; người nhà lí trưởng mang tay thước dây thừng.
- HS TL
- Đọc ví dụ 3 
H:Em hãy so sánh cách sắp xếp ấy? 
- Cách a hay hơn vì nó có nhịp điệu hơn ( đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm trong lời nói) .
- HS TL
H. Hãy rút ra tác dụng việc sắp xếp trật tự trong câu?
- Dựa ghi nhớ SGK/112 TL
*Ghi nhớ SGK/112
Hoạt động 5: Luyện tập
- Mục tiêu: Làm được các bài tập theo yêu cầu.
- Thời gian: 13 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn
Ghi chú
*Đọc yêu cầu BT 
Câu a: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung....
=> Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
Câu b: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
 Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
 Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
 Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
=> "Đẹp vô cùng"đảo lên phía trướcđể nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ Quốc mới được giải phóng; "hò ô"đưa lên phía trước để bắt vần lưng với "Sông Lô" gợi ra một không gian mênh mông sông nước, đồng thời bắt vần chân"ngạt- hát"để tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ.
Câu c:- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.
Lặp từ và cụm từ"mật thám","đội con gái" để tạo liên kết câu đứng trước.
- a, b làm miệng.
 - b làm theo nhóm bàn
III.Luyện tập: 
Câu a:
=> Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
Câu b: => "Đẹp vô cùng"đảo lên phía trướcđể nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ Quốc mới được giải phóng; "hò ô"đưa lên phía trước để bắt vần lưng với "Sông Lô" gợi ra một không gian mênh mông sông nước, đồng thời bắt vần chân"ngạt- hát"để tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ.
 Câu c: Lặp từ và cụm từ"mật thám","đội con gái" để tạo liên kết câu đứng trước. 
Sắp xếp theo trật tự lịch sử. 
Nhấn mạnh cái đẹp của tổ quốc mới giải phóng đảo “hò ô” lên trên để bắt vần với sông Lô” tạo cảm giác kéo dài thể hiện sự mênh mang của sông nước đồng thời bắt vần với câu trước bảo đảm sự hoà phối về ngữ âm.
c-Liên kết với câu trước.
*Bài thêm: Đặt 1 câu, nội dung tự chọn, thay đổi trật tự từ và rút ra nhận xét.
- HS lam.
- Gọi HS trình bày. Gọi nhận xét.
- HS tự làm.
* Củng cố:
 - Trật tự từ trong câu “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ( Hồ Chí Minh) dựa trên cơ sở nào?
 A. Bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến bị đánh đổ.
 B. Nhân dân ta thoát được cảnh “ một cổ ba tròng”.
 C. Biểu thị được những sự kiện quan trọng lúc bấy giờ.
 D. Biểu thị thứ tự trước sau của sự việc, sự kiện.
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (1 phút) 
 1. HD học bài: Học thuộc ghi nhớ.
 2. Làm tất cả các BT trong vở BTNV
 3. Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận.”
 Tiết 119:
trả bài Tập Làm Văn số 6
A. Mục tiêucần đạt
 I, Mức độ cần đạt: 
 Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chúng minh giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1, Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chúng minh giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
2, Kĩ năng: Rèn cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
3, Thái độ: Nghiêm túc sửa lỗi, khiêm tốn học hỏi.
III, Chuẩn bị:
1, Thầy: Chấm bài, nhận xét bài làm của HS
2, Trò: Sửa chữa bài viết của mình theo yêu cầu của GV
B, Tổ chức dạy và học:
I. Bước I: ổn định tổ chức lớp:
II. Bước II: Kiểm tra bài cũ:
III. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
 - Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý
-Thời gian: 1 phút
- Phương pháp: Nêu tình huống.
- Kỹ thuật: Động não
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
- Hai tuần trước các em viết bài tập làm văn số 6 tiết học này sẽ giúp các em nắm chắc và củng cố thêm thể loại văn nghị luận và các em sẽ rút được nhiều kinh nghiệm cho bài viết tới.
- Sau khi viết xong bài TLV số 6, em có tự tin không? Luyến tiếc điều gì? Thấy có thiếu sót gì?.....
- Tự bộc lộ, nhớ lại bài viết.
Hoạt động 2: Tri giác, đánh giá.
- Mục tiêu : Đánh giá lại được kết quả làm bài của mình
-Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn 
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
GV: Chép lại đề bài lên bảng. 
*Đề bài: 
I, Đề: 
? Hãy cho biết những từ ngữ quan trọng trong đề bài? Vậy về mặt hình thức của bài viết phải đáp ứng những yêu cầu nào?
*Về hình thức: 
-Trình bày đúng kiểu bài văn chứng minh. 
- Có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Suy nghĩ, nhớ lại, TL
II. Yêu cầu của đề 
*Về hình thức: 
? Luận điểm trong bài nghị luận phải được trình bày như thế nào? 
- Thể hiện quan điểm tư tưởng của người viết, LĐ phải sáng rõ, chính xác phù hợp với yêu cầu giải quyết. Các luận điểm được được sắp xếp theo một trình tự hợp lí có liên kết chặt chẽ.
- HS TL
? Để làm sáng tỏ nhận định ......... cần đưa ra những luận điểm nào? 
- Suy nghĩ, nhớ lại, TL
*Về nội dung:
- GV chỉ ra những ý kiến chưa đúng đắn, và khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, mới lạ, đúng đắn.
GV có thể nêu ra một số câu hỏi:
 ? Bài viết của em có luận điểm không? Bao nhiêu luận điểm?
? Các luận điểm có tập trung để giải quyết vấn đề không? 
? Các luận điểm được sắp xếp như thế nào, có hợp lí không, có phạm vào các lỗi trùng lặp, lộn xộn không?...
-HS trả lời.
III. Nhận xét ưu, nhược điểm:
*Sau khi nghe HS tự trình bày, GV nhận xét:
- Nắm được yêu cầu của đề.
- Trình bày được luận điểm, lập luận chặt chẽ.
- Bố cục bài rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, ít lỗi chính tả.
- Nhiều bài diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
-HS suy nghĩ TL
*ưu điểm:
- Một số bài lí lẽ cho các luận chứng nêu ra còn nghèo nàn:
- 1vài bài lập luận chưa chặt chẽ:
- Còn mắc lỗi chính tả.
* Nhược điểm:
* GV chép một số câu mắc lỗi chính tả tiêu biểu của một số HS lên bảng.
 (GV chép một số từ viết sai chính tả điển hình của HS -> Yêu cầu HS lên bảng chữa )
- Gọi chính HS mắc lỗi lên bảng chữa lỗi
IV.Trả bài, sửa lỗi. 
1.Chính tả:
- Dùng sai từ 
- Dùng từ chưa chính xác:
2. Dùng từ:
- GVchép ra bảng phụ- HS đọc – chữa lại cho đúng.
-HS sửa chữa lỗi trong bài 
( nếu có)
3. Diễn đạt:
-Bài văn hay:
- Bài kém:
V, Đọc bài văn hay, bài kém: 
- GV trả bài cho HS
- HS xem nhận xét của GV và sửa lại bài viết của mình.
Thống kê kết quả :
Điểm
 1- 2
 3- 4
 5- 6
 7- 8 
 9- 10
Số bài
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà:
Về nhà tiếp tục sửa bài vào vở.
Soạn bài “ Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”
Tiết 120:
Tìm hiểu về các yêu tố tự sự và miêu tả
trong văn nghị luận 
A. Mục tiêucần đạt: 
I, Mức độ cần đạt: Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.
II, Trọng tâm kiến thức:
 1, Kiến thức: 
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được các yếu tố tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Năm được cách thức cơ bản khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2, Kỹ năng: Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
3, Thái độ: Nghiêm túc học hỏi, hăng hái phát biểu.
III, Chuẩn bị:
 - Thầy: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
 - Trò: Soạn bài, bảng nhóm, bút dạ.
B, các hoạt động dạy và học: 
I.Bước 1: ổn định tổ chức (1 phút)
II. Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3 phút)
H: Trong bài văn nghị luận, bên cạnh yếu tố nghị luận là chủ yếu(hệ thống luận điểm, luận cứ...) cón có yếu tố phụ nào khác nữa? Các yếu tố đó theo em có tác dụng như thế nào trong bài văn nghị luận
III.Bước3: Tổ chức dạy và học bài mới: 
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Thời gian: 1 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kỹ thuật: Động não.
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
 Như chúng ta đã biết lập luận trong bài văn nghị luận cần phải rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ...Vậy các yếu tố tự sự và miêu tả có được sử dụng trong văn nghị luận không? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó!
- Nghe, tạo tâm thế chủ động.
Hoạt động 2+3+4: Tri giác+Phân tích+ đánh giá, khái quát.
- Mục tiêu: Năm được các đưa và tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Thời gian: 25 phút 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Gọi 1 HS đọc.
- Đọc VDa
1, Ví dụ: SGK113
H: Xác định yếu tố tự sự trong đoạn trích? 
- Kể về những thủ đoạn bắt lính
- HS suy nghĩ, TL
*VD a
H:Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn trích? 
- Tả lại cảnh khổ sở của những người bị bắt.
H: Vậy đoạn trích a, b có phải là những đoạn văn tự sự, miêu tả hay không ? Vì sao? 
- Không phải là văn bản TS và MT và không nhằm mục đích chủ yếu của tả và kể. 
- Mục đích chủ yếu: Phơi bày bộ mặt thật của thực dân Pháp (lừa bịp tàn bạo) khi bắt lính: về cái gọi là chế độ “mộ lính tình nguyện" Tức là chỉ rõ phải, trái, đúng, sai nên nó phải là văn nghị luận.
- HS suy nghĩ, TL
2. Nhận xét:
H: Giả sử cắt bỏ tất cả những câu văn, từ ngữ, hình ảnh tự sự và biểu cảm ấy, liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luậnđiểm của tác giả?=>Các yếu tố tự sự và miêu tả trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuần mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm, để nghị luận. Rõ ràng nếu bỏ những câu đoạn tự sự, miêu tả đi cả hai đoạn văn nghị luận trở nên rất khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, thuyết phục và hấp dẫn.
- HS suy nghĩ, TL
Vậy yếu tố tả kể có tác dụng như thế nào trong văn nghị luận? 
- Làm cho luận cứ rõ ràng cụ thể sinh động hơn do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- HS suy nghĩ, TL
*Tác dụng:
* Gọi HS đọc ví dụ b
- Đọc ví dụ b
* Ví dụ b
H: Tìm những đoạn văn tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của chúng? 
- Tả:  Suốt ngày chàng không nói không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàngnhững vầng sáng bạc...
-> Làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp và các dân tộc Việt Nam
- HS tìm
H: Vì sao tác giả VB trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện chàng Trăng và nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy? 
- Vì :- Nhằm mục đích nghị luận. 
 - ít người biết cụ thể nội dung hai truyện. Không kể, tả người đọc không thể hình dung được sự gần gũi, giống nhau ấy ntn, và tất nhiên, luận điểm kém thuyết phục nhưng đến truyện Thánh Gióng lại hoàn toàn không kể, tả vì truyện đã rất quen thuộc đối vớiđông đảo người dân Việt.
- HS suy nghĩ, TL
H: Vậy khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý đến những điểm gì? Vì sao?
 => Cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết, không có không được chỉ để phục vụ việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận mà thôi.
H: Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết khi đưa các yêu stố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?
- HS dựa ghi nhớ trình bày 
* Ghi nhớ
Hoạt động 5: Luyện tập
- Mục tiêu: Làm được các bài tập theo yêu cầu.
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn
II. Luyện tập
Ghi chú
- Đọc và nêu yêu cầu BT 1
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu
- HS tìm yếu tố miêu tả và tự sự.
Bài 1:
 Yếu tố tự sự
yếu tố miêu tả
Sắp trung thu. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị bắt giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là 1 xâu...đáng ghét cua bộ mặt nhà giam. Phải đi ra với đêm, phải tắm minh trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ.
Trời xứ Bắc hẳn trong... sáng.
 đêm nay trăng....chừng. Trong suốt...
vỗ về. Ngay bên cửa sổ...bóng cây.
 Đêm nay...rạo rực bao nỗi niềm....thốt
lên...
Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực,
 nó muốn yêu...bộc lộ.
- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. Còn yếu tố MT làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ để nhận rõ hơn chiều sâu của 1 tâm tư: ở đó, bên trong sự im lặng, có chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái đẹp.
Bài tập 2: - 1 HS đọc, nêu yêu cầu, GV tổng hợp.
- Rất nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen, vì: 
- Cần thiết phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm., trong khi phân tích vẻ đẹp của sen trong bài ca dao.
- Cần thiết nêu 1 vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa trưa, chiều hè để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm ở việt Nam được thể hiện trong bài ca dao.
- Đọc bài viết của Huy Cận trong SGK trang 117.
Củng cố:
 - Các yếu tố tự sự và miêu tả dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. Em có tán thành ý kiến đó không?
 A. Tán thành. B. Không tán thành. C. Chưa rõ.
IV.Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: 
- Hoàn thành bài 2 
- Soạn bài “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục"

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31giao an 4 cotHP.doc