Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Tiết 94:

HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

A. Mức độ cần đạt :

- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sỹ.

- Cảm nhận được lòng yêu nước thiết tha, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân đời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sỹ.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 29 tháng 02 năm 2012
Tiết 94: 
hịch tướng sĩ
 Trần Quốc Tuấn
A. Mức độ cần đạt :
- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sỹ.
- Cảm nhận được lòng yêu nước thiết tha, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân đời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sỹ.
 2. Kỹ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản theo thể Hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn nghị luận trung đại
C. Tiến trình các hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài mới: 
 I. vài nét về tác giả, tác phẩm
 II. đọc- Phân tích.
 1. Nêu các tấm gương trung thần nghĩa sỹ
2. Tố cáo tội ác kẻ thù và nỗi lòng tác giả
HS đọc đoạn văn:“Ta thường vui lòng”
? Nỗi lòng của vị chủ tướng được diễn tả ntn trong đoạn văn?
? Nhận xét về cách diễn tả? Cách sử dụng những biện pháp nghệ thuật? Lời văn?
GV: Đó là tâm trạng nhiều đau đớn, nỗi lo lắng, dằn vặt, trằn trọc, nặng lòng vì tổ quốc đang lâm nguy, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo đầu sợi tóc của vị tiết chế thống lĩnh. 
Sau này chúng ta sẽ được gặp tâm trạng ấy ở Nguyễn Đình Chiểu trong văn tế
"Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ"
 Nguyễn Trãi:
"Còn có một lòng âu việc nước 
Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung".
 Hay còn ở Hồ Chí Minh:
 trong bài "Không ngủ được, cảnh khuya"
->Đó là nỗi lo lắng của những trái tim yêu nước vĩ đại
? Tâm sự của ông còn được bộc lộ ntn nữa?
Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV: với lòng căm thù sục sôi, tác giả khao khát được trả thù và phải dùng những hình thức trừng phạt mạnh nhất, ghê gớm nhất đối với kẻ thù thì mới hả lòng căm giận. Trước mắt ông chỉ có một con đường: Chiến đấu; Chỉ có một ước ao: Giết giặc; Chỉ có một lời thề: Xả thịt, lột da kẻ thù.
? Kết thúc lời tâm sự là khát vọng gì của vị chủ soái? 
? Theo em, sau khi đọc và phân tích đoạn văn, em thấy sức hấp dẫn của đoạn văn là gì?
Em nhận xét gì về giọng điệu và cách lập luận của tác giả trong đoạn văn?
? Tác dụng của cách lập luận ấy? 
? Những lời bộc bạch của tác giả đã có tác động như thế nào đối với các tướng sỹ?
Em biết những nhân vật lich sử nào có sự trăn trở như thế?
a. Tố cáo tội ác của kẻ thù 
b.Nỗi lòng của tác giả.
* Trước hết đó là nỗi đau:
 tới bữa quên ăn,
 Ta thường nửa đêm vỗ gối
 ruột đau như cắt
 nước mắt đầm đìa
- Nỗi đau đã được diễn tả 1 cách cụ thể và sống động.
- Sử dụng biện pháp liệt kê, hình ảnh so sánh, thủ pháp cường điệu
- Lời văn thống thiết đầy sức truyền cảm 
->Để diễn tả nỗi đau đớn, xót xa, nỗi nhục tột độ.
*Đó còn là lòng căm thù cao độ.
xả thịt
	Căm tức	 lột da
 nuốt gan
 uống máu
- Sử dụng những ĐT mạnh: Xả( thịt), lột( da), nuốt( gan), uống( máu)
- Lời nói, mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng người anh hùng .
 => Để diễn tả lòng căm thù sục sôi đã chất chứa qua nhiều năm tháng
* Kết thúc lời tâm sự là lời nguyện về khát vọng được hy sinh cho Tổ quốc.
"Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"
 Có thể nói: Thủ pháp cường điệu, phóng đại, những điển cố đã được sử dụng đầy sáng tạo, TQT đã viết nên những câu văn cuồn cuộn như dòng thác, thể hiện ý chí quyết tâm, quyết chiến, sẵn sàng hy sinh, có sức mạnh cổ vũ lớn lao.
=> Sức hấp dẫn của đoạn văn chính là chất trữ tình trong văn chính luận, là khí phách anh hùng của vị chủ tướng. 
- Giọng văn lúc tha thiết, lúc đanh thép hùng hồn
- Cách lập luận của đoạn văn rất chặt chẽ, từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị ý chí hành động. Tất cả đều được đẩy lên cực điểm: đau xót thì tận cùng, căm giận thì ngùn ngụt, khát vọng thì cuồn cuộn mãnh liệt
=> Cách lập luận ấy đã làm nổi bật cái tôi trữ tình. Từng câu, từng chữ ẩn chứa những lời gan ruột của tác giả, như chảy từ trái tim. Bao nhiêu tâm huyết, bút lực dồn cả vào lời văn. Đây là áng văn chính luận hùng hồn, đanh thép, sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy khí thế, mang khí phách của người anh hùng dám xả thân vì nghĩa lớn, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, sáng ngời tinh thần quyết tâm của Vua tôi nhà trần lúc bấy giờ, là hào khí Đông A vang dội, sục sôi của thời đại "Sát thát" mang sức mạnh của muôn vạn hùng binh
- Khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc ở các tướng sỹ.
HS trả lời
 3: Phê phán nghiêm khắc những sai lầm của các tướng sĩ.
Ân tình chủ tướng đối với các tướng sỹ biểu hiện ntn?
? Em có nhận xét gì trước mối quan hệ đó?
? Nhận xét về dọng văn?các câu văn có cấu tạo ntn? 
? Mục đích?
? Những sai lầm mà các tướng sĩ phạm phải là gì? 
? Điều đó phản ánh thái độ gì của họ?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT gì? tác dụng?
Tác giả đã phân tích hậu quả của cách sống này ntn?
 Và hậu quả của nó?
Nghệ thật lập luận ở phần 3 có gì đáng chú ý?
Nhận xét thái độ phê phán của tác giả?
? Khi phê phán hay khẳng định TQT đã tập trung vào vấn đề gì? tại sao?
? Kết thúc lời phê phán là câu hỏi tu từ “ Dẫu các ngươi?”. Hãy cho biết giá trị của câu hỏi tu từ đó?
a. Nhắc lại ân tình chủ tướng.
 không có mặc thì cho áo
 ....
-> Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần 
Đó là mối quan hệ: - Gắn bó lâu dài, trải qua gian nan, thử thách.
 - Đầy ân tình, ân nghĩa: Ông không chỉ quan tâm đến tướng sĩ của mình về đời sống vật chất, mà cả về đời sống tinh thần. Cùng họ chia sẻ những vui buồn ấm lạnh.
+ Dọng văn thiết tha, thấm thía. 
+ Sử dụng câu văn biền ngẫu 
=> Mục đích là: Tác giả so sánh với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang để khẳng định mối quan hệ chủ tớ thật tốt đẹp như anh em một nhà, khẳng định vai trò người chủ tướng của mình không kém gì ai, nhưng hơn hết là để khơi gợi tình cảm và ý thức trách nhiệm của các tướng sĩ dưới quyền, khích lệ về đạo vua tôi, đạo thần chủ, để thu phục nhân tâm.
b.Phê phán những sai lầm của tướng sỹ.
- Thấy: + Chủ nhục, nước nhục 
 => Không biết lo, biết thẹn.
 + Làm tướng triều đình phải hầu giặc => Không biết tức.
 + Nghe nhạcđãi yến nguỵ sứ 
 => Không biết căm.
- Hoặc: + Chọi gà làm vui đùa
 + Đánh bạc làm tiêu khiển
 + Vui thú vườn ruộng
 + Quyến luyến vợ con
 + Lo làm giàu
 + Ham săn bắn
 + Thích rượu ngon
 + Mê tiếng hát
-> Thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước, quên danh dự và bổn phận
=>Lối sống hẹp hòi ích kỷ, vun vén hạnh phúc cá nhân, đắm mình trong thú vui tầm thường, cấu an hưởng lạc trong khi Tổ quốc lâm nguy.
* NT: - Lặp cấu trúc câu phủ định
 - Sử dụng điệp từ “ Không biết” 
 - NT đối lập – NT khích tướng.
=> Mục đích: Nghiêm khắc phê phán sự thờ ơ của tướng sĩ trước số phận của chủ tướng, của đất nước, trước nỗi nhục của quốc thể. Đồng thời khơi dậy ý thức của lòng tự trọng dân tộc.
+ Cựa gà trống k đâm thủng áo giáp của giặc
+ Mẹo cờ bạc k dùng làm mưu lược nhà binh
+ Tiền nhiều k mua được đầu giặc
+ Chó săn khỏe k đuổi được quân thù
+ Rượu ngon k làm giặc say chết
+ Tiếng hát hay k làm giặc điếc tai
- Nước mất, nhà tan, danh dự bị mất
- Sử dụng kiểu câu văn biền ngẫu
 - Hình ảnh đối lập
 - Nghệ thuật liệt kê
 -Điệp kiểu cấu trúc câu:chẳng những...mà còn
 - Mối quan hệ biện chứng chung riêng
 - Câu hỏi tu từ
 - Giọng văn linh hoạt: Khi thì ôn tồn, thống thiết, nghĩa nặng tình sâu. Khi thì chì chiết, mỉa mai, châm chọc.
=> Thái độ dứt khoát, phê phán nghiêm khắc, chỉ trích gay gắt, phân tích cặn kẽ, thấu tình đạt lý
Đã đánh mạnh vào tâm linh, lương tri tướng sĩ. Đánh mạnh vào cái đạo lý cơ bản, cái nhân cách thông thường của con người là phải biết thẹn khi mắc sai trái, biết nhục khi có lỗi lầm, nhất là khi nhân phẩm, công lý bị chà đạp. Ông đã biết khơi dậy đúng tình cảm của người chiến sĩ: Đó là lòng tự tôn dân tộc, là ý thức danh dự của người lính trước nỗi nhục của 1 dân tộc, 1 đất nước, để cho họ phải giật mình, phải tỉnh ngộ, nhận ra trách nhiệm của mình đối với non sông, xã tắc.
- Gắn quyền lợi với trách nhiệm, vật chất với tinh thần, cá nhân với dân tộc
-> tác động mạnh
+ Câu hỏi tu từ mang tính khái quát, gợi sự suy nghĩ, và cũng để khẳng định một chân lý muôn thuở: Khi Tổ quốc rơi vào tay giặc thì gia đình, dòng họ cũng không còn, nói chi đến những lạc thú cá nhân tầm thường. Có chăng, chỉ còn lại 1 lũ người vong quốc, làm tôi đòi cho kẻ xâm lăng, mang nỗi nhục muôn đời không rửa.
4. Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu
? Sau những lời phê phán nghiêm khắc TQT đặt ra nhiệm vụ cấp bách tướng sỹ cần phải làm là gì?
? Từ những lơì khuyên đó TQT đã khẳng định điều gì?
? Tác giả đã thuyết phục người đọc người nghe bằng lối nghị luận ntn?
? Em có nhận xét gì về câu kết của đoạn?
Thái độ của ông lúc này ntn?
? Câu cuối bài hịch có gì đặc biệt? Tác dụng?
Qua bài hịch em thấy TQT là người ntn?
- Thấy rõ nguy cơ, nêu cao cảnh giác. 
 Nhớ câu: đặt mồi lửa vào dưới đống củi
 Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội
- Tăng cường võ nghệ, học tập binh thư
 Huấn luyện quân sỹ
 Tập dượt cung tên
=>Chống được giặc ngoại xâm (Có thể bêu đầu Hột Tất Liệt...); còn nước, còn nhà (Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền...) 
- Câu văn biền ngẫu lặp lại cấu trúc của đoạn văn trên
- Tác giả dùng cách nói bằng hình tượng, gợi nhiều liên tưởng, có sức truyền cảm, nhiều điệp từ, điệp ý tăng tiến, phép liệt kê, so sánh tương phản.
- Câu kết lặp lại như câu kết đoạn trên, chỉ thêm vào từ "không"
-> Tự chúng đã là những lời khẳng định vừa đanh thép, vừa xoáy sâu vào tâm trí người nghe như là những kết luận hiển nhiên không thể khác
- Thái độ kiên quyết, dứt khoát và rõ ràng
- Ông đã chỉ ra ranh giới giữa hai con đường chính- tà cũng có nghĩa là con đường sống và chết để buộc họ phải lựa chọn
- Giọng tâm tình bộc bạch của vị chủ tướng hết lòng vì nước, thương yêu tướng sỹ, tình cảm chân thành càng tăng thêm sức thuyết phục. Văn chính luận mà tràn đầy cảm xúc
TQT cũng muốn qua bài hịch này tướng sỹ hiểu được con người của ông là: coi trọng danh dự và bổn phận đối với đất nước; khinh ghét thói cầu an hưởng lạc, căm thù giặc sục sôi muốn quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
- Sau khi mọi người hiểu về con người ông rồi thì cùng đồng lòng, cùng hợp lực để thực hiện mục đích và ước nguyện của ông đó là giết giặc cứu nước.
- Có lòng yêu nước nồng nàn, lo lắng cho vận mệnh dân tộc, một con người đầy tài năng, văn võ song toàn
Tổng kết:
 * NT:
- Bài văn chính luận tràn đầy cảm xúc
- Viết chủ yếu bằng các câu văn biền ngẫu.
- Ngôn ngữ giàu hình tượng
- Biện pháp tu từ phong phú.
- Giọng điệu linh hoạt.
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén
-> xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.
* ND: Bài hịch là 1 áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, bộc lộ tình cảm căm thù giặc mãnh liệt, phê phán nghiêm khắc những tư tưởng sai lầm của các tướng sĩ; khích lệ, cổ vũ họ quyết tâm sẵn sàng chiến đấu vì quyền lợi của dân tộc và cá nhân mình.
Hỏi: Ngoài bài hịch em biết tác phẩm nào có tính chất kêu gọi? HS trả lời
Củng cố: Đọc lại bài hịch.( Chú ý dọng điệu, thể văn biền ngẫu)
Dặn dò: Đọc thuộc một số đoạn văn đã đánh dấu trong SGK.
 Soạn bài “ Nước đại Việt ta"

Tài liệu đính kèm:

  • docHich tuong sy.doc