Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51 bài 13: Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51 bài 13: Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

TIẾT 51 TẬP LÀM VĂN

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.

 b) Về kĩ năng: Biết nhận diện đề văn thuyết minh, biết quan sát, tích luỹ tri thức, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh trong làm bài.

 c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Hãy nêu phương pháp làm bài văn thuyết minh?

 Đáp án:- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng (5 điểm).

 - Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, (5 điểm).

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51 bài 13: Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	..	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C	 	
TIẾT 51 TẬP LÀM VĂN
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
	b) Về kĩ năng: Biết nhận diện đề văn thuyết minh, biết quan sát, tích luỹ tri thức, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh trong làm bài.
	c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Hãy nêu phương pháp làm bài văn thuyết minh?
	Đáp án:- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng (5 điểm).
	- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,(5 điểm).
	* Vào bài (1’): Đề bài văn thuyết minh có những yếu tố nào? Từ đề bài đến cách làm bài văn thuyết minh gồm những bước nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH (27’) 
	1. Đề văn thuyết minh (12’)
	a) Ví dụ
GV: Gọi HS đọc 12 đề văn trong SGK. T. 137, 138.
	?TB: Điểm giống nhau về yêu cầu của 12 đề trên là gì? Hãy chỉ rõ?
	HS: Các đề văn ấy đều nêu một đối tượng cần thuyết minh cho người khác hiểu (HS lần lượt chỉ ra các đối tượng được nêu trong mỗi đề).
	?KH: Đối tượng thuyết minh của 12 đề trên gồm những loại nào? Nhận xét?
	HS: Là con người (đề a), tác phẩm văn học (đề b), đồ vật (đề c, d, e, g, n), di tích (đề h), con vật (đề i), thực vật (đề k), món ăn (đề l), đồ chơi (đề n)=> đối tượng thuyết minh rất phong phú, đa dạng.
	?KH: Căn cứ vào đâu em biết đó là đề văn thuyết minh?
	HS: Các đề đó không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích các đối tượng. Yêu cầu thuyết minh thể hiện ở các từ giới thiệu, thuyết minh.
	?KH: Nhận xét gì về phạm vi của các đề trên?
	HS: Về phạm vi có thể xếp chúng vào hai dạng. Các đề có tính chất lựa chọn: a, b, h, i, l, n. Các đề có yêu cầu bắt buộc thuyết minh về một đối tượng cụ thể: c, d, e, g, k, m.
	GV: Đối với những đề có tính chất lựa chọn, người viết có thể lựa chọn một đối tượng cụ thể thuộc loại của nó mà mình hiểu biết để thuyết minh. Chẳng hạn với đề i giống vật nuôi có ích rất nhiều như chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu, ta có thể chọn một trong số đó để thuyết minh. Các đề bắt buộc thì phải thuyết minh theo đúng yêu cầu của đề đó.
	?KH: Qua phân tích, em hiểu gì về đề văn thuyết minh?
	b) Bài học
	Ghi:- Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
	GV: Các đề trong SGK đều nêu rõ yêu cầu thuyết minh bằng các từ “giới thiệu, thuyết minh”. Nhưng nhiều đề chỉ nêu tên đối tượng phải thuyết minh mà thôi. Ví dụ chỉ cần nêu “Chiếc nón lá Việt Nam” là chúng ta phải hiểu đề yêu cầu viết bài thuyết minh, giải thích chiếc nón lá Việt Nam.
	?KH: Em hãy thử ra một đến hai đề văn thuyết minh?
	HS: Thuyết minh về điệu múa xoè. Giới thiệu về nhà tù Sơn La.
	2. Cách làm bài văn thuyết minh (15’)
	2a. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc văn bản Xe đạp.
	?TB: Em thử đặt đề bài cho bài văn bạn vừa đọc?
	* Đề bài: Giới thiệu chiếc xe đạp.
	?TB: Trước một đề bài việc đầu tiên ta phải tiến hành là gì?
	a) Tìm hiểu đề
	?TB: Xác định đối tượng, yêu cầu của đề?
	HS: Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp. Yêu cầu: thuyết minh cấu tạo, tác dụng của xe đạp.
Ghi: - Đối tượng thuyết minh: Chiếc xe đạp.
- Yêu cầu: Trình bày cấu tạo, tác dụng của xe đạp.
?KH: Theo em, tính chất của đề văn này khác với đề văn miêu tả như thế nào?
HS: Đề miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể: xe của ai, màu gì, nam hay nữ, xe Việt Nam hay nước ngoài. Đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó, cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này không chú ý vào màu sắc, trang trí, đời mới, cũ, nhãn hiệu,
b) Xây dựng bố cục và nội dung
?KH: Bài văn thuyết minh này có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần? 
HS: Bài văn có bố cục ba phần. Phần Mở bài từ đầu đến “sức người”=> giới thiệu đối tượng thuyết minh (chiếc xe đạp). Phần Thân bài tiếp đến “thể thao”=> trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích của xe đạp. Phần Kết bài còn lại=> bày tỏ thái độ đối xe đạp trong hiện tại và tương lai.
?TB: Phần Mở bài giới thiệu đối tượng thuyết minh như thế nào?
Ghi: * Mở bài: Giới thiệu chung về xe đạp: là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.
?KH: Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp, người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Thân bài có mấy ý?
HS: Xe đạp là một sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo nên người viết đã sử dụng phương pháp phân tích, phân loại, liệt kê để lần lượt giới thiệu. Thân bài được chia làm 5 ý. Ba ý đầu tương ứng với ba phần chủ yếu của xe đạp. Hai ý sau nêu hệ thống các bộ phận phụ và giá trị sử dụng của xe đạp.
?TB: Hãy lập dàn ý các ý trong phần Thân bài theo bài làm trên?
Ghi: * Thân bài
- Hệ thống truyền động
+ Các bộ phận nằm trong hệ thống truyền động;
+ Cơ chế truyền động.
- Hệ thống điều khiển: 
+ Các bộ phận nằm trong hệ thống điều khiển;
+ Cơ chế điều khiển.
- Hệ thống chuyên chở:
+ Các bộ phận trong hệ thống chuyên chở;
+ Khả năng chuyên chở.
- Hệ thống các bộ phận phụ.
- Giá trị sử dụng của xe đạp.
?TB: Phần Kết bài người viết đã nêu ý gì?
Ghi: * Kết bài: Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó.
?KH: Nêu nhận xét của em đối với bài làm của bạn học sinh?
HS: Bài làm đã xác định đúng đối tượng, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích, liệt kê phù hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
?TB: Qua đó, em rút ra nhận xét gì về cách làm bài văn thuyết minh?
2b. Bài học
Ghi: Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng.
- Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 140.
II. LUYỆN TẬP (12’) 
* Lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề
?TB: Xác định kiểu bài và yêu cầu của đề?
- Kiểu bài thuyết minh.
- Yêu cầu: thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
?KG: Xây dựng dàn ý cho đề bài đó?
2. Dàn ý
a) Mở bài: Nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b) Thân bài
- Đặc điểm của chiếc nón Việt Nam:
+ Hình dạng của nón;
+ Nguyên liệu và cách làm nón;
+ Những vùng sản xuất nón nổi tiếng ở nước ta.
- Công dụng của nón trong đời sống của người Việt Nam:
+ Dùng để che nắng, mưa cho con người;
+ Dùng làm quà tặng;
+ Nón xuất hiện trong điệu múa nón.
- Nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
c) Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Nêu bố cục bài văn thuyết minh? Đặt một đề bài văn thuyết minh?
Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng.
- Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
	Đề văn thuyết minh: Giới thiệu di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK, tìm đọc các bài văn thuyết minh trong sách giáo khoa và sách tham khảo, các bài thuyết minh sản phẩm tiêu dùng, thuyết minh về đồ vật để học tập cách viết.
	- Soạn Chương trình địa phương (phần Văn). Yêu cầu thực hiện theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 51 bai 13.doc