Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 9: Văn bản:

 TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích: "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Kiến thức: Giúp học sinh

 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy: cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

 b) Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng đọc sáng tạo của học sinh.

 c) Thái độ:

 - Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn, rõ ràng đối với từng nhân vật

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 a) GV: Soạn giảng, SGK, SGV

 b) HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

3.Tiến trình bài dạy.

 *) Ổn định: sĩ số 8B:

 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)

 Kiểm tra vở soạn và nội dung bài soạn của học sinh.

 b) Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
NGỮ VĂN - BÀI 3
Kết quả cần đạt:
 - Thấy đuợc sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ đựoc thể hiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô tất Tố qua đoạn trích này.
 - Nắm được và biết cách triển khaí trong một đoạn văn. Vận dụng những kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài tập làm văn số 1.
Ngày soạn: 26/8/2010 Ngày dạy: 30/8/2010 Dạy lớp: 8B
 Tiết 9: Văn bản: 
 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 (Trích: "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)
1. Mục tiêu bài dạy.
 a) Kiến thức: Giúp học sinh
 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy: cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng đọc sáng tạo của học sinh.
 c) Thái độ: 
 - Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn, rõ ràng đối với từng nhân vật 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) GV: Soạn giảng, SGK, SGV
 b) HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3.Tiến trình bài dạy.
 *) Ổn định: sĩ số 8B:
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 	Kiểm tra vở soạn và nội dung bài soạn của học sinh.
 b) Bài mới: 
	Các em thấy trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”. Trong xã hội đó là quy luật có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương 18 của tác phẩm “Tắt đèn” tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, mà hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS
- Đọc chú thích sao
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 7’)
1. Giới thiệu tác giả-tác phẩm:
?Tb
Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
HS
- Ngô tất Tố (1893- 1954) Quê ở làng Lộc Hà - Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho gốc nông dân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực. Trước cách mạng ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực khảo cứu triết học cổ đại Trung Hoa và văn học cổ Việt Nam, viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch thuật văn học...Là nhà báo có lập trường dân chủ tiến bộ lối viết văn sắc xảo. Về sáng tác ông là cây bút phóng sự, là nhà tiểu thuyết nổi tiếng có thể gọi ông là “Nhà văn của nông dân”. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996.
- Các phóng sự (Tập án đình -1939 ); Việc làng (1940) là tập hồ sơ lên án những hủ tục “Quái gở, dã man”. Đặc biệt cuốn tiểu thuyết “Tắt Đèn" 1937 Được nhà văn Vũ Trọng Phụng gọi là “ Một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội...”.
- Ngô Tất Tố (1893- 1954 ) Quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh (Nay thuộc Đông Anh – Hà Nội ). Ông là một học giả, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạnh tháng tám.
?Tb
Nêu những nét chính về tác phẩm “Tắt Đèn” và vị trí đoạn trích ?
HS
- “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố, đồng thời là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà văn đã dựng lên bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn việt nam đương thời. Chính trong vụ thuế, bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến và tình trạng thống khổ của người nông dân đã bộc lộ đầy đủ hơn lúc nào hết.
Đặc biệt với nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng một hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân đương thời. Qua nhân vật chị Dậu, nhà văn chẳng những đi sâu miêu tả một cách chân thực và cảm động số phận muôn vàn khổ cực của người nông dân lao động bị áp bức, mà còn khám phá và thể hiện nhân phẩm cao đẹp của họ cũng rất chân thực, đầy thuyết phục ngay cả khi họ bị vùi dập trong bùn đen.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là chuơng XVIII của tiểu thuyết “Tắt Đèn” nhan đề do người biên soạn đặt.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” (1937).
GV
Tóm tắt truyện: Câu chuỵên diễn ra trong 1 vụ thuế ở một làng quê, bọn hào lí trong làng ra sức lùng sục, tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế, gia đình anh Dậu thuộc loại nghèo nhất làng, phải chạy vạy ngược xuôi khốn khổ để có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm vẫn bị đánh trói và cùm kẹp ở ngoài dình làng, phải chạy vạy ngược xuôi khốn khổ để có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm vẫn bị đánh trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, chị Dậu phải dứt ruột đem cái Tí đứa con gái 7 tuổi bán cho nhà nghị Quế, vợ chồng lão còn gạ mua cả đàn chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt, cộng với máy hào bán gánh khoai chị Dậu tưởng đã nộp đủ tiền sưu cho chồng và sẽ được tha về. Nào ngờ bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả xuất sưu của ngươi em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang đau ốm nặng mà lại bị cùm trói, hành hạ, rũ như xác chết được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau khi anh mới tỉnh thì 2 tên tay sai của bọn hào lí xông vào định trói bắt mang đi. Chị Dậu cố van xin nhưng không được, đã liều mạng chống trả quyết liệt hạ ngã hai tên tay sai, chị bị bắt giải lên huyện, ttên quan phủ Tư Ân lợi dụng cảnh ngộ của chị đã giở trò bỉ ổi...Chị đã cưỡng lại dữ dội ném mắm giấy bạc vào mằt hắn cà chạy thoát ra ngoài...Cuối cùng chị gửi con để đi ở vú cho nhà lão quan phủ đang cần sữa bồi dưỡng cho “ quan cố” đã ngoài 80 Tuổi...Trong 1đêm tắt đèn lão quan phủ đã mò vào buồng chị Dậu, chị vùng chạy ra ngoài trong lúc trời tối đen như mực.
2. Đọc - Tóm tắt văn bản:
GV
Nêu yêu cầu đọc: làm rõ không khí truyện hồi hộp khẩn chương, căng thẳng ở đoạn đầu. Đoạn cuối đọc giọng sảng khoái, chú ý thể hiện sự tương phản, đối lập giữ các nhân vật: Chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, hai tên tay sai, Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng,...qua ngôn ngữ đối thoại của từng người.
- Đọc mẫu 1 đoạn, từ đầu đến "ngon miệng hay không".
2HS
- Đọc đoạn còn lại (có nhận xét, điều trỉnh cách đọc)
?Kh
Tóm tắt Đoạn trích.
Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp bát cháo cho đỡ xót ruột". Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa sả nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến chói anh Dậu. Chị đã liều mạng chống trả quyết liệt hạ ngã hai tên tai sai. 
?Tb
Em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
?Tb
Theo em văn bản có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung cuar từng phần?
HS
- Văn bản chia thành 2 phần:
1) Từ đầu đến "cờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không?: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
2) Phần còn lại: Cảnh chị Dậu đối mặt với tay sai.
?Tb
Trong văn bản có rất nhiều nhân vật, vậy các nhân vật đó thuộc những tuyến nhân vật? Đại diện cho mỗi tuyến là ai? 
HS
- Vợ chồng chị Dậu, bà lão láng giềng, Cai Lệ , người nhà Lí Trưởng....
- Các nhân vật thuộc hai tuyến đối lập tương phản:
+ Tuyến nhân vật chính diện: chị Dậu
+ Tuyến nhân vật phản diện: Cai Lệ
GV
Chúng ta sẽ đi phân tích theo nội dung đã chia, qua đó chúng ta sẽ thấy rõ hơn đại diện của từng tuyến nhân vật.
II. Phân tích: (25’)
?Kh
Dựa vào chữ in nhỏ trong phần đầu của đoạn trích, em hãy cho biết gia chị Dậu đang ở trong tình thế như thế nào?
1. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng:
HS
- Vụ thuế trong thời điểm gay gắt nhất: Quan sắp về tận làng để đốc thuế, bọn tay sai hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói... Đem ra đình cùm kẹp ...Chị Dậu mặc dù phải bán con, bán chó, cả gánh khoai để có đủ tiền nộp xuất sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí lại bắt chị nộ xuất sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái, thành thử anh Dậu vẫn là người thiếu sưu. Anh Dậu đang ốm, bị lôi ra đình từ hôm qua tưởng như đã chết giờ đây mới tỉnh, nếu lại bị chúng đánh trói thì mạng sống khó mà giữ được...
=> Tất cả vấn đề đối với chị Dậu là chăm sóc và bảo vệ chồng trong tình thế nguy cấp ấy.
?Tb
Em hãy đọc thầm phần đầu của đoạn trích, tìm những chi tiết miêu tả cảnh chị Dậu chăm sóc chồng?
- Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà...Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
- Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi chị đón lấy cái tửu và ngồi xuống đó có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.
?Kh
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này?
- Tác giả sử dụng phép tương phản kể về việc chị Dậu chăm sóc chồng giữa vụ sưu thuế đang ốm đau lại bị đánh đập, nhà nghèo hoàn cảnh khốn khó đối lập với không khí căng thẳng đe doạ của tiếng trống tiếng tù và thúc thuế ở đầu làng, bọn cai lệ xông đến từng nhà để thúc thuế. 
- Sử dụng các từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ của chị Dậu khi chăm sóc chồng rất cẩn thận và chu đáo "quạt cho chóng nguội", "bưng đến chỗ chồng nằm" nhẹ nhàng động viên chồng ăn cho chóng khoẻ.
?Tb
Qua cách miêu tả trên, em thấy chị Dậu là người phụ nữ như thế nào?
Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, yêu thương chồng con.
GV
Anh Dậu đang bị ốm, tính mạng bị đe doạ. Trong tình cảnh ấy cai lệ và người lí trưởng xuất hiện, họ là người như thế nào? Chị Dậu đã đối mặt với chúng ra sao? mời các em cùng tìm hiểu tiếp trong phần 2.
2. Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai:
a) Nhân vật Cai lệ:
?Tb
Em hiểu Cai lệ là gì ? Cai Lệ có mặt ở làng đông xá với chức danh gì ?
 - Cai Lệ: Tên cai chỉ huy một tốp lính lệ (Cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; Lệ: Lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha )
Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp, tiêu biểu trọn vẹn nhất cho hạng tay sai, hắn là công cụ bằng sắt đắc lực của trật tự xà hội tàn bạo. Thực chất Cai Lệ là một loại đầy tớ chân tay của quan phủ, quan huyện vai trò của hắn ở làng Đông Xá trong vụ thuế là đánh trói người bắt họ nộp sưu.
Hắn và tên người nhà Lí Trưởng vào nhà anh Dậu với mục đích gì ?
- Tên cai Lệ được phái về Làng Đông Xá để giúp Lí Dịch làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà Lí Trưởng vào nhà những người thiếu thuế để quát nạt, chửu bới, đánh trói. Hắn và tên người nhà Lí Trưởng vào nhà anh Dậu để thúc thuế.
?Kh
Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy ?
- Đánh trói người là nghề của hắn, được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo. Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng qui cách của chế độ tàn bạo đó. Trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời tên cai Lệ chỉ là một gã tay sai mạt hạng, nhưng nhân vật này lại có ý nghĩa tiêu biểu riêng hắn hung dữ sẵn sàng gây tội ác mà khô ...  luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. (5 điểm) 
 b) Dạy nội dung bài mới:
 Các em đã được học cách viết đoạn văn và hiểu một bài văn bao gồm có thể có nhiều đoạn. Vậy cách viết mỗi đoạn như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Thế nào là đoạn văn.
GV
- Để các em nắm chắc về đoạn văn, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
1. Bài tập:
HS
- Đọc văn bản trong SGK,T.34
Văn bản: 
 Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt Đèn”.
?Kh
Cho biết nội dung của văn bản trên?
Nội dung: Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn chương và đánh giá những thành công của tiểu thuyết Tắt đèn.
?Tb
Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn? Cho biết nội dung của từng đoạn? 
HS
Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý 1 đoạn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu tác giả Ngô tất Tố.
+ Đoạn 2: Giới thiệu tác phẩm “ Tắt Đèn”.
?Tb
Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn? 
- Dựa vào chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
?Yếu
Xác định số câu trong từng đoạn văn trong văn bản?
+ Đoạn 1: (Giới thiệu tác giả Ngô tất Tố): có 5 câu
+ Đoạn 2: (Giới thiệu tác phẩm “ Tắt Đèn”): có 7 câu.
GV
- Như vậy, dựa vào dấu hiệu hình thức, ta nhận ra văn bản "Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn gồm có 2 đoạn, mỗi đoạn biểu đạt một ý.
?Tb
Qua tìm hiểu bài tập, em cho biết thế nào là đoạn văn ? 
2. Bài học:
- Mỗi đoạn văn biểu đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh, một đoạn văn bao gồm nhiều câu. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, nhiều đoạn văn là những đơn vị tạo nên văn bản.
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
HS
* Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
a) Bài tập:
?Tb
Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? (từ ngữ chủ đề) 
HS
 Đối tượng được nói đến là nhà văn Ngô Tất Tố.
- Những từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn là: Ngô Tất Tố, Ông, nhà văn.
HS
* Đọc đoạn văn thứ 2 của văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
?Kh
Tìm câu then chốt của đoạn văn? (câu chủ đề) Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
HS
- Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
- Giải thích: 
+ Về nội dung: Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
+ Về hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ)
+ Về vị trí: Có thể dứng ở đầu câu hoặc cuối câu.
=> Câu trên có đủ tiêu chuẩn là một câu chủ đề.
?Tb
Từ nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng có vai trò gì trong đoạn văn?
b) Bài học:
- Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần.
- Câu chủ đề: Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
GV
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau, đó là những cách nào chúng ta cùng tìm tiếp.
2. Trình bày nội dung trong đoạn văn:
a) Bài tập:
HS
Đọc lại toàn văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. SGK, T.34
* Bài tập 1. Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
?Tb
So sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trên, đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? 
- Đoạn 1 không có câu chủ đề mà có từ ngữ chủ đề.
?Tb
Yếu tố nào duy trì đối tượng của đoạn văn? 
HS
- Yếu tố duy trì đối tượng đoạn văn là từ ngữ chủ đề (Ngô Tất Tố, Ông, nhà văn) đứng ở đầu mỗi câu.
?Kh
Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào ? Nội dung của đoạn được triển khai theo trình tự nào ?
HS
- Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn ngang nhau, nội dung các câu trong đoạn bổ sung cho nhau, phối hợp cho nhau đó là trình bày theo cách song hành.
?Tb
Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý đoạn này được triển khai theo trình tự nào?
HS
- Đoạn 2 câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn, các câu còn lại mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể cho câu chủ đề. Trình bày như thế là trình bày theo cách diễn dịch.
HS
Đọc đoạn văn b. 
- Bài tập 1: Đoạn văn (b) SGK,T.35
?Tb
Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào? 
HS
- Đoạn văn có câu chủ đề: Lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.( Vị trí: Ở cuối đoạn văn )
?Tb
Nội dung của đoạn này được trình bày theo thứ tự nào ?
HS
- Nội dung được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm minh hoạ cho câu chủ đề ở cuối đoạn văn (Trình bày như thế là trình bày theo cách qui nạp )
?Tb
Qua phân tích ví dụ em hãy nêu cách trình bày một đoạn văn ?
b) Bài học:
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai chủ đề và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành,...
III. Luyện tập.
HS
- Đọc văn bản "Ai nhầm"
1. Bài tập 1: 
?BT1
Văn bản chia làm mấy ý ? Mỗi ý chia làm mấy đoạn văn ?
Văn bản Ai nhầm 
HS
- Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
HS
Đọc bài tập số 2
2. Bài tập 2:
?BT2
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau ?
- Đoạn a: Diễn dịch
- Đoạn b: Song hành
- Đoạn c: Song hành
3. Bài tập 3:
?BT3
Với câu "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta" hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch.
- Ví dụ đoạn văn trình bày theo diễn dịch: 
 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Đó là chiến thắng lừng lẫy trấn động địa cầu Điện Biên Phủ năm 1954, là đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước.
- Ví dụ đoạn văn trình bày theo diễn dịch: 
 Chúng ta tự hào về những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Nối tiếp tinh thần của các vị anh hùngdân tộc đó, dân tộc ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trấn động địa cầu năm 1954 và đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Có thể nói: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c) Củng cố, luyện tập:
 GV khái quát toàn bộ nội dung bài học.
d) Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ SGK
 - Làm bài tập 3,4
 - Chuẩn bị tiết sau viết bài viết TLV số 1
 Yêu cầu: + Đọc kĩ văn bản “ Tôi đi học”.
 + Ôn lí thuyết về văn kể chuyện 
 + Tìm hiểu thêm một số đề trong SGK.
 + Chuẩn bị vở viết tiết sau viết bài viêt số 1 tại lớp 
Ngày soạn: 31/8/2010
Ngày dạy: 04/9/2010
 Dạy lớp: 8B
Tiết 11 + 12. Tập làm văn: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 (Văn tự sự - Làm tại lớp)
 1. Mục tiêu bài kiểm tra. Giúp học sinh:
 a) Kiến thức: 
 - Củng kiến thức để viết bài tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần, tính thống nhất và tính mạch lạc trong văn bản. 
 b) Kĩ năng: 
 - Luyện tập viết bài tập làm văn tự sự và đoạn văn.
 c) Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
 * Ổn định tổ chức: 
 Sĩ số HS: Lớp 7..: ../
 2. Nội dung đề: (GV chép đề lên bảng)
 Em hãy kể lại câu chuyện về ngày tựu trường đầu tiên của mình.
 3. Đáp án - biểu điểm.	
 * Yêu cầu.
	 - Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.	
	 - Nội dung: Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
	 - Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống; những tư liệu sách báo cùng đề tài.
 - Ngôi kể: Chọn ngôi kể thứ nhất (xưng tôi, em)
 * Dàn bài:
 a) Mở bài:
 - Giới thiệu tình huống gợi nhớ đến kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường (Do chứng kiến các em học sinh lớp 1 đến trường hoặc nghe tiếng trống khai trường quen thuộc,...)
 - Giới thiệu về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học và cảm xúc của bản thân khi nhớ về kỉ niệm đó: Bồi hồi, xao xuyến, xúc động,...
 b)Thân bài: 
 - Trước ngày đến trường em đã chuẩn bị những gì? Tâm trạng của em? (Được mẹ em chăm chút mua sách vở, quần áo mới,... em đón nhận những tình cảm đó với tâm trạng tò mò, háo hức; từ đó em cảm nhận được sự trong đại của việc đến trường)
 - Ai là người đưa em đến trường buổi đầu tiên, những cử chỉ, hành động của người đó đối với em (mẹ, bà,...đưa em đến trường, luôn động viên, căn dặn em phải chăm chỉ, cố gắng,...)
 - Trên đường tới trường:
 + Kể và tả cảnh thiên nhiên...
 + Suy nghĩ về ngôi trường, bạn bè...
 - Ấn tượng về không khí ngày khai trường trong cảm giác của một sinh lớp 1:
+ Quang cảnh trường:
. Trường học trang trí lộng lẫy bởi những băng rôn, khẩu hiệu, bóng bay,...
. Sân trường đông vui, nhộn nhịp, vui vẻ, đây đó bóng đáng những người bạn lần đầu tiên đến trường nhút nhát, rụt rè,... như em.
+ Cảm xúc khi phải rời tay người thân để bước vào buổi lễ: thảng thốt, sợ hãi, rồi bình tĩnh trở lại nhờ sự ân cần của cô giáo,...
+ Các nghi thức và thứ tự các sự việc của buổi lễ khai giảng diễn ra như thế nào? Cảm giác của em trước sự trang trọng của các nghi thức và sự việc ấy? 
- Kỉ niệm khi vào lớp học
+ Cảm nhận về không khí lớp học; 
+ Bàn ghế bảng đen, bạn bè...;
+ Hình ảnh và giọng nói của thầy cô;
+ Giờ học đầu tiên có gì đặc biệt gợi cho em ấn tượng không phai?
 c. Kết bài:
 Cảm nghĩ của bản thân về ngày tựu trường đầu tiên ( xúc động, hồi hộp,... tất cả những cmr xúc đó đã trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong đời,...)
 * Biểu điểm:
 a, Hình thức: (1 điểm )
 - Hình thức: Đúng kiểu bài tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); hồi tưởng theo trình tự thời gian, kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự, phân bố các đoạn văn hợp lí, đúng chủ đề, đúng chính tả...
 b) Nội dung: 
 * Mở bài: (1 điểm )
 - Giới thiệu được tình huống kỉ niệm ngày đầu tiên đi học và cảm xúc của bản thân khi nhớ về kỉ niệm đó.
 b)Thân bài: (6 điểm) đảm bảo như dàn bài, cụ thể:
 - Trước ngày đến trường em đã chuẩn bị những gì? Tâm trạng của em?
(1 điểm)
 - Ai là người đưa em đến trường buổi đầu tiên, những cử chỉ, hành động của người đó đối với em. (1 điểm ) 
 - Trên đường tới trường. (1 điểm ) 
 - Ấn tượng về không khí ngày khai trường trong cảm giác của một sinh lớp 1: (1 điểm )
+ Cảm xúc khi phải rời tay người thân để bước vào buổi lễ: thảng thốt, sợ hãi, rồi bình tĩnh trở lại nhờ sự ân cần của cô giáo,...(1 điểm )
+ Các nghi thức và thứ tự các sự việc của buổi lễ khai giảng diễn ra như thế nào? Cảm giác của em trước sự trang trọng của các nghi thức và sự việc ấy? (1 điểm ) 
- Kỉ niệm khi vào lớp học (1 điểm )
 c. Kết bài: (2 điểm )
 Cảm nghĩ của bản thân về ngày tựu trường đầu tiên ( xúc động, hồi hộp,... tất cả những cảm xúc đó đã trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong đời,...)
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
 Tổ chuyên môn duyệt
 Ngày....... tháng 9 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc