Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 9

Văn bản

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

- Trích: Tắt đèn –

 Ngô Tất Tố

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy: cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng đọc sáng tạo của học sinh.

II. Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giảng, SGK, SGV

 Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3- NGỮ VĂN BÀI 3
Kết quả cần đạt
 - Thấy được sự tàn ác, bất nhân của xa hội thực dân phong kiến. Nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích này.
 - Nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn. Vận dụng kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài tập làm văn số 1. 
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 9
Văn bản
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
- Trích: Tắt đèn –
 Ngô Tất Tố
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy: cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
	- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng đọc sáng tạo của học sinh.
II. Chuẩn bị
	Thầy: Soạn giảng, SGK, SGV
	Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
*) Ổn định:
I. Kiểm tra. 4’
	Kiểm tra vở soạn và nội dung bài soạn của học sinh.
	Gọi 2 đến 3 học sinh lên kiểm tra lấy điểm.
II. Bài mới.1’
	 Các em thấy trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”. Trong xã hội đó là quy luật có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương 18 của tác phẩm “Tắt đèn” tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, mà hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
KH
GV
TB
GV
GV
GV
HS
Yếu
G
KH
TB
TB
GV
Yếu
TB
KH
TB
TB
TB
G
KH
GV
GV
TB
KH
TB
TB
KH
G
KH
TB
TB
TB
KH
KH
Yếu
Hỏi
Hãy tóm tắt những nét cơ bản nhất về cuộc đời sự nghiệp của tác giả Ngô Tất Tố.
- Ông là một nhà nho của Kinh Bắc, nhờ tự học và tự đổi mới mà trở thành một kí giả, một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng. Với nhiều bài báo mang khuyng hướng dân chủ, tiến bộ, giàu tính đấu tranh. Là nhà văn hiện thực sâu sắc.
Trong cuộc đời ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: Lều chõng, Tắt đèn, việc làng là những tác phẩm suất sắc, đầy tâm huyết của ông.
Nêu vị trí của đoạn trích
Tắt đèn lấy đề tài từ môt vụ thuế ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ: thứ thuế thân. Qua đó phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung, điển hình nhất. Qua đó thể hiện bộ mặt tàn ác bất nhân phong kiến. Nó là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam và là bản án đanh thép đối với xã hội tàn bạo. 
- Tắt đèn hiện ra một loạt nhân vật tiêu biểu: tầng lớp thống trị, bị trị. Với nhân vật chị Dậu một điển hình của người phụ nữ đại diện cho người nông dân lao động lúc bấy giờ.
Đoạn trích kể về cuộc đối đầu giữa chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng vì thế khi đọc cần làm rõ không khí hồi hộp căng thẳng khẩn trương ở đoạn đầu. Chú ý sự tương phản đối lập giữa các nhân vật: chị Dậu, anh Dậu. Bà lão, cai lệ, người nhà lí trưởng.
Đọc mẫu
Hai học sinh đọc nối tiếp
Giải nghĩa từ: Sưu, cai lệ, lực điền, hậu cần.
Học sinh dựa vào chú thích 3, 4, 9, 11 để trả lời.
Tóm tắt đoạn trích
Câu chuyện trong “Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu thuế ở một làng quê. Làng Đông xá dưới thời Pháp thuộc, cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày.
 Sau hai cái tang liên tiếp (tang mẹ chồng và tang chú Hội) gia đình chị Dậu tuy vợ chồng “đầu tắt mặt tối” quanh năm mà vẫn “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời không có tiền nộp sưu, anh bị bọn cường hào bắt. Chị Dậu tất tả ngược xuôi chạy vạy, bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho Nghị Quế để trang trải món nợ cho nhà nước. Lý trưởng bắt anh Dậu phải nộp sưu cho chú Hội đã chết từ năm ngoái. Bị ốm, bị trói bị đánh anh Dậu bị ngất, rũ như xác chết được khiêng trả về nhà. Hôm sau anh Dậu còn ốm rề rề đang nghểnh cổ húp cháo thì chúng đến đánh chị Dậu toan trói anh Dậu, chị van xin không được liền xông vào đánh ngã tên cai lệ và tên lính hầu cận lí trưởng”.
Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 - Tự sự xen lẫn biểu cảm, tự sự là chính.
Xác định nhân vật trong văn bản.
Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ.
Các nhân vật thuộc mấy tuyến. Nhân vật đại diện cho mỗi tuyến là ai?
- Chị Dậu đại diện cho tầng lớp nông dân
- Cai lệ đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
→ 2 tuyến nhân vật đối lập với nhau 1 bên là người dân nghèo 1 bên là tầng lớp thống trị. Đoạn trích là đỉnh cao của mối xung đột xã hội.
Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng phân tích văn bản theo 2 tuyến nhân vật.
Giải thích từ cai lệ
Học sinh dựa vào chú thích 4 để trả lời
Khi bọn tay sai xông đến tình thế của chị Dậu như thế nào?
- Vụ sưu thuế đang gay gắt, bon tay sai xông vào những người chưa nộp thuế để đánh trói
- Chị Dậu phải bán con, đàn chó cho Nghị Quế để lấy tiền nộp sưu cho chồng và em chồng.
- Anh Dậu ốm đau, tưởng đã chết đêm qua. Chị Dậu hết lòng lo lắng và rơi vào tình thế nguy cấp, gánh nặng gia đình dồn lên vai chị. Một mình chị đứng ra chống chọi.
Trong xã hội đương thời cai lệ và người nhà lí trưởng công việc củachúng là gì?
 Đây là tên tay sai chuyên nghiệp tiêu biểu nhất cho hạng tay sai. Chức danh của hắn là chỉ huy một tốp lính lệ chuyện đi thúc người nộp sưu thuế, đánh trói người, là “nghề” của hắn. Được hắn là với một kĩ thuật thành thạo say mê
Hình ảnh cai lệ được khắc hoạ qua chi tiết nào?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi miêu tả cai lệ?
 Sử dụng từ ngữ ngắn gọn, các động từ miêu tả cử chỉ hình ảnh của cai lệ → ngôn ngữ từ ngữ miêu tả ngắn gọn sát, hợp đã miêu tả chính xác bản chất ác thú của cai lệ.
Hãy cho biết cách dùng từ ngữ miêu tả đó cho ta thấy điều gì về cai lệ?
 (Tính cách- lời nói)
Tính cách hung bạo dã thú của tên cai lệ tay sai chuyên nghiệp đó được thể hiện thật đậm nét, nhất quán cử chỉ, hành động của hắn được miêu tả rất cụ thể. Ngay từ ban đầu sự xuất hiện của hắn được tác giả miêu tả như một kẻ cướp.Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước rồi hắn trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng xông vào trói anh Dậu. Khi chị Dậu can ngăn, hắn tát vào mặt chị Dậu đánh bốp→ hành động của hắn là hành động cực kì thô bạo, hành động của kẻ vũ phu.
- Lời nói: Ngôn ngữ của hắn từ lúc xuất hiện cho đến khi rút lui chỉ là những tiếng quát, thét hầm hè.
- Ngôn ngữ của hắn không phải là ngôn ngữ con người mà là con vật, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè giống như tiếng rít của thú dữ. Không biết nghe tiếng nói của đồng loại, mục đích là bắt người nộp thuế. Hắn bỏ ngoài tai tất cả những lời van xin tha thiết của chị Dậu bằng những câu chửi thô tục, hành động đểu cáng, táng tận lương tâm, hắn như một công cụ bằng sắt, thực hiện mục đích bằng bất cứ giá nào?
Qua chi tiết cai lệ bị chị Dậu ấn dúi ra cửa ngã chỏng quèo gợi cho em cảm xúc liên tưởng gì?
 - Gây cho người đọc sự hả hê khoan khoái sau bao tái tê, đau đớn của chị Dậu. Chi tiết không những bộc lộ bản chất đểu cáng, tàn ác, hắn đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến. Chỉ quen bắt nạt người khác còn bản thân chúng thì yếu ớt, hèn kém.
Em hiểu như thế nào về nhân vật cai lệ?
Trước hành động tàn ác của bè lũ tay sai và giai cấp thống trị chị Dậu đại diện cho những con người nghèo khổ đó có chịu khuất phục không. Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
Trước tình cảnh như vậy chị Dậu đã bảo về chồng bằng cách nào?
Hãy tìm những chi tiết trong bài thể hiện quá trình đối phó ban đầu khi cai lệ mới xuất hiện?
Em có nhận xét gì về thái độ cư xử của chị Dậu lúc này?
Cách cư xử đó có hợp lí không? Vì sao?
→ Trước thái độ hung hăng của bọn tay sai đang nhân danh phép nước để ra tay, còn chồng chị chỉ là kẻ cùng đinh đang có tội thiếu sưu nên chị Dậu có phần luống cuống sợ hãi, chỉ một mực van xin tha thiết van xin là cách ứng xử tội nghiệp của người nông dân thấp cổ bé họng. Với bản tính mộc mạc, nhẫn nhịn, xưng hô nhẹ nhàng, lễ phép. Xưng cháu gọi chúng bằng ông, van ông Thái độ lễ phép với bọn cai lệ là rất hợp lí.Van xin để khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.
Chị Dậu đã thay đổi thái độ của mình trong hoàn cảnh nào?
- Khi thấy cai lệ bất chấp mọi lời van xin nhưng hắn không thèm nghe lấy nửa lời, vẫn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Đáp lại bằng những quả bịch vào ngực thì hình như vì tức quá chị liều mạng cự lại.
Chị cự lại như thế nào? Tìm chi tiết thể hiện điều đó?
Theo em chị Dậu vì sao từ chỗ van xin lại dám đánh cai lệ?
 Lúc đầu chị chỉ van xin nhưng đến khi cai lệ chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu định đánh, hành hạ người ốm chị lo sợ cho sự an toàn của chồng nên đã thay đổi thái độ.
Em hãy phân tích để thấy rõ sự thay đổi tâm lí, hành động của chị Dậu?
 Cử chỉ hành động của chị đột nhiên nhanh nhẹn. Sự cự lại của chị Dậu cũng có quá trình gồm 2 bước:
- Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: chồng tôi đang ốm các ông không được phép hành hạ. Chị thay đổi cách xưng hô xưng ông- tôi. Bằng cách xưng hô đó chị đã đứng thẳng lên trong tư thế của người ngang hàng với đối thủ. “Các ông không được phép hành hạ”. Đây không phải là lời van xin nữa mà đổi thành lời cảnh báo xuất phát từ đạo lí thông thường. Không được hành hạ người đau ốm.
Cai lệ không nghe, tát vào mặt chị Dậu, nhảy bổ vào chị Dậu. Lúc này chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt “nghiến răng không xưng hô cháu hay ông tôi nữa mà chuyển sang xưng bà- gọi cai lệ bằng mày”. Đó chính là cách xưng hô hết sức đanh đá, thể hiện sự căm giận cao độ. Chị không đấu lí mà đấu lực với chúng với hành động nhanh gọn chỉ một động tác chị làm hắn phải ngã chỏng quèo (Hai người giằng co nhau, vật nhau, hắn bị chị túm tóc lẳng cho ngã nhào.)
Theo em cuộc đấu lực diễn ra có ý nghĩa như thế nào?
 Với một số chi tiết miêu tả đoạn văn làm sáng lên một không khí hào hứng thú vị làm cho người đọc hả hê sau những tình cảnh buồn thảm về cảnh nhà chị Dậu. Bọn chúng với vũ khí đầy mình, hành động hung hãn trở thành kẻ thất bại thảm hại, xấu xí, tả tơi
- Khẳng định hành động chiến thắng của chị Dậu là tất yếu chứng tỏ sức mạnh tiềm tàng của người dân, chứng minh quy luât: có áp bức, có đấu tranh.
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã tên tay sai?
 Xuất phát từ cái gốc của lòng căm hận. Đó cũng chính là lòng yêu chồng, thương con. Xuất phát từ động cơ muốn bản vệ anh Dậu, khi rón rén bưng bát cháo cho chồng, theo dõi chồng ăn, run run van xin tha thiết, quật ngã tên cai lệ, lúc nào chị cũng vì chồng vì con. Khối căm thù ngùn ngụt ở chị đã bùng ra như núi lửa. Đây chính là biểu hiện của một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt của người phụ nữ Việ Nam.
Qua lời nói của anh Dậu và câu trả lời của chị Dậu cho chúng ta biết thêm về điều gì về chị Dậu?
 -  ... uyễn, câu văn giản dị, đậm đà.
* Ghi nhớ
IV. Luyện tập. 3’
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	- Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ
	- Tập tóm tắt tác phẩm.
	- Hoàn thiện câu hỏi 5 phần đọc hiểu văn bản
	- Soạn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 10
Tập làm văn
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
	- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất đinh.
	- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo yêu cầu cấu trúc ngữ nghĩa.
II. Chuẩn bị
	Thầy: Soạn giảng: tài liệu, SGK, SGV
	Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra: 4’
* Câu hỏi:
	Bố cục của văn bản là gì? Nôi dung phần thân bài được trình bày như thế nào?
* Đáp án- biểu điểm:
	- Bố cục của văn bản: là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề văn bản thường có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 4đ
	- Nôi dung phần thân bài được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết, nhìn chung nội dung ấy thường được sắp xếp theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. 6đ
II. Bài mới. 1’
	Ở lớp 6, 7 chúng ta dã được học cách viết văn, viết các đoạn văn trong các kiểu văn bản, lên lớp 8 chúng ta tiếp tục tìm hiều về đoạn văn có các nội dung biểu đạt cơ bản về từ ngữ chủ đề, câu chủ đề và mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
Yếu
TB
TB
TB
TB
TB
GV
TB
TB
KH
HS
KH
G
G
GV
TB
TB
TB
KH
G
Yếu
KH
Yếu
TB
KH
TB
TB
Gọi học sinh đọc văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
- Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
→ Văn bản có hai ý và được trình bày bằng một đoạn văn.
Mỗi ý trên được trình bày bằng mấy câu văn? Các câu trong mỗi đoạn văn có cùng biểu đạt một nội dung không?
Ý 1: gồm 5 câu → cùng biểu đạt một nội dung nói về nhà văn Ngô Tất Tố.
Ý 2: gồm 7 câu → các câu tập chung làm rõ về nội dung của tác phẩm Tắt đèn.
Dựa vào dấu hiệu nào, hình thức nào mà em biết văn bản trên có 2 ý lớn?
- Mỗi đoạn trình bày một vấn đề cơ bản.
- Dựa vào dấu hiệu hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng ở mỗi ý lớn và dấm chấm xuống dòng khi kết thúc mỗi ý lớn đó.
Hãy khái quát các đặc điểm cơ vản của đoạn văn.
- Đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản.
 Qua tìm hiểu em cho biết thế nào là một đoạn văn?
Đoạn văn là đơn vị trên câu có vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản.
Học sinh theo dõi đoạn 1 văn bản
Đối tượng được nói đến trong đoạn văn này là ai? 
Từ ngữ nào biểu thị điều đó.
 - Đối tượng nói đến là Ngô Tất Tố
 - Từ ngữ biểu thị là Ngô Tất Tố.
Ngoài từ ngữ biểu thị đối tượng là Ngô Tất Tố trong đoạn văn còn có những từ nào mang ý nghĩa duy trì đối tượng 
 - Có từ: ông, nhà văn, nhà báo, học giả.
Những từ ngữ này thuộc từ loại gì? Vì sao được sử dụng trong đoạn văn?
- Những từ này là danh từ, và là từ đồng âm cùng trường chỉ người
Được sử dụng trong câu nhằm tránh sự lặp lại nhiều lần một từ ngữ chỉ đối tượng (Ngô Tất Tố) mà vẫn có ý nghĩa duy trì các câu cùng nói về đối tượng này.
Học sinh theo dõi đoạn văn 2
Đoạn văn 2 gồm 7 câu. Ý nghĩa khái quát bao trùm cả đoạn văn này là gì?
- Ý nghĩa khái quát: đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động chân chính thông qua tiểu thuyết “Tắt đèn”
Từ ý khái quát chung này câu nào là câu mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn văn.
Câu 1: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Qua đó em có nhận xét gì về vị trí, vai trò, cấu tạo của câu văn mang ý nghĩa khái quát.
- Thường đứng ở đầu câu
- Có vai trò định hướng về nội dung cho cả đoạn văn để các câu khác cùng hướng vào nó.
- Thường ngắn gọn (có đủ hai thành phần chính)
Tắt đèn| làtác phẩm tiêu biểu nhất của NTT.
 CN VN
Những câu văn mang ý nghĩa khái quát đó là câu chủ đề.
Từ nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Qua tìm hiểu em cho biết hai đoạn văn của văn bản trên. Đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ đề?
- Đoạn văn 1: không có câu chủ đề.
- Đoạn văn 2: có câu chủ đề.
Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn
- Yếu tố từ ngữ chủ đề.
Quan hệ ý nghĩa các câu trong đoạn văn như thế nào?
- Các câu trong đoạn văn có quan hệ ngang hàng với nhau cùng nói về cuộc đời, sự nghiệp của một đối tượng là Ngô Tất Tố.
Nội dung của đoạn văn được triển khai treo trình tự nào?
- Đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung là cũng nói về Ngô Tất Tố. Như vậy đoạn văn được triển khai theo lối song hành và không có câu chủ đề.
Trong đoạn văn 2 câu chủ đề được đặt ở vị trí nào?
Đoạn văn 2 câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.
Ý của đoạn này được trình bày: câu chủ đề đến các câu tiếp tục cụ thể hoá, minh họa cho câu chủ đề
Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
→ Trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết cách diễn đạt này gọi là trình bày theo cách diễn dịch
- Đoạn diễn dịch thì câu chốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn, các câu sau đi kèm sau nhằm minh họa cho câu chủ đề.
Học sinh đọc ví dụ b mục 2
Đoạn văn này có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
- Câu chủ đề: Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứ trong thành phần tế bào.
 Câu chủ đề đứng ở vị trí cuối đoạn văn.
Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
- Các câu đứng phía trước trình bày chi tiết cụ thể minh hoạ cho câu đứng cuối. Câu đứng cuối sẽ khái quát lại ý cơ bản của đoạn văn.
→ Đoạn văn trình bày theo lối quy nạp
Qua ví dụ trên em có kết luận gì về nhân vật của các câu trong đoạn văn có mấy cách trình bày đoạn văn?
- Ngoài 3 cách trình bày đoạn văn theo lối quy nạp, diễn dịch, song hành, cón có cách dựng đoạn móc xích là đoạn văn trong đó có cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối móc nối vào ý trước để bổ sung, giải thích cho ý trước.
Học sinh đọc ghi nhớ.
Văn bản có mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn
- Văn bản gồm hai ý
- Mỗi ý diễn đạt bằng 1 đoạn văn.
Phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn sau:
a. Câu chủ đề: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương
Các câu sau trình bày làm rõ tình yêu thương của Trần Đăng Khoa.
→Dựng theo lối diễn dịch
b. Không có câu chủ đề
Các câu trình bày các sự việc khác nhau, ngang hàng 
→ Đoạn song hành.
I. Thế nào là đoạn văn 10’
1. Ví dụ; Văn bản
Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
Văn bản trên gồm 2 ý:
Ý 1: từ đầu đến “việc làng (1940)”: Nói về cuộc đời sự nghiệp của ông
Ý 2: còn lại: đánh giá tác phẩm Tắt đèn.
* Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn. 14’
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
* Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Các câu đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch quy nạp, song hành.
* Ghi nhớ 
III. Luyện tập 15’
1. Bài tập 1.
2. Bài tập 2.
III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Làm bài tập 3 và bài tập 4.
	- Chuẩn bị viết bài số 1. Ôn lại kiến thức văn bản tự sự.
Ngày soạn Ngày giảng:
Tiết 11 + 12
Tập làm văn
VIẾT BÀI TÂP LÀM VĂN SỐ 1
Văn tự sự (làm tại lớp)
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Viết được một bài Tập làm văn theo phương thức tự sự đúng theo lí thuyết chung đã được học.
	- Thể hiện được cảm xúc qua các sự việc, nhân vật phong cảnh.
	- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn và hoành chỉnh một bài Tập làm văn.
	- Giáo dục lòng yêu quý trường lớp.
II. Chuẩn bị
	Thầy: ra đề, đáp án, biểu điểm
	Trò: ôn lại lí thuyết viết văn.
B. PHẦN LÊN LỚP
I. Ổn định
II. Đề bài:
	Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên và học ở trường cấp II Trung học cơ sở.
III. Đáp án- Biểu điểm
1. Dàn ý 
a. Mở bài: Giới thiệu chung
	- Thời gian: kì nghỉ hè đã qua, mùa thu đã đến.
	- Không gian: Trời xanh thẳm, gió nhè nhẹ, mát mẻ.
	- Kỉ niệm: Gợi nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp 6 THCS với tâm trạng náo nức.
b. Thân bài:
- Tâm trạng chung ngày hôm đó, xúc động, sung sướng, cảm thấy mình lớn hẳn.
- Nhớ lại kỉ niệm (trình bày sự việc theo trình tự thời gian)
+ Đêm trước ngày khai giảng: mẹ dường như vui lây niềm vui của em cười nói dặn
dò em xếp lại sách vở, kiểm tra bút thước cho mấy quyển vở vào cặp, mở vài quyển sách ra xem thấy tò mò, háo hức, do dự vẩn vơ.
+ Sáng hôm sau: Đó là buổi sáng trời trong xanh, nắng hồng
+ Trên đường đến trường: Mọi người tấp nập, phố phường đông đúc, lòng emvui phơi phới một niềm vui khó tả.
+ Gần đến trường: Tiếng ồn ào, Cổng trường đẹp lạ thường được sơn lại nền chữ.
+ Vào sân trường: Đã quen khai giảng ở tiểu học, nhưng hôm nay vẫn rụt rè, ngần ngại.
+ Giờ khai giảng cô giáo tươi cười đón học sinh → tâm trạng bỡ ngỡ lúng túng dần qua, tiếng trống nghe náo nức.
+ Tiết mục văn nghệ kết thúc lễ khai giảng
+ Học sinh về lớp mình: chỗ ngồi, bạn mới, lớp học khác tiểu học nhưng cảm thấy thân quen, dạo đó tôi ngồi lọt thỏm vào chiếc ghế và bàn.
+ Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở nội quy.
- Ra về: cảm giác mình đã lớn, cần phải cố gắng tự tin.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ về buổi học
Cuộc đời học sinh có nhiều lễ khai giảng và sẽ còn nhiều lễ khai giảng trang trọng khác nhưng từ một cậu bé tiểu học được lên cấp II thì không ai có thể quên được tâm trạng của mình trong lễ khai giảng đặc biệt đó cũng như em.
2. Biểu điểm.
* Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian hoàn cảnh của kỉ niệm. 1,5đ
* Thân bài: - Tâm trạng chung ngày hôm đó. 2đ
 - Nhớ lại các kỉ niệm theo trình tự thời gian. 5đ
	+ Đêm hôm trước
	+ Sáng hôm sau, trên đường đến trường, vào sân trường.
	+ Giờ khai giảng
	+ Vào lớp
	+ Ra về.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về buổi học. 1,5đ
III. Hướng dẫn học ở nhà
	- Thu bài, nhận xét giờ làm bài
	- Soạn: Lão Hạc
	- Tóm tắt văn bản, đọc từ khó, chia đoạn, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3.doc