Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Trực Đại

Văn bản Tức nước vỡ bờ

Trích “ Tắt đèn” – Ngô Tất Tố

I Mục tiêu giáo dục

- Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến đường thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến

 – Cảm nhận được qui luật của hiện thực : Có áp bức có đấu tranh .

- Thấy được vẻ đẹp tiềm tàng và sức mạnh của người phụ nữ nông dân

- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả .

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , phân tích tình huống , diễn biến truyện để thấy rõ được tính cách của hai tuyến nhân vật đối lập .

- Giáo dục tình thần đấu tranh chống áp bức , lòng kính trọng người nông dân , căm ghét áp bức bất công tàn bạo .

II Chuẩn bị

- Thầy : Hướng dẫn đọc tác phẩm , bảng phụ hoặc giấy trong ghi các chi tiết đặc sắc để phân tích

- Trò : Đọc tác phẩm , chuẩn bị bài theo hướng dẫn .

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
Tiết 9 
 Ngày soạn : 1/9/2008 ; Ngày dạy : 
Văn bản Tức nước vỡ bờ
trích “ Tắt đèn” – Ngô Tất Tố 
I Mục tiêu giáo dục 
- Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến đường thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến
 – Cảm nhận được qui luật của hiện thực : Có áp bức có đấu tranh . 
- Thấy được vẻ đẹp tiềm tàng và sức mạnh của người phụ nữ nông dân 
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả .
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , phân tích tình huống , diễn biến truyện để thấy rõ được tính cách của hai tuyến nhân vật đối lập .
- Giáo dục tình thần đấu tranh chống áp bức , lòng kính trọng người nông dân , căm ghét áp bức bất công tàn bạo .
II Chuẩn bị 
Thầy : Hướng dẫn đọc tác phẩm , bảng phụ hoặc giấy trong ghi các chi tiết đặc sắc để phân tích
- Trò : Đọc tác phẩm , chuẩn bị bài theo hướng dẫn .
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
 2, Kiểm tra bài cũ (3’)
? Hãy phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ trong đoạn “ Trong lòng mẹ” – Trích “ những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng .
 -Yêu cầu : 
 + Được gặp mẹ hồng oà khóc nức nở .
 +Nằm trong lòng mẹ Hồng vô cùng sung sướng , dùng tất cả các giác quan để tận hưởng tình mẹ con ... Thấy gương mặt mẹ tươi sáng .... 
 + hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác rạo rực , sung sướng không mảy may nghĩ ngợi gì . Những lời nói cay độc của bà cô và những tủi cực chìm dần đi trong cảm xúc miên man ấy . 
3 bài mới 
Hoạt động 2
Giới thiệu bài : ngô Tất Tố nhà văn hiện thực, xuất sắc , “ Tắt đèn” là tác phẩm nổi tiếng của ông viết về tình cảnh ngươì nông dân Việt nam dưới nạn sưu thuế của thực dân Pháp trước cách mạng tháng tám - Đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ nông dân Việt nam với vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh tiềm tàng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”- Trích “Tắt đèn” –Ngô Tất Tố .
Hoạt động 3
? Bằng sự chuẩn bị ở nhà ,hãy trình bày hiểu biết của em về nhà văn Ngô Tất Tố ?
HS:
GV Tóm tắt những nét chính về năm sinh năm mất – Quê ở làng Lộc hà -huyện từ Sơn –tỉnh Bắc Ninh .
- Cuộc sống gần gũi với người nông dân lao động giúp ông hiểu được bản chất tốt đệp và trân trọng họ . Đó là cơ sở để tạo nên cái gốc nhân đạo sâu sắc và tư tưởng nhân dân dân sâu sắc trong các sáng tác của ông.Gia đìng túng bấn và phải lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường phải vay nợ lãi.Ông đã một lấn lều chõng đi thi nhưng không đỗ , sau đó trong kì thi sát hạch tại địa phương thì ông đã đỗ. Thời kì này hán học sa sút , Ngô Tốt Tố gác bút lông cầm bút sắt hắng hái gia nhập làng văn báo và đã khẳng định được vị trí của mình.
Ngô Tất Tố thành công ở nhiều mặt : sáng tác văn chương, dịch thuật , báo chí , phê bình khảo cứu , biên soạn;
- Ngô Tất Tố đã từng là nhà báo tiến bộ , giàu tính chiến đấu , tích cực tham gia kháng chiến .
* Kể về những tác phẩm tiêu biểu 
? Tóm tắt nội dung tác phẩm ( Để học tốt ngữ văn 8/43)
Tiểu thuyết “tắt đèn” đăng báo 1937 , in thành sác năm1939 là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố và cũng là một trong tác phẩm suất sắc cuae văn học hiện thực phê phán VN giai đoạn 1930-1945
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? 
Hoạt động 4
 *yêu cầu : Đọc làm rõ không khí truyện : Hồi hộp , khẩn trương , căng thẳng ở đoạn đầu – Phần cuối chú ý đén ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự tương phẩn đối lập giưã các nhân vật .
? Đọcphần chữ in nhỏ SGK ....có ngon miệng hay không /29?
? Đọc tiếp “Anh Dậu uốn vai ngáp đài ....đến hết /31
GVnhận xét 
? Hãy tìm bố cục đoạn trích và nêu nội dung từng phần ứng với mỗi phần vừa đọc .
- Chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế .
- Chị Dậu đương đầu với người nhà lí trưởng và cai lệ
* hướng dẫn tìm hiểu từ khó /32.
Chú ý : Sưu ; thuế thân – thuế đinh : thuế đánh vào thân thể , vào đầu người – Là hình thức thuế vô lí nhất , vô nhân đạo nhất của xã hội Việt nam thời pháp thuộc .
? Tóm tắt đoạn trích?
Hoạt động 5
? Đọc đoạn trích có những nhân vật nào ?
? Nem hiểu cai lệ là ai ? (chú thích 4)
GV: Đây là tên chung chỉ tên viên cai chỉ huy một tốp lính phục vụ hầu hậ nơi quan nha – Hắn về làng thúc thuế , cùng đi với hắn là tên hàu người nhà lí trưởng trong làng .
? Đó là hạng người nào trong xã hội lúc bấy giờ ?
? Khi bọn tay sai còn ở xa , chúng gián tiếp xuất hiện qua âm thanh nào ? Qua lời nói của ai?
- Chúng gián tiếp xuất hiện qua tioếng trồng , tiếng ốc thổi ,tiếng tù và đốc thúc người dân nộp thuế từ đình vọng về – Tiếng của bà lão hàng xóm :” Sắp sửa người ta kéo đến rồi đấy”
? Bọn tay sai xuất hiện mang theo những gì ? – Chúng mang theo : Roi song , tay thước ,đây thừng 
- Sầm sập tiến vào .
? Em hiểu chúng kéo đến nhà chị Dậu với thái độ như thế nào 
? Nhận xét những thứ mà chúng mang theo ? 
- Chúng kéo đến rất nhanh , thái độ hùng hổ , mang theo những dụng cụ để trói , đánh ,bắt người .
? Lúc anày anh dậu - Đối thủ mà chúng định bắt là người như thế nào?
- Anh Dậu ngất vừa mới tỉnh , nhịn đói từ tối hôm qua - - Vừa kề bát cháo lên miệng .
GV: Người ta thường nói : Trời dánh còn tránh miếng ăn- Thế mà bọn chúng kéo đến lúc anh Dậu vừa kề bát cháo lên miệngchưa ăn đượ chút nào ?
? Tên cai lệ đã nói năng hành động gì với vợ chồng chị Dậu ? 
- Thét – nộp tiền sưu mau 
- Trợn ngược hai mắt, hắn quát 
- Giọng hầm hè 
- ... Trói cổ thằng chồng nó lại 
- Đùng đùng , cai lệ giặt phắt cái giây thừng ... chạy sầm sập đến chỗ anh dậu 
- Tha này ! Tha này ! Vừa nói , vừa bịch luôn ...mấy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu .
- Tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp 
- Cứ nhảy vào cạnh anh Dậu .
GV: Dùng máy chiếu chiếu những chi tiết đó lên màn hình cho học sinh nhận xét?
? Qua lời nói , hành động trên em cảm nhận được gì về tính cánh của tên cai lệ ? 
- hắn cũng ra oai , hách dịch , mỉa mai anh Dậu .
Nhưng hắn nhát hơn , tỏ ra không dám hành hạ một người đang ốm nặng . hắn cũng tàn ác cũng sẵn sàng lao vào vặt nhau với chị Dậu “ lảm nhảm thét trói kẻ thiếu thuế” .
? từ hình ảnh tên cai lệ và người nhà lí trưởng em cảm nhận thấy bọn tay sai hiện ra là người như thế nào ?
? Chúng đại diện cho hạng nghười nào trong xã hội thực dân nửa phong kiến .
- Chúng đại diện cho bộ máy thống trị tàn bạo chuyên đè ép áp bức dân lành trong xã hội cũ.
GV: Chuyển ý
? Gia đình nhà chị Dậu dang ở trong tình cảnh như thế nào ? 
- Anh Dậu ốm nặng , bị hành hạ , không có tiền nộp sưu , tai vạ ập đến nơi, , tiếng trống tù và hồi thúc .
? Trước tình cảnh ấy chị Dậu đã làm gì?
Chị nấu cháo – múc ra – quạt cho chóng nguội 
 Định cho chồng ă - đem đi chốn 
 Rón rén bưng một bát cháo – thầy em ...
 Cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không 
? Những việc làm ấy thể hiện tình cảm của chị với chồng ra sao ?
? Trước bọn tay sai lúc đầu chị có thái độ gì ? – Chị Dậu run run 
? ? Chị nói gì ? lời nói ấy thể hiện nội dung gì?
- Nhà cháu đã túng lại phải đống cả ... cho cháu khất – chị trình bày hoàn cảnh xin khất .
? Cai lệ không để chị nói hết câu trợn ngược hai mắt quát thì chị có thái độ lời nói ra sao ? 
Chị Dậu vẫn tha thiết –Khốn nạn ... xịn ông trông lại 
GV: Tên cai llệ không hề động lòng mà “ hầm hè” ; bảo tên người nhà lí trưởng không được – Hắn giật phắt sợi dây thừng c hạy sầm sập đến chỗ anh Dậu .
? Chị Dậu đã làm gì , nói gì ? 
- Chị xám mặt lại , vội vàng đặt con bé xuống đất chạy đến đỡ tay hắn -: Cháu van ông ... ông tha cho 
? Nhận xét những cử chỉ , lời nói của chị Dậu ? 
*GV: Tên cai lệ miệng chửi khong tha , tay bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch , sấn đến chỗ anh Dậu .
? khi ấy chị Dậu có cử chỉ . lơì nói như thế nào ?
Chị Dậu liều mạng cưk lại 
- Chồng tôi dâu ốm , ông không được phép hành hạ .
*GV: Tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào chỗ anh Dậu .
? Chị dẫu đã làm gì ?
- Chị Dậu nghiến hai hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem .
? Nhận xét cách xưng hô của chị Dậu ? Cách xưng hô ấy thể hiện thái độ ra sao ? 
- Cách xưng hô thay đổi – thái độ tức giận 
GV: Chị túm lấy cổ tên cai lệ , hắn ngã chỏng qoèo trên mặt đất – Vật nhau với tên người nhà lí trưởng làm hắn ngã nhào ra thềm .
? Trước thái độ và hành động ngang ngược của bọn tay sai chị Dậu cố gắng nhằm mục đích gì ?
GV: Qua cậu chuyện với bà lão láng giềng chị Dậu “ Vâng cháu cũng nghĩ như cụ “ – Lúc đầu với bọn tay sai xưng “cháu” gọi “ ông” ? Em hiểu gì về bản chất của chị Dậu ?
- Chị Dậu vốn là người phụ nữ từ tốn , biết trên biết dưới , nói năng lễ độ , đúng mực .
? Nhưng vì sao chị lại dám đánh lại nhà chức trách ? – Vì chị tha thiết van xin không được – Không còn cách nào khác , chị phải lao vào chống lại .
? Sức mạnh nào đã giúp chị Dậu đã đánh ngã hai gã đàn ông ?
- Vì lòng căm tức đã dồn nén : Chị phải bán khoai , bán chó , bán con , phải đứt ruột chứng kiến cảnh con ăn cơm thừa của chó – Phải chịu nhận thiếu tiền – Phải cấy không công hàng mẫu ruộng để được đóng triện – mất bao công mới cứu được chồng tỉnh lại , nấu chao , quạt ...mà chồng chưa được ăn ... 
? Nhưng nguyên nhân trực tiếp là do đâu ?
- Bắt đầu từ tình thương yêu chồng , xoay sở mãi mà vẫn không cứu được chồng , chị đành liều chống lại .
? Chị đã nói với anh Dậu điều gì ?
- “Thà ngồi tù .... không chịu được”
? Nhận xét thái độ của chị Dậu qua cách xưng hô ?
- Thái độ tức giận tăng dần 
-? Qua đó em hiểu gì về người nông dân bị áp bức ?
- Những người nông vốn hiền lành , muốn yên ổn nhưng vì bị áp bức quá lớn , họ không chịu nổi , họ đã vùng đậy đấu tranh dù mới là tự phát .
*GV: Khi miêu tả , tác giả để cho hai tên thay mặt nhà nước cai trị lúc bấy giờ , tên thì bị ngã chỏng qoèo trên mặt đất , tên thì bị ngã nhào ra thềm 
? Từ đó em hiểu gì về thái độ của tác giả? 
- Nhà văn đứng về phiá người cùng khổ , đồng tình với hành động của họ .
GV: Nguyễn tuân nhận ra : “Ngô tất tố đã xui người nông dân nổi loạn”.
? Em có nhận xét gì về nhận xét trên ? 
- Đồng ý với nhận xét trên vì người nông dân đang bị đè nén , áp bức được biết những trang truyện trên chắc chắn họ sẽ hành đọng như chị Dậu .
Hoạt động 5
? Văn bản đã dùng những phương thức biểu đạt nào ? Kể ở ngôi thứ mấy ? 
- Tự sự , miêu tả , biểu cảm – kể ở ngôi thứ 3
? Ngôi kể này có ý nghĩa gì khi phản ánh hiện thực? 
- Có ý nghĩa khách quan khi phản ánh hiện thực .
? Em học tập được gì khi xây dựng nhân vật ? 
- Xây dưng hai tuyến nhân vật đối lập (Thống trị – bị trị )
- Tính cánh nhân vật thể hiện rõ qua hành động , cử chỉ , lời nói .
? văn bản đã nêu bật nội dung gì? 
- Vạch trần hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .
- Vẻ đẹp tâm hồn cuả người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mãnh liệt .
? Đọc ghi nhớ /33
Hoạt động 6
? Cho học sinh thảo luận sau đó gọi các em trả lời
HS : 1-2-3 Vì sao?
4: Củn ...  văn bản .
- Hình thức : Do nhiều câu tạo thành , viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng .
- Nội dung ? Thường biểu đạt 1 ý tường đối hoàn chỉnh 
? Thế nào là đoạn văn ?
GV: Chiếu khái niệm lên máy để học sinh quan sát tự ghi vở
GV : Lần lượt hỏi cau hỏi phụ ?
? Đoạn văn bắt đầu ở đâu , kết thúc ở đau ?
? Đoạn văn biểu đạt nội dung như thế nào ? 
? Đọc phần ghi nhớ ? 
Hoạt động 4
? Đọc thầm đoạn 1 ? Đoạn văn có nội dung chính là gì ? 
- Giới thiệu về Ngô tất Tố - đối tượng của văn bản .
? Những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng của văn bản ?
- ngô tất tố , ông, nhà văn ( GV: Gạch chân )
* GV:” những từ ngữ này có tác dụng n\duy trì đối tượng nói đến trong đoạn văn gọi là từ chủ đề .
? Đoạn văn 2 từ ngữ chủ đề được thể hiện như thế nào ?
- “Tắt đèn” , tác phẩm ( GV: gạch chân)
? Em hãy nhắc lại ý bao trùm của đoạn văn là gì ?
- Những thành công xuất sắc của Ngô tất Tố trong tác phẩm “ Tắt đèn” .
? Câu nào trong đoạn 1 thể hiện rõ đầy đủ nhất nội dung của đoạn ?
- Câu 1
* GV : Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn thì gọi là câu chủ đề .
? Em có nhận xét gì về câu chủ đề ? 
- Xét về nội dung : Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát .
- Về hình thức : Lời lẽ gắn gọn , đủ hai thành phần chính .
- Về vị trí : Có khi đứng đầu hoặc cuối đoạn .
(GV: Gạch chân hai thành phần C-V, gạch chân câu chủ đề để học sinh trực quan một cách cụ thể)
?GV: Hãy quan sát lại ví dụ , chú ý vào các từ ngữ chủ đề , câu chủ đề ta vừa tìm được , em hãy cho biết : Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề ?
? Những từ này thường dược lặp lại qua các từ lọai nào ? Nhằm mục đích gì ?
? Em hiểu thế nào là câu chủ đề ? Vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn ?
GV: Câu chủ đề là câu nêu nội dung chính của cả đoạn 
- Nêu đối tượng chính được nhắc tới trong đoạn .
? Đọc ghi nhớ SGK /36
? Đọc đoạn văn 2 ? nêu nội dung chính của đọan ? Câu chủ đề của đoạn văn là gì ? 
- Tắt đề là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố .
? ? Đoạn văn có 6 câu , các câu có quan hệ với nhau về ý nghĩa như thế nào? 
Câu 1 là câu chủ đề – Các câu còn lại nêu cụ thể nhữn nét tiêu biểu của tác phẩm “ Tắt đền” nhằm làm sáng tỏ chủ đề ở câu 1
GV: Đưa sơ đồ 
 1- Câu chủ đề 
 Câu : 2 3 4 5 6
Cách trình bày nội dung dưới dạng này gọi là cách : diễn dịch
?Vậy đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch là như thế nào ? 
GV: Là một đoạn văn trong đó có câu chốt đứng đầu đoạn, các câu còn lại mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể chi tiết cho câu chốt
? Đọc đoạn văn SGK/35
? Tìm câu chủ đề trong đoạn văn ? ( Câu 4)
? Đoạn văn có mấy câu , các câu 1,2,3 có ý nghĩa gì so với câu chủ đề ? Chỉ rõ vị trí của câu chủ đề trong đoạn 
? Nội dung của đoạn văn trình bày theo trình tự nào ? Hãy biểu diễn trên lược đồ ?
 Câu1 Câu2 Câu3
 Câu 4 ( Câu chủ đề)
GV: Cách trình bày nội dung đoạn văn theo cách trên gọi là cách : Qui nạp 
? Thế nào là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp?
GV: Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết , cụ thể nhằm minh hoạ cho câu chốt ở cuối đoạn.
GV: Cách trình bày đoạn văn theo cách quy nạp có cách trình bày ngược với cách trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch
? Đoạn văn có 5 câu , nêu nội dung từng câu 
-Câu 1: Nêu họ tên , quê quán , nguồn gốc xúât thân của Ngô Tất Tố ( Đối tượng của đoạn ) 
- Câu 2: Nêu tài năng tiêu biểu của ông ( Đối tượng được nhắc đến qua từ “ông”
- Câu 3: Công lao của nhà văn với cách mạng ( Đối tượng được nhắc lại qua từ “nhà văn”
- Câu 4: Đánh giá về công lao của Ngô tất tố 
- Câu 5: Tác phẩm chính của ông .
? Đoạn văn có câu chủ đề không ? Vì sao? 
Đoạn văn không có câu chủ đề . Vì mỗi câu nêu 1 ý nhắm giới thiệu thân thế , sự nghiệp của Ngô Tất tố .( của đối tượng được nói đến trong đoạn )
? Các câu có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ý nghĩa ?
Các câu có qua hệ ngang hàng , bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa .
*GV: Có thể biểu diễn mối quan hệ ấy như sau .
(1) -- (2)--(3)--(4)--(5)
Cách trình bày nội dung như trên gọi là cách trình bày song hành .
? Qua tìm hiểu về ví dụ , em hiểu gì về đoạn văn trình bày theo cách song hành? 
- Là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau về mặt ý nghĩa.
? Qua việc phân tích các ví dụ trên, em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung của đoạn văn ?
- HS1
- HS2 : Có nhiều cách trình bày nội dung của đoạn văn.
? Dù là cách nào thì các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì ? Thể hiện nhiệm vụ bằng cách nào ?
 ? Đọc phần ghi nhớ /SGK ?
 Hoạt động 5
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 
? Đọc văn bản “ Ai nhầm” 
? Văn bản có thể chia làm mấy ý ? – Hai ý 
? Mỗi ý trình bày bằng mấy đoạn văn ? –
- mỗi ý diễn đạt bằng một đoạn văn .
? Vì sao em lại khẳng định bài văn có hai ý và được viết bằng hai đoạn văn ?
HS: ( Học sinh dựa vào phần lí thuyết trả lời)
? Đọc yêu cầu bài tập ?
Bài tập cho ta biết cái gì , yêu cầu ta làm gì ?
? Muốn thực hiện được yêu cầu bài tập thì em phải căn cứ vào đâu?
- HS : 
? Đọc đoạn văn a?
Chủ đề của đoạn văn là gì ? 
- Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương .
? Đoạn văn có mấy câu ? Câu nào là câu chủ đề ? 
 HS : 
?các câu còn lại có ý nghĩa gì với câu chủ đề 
? Câu chủ đề đứng ở vị trí nào trong đoạn văn ?
? Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
? Đọc đoạn văn b? Đoạn văn có mấy câu , nội dung của từng câu ? 
- Đoạn văn có 5 câu 
- Câu 1: thông báo mưa đã ngớt ( Đối tượng là mưa )
- Câu 2: Thông báo trời tạng dần ( đối tượng là trời )
- Câu 3: Miêu tả chim chào mào hót 
- Câu 4 : Thông báo mưa tạnh , miêu tả trời .
- Câu 5 : Miêu tả mặt trời .
* Mỗi câu thông báo miểu tả một sự vật , hiện tượng 
? Nhưng các câu cùng tập trung làm nổi rõ vấn đề gì ?
- Làm nổi rõ cảnh vât thiên nhiên sau cơn mưa .
? Đoạn văn có câu chủ đề không ? vì sao ? Nội dung đoạn văn trình bày theo cách nào ?
Đoạn văn không có câu chủ đề . Vì không câu nào tập trung thể hiện chủ đề của đoạn văn – Các câu văn có nội dung ngang nhau 
? Đọc bài tập?
? Nêu yêu cầu của đề bài ?
GV : Đưa ra cho học sinh một số câu chủ đề rồi yêu cầu các em viết theo các câu chủ đề đó
 - Câu 1: Câu chủ đề 
- Câu 2: khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Câu 3: Chiến thắng Ngô Quyền 
- Câu 4: Kháng chiến của quân dân nhà Trần 
- Câu 5: Kháng chiến chống quân Minh .
- Câu 6: Kháng chiến chống Pháp , chống Mĩ , giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
 Yêu cầu học sinh viết Đọc bài trước lớp
Hoạt động 6
4: Củng cố: GV : Khái quat lại nội dung bài học
5: Hướng dẫn về nhà (3’) :
- Học nắm chắc bài 
- Hướng dẫn làm bài tập 4
- Đọc bài tập ?
? Bài tập cho biết gì và yêu cầu ta làm gì?
- Cho biết các ý cụ thể , yêu cầu viết một đoạn văn có một trong ba ý trên , rồi phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.
GV: Để viết được đoạn văn theo yêu cầu trước tiên các em phải giải thích câu tục ngữ hoặc các em phải lí giải được tại sao người ta nói như vậy,..từ đó rút ra ý nghĩa của câu tục ngữ rồi mới vân dụng vào làm bài tập
Phân tích cách trình bày đoạn văn tức là các em phải chỉ ra được mình trình bày đoạn văn đó theo các diễn dịch, hay quy nạp , hay song hành , hay móc xích
- Vận dụng vào bài tập làm văn sắp tới – Chuẩn bị viết bài tự sự .
* Rút kinh nghiệm :
I Thế nào là đoạn văn (6’)
1, Ví dụ : 
 * Văn bản : Ngô tất tố và tác phẩm “tắt đèn”- Nguyễn hoành Khung
2, kết luận :
- Đoạn văn thường do nhiều câu văn tạo thành .
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản .
- Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng .
- Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh .
II Từ ngữ và câu trong đoạn văn ( 10’)
1, Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn .
- Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục .
- Được lặp lại qua ( thường là chỉ từ ,đại từ , từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng được nói đền trong đoạn văn .
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát , lời lẽ gắn gọn thường đủ hai thành phần chính , đứng ở đầu hoặc cuối doạn văn .
2, Cách trình bày nội dung đoạn văn 
* Ví dụ : Đoạn 2b /34
* Đoạn văn /35
* Đoạn văn I /34
- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch , song hành , qui nạp ...
*ghi nhớ / 36
III Luyện tập (21’)
Bài tập 1/36/SGK
Bài tập 2/36 SGK
Phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn sau .
a, Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch 
b, - Đoạn văn trình bày theo cách song hành .
Bài tập 3/37 Viết đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề cho trước , sau đó biến đổi thành đoạn văn theo cách qui nạp .
 Tuần 3 Tiết 11-12 
 Ngày soạn : 1/9/2008; Ngày dạy :
 Viết bài tập làm văn số 1
I Mục tiêu giáo dục
- Qua bài kiểm tra học sinh ôn lại về kiểu văn bản tự sự đã học kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Luyện tập viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề , có bố cục rõ ràng , biết trình bày rõ các khái cạnh của chủ đề văn bản bằng những đoạn văn , bài văn hoàn chỉnh .
- Rèn kĩ năng viết tự sự có sử dụng yếu tố miêu ta biểu cảm .
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài , lòng yêu quí người thân .
II Chuẩn bị 
Thầy : Thống nhất nhóm ra đề
Trò: Ôn tập , chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị giấy của học sinh 
3, bài kiểm tra 
 Hoạt động 2 
 Chép đề : Hãy kể lại một kỉ niệm về người thân 
 Yêu cầu : 
A : mở bài : 
 – Giới thiệu được người thân (cha, mẹ ,anh , chị ,em ,bạn thân...)và kỉ niệm để lại tình cảm ấn tượng sâu sắc .
B : Thân bài : 
Trình bày kỉ niệm theo trình tự 
 + Theo thời gian , không gian.
 + Theo diễn biến của sự việc , tâm trạng của nhân vật 
 +Chú ý mối quan hệ giữa người kể với người thân xoay quanh sự việc để lại ấn tượng sâu sắc 
C : Kết bài : Khẳng định lại tình cảm đối với người thân .
 Biểu điểm 
+ Điểm 9-10: Bài làm trình bày rõ diễn biến câu chuyện về kỉ niệm sâu sắc . Có lời đối thoại , độc thoại để bộc lộ cảm xúc .
 Văn trong sáng dề hiểu , có hình ảnh , có cảm xúc tự nhiên chân thành .
 Bố cục rõ ràng , mỗi sự việc có thể trình bày bằng một đoạn văn .
 Đảm bảo yêu cầu về nội dung , chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi câu .
+ Điểm 7- 8 : Đảm bảo yêu cầu như trên – có tình cảm rung động người đọc .
 Song còn sai ít lỗi chính tả ,lỗi câu .
 Có chỗ ý chưa rõ 
+ Điểm 5-6 : Đảm bảo đủ yêu cầu về nội dung hình thức , đủ ý , bài viết còn chưa sâu sắc , có chỗ cảm xúc chưa chân thành .
( Có chỗ còn nặng về kể nể , thiếu miêu tả hoặc miêu tả chưa rõ , chưa có biểu cảm ) ,sai ít lỗi câu , lỗi chính tả .
+ Điểm 3-4 : Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức , có ý song chưa rõ.
 Còn sai lỗi câu , lỗi chính tả .
+ Điểm 1-2 : Chưa đảm bảo yêu cầu , còn sai nhiều lỗi câu ,lỗi chính tả ,chữ xấu , cẩu thả 
 Hoạt động 3
4: Thu bài : nhận xét ý thức làm bài của học sinh 
5: Hướng dẫn học bài : Đọc trước bài liên kết các đoạn văn trong văn bản .
* Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doc3.doc