Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Trực Đại

TUẦN 30 - TIẾT 117

 Ông giuốc - đanh mặc lễ phục

( Môlie )

I . Mục tiêu

- Giúp cho học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu , hiểu rõ hơn Môlie là nhà soạn kịch tài ba , xây dựng lớp kịch hết sức sinh động , khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật , gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai , tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói , hành động và mâu thuẫn kịch

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu “ với phần Tập Làm Văn ở bài “ Luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận .

II . Chuẩn bị :

Gv : Nghiên cứu và soạn bài .

Hs : Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa .

C . Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1

1 . Ổn định tổ chức (1 phút )

2 . Kiểm tra ( 4 phút )

Đi bộ ngao du giúp ta điều gì quan trọng nhất

Mục đích của đi bộ ngoại du là gì ?

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 - Tiết 117
 ông giuốc - đanh mặc lễ phục
( Môlie ) 
I . Mục tiêu
- Giúp cho học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu , hiểu rõ hơn Môlie là nhà soạn kịch tài ba , xây dựng lớp kịch hết sức sinh động , khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật , gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả. 
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai , tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói , hành động và mâu thuẫn kịch 
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu “ với phần Tập Làm Văn ở bài “ Luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận . 
II . Chuẩn bị : 
Gv : Nghiên cứu và soạn bài . 
Hs : Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa . 
C . Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1 . ổn định tổ chức (1 phút ) 
2 . Kiểm tra ( 4 phút ) 
Đi bộ ngao du giúp ta điều gì quan trọng nhất 
Mục đích của đi bộ ngoại du là gì ? 
3 . Bài mới 
Hoạt động 2
 Hoạt động 3
Gv ? : Trình bày hiểu biết của em về tác giả ? 
Hs : Trả lời như sách giáo khoa . 
Gv ? : Em hiểu gì về tác phẩm này ? 
Gv : Ông Giuốc Đanh tuổi ngoài 40 , là con một của nhà buôn giàu có . Tuy dốt nát quê kệch nhưng ông muốn học đòi làm sang . Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó săn đón lịnh hót ông để moi tiền . Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy Xin với chàng Clêông chỉ vì chàng không phải là quý tộc . Cuối cùng nhờ mưu mẹo của Côvinen là đầy tớ của mình , Clêông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy Xin làm vợ và được ông Giuốc Đanh ưng thuận . 
 Hoạt động 4
Gv : Nêu yêu cầu học sinh đọc 
 + Hình thức đọc phân vai 
Giọng đọc phải phù hợp với công việc vị trí tính cách của họ nhưng nhìn chung đều thể hiện kịch tính gây cười 
Ví dụ : Giọng Giuốc Đanh là giọng chủ , giàu có nhưng ngu ngơ , lại háo danh dễ bị lừa phỉnh , giọng phó may và thợ phụ khéo léo chiều khách nịnh hót nhưng trong thâm tâm lại coi thường vị khách sộp nhưng ngu ngốc này . 
Gv ? : Từ “ trưởng giả “ , “ tư sản “ có nghiã như thế nào ? 
Gv ? : Em hiểu “ lễ phục “ là như thế nào ? 
Gv ? : Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì ? ; 
Gợi sự hình dung tưởng tượng cảnh ông Giuốc Đanh mặc lễ phục theo đúng nghĩa của nó . 
Gv ? : Theo em hành động kịch diễn ra ở đâu ? Có những ai ? 
 Trả lời : Diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc Đanh . 
Ông Giuốc Đanh , bác phó may . tay thợ phụ mang lễ phục đến .’
 Hoạt động 5 
Gv ? : Căn cứ vào chỉ dẫn em hãy cho biết lớp kịch này gồm mấy cảnh ? Là những cảnh nào ? 
Trả lời : Ông Giuốc Đanh và phó may 
Ông Giuốc Đanh và tay thợ phụ . 
Gv ? : Em hãy hình dung diễn biến của hành động kịch ở hai cảnh này như thế nào ? 
Cảnh 1 : Hai người Ông Giuốc Đanh và bác phó may nói với nhau chủ yếu là đối thoại kèm theo cử chỉ động tác 
Cảnh 2 : Người của ông Giuốc Đanh và tay thợ phụ nói với nhau nhưng ta hình dung 4 tay thợ phụ cùng xoắn sít xung quanh . Ông Giuốc đanh đối thoại với 1 người mà như nói với tốp thợ phụ . Khán giả khôgn chỉ nghe những lời đối thoại mà còn xem xét các thợ phụ cởi quần áo cũ mặc lễ phục mới cho ông Giuốc Đanh . 
Gv ? : Nhận xét xem nơi diễn ra hành động kịch như thế nào ? 
* Càng ngày càng nhộn nhịp sôi động với lời nói hành động . 
Gv : Như ta đã thấy kết thúc hồi 2 của vở kịch này , cảnh trên sân khấu còn có nhảy múa và âm thanh rộn ràng . Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục được xây dựng công phu trong không khí sân khấu sôi động nào nhiệt khi hạ màn . Tính cách trưởng giả học làm sang được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu 
Gv ? : Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc Đanh và bác phó may xoay quanh sự kiện gì ? 
Bộ lễ phục , đôi bít tất , bộ tóc giả , lông dĩnh mũ 
Sự việc chính : Bộ lễ phục 
Gv ? : Trong cảnh 1 em thấy tình huông kịch nào đáng chú ý ? 
Ông Giuốc Đanh phát hiện ra bộ lễ phục may hoa ngược , phát hiện bác phó may ăn bớt vải . 
Gv ? : Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc Đanh và bác phó may diễn ra như thế nào ? 
Gv ? : Tác giả giải quyết tình huống ông Giuốc đanh phát hiện ra bộ lễ phục may hoa ngược như thế nào ?
Bác phó may bị chê là may hoa ngược chuyển sang thế chủ động tấn công lại bằng hai đề nghị : 
“ Nếu ngài muốn thì tôi xin may hoa xuôi lại maf thôi và xin ngài cứ việc bảo 
Ông Giuốc Đanh cứ lùi mãi : “ Tôi đã bảo không mà , bác phó may thế được rồi , rồi lảng sang chuyện khác hỏi về bộ lễ phục ông có mặc vừa không 
Gv ? : Em có nhận xét gì về tình huống áo may hoa ngược đối với nhân vật ông Giuốc Đanh và bác phó may ? 
Bác phó may : Ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên , bác phó may chẳng biết vì dốt hay sơ xuất hay cố tình biến ông Giuốc Đanh thành trò cười lên may hoa ngược 
Ông Giuốc Đanh chưa phaỉ là mất hết tỉnh táo áo may hoa ngược nhưng chỉ cần bác phó may “ vụng chèo khéo chống “ bại ra những lí lẽ những ngườ quý phái đều mặc áo hoa ngược là ông Giuốc đanh ưng thụân ngay . 
Gv ? : Qua tình huống này em thấy ông Giốc đanh là người như thế nào ? 
Gv ? : Trong tình huồng ông Giuốc Đanh bác phó may ăn bớt vải của mình ông đã chuyển sang thế chủ đông trách bác phó may bằng hai lời thoại đó là lời thoại nào ? 
Ô kìa bác phó may vải này là 
Đánh là đẹp . 
Gv ? : Bác phó may gỡ thế bí bằng cách nào . 
Lảng sang chuyện khác hỏi ông Giuốc Đanh có muốn thử bộ lễ phục không 
Gv : Đấy là nước cờ cao tay đánh chúng vào tâm lí của Ông Giuốc Đanh đang muôns học làm sang , muốn thử bộ lễ phục . 
Gv ? : Em thấy ông Giuốc Đanh là người như thế nào ? 
Gv : Trong đoạn trích này xung đột kịch , diễn biến kịch không căng thẳng nhưng qua nhân vật hài là ông Giuốc đanh giúp ta hình dung thói học đòi bắt trước đã biến đổi con người sâu sắc đến nhường nào . Sự sáng suốt bỗng trở lên mù quáng không biết đâu là chân lí nữa . 
 Hoạt động 6
4, Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) 
- Tập đọc đúng vai nhân vật 
- Phân tích tính cách nhân vật ông Giuốc Đanh 
 . Rút kinh nghiệm 
I . Giới thiêu tác giả tác phẩm (5 phút )
1. Tác giả ( 1622 – 1673 ) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp . 
- Ông là diễn viên thường đóng vai chính trung các vở kịch của mình . 
2 . Tác phẩm 
- Trích trong vở kịch 5 hồi “ Trưởng giả học làm sang “ và là lớp kịch kết thúc hồi thứ hai . 
II . Đọc và tìm hiểu từ khó ( 5 phút ) 
III Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 28’ ) 
Diến biến hành động kịch 
a ) Ông Giuốc Đanh và bác phó may . 
- Ông Giuốc Đanh là một con rối do người khác điều khiển giật giây , dễ dàng bị bác phó may lừa bịp mang ra làm trò cười . 
Học đòi làm sang đến mức gàn dở 
Ngày soạn : 28/3/2008
Ngày dạy : 
Tiết 118 
 Ông giuốc đanh mặc lễ phục
( Môlie ) 
I . Mục tiêu ( thực hiện tiếp tiết 117)
II . Chuẩn bị : 
GV: Nghiên cứu soạn bài
HS: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới
III . Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1 . ổn định lớp ( 1 phút ) 
2 . Kiểm tra ( 4 phút ) 
Ông Giuốc Đanh là người như thế nào ? 
3 . Bài mới 
Hoạt động 2
 Hoạt động 3
Gv ? : Khác với tính cách của bác phó may là vụng chèo khéo chống tay thợ phụ dùng mánh khéo gì ? 
Nịnh hót tâng bốc để moi tiền . 
Gv ? : Tay thợ phụ nịnh hót tâng bốc ông bằng cách nào 
Tôn ông Giuốc đanh là ông lớn, cụ lớn , đức ông . 
Gv : Cánh thợ phụ tôn ông Giuốc Đanh là ông lớn còn ông Giuốc Đanh cứ moi tiền ra để thưởng cho tiếng gọi đó . 
Gv ? : Em có nhận xét đánh giá như thế nào về nhân vật này 
Gv : Nếu là cảnh thứ nhất sự lừa bịp đã thành công vì các sự học đòi biến con người ông Giuốc Đanh thành một thứ mồi ngon của nó , thì ở cảnh thứ hai sự tâng bốc đã thắng vì danh tiếng hão huyền mà con người thường ước mơ khao khát mà Giuốc Đanh có thể coi là nhân vật hài bất hủ . 
Gv ? : Theo em lớp hài kịch này gậy cười cho khán giả ở khía cạnh nào ? 
Cười ông Giuốc Đanh ngu dốt vì thói học đòi làm sang biến ông thành trò hề , trò cười để lời dụng kiếm trác 
Gv ? : Yếu tố gây cười được thể hiện qua những chi tiết nào ? 
Tưởng rằng mặc áo may hoa ngựoc mới là sang móc tiền mãi để mua lấy danh hão . 
Buồn cười nhất là tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Giuốc Đanh , tay thợ phụ lột quần áo ra để mặc cho bộ lễ phục lố lăng nhưng vẫn vênh vang ta đây là quý phái 
Hoạt động 7
	4, Củng cố:
Gv ? : Xem song lớp kịch này em thấy tác giả có những thành công gì về mặt nghệ thuật ? 
Gv ? : Câu chuyện nêu lên nội dung gì ? 
Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 : Vì sao ông Giuốc Đanh thưởng tiền cho thợ phụ ? 
a . Vì họ gọi ông ta là cụ lớn , ông lớn , đức ông 
b . Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức . 
c . Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông 
d . Vì họ đã hầu hạ ông chu đáo 
 5,Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) 
 - Tập đọc đúng vai nhân vật 
. Rút kinh nghiệm 
b ) Ông Giuốc Đanh và tay thợ phụ 
( 15 phút ) 
c, Cánh thợ phụ láu cá ranh ma lợi dụng ( 13 phút ) 
IV . Tổng kết ( 5 phút ) 
1 . Nghệ thuật 
- Xây dựng nhân vật hết sức sinh động khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của tay trưởng giả 
 2 . Nội dung 
Câu chuyện phê phán thói học đòi làm sang của ông Giuốc Đanh một cách kệch cỡm lố bịch trở thành trò đùa cho mọi người để dễ bị lợi dụng , làm tiền 
V . Luyện tập ( 5 phút ) 
1 . Bài tập 1 
Đáp án : a 
Ngày soạn : 29/3/2008
Ngày dạy : 
 Tiết 119 
 Lựa chọn trật tự từ trong câu
I . Mục tiêu 
- Củng cố lại khái niệm về trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp 
- Tích hợp với phần văn ở phần vă bản ông Giuốc Đanh mặc lễ phục với phần Tập Làm Văn qua bài : “ Luyện tập đưa yếu tố tự sự vào bài văn nghị luận “ 
- Rèn kĩ năng sắp xếp trật tự từ nhằm đạt hiệu quả cao . 
- Giáo dục học sinh sử dụng cách sắp xếp trật tự từ phù hợp với tình huống giao tiếp . 
II . Chuẩn bị 
Gv : Nghiên cứu soạn bài 
Hs : Ôn lại lí thuyết 
III . Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1 . ổn định lớp ( 1 phút ) 
2 . Kiểm tra : Kết hợp trong giờ 
3 . Bài mới 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài 
 Hoạt động 3
Gv ? : Trong khi nói và viết thì người nói và người viết phải làm gì ? 
Lựa chọn trật tự từ thích hợp với tình huống giao tiếp 
Gv ? : Sự sắp xếp các trật tự từ trong câu có tác dụng gì ? 
Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng , hoạt động , đặc điểm . 
Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng 
Liên kết câu với những câu khác trong văn bản 
Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của người nói 
 Hoạt động 4
Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 : 
Gv ? : Trật tự các từ , các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào ? 
Giải thích tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến . 
Sự sắp xếp trật tự từ in dậm trong câu có tác dụng gì ? 
Thể hiện thứ tự trong câu 
 Gv ? : Thứ tự đó được thể hiện như thế nào ? 
Gv : Gọi học sinh đọc bài tập 1 b 
Gv ? : Đây là lời kể của ai 
Gv ? : Bé Hồng kể nhứng việc gì 
Kể những sự việc chính , những sự việc diến ra hàng ngày của bà mẹ là đí bán bóng đền còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính . 
Em có nhận xét gì về các hoạt động trên . 
Gv : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5?
GV: Trong văn bản này tác giả sử dụng phép nhân hoá 
GV?: Vậy xanh ,nhũn nhặn ,ngay thẳng ,thuỷ chung ,can đảm có nghiã như thế nào ?
GV?: Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các trật tự từ ?
GV: Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 6?
Hoạt động 5
4, Củng cố: GV khái quát lại toàn bộ bài học ở cả hai tiết
 5, Hướng dẫn về nhà (2phút)
Làm bài tập 3,4
Ôn tập lại phần lý thuyết 
* .Rút kinh nghiệm
I . Lí thuyết ( 5 phút ) 
II . Luyện tập ( 38 phút ) 
 1 . Bài tập 1 
a ) Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng , khâu này nối tiếp khâu kia , đầu tiên là pahỉ giải thích cho quần chúng hiểu sau đó tuyên truyền cho quần chúng hiểu đúng rồi tổ chức cho quần chúng làm , lãnh đạo để làm cho đúng , kết quả là làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến 
b)Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn , còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính . 
2)Bài tập 5
Xanh : màu sắc đặc điểm dễ nhìn thấy 
Nhũn nhặn: tính khiêm tốn phải có thời gian tìm hiểu 
Ngay thẳng : phẩm chất tốt đẹp cũng phải có thời gian tìm hiểu 
Thuỷ chung : 
Can đảm : 
Cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo trình tự miêu tả trong bài văn 
3) Bài tập 6
Lợi ích đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết 
Người Việt Nam ta có câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn “.Còn các bậc “ minh quân “ngày xua thường” vi hành “.Nếu hiểu đi một ngày đàngvà vi hành đều là đi bọ thì chúng ta sẽ thấy lợi ích quả là to lớn .Người đi bộ có thể nhìn tận mắt nghe tận tai hỏi tận nơi tất cả những điều mà mình muốn biết đó rất đáng tin cậy .Vua chúa cũng vậy nếu cứ ngồi rú rú trong cung cấm để nghe những viên quan thiếu trung thực thì làm sao nhà vua có thể hiểu được nỗi thống khổ của muôn dân ? Những cuộc vi hành sẽ giúp cho nhà vua thấy cảnh thực người thực ,việc thực để nhà vua tìm cách cai trị nước ,con dân tốt nhất .Như vậy từ đi bộ mà người bình thưòng đến các bậc vua chúa đều” khôn “không chỉ gíp con người trở nên thông tuệ và từng trỉa mà còn góp phần không nhỏ vào việc gíup cho cuộc sống ngày càng trở nêntốt đẹp hơn 
 Tiết 120 Ngày soạn :29/3/2008 - Ngày dạy:
Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
I .Mục tiêu 
-Giúp học sinh củng cố chắc hơn những hiểu biết về yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận mà các em đã học tiết tập làm văn trước 
-Vận dụng những hiểu biết đó đẻ đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn một bài văn nghị luận để có đề tài gần gũi 
-Rèn kỹ năng xác định hệ thống hoá luận điểm trong bài văn tìm và chọn yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn bài văn nghị luận cho phù hợp và hiệu quả
II.Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn bài 
HS: làm bài trước ở nhà 
III.Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1.ổn định lớp (1phút)
2.Kiểm tra(4phút) 
Sự chuẩn bị luận điểm và dàn ý của bài văn 
3.Bài mới
 Hoạt động2 : Giới thiệu bài mới
 Hoạt động 3
GV: Gọi học sinh đọc đề bài 
GV?: Đề bài này thuộc kiể nghị luận nào ?
Nghị luận giải thích 
GV?: Vấn đề nghị luận giải thích ở đây là vấn đề gì ?
Vấn đề trang phục và văn hoá với học sinh 
GV?: Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải làm gì ?
Học sinh chọn luận điểm a,b.c,e
GV?: Tại sao em không chọn luận điểm d?
Vì luận điểm (d) nói về nhf trường chứ không nói về cách ăn mặc của học sinh 
GV?: Theo em trong các luận điểm trên chúng ta còn chọn thêm luận điểm nào nữa không ?
Các bạn cần thay đổi cách ăn mặc cho lành mạnh cho đúng đắn hơn 
GV?: Việc sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận cần đảm bảo yêu cầu gì ?
các luận điểm phải sắp xếp theo trình tự hợp lý .Luận điểm nêu trước làm cơ sở cho luận điểm nêu sau còn luận điểm nêu sau dãn đến luận điểm kết luận 
GV?: Muốn sắp xếp trình tự luận điểm cho bài văn nghị luận giải thích ta thường làm bằng cách nào ?
GV?: Dựa vào đó em hãy trả lời câu hỏi thứ nhất ?
Vấn đề ấy là vấn đề gì ?Tìm luận điểm làm cơ sở ?
Luận điểm (A)
GV?: Theo em tại sao trong cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi 
Vì các bạn lầm tưởng rằng ...sành điệu 
GV?: Tác hại của sự lầm tưởng đó là gì ?
Việc ăn mặc gây tốn kém cho cha mẹ 
GV?: Để thuyết phục các bạ thay đổi trong các ăn mặc chúng ta phải làm gì ?
Giúp các bạn thấy rằng :Việc ăn mặc ...cảnh sống 
GV?: Cuối cùng ta chọn luận điểm nào làm luận điểm kết luận ?
GVSau khi xây dựng hệ thống luận điểm chúng ta phải viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận .Một trong những yếu tố giúp ta trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng đó là yếu tố tự sự và miêu tả 
GV?: Gọi học sinh đọc đoạn văn nghị luận 
GV?: Đoạn văn viết về vấn đề gì ?
Cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi 
GV?: Nội dung chính được thể hiện qua câu văn nào 
Sự ăn mặc .....đến thế
GV?: Tìm yếu tố tự sự ,miêu tả ?
Học sinh tìm 
GV?: Theo em những yếu tố tự sự và miêu tả đưa vào trong đoạn văn nghị luận đã phục vụ cho việc làm rõ luận điểm chưa ?Có yếu tố nào không phù hợp ?
Các yếu tố đưa vào làm rõ luận điểm .tuy nhiên còn có yếu tố miêu tả và tự sự “Lại có bạn ....diện tử “
không phù hợp vì nó không liên quan đén vấn đề ăn mặc mà là biểu hiện chơi bời của học sinh 
GV?: Giả sử cô bỏ yếu tố miêu tả đi em có nhận gì 
Đoạn văn trở nên khô khan không hình dung rõ cách thay đổi trong cách ăn mặc nhiều đến thế nào của học sinh 
? Đọc đoạn văn b/126?
Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Viết về các ăn mặc đua đòi theo mốt của một số bạn học sinh ? Đạon văn đã sử dụng những yếu tố tự sự và miêu tả như thế nào?
?em học tập được gì cách sử dụng những yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ở hai đoạn văn trên?
 Hoạt động 4
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Muốn viết được văn trên , emcần phải dựa vầo những yếu tố nào?
GV: trên cơ sử gợi ý đó em hãy thực hiện yêu cầu của bài tập
GV: Dành thời gian cho học sinh viét sau đó gọi học sinh trình bày
? Nhận xét cách trình bày đoạn văn của bạn về mnội dung và hhình thức diễn đạt 
HS; chỉ ra được nội dung, hình thức viết theo cách nào, lỗi diễn đạt 
GV: Sửa , bổ sung
 Hoạt động 5
4, Củng cố:
 GV : Khái quát lại toàn nội dung của bài học
5, Hướng dẫn học bài:
Viết tiếp đoạn văn trình bày luận điểm ( một trong những luận điểm còn lại ở đề bài trên) có sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự , trình bày theo cách qui nạp
- Chuẩn bị bài viết số 7
*Rút kinh nghiệm:
1, Đề bài : trang phục và văn hoá 
(5phút)
2, Xác lập luận điểm (10phút)
3.Sắp xếp luận điểm (5phút)
4.Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận (5phút)
Luyện tập 
 Bài tập5/ 126 
Viết đoạn văn trình bày một trong những luận điểm trên( có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự)

Tài liệu đính kèm:

  • doc30.doc