Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết109:

HỘI THOẠI

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại.

- Biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.

 1. Kiến thức :

- Vai xã hội trong hội thoại.

 2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Xác định được các vai xã hội trong hội thoại.

b. Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các vai xã hội để giao tiếp đạt hiệu quả.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các vai xã hội trong hội thoại.

3. Thái độ :

- Ý thức thực hiện vai xã hội trong khi giao tiếp,

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29:
Tiết 109 : Hội thoại
Tiết 110 : Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Tiết 111 : Đi bộ ngao du
Tiết 112 : Hội thoại ( tiếp)
S: 12.3.11
	D: 14.3.11
Tiết109:
HỘI THOẠI
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại.
- Biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.
 1. Kiến thức :
- Vai xã hội trong hội thoại.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Xác định được các vai xã hội trong hội thoại.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các vai xã hội để giao tiếp đạt hiệu quả.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các vai xã hội trong hội thoại.
3. Thái độ : 
- Ý thức thực hiện vai xã hội trong khi giao tiếp, 
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
? Xác định kiểu hành động nói trong đoạn trích sau? Nói rõ trách nhiệm thực hiện hành động nói?
“.Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
Chú mày muốn cùng tớ vui không?
Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ.hừ.
Đùa một tý
Hừ..hừ..cái gì kia.
Thôi, thôi.anh đừng trêu vào!”
→ Hành động hỏi, trình bày, điều khiển
→ Hành động trực tiếp
Gv dẫn dắt vào bài mới:
? Đoạn trích trên gồm mấy nhân vật? Các nhân vật đang làm gì?
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
- KTDHTC: Động não, hỏi – đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách tự tham gia cuộc hội thoại ( trò chuyện với nhau): → Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn học thường diễn ra các cuộc trò chuyện với nhau từ 2 người trở lên gọi là hội thoại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại
- Học sinh đọc ví dụ sgk/ 93
- Gv treo bảng phụ
? Đoạn trích trên trong văn bản nào? Của ai?
? Đoạn văn gồm mấy nhân vật tham gia hội thoại?
? Mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại là gì?
? Vai hội thoại ở đây ra sao?
( Lệch vai)
? Theo em ai là vai trên, ai là vai dưới ?
I. Vai xã hội trong hội thoại:
* Ví dụ: sgk/ 93
- 2 nhân vật tham gia hội thoại
- Quan hệ gia tộc Bà cô ( vai trên)
 Hồng ( vai dưới)
→ Vai xã hội được xác định bằng quan hệ xã hội
? Cách xử sự của bà cô có gì đáng trách?
( Trong hội thoại này bà cô cố ý gieo rắc vào đầu có Hồng những ý nghĩ xấu để cậu khinh miệt mẹ , ruồng rẫy mẹ)
Gv: Cách xử sự của bà cô thật tàn nhẫn với cháu ruột. Cách xử sự đó không phù hợp với quan hệ gia tộc, không thể hiện thái độ đúng mực của người bề trên đối với người về dưới.
? Trước những lời cay nghiệt của bà cô Hồng đã xử sự như thế nào?
? Tìm những chi tiết thấy rõ điều đó?
“ Cúi đầu không đáp” “im lặng cuối đầu” “ cười dài trong tiếng khóc”
? Theo em vì sao Hồng lại làm như vậy? ( Giữ thái độ lễ phép)
Gv: Em đang tham gia hội thoại với người cô ruột của mình ( bề trên) nên kìm nén trước những lời cay nghiệt của bà cô và tỏ thái độ lễ phép và xử sự đúng vai người cháu ( vai dưới)
? Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
? Gọi 2 học sinh đứng lên thực hiện cuộc hội thoại? Xác định vai xã hội trong xã hội?
Bài tập nhanh:
Bài 1:
Gv dùng bảng phụ, treo ví dụ:
“.Nghe bà cụ nói vậy bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi – xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi! Tôi là Ê– đi – xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một chiếc xe bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cũng kinh ngạc khi nhìn thấy một nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay Ê– đi – xơn bảo :
Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
Thế nào già cũng đếnnhưng ông không nhanh lên thì tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu ”
( Trích : Nhà bác học và bà cụ)
? Trong hội thoại này gồm mấy nhân vật tham gia ?
? Xác định vai xã hội trong cuộc hội thoại trên ?
( Xét về địa vị xã hội ? Tuổi tác ? Mối quan hệ thân sơ ?)
? Dựa vào các ví dụ trên, em hãy cho biết có những vai xã hội nào ?
? Dựa vào đâu để xác định vai xã hội trong hội thoại đó ? ( Quan hệ xã hội)
Bài 2 :
- Cho cụm từ «  nhờ mở cửa »
? Đặt câu với yêu cầu nhờ mở cửa với 3 quan hệ ( người nghe) trên – dưới – ngang hàng ?
Ví dụ : - Bác có thể mở giúp cháu cái cửa sổ được không ạ ? ( vai trên)
Bạn có thể mở giúp mình cái cửa sổ được không ? ( vai ngang)
Em mở cho anh cái cửa được không ? 
? Hãy xác định hành động nói ở 3 câu trên ? Cùng một nội dung nhưng cách nói có gì khác nhau ?
( Hành động hỏi → câu 1 : người nghe → cách nói lễ phép lịch sự.
 Câu 2,3 : ngang vai, dưới vai (người nghe) → cách nói thân mật
? Từ ví dụ em rút ra nhận xét gì khi tham gia hội thoại ?
Gv đưa tình huống : Trong bữa ăn của người Việt Nam có 3 thế hệem bé mời mọi người ăn cơm «  Cả nhà ăn cơm đi »
? Em có nhận xét gì về lời mời của em bé ?Hãy sửa lại cho phù hợp với vai xã hội của mình ?
GV : Quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội cũng đa dạng nhiều chiều. Vì vậy, khi tham gia hội thoại vị trí khác nhau sẽ có cách đối xử khác nhau. Chẳng hạn trong gia đình hay ngoài xã hội mỗi người đều đóng những vai khác nhau. Mối quan hệ này thể hiện rõ phong cách xưng hô, nên dùng những tình thái từ trong cấu tạo câu hoặc những lời « thưa gửi » của mình→ văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử và văn hóa thẩm mỹ «  học ăn, học nói, học gói, học mở » hoặc « lời nói.lòng nhau »
Như vậy các em muốn thực hiện mục đích của mình phải thông qua hành động nói và hành động nói phải phù hợp với vai của mình thì mới đạt hiệu quả trong giao tiếp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
? Hãy tìm những chi tiết trong bài hịch của Trần Quốc Tuấn thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của ông đối với binh sĩ?
- Học sinh đọc đoạn trích sgk
? Đoạn trích có xuất xứ từ đâu?
+ Hs thảo luận nhóm:- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC): khăn phủ bàn
? Hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia hội thoại?
? Tìm những chi tiết trong lời thoại cho thấy thái độ của ông giáo đối với lão Hạc?
? Thái độ của lão Hạc đối với ông giáo? Chi tiết hiểu hiện thái độ không vui giữ ý của lão Hạc?
- Hs làm bài tập 3: viết đoạn văn sử dụng vai xã hội trong hội thoại.
- KTDHTC: Viết tích cực
II. Luyện tập:
Bài 1:
a/ Thái độ nghiệm khắc:
Tác hại của lối sống hưởng lạc
Nỗi nhục mất nước nếu không rửa nhục
b/ Thái độ khoan dung:
- Hứa hẹn ban thưởng cho quan tướng khi đuổi hết giặc
Bài 2:
a/ Vai xã hội của ông giáo đối với lao Hạc:
Địa vị xã hội: ông giáo ( vai trên)
Tuổi tác: Lão Hạc ( vai trên)
Ông giáo – lão Hạc ( vai thân sơ láng giềng)
b/ Nhân vật ông giáo đối với lão Hạc:
- Thái độ kính trọng xưng hô: cụ - tôi, ông - cháu
- Thái độ thân tình: mời ăn khoai, uống nước chè, hút thuốc,..
c/ Nhân vật lão Hạc đối với ông giáo:
- Gọi là ông giáo
- Dùng từ “dạy ’’ thay từ nói
- Xưng hô: chúng mình, cười đưa đà, cười gượng thoái thác chuyện ăn khoai, uống nước của ông giáo.
Bài 3: Viết đoạn văn – học sinh viết
Củng cố:
- KTDHTC: Trình bày một phút
? Thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
? Vì sao cần chọn cách nói cho phù hợp với cuộc hội thoại?
Hướng dẫn về nhà:
- KTDHTC: Giao nhiệm vụ
a. Học bài:
- Hoàn thành tất cả các bài tập
- Tập dùng câu cho đúng vai xã hội trong giao tiếp.
- Tìm một đoạn truyện trong đó nhà văn đã dựng được cuộc thoại giữa các nhân vật và xác định:
+ Vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại.
+ Đặc điểm ngôn ngữ mà nhân vật đã lựa chọn để thực hiện vai giao tiếp của mình.
b. Soạn bài:
- Chuẩn bị bài mới :Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
+ Xác định yếu tố biểu cảm trong các văn bản nghị luận: Hịch tướng sĩ, Thuế máu.
* Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
S: 14/ 03/ 11
	 	D: 16 / 03/ 11
Tiết 110:
YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận.
- Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
1. Kiến thức :
- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng
- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lô – gíc lập luận của bài văn nghị luận.
3. Tư tưởng:
- Có ý thức khi trình bày luận điểm.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Thực tế cho thấy, những bài văn nghị luận hay là những bài được viết không chỉ bằng sự sáng suốt, mạch lạc, chặt chẽ của trí tuệ mà còn bằng sự nhiệt tình, tha thiết của tâm hồn. Do đó, biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu để làm nên một bài nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao à Vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- H/s đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ( sgk )
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Đọc hợp tác
? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của văn bản?
? Xác định kiểu văn bản của tác phẩm này?
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
(Kêu gọi đánh giặc bảo vệ đất nước)
- Gv giới thiệu thêm: Đây là văn bản có sức thuyết phục nhờ việc tác giả sử dụng thành công, có hiệu quả yếu tố biểu cảm.
? Hãy nhắc lại: yếu tố biểu cảm thường được biểu hiện ở những phương diện nào?
( Từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán, giọng điệu, lời văn )
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản tr ... i Ru-xô khao khát tự do, suốt đời đấu tranh cho tự do, chống áp bức cường quyền à tự do là cao quí nhất
 + Luận điểm 2: Cuộc đời ông bị thất học à khát vọng học tập không ngừng
 + Luận điểm 3: Làm việc gì cũng phải có sức khỏe. )
? Qua văn bản, em hiểu gì về con người, tư tưởng tình cảm của Ru-xô?
( Giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên, có tư tưởng tiến bộ 
Ghi bảng
 Đi bộ ngao du
 Được tự do hoàn toàn
- Ta ưa đi lúc nào thì đi, dừng lúc nào thì dừng, hoạt động thế nào là tùy
- Ta quan sát mọi nơi: dòng sông, rừng rậm, hang động, mỏ đá, khoáng sản  
- Tôi hưởng thụ tất cả sự tự do 
Þ Liệt kê, dẫn chứng phong phú, yếu tố biểu cảm
Þ Đem lại cảm giác tự do tuyệt đối
 Mở rộng tầm hiểu biết
- Về nông nghiệp: các sinh vật, khí hậu, trồng trọt 
- Về tự nhiên: Hoa lá, hóa thạch 
Þ Câu phủ định, nghi vấn, phép tương phản
Þ Làm giàu vốn hiểu biết về thực tế
 Nâng cao sức khỏe, tinh thần
 - Những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt  buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ
 - Những người đi bộ luôn vui vẻ, khoan khoái 
 - Ta hân hoan biết bao  khi đến nhà
 - Ta thích thú  ngồi vào bàn ăn
 - Ta ngủ ngon giấc 
Þ Phép tương phản, câu cảm thán
Þ Sức khỏe tăng cường, tinh thần thoải mái, đễ chịu
 Dẫn chứng phong phú, lập luận chặt chẽ, đa dạng kiểu câu, cảm xúc chân thành
 Lợi ích của đi bộ ngao du
* Củng cố:
? Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
( Dẫn chứng phong phú, lập luận chặt chẽ, kiểu câu đa dạng, cảm xúc chân thành )
- Gv lưu ý: Muốn làm văn nghị luận có sức thuyết phục phải có dẫn chứng phong phú, cụ thể; lập luận chặt chẽ, kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm
? Tư tưởng xuyên suốt của văn bản này là gì? Em hãy đặt tiêu đề khác cho văn bản?
( Lợi ích của đi bộ ngao du )
? Qua việc tìm hiểu văn bản, em rút ra được bài học thiết thực gì?
( - Nên đi bộ à rèn luyện sức khỏe
 - Nên đi đó đây, không ngừng học tập mở mang kiến thức, không nên bằng lòng, thỏa mãn với những kiến thức mình có à điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm giáo dục của nước ta: đào tạo lớp trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời kì CNH – HĐH và hội nhập thế giới)
- Gv chốt ý bằng ghi nhớ sgk
* Ghi nhớ: sgk
Hướng dẫn về nhà:
a. Học bài: 
 + Học bài, nắm vững cách lập luận của đoạn trích, từ đó, nêu nhận xét về cách nêu trình tự các luận điểm của tác giả ?
 + Phân tích làm rõ nghệ thuật lập luận của tác giả.
- Đọc chú thích.
- Lập luận để chứng minh một trong những lợi ích của việc đi bộ ngao du bằng cuộc sống thực tiễn của bản thân. Từ đó rút ra bài học cho mình.
b. Soạn bài:
 - Chuẩn bị bài mới : Hội thoại (tt)
 + Ôn lại khái niệm về vai xã hội
 + Thế nào là lượt lời
 Trong hội thoại , lượt lời có ý nghĩa gì ?
* Rút kinh nghiệm: 
S: 16/ 03/ 11
	 	D: 18 / 03/ 11
Tiết 112:
HỘI THOẠI (tiếp theo)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng trong giao tiếp.
1. Kiến thức :
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại.
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng sự luân phiên lượt lời để giao tiếp đạt hiệu quả.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các lượt lời trong hội thoại.
3. Thái độ : 
- Ý thức thực hiện các lượt lời trong khi giao tiếp, 
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi : Vai xã hội là gì ? Việc xác định vai xã hội trong giao tiếp có tác dụng gì ?
 Gợi ý : Vai xã hội là vị trí xã hội của người tham gia hội thoại với người khác trong hội thoại 
 Việc xác định đúng vai xã hội trong giao tiếp giúp ta giao tiếp tốt hơn , đạt hiệu quả cao hơn
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
 Mỗi lời nói của nhân vật tham gia trong đoạn hội thoại gọi là lượt lời. Vậy thế nào là lượt lời? Cách sử dụng lượt lời như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lượt lời trong hội thoại:
- H/s đọc lại đoạn trích (sgk / 92,93 )
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : đặt câu hỏi
? Có những nhân vật nào tham gia hội thoại?
? Nhắc lại vai xã hội của mỗi nhân vật và cơ sở xác định vai xã hội đã tìm hiểu ở tiết trước?
? Trong cuộc hội thoại, mỗi người nói bao nhiêu lần?
? Em hãy đọc lại các lần nói của mỗi nhân vật ?
( Bà cô: 6 lần ; Hồng: 2 lần )
- Gv: Cả Hồng và bà cô đều có quyền được nói và đã thực hiện quyền nói của mình. Bà cô nói 6 lượt, Hồng nói 2 lượt. Căn cứ vào số lần mỗi nhân vật nói trong cuộc hội thoại, người ta xác định được số lượt lời của mỗi nhân vật.
? Vậy em hiểu lượt lời là gì ?
- H/s phát biểu à gv chốt ý
- Gv yêu cầu 2 h/s thực hiện một đoạn hội thoại theo chủ đề tự chọn à xác định vai xã hội và lượt lời
- Gv chuyển ý: Trong cuộc thoại, ta cần sử dụng lượt lời như thế nào cho phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp? à Tìm hiểu lại đoạn thoại ở trên.
? Thực chất Hồng có muốn nghe những lời nói của bà cô không? Vì sao?
( Không muốn nghe vì Hồng hiểu rõ những lời bà cô nói không phải thể hiện sự quan tâm, thông cảm với cảnh ngộ của hai mẹ con mà chỉ để châm chọc, nói xấu mẹ Hồng để chia cắt tình mẫu tử )
? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều mình không muốn nghe?
( Ý thức mình là vai dưới không được xúc phạm cô)
? Vậy khi cô giáo đang nói mà có bạn nói xen vào gọi là hiện tượng gì? (cắt lời)
? Khi nói chưa hết câu mà có người thêm lời vào gọi là hiện tượng gì? (nói leo, chêm lời)
? Khi chưa đến lượt lời của mình mà nói gọi là gì? (tranh lượt lời)
? Từ những vd trên cho thấy để giữ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người khác khi giao tiếp cần phải chú ý điều gì?
(Gv giáo dục h/s về cách nói năng, cách thực hiện lượt lời)
- H/s phát biểu à gv gọi h/s đọc ghi nhớ ý 2 (sgk)
? Theo dõi lại đoạn trích, có bao nhiêu lần Hồng được nói nhưng lại không nói? (2 lần)
? Sự im lặng đó thể hiện thái độ gì của Hồng? (bất bình)
- Gv: Sự im lặng khi đến lượt lời có khi thể hiện một thái độ nào đó.
* Gv áp dụng cho h/s làm bài tập 3
- H/s đọc đoạn văn à nêu xuất xứ, nội dung của đoạn văn
? Xác định nhân vật tham gia hội thoại? Mỗi người nói mấy lượt?
? Có mấy lần nhân vật tôi im lặng không nói? (2 lần)
? Sự im lặng đó thể hiện thái độ, tâm trạng gì?
( Ngỡ ngàng xúc động vì không ngờ bấy lâu nay mình ganh tị với em mà em vẫn luôn yêu thương mình à Xấu hổ, ân hận vì thói xấu của mình )
? Đến đây, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng lượt lời?
- H/s đọc ghi nhớ ý 2,3 (sgk)
- Gv củng cố: Hằng ngày mỗi chúng ta trong mọi hoạt động thường giữ vị trí xã hội khác nhau. Vị trí đó gọi là vai xã hội. Vai xã hội được xác định bằng quan hệ xã hội. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong sự xưng hô, tinh tế hơn là trong lời nói. Chính vai xã hội chi phối lời nói. Chỉ có người tham gia hội thoại mới có quyền được nói và mới có lượt lời. Điều quan trọng là khi dùng lượt lời phải đúng lúc để đảm bảo cuộc thoại diễn ra trong không khí lịch sự. Có vật cuộc thoại mới thành công.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- H/s đọc yêu cầu bài tập 1
- Gv phát phiếu học tập theo mẫu à h/s thảo luận à trình bày, h/s khác nhận xét
Nhân vật
Cai lệ
Người nhà lí trưởng
Chị Dậu
Anh Dậu
Lượt lời
Số lượt lời
 6
 2
 6
 1
Tính cách
? Số lượt lời của nhân vật nào nhiều nhất? 
? Kẻ duy nhất ngắt lời người khác là ai?
? Nhận xét tính cách mỗi nhân vật?
- H/s nêu yêu cầu bài tập 2
? Đoạn trích có mấy nhân vật ? Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? ( chú ý số lượt lời của mỗi nhân vật theo thời gian diễn ra cuộc thoại ? )
( Ban đầu: Tí nói nhiều > < chị Dậu im lặng
 Về sau: Tí nói ít > < chị Dậu nói nhiều hơn )
- H/s trao đổi theo bàn câu b + c à trả lời
- Gv định hướng: 
b/ Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật:
 - Lúc đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi. Khi biết, nó sợ hãi, đau buồn à ít nói
 - Chị Dậu lúc đầu lặng lẽ vì không biết mở lời về việc sẽ bán con đi như thế nào. Về sau chị phải thuyết phục 2 đứa con nghe theo lời mẹ.
c/ Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó làm càng làm cho chị Dậu đau lòng khi phải bán đứa con hiếu thảo. Mặt khác nó càng tô đậm thêm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu Tí.
? Qua bài tập 1 và 2, em thấy các cuộc thoại thường gặp ở kiểu văn bản nào? Có tác dụng gì?
( Văn tự sự à nhân vật bộc lộ tính cách à bài văn thêm sinh động )
I. Lượt lời trong hội thoại:
1/ Lượt lời là gì ?
à Ghi nhớ: ý 1 (sgk / 102 )
2/ Cách sử dụng lượt lời:
à Ghi nhớ: ý 2,3 (sgk)
II. Luyện tập:
Bài 1: Tính cách các nhân vật:
 - Cai lệ, người nhà lí trưởng: hống hách, cậy quyền, tàn bạo, cục cằn thô lỗ
 - Chị Dậu: đảm đang, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng đấu tranh
 - Anh Dậu: cam chịu, yếu đuối
Bài 2: 
a- Thọat đầu cái Tý nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng, về sau, cái Tý nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b- Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lý nhân vật: Thọat đầu cái Tý rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tý biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ.
c- Việc tác giả tả cái Tý hồn nhiên kể lễ với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tý.
Củng cố:
- KTDHTC: Trình bày một phút
? Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
Hướng dẫn về nhà:
- KTDHTC: Giao nhiệm vụ
a. Học bài:
- Học bài, làm lại bài tập 3,4.
- Làm bài tập ở nhà: Phân tích một cuộc thoại mà bản thân em đã tham gia hoặc chứng kiến theo yêu cầu sau:
+ Xác định đúng vai xã hội của bản thân và của người tham gia hội thoại.
+ Lựa chọn ngôn ngữ hội thoại phù hợp với vai xã hội và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Xác định được lượt lời hội thoại của bản thân trong hội thoại.
b. Soạn bài: 
 - Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
 + Thực hiện phần chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu (sgk)
 + Phần luyện tập tại lớp: Nhận xét sắp xếp luận điểm mục 1, trả lời câu hỏi 2,3
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T 29 Tu tuong HCM Ki nang song.doc