Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30 – THCS Tuân Đạo

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30 – THCS Tuân Đạo

Tiết 105, 106.

Văn bản: THUẾ MÁU

 (Trích Bản án chế độ thực dân pháp)

 - Nguyễn Ái Quốc -

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của TDP qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lực của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “Thuế Máu” theo trình tự miêu tả của t/g.

- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ

 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30 – THCS Tuân Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 105, 106.
Văn bản: THUẾ MÁU
 (Trích Bản án chế độ thực dân pháp) 
 - Nguyễn Ái Quốc -
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS : 
- - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của TDP qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lực của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “Thuế Máu” theo trình tự miêu tả của t/g.
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Trong bài “bàn luận về phép học” tác giả đưa ra những phép học nào? Có tác dụng gì?
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Những năm 20 của TK XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Trong những hoạt động CM ấy người có sáng tác văn chương...
 “Thuế Máu” là chương đầu tiên của “Bản án chế độ...”, t/g tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền TDP trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả Nguyễn ái Quốc?
* Ý nghĩa tên gọi: 
- Nguyễn: là họ của Bác và cũng là họ phổ biến nhất của người VN
- Ái quốc: Yêu nuớc
-> Người VN yêu nước
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm?
- Năm 1946, xuất bản bằng tiếng Pháp tại 
VN 
- Năm 1960, nhà xuất bản sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và sau đó đã tái bản nhiều lần
-Bản án CĐTDP là tác phẩm được NAQ dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức nhất trong năm 1922-1925. Để hoàn thành tác phẩm, người đã tìm đọc rất nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, thống kê công phu rất nhiều con số.
- Bản án CĐTDP là tác phẩm khá dày dặn, nội dung phong phú, gồm 12 chương và phần phụ lục. Mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp thành một bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của của chủ nghĩa TD về cuộc sống khốn cùng của người dân xứ thuộc địa.
Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, chế độ thuộc địa bị lên án một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể và chính xác
Để hiểu được nội dung của tác phẩm, cần nắm được đặc điểm LS:
- Tình hình thế giới khoảng 20 năm đầu của TK XX: Các nước đế quốc thi nhau bành trướng, xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải, nhân lực. Cũng vì thế cuộc sống của ND nô lệ các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ, tủi nhục. Làn sóng CM đang dâng lên ngày càng mạnh mẽ ở khắp nơi.
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất(1914- 1918), mà NAQ là cuộc xung đột ác liệt giữa các nước đế quốc đang tranh giành ảnh hưởng, quyền lợi. Nó đẩy NDLĐ ở nhiều nước TB, người dân nghèo ở các xứ thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.
Quan sát SGK
Xác định bố cục của đoạn trích?
Tất cả các tiêu đề(Tên chương, tên các mục) đều do tác giả đặt.
Kết hợp nhiều giọng điệu: khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ, khi giễu nhại, trào phúng...
- GV đọc một đoạn -> gọi h/s đọc 
Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản?
- Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí. Song có lẽ thứ thuế bị bóc lột tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. 
 So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đ/với người dân thuộc địa trước khi có ch/tr và khi ch/tr xảy ra?
Trước chiến tranh: những têhn da đen bẩn thỉu, những tên An nam mit....
Em có nhận xét gì về thái độ đó của bọn cai trị?
Vì sao lại có sự thay đổi thái độ như vậy ?
Vì TDP muốn che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuọc chiến tranh cho quyền lợi của nước Pháp.
Tác giả đã vạch trần bộ mặt của chính quyền TD bằng cách nào?
 Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc ch/tr phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
SGK tr. 87
Số phận ấy được chốt lại, hằn sâu thêm bởi những con số đầy ấn tượng có sức lay động lòng người (ở cuối phần 1)
Em có NX gì về cách đưa dẫn chứng và bình luận của tác giả ? 
 “ấy thế mà... lập tức..., đi phơi thây... bảo vệ T.quốc...”
Em hiểu thế nào là tình nguyện?
Chế độ lính tình nguyện ở đây được thực hiện ntn?
Tự nguyện là tự giác, không bị bắt buộc, là sẵn sàng, phấn khởi mà đi
 Gọi những người dân bản xứ là “vật liệu biết nói”
Cụm từ “Vật liệu biết nói”thể hiện ý nghĩa trào phùng, mỉa mai sâu sắc. Bọn thực dân coi người dân bản xứ chỉ như một thứ đồ vật biết nói, như một thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi
Hậu quả của chính sách thu gom “vật liệu biết nói” là đẻ ra hành trăm cách xuay xoả, làm tiền trắng trợn
Đó chính là cơ hội làm giàu của bọn quan chức trên tính mạng của người dân bản xứ, là cơ hội tỏ lòng trung thành, củng cố địa vị, thăng quan, tiến chức của bọn tay sai thực dân
Em có nhận xét gì về những hành động này?
Trước những hành động đó người bản xứ có phản ứng ntn? 
Những hành động ấy nói lên điều gì?
Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính bọn chúng đưa ra những lời lẽ ntn?
Em có nhận xét gì về những lời lẽ này?
So sánh giữa thực tế hành động với những lời lẽ của bọn cầm quyền? 
Sự tương phản đó nói lên điều gì?
Có thể đặt nhan đề cho phần này là “Cái vạ mộ lính”(nghĩa là chỉ đem lại tai vạ cho người bản xứ
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong ĐV này?
+ Nhắc lại lời tuyên bố của bọn thực dân bằng giọng giễu cợt
+ Phản bác bằng dẫn chứng thực tế hùng hồn
 Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc ch/tranh như thế nào?
Em có nhận xét gì về kết quả của sự hi sinh đó?
Đối chiếu lời nói của boạn thực trước và sau khi chiến tranh diễn ra và n hận xét?
Khi mộ lính thì hứa hẹn...
Qua đó bộc lộ bản chất chất gì của chủ nghĩa TD?
Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
Cách nói mỉa mai, sâu cay, thấm thía có sức tố cáo và lay động lòng người
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của VB?
Em có nh/x gì về trình tự bố cục các phần trong chương?
Hợp lí, lôgic được triển khai theo 3 phần bố cục theo trình tự thời gian
Đọc diễn cảm
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả
- NAQ là tên gọi của Chủ tịch HCM khi người hoạt động CM ở chấu Âu vào những năm 20 của TK XX
* Tác phẩm
- “Bản án chế độ thực dân Pháp” là thiên phóng sự viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tại Pa ri, năm 1925
- Thể loại: Phóng sự(Kiểu VB Nghị luận)
- Đoạn trích nằm trong chương I của tác phẩm
2. Chú thích
3. Bố cục
- Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ
- Phần 2: Chế độ lính tình nguyện
- Phần 3: Kết quả của sự hy sinh
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
* Ý nghĩa tên chương và tên các phần trong VB
- Cái tên Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai với tội ác ghê tởm của chính quyền TD
- Trình tự cách đặt tên gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn cai trị
a. Chiến tranh và người bản xứ
* Thái độ của các quan cai trị với người dân thuộc địa
- Trước chiến tranh: khinh bỉ, miệt thị, coi họ là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.
- Khi chiến tranh bùng nổ: họ được tâng bốc, vỗ về, được phong những danh hiệu cao quí. 
->Hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau, bộc lộ thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của bọn TD(để bắt đầu biến họ thành vật hy sinh)
-> Nhắc lại lời lẽ, hình ảnh đối lập, tương phản của bọn TD với dụng ý, giọng điệu mỉa mai.
* Số phận của người dân thuộc địa
- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa
- Đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền.
- Làm kiệt sức trong các xưởng chế tạo vũ khí
- > số phận vô cùng thảm thương
- > Đưa các tư liệu hiện thực, bình luận dưới dạng hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu vừa giễu cợt vừa xót xa
b. Chế độ lính tình nguyện
* Hành động của bọn thực dân
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính
-Thoạt tiên chúng tóm người nghèo, người khoẻ.
- Sau đó đến con nhà giàu, không muốn đi lính thì phải xì tiền ra 
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có người chống đối.
- > Hành động cưỡng bức, bắt lính một cách tàn bạo, dã man
* Phản ứng của người bản xứ:
- Những người không thể trốn thoát thì họ tự huỷ hoại thân mình
-> tìm mọi cách để trốn thoát. 
=> Những hành động ấy đã lật tẩy bộ mặt
lừa bịp của chế độ mộ lính phi nhân
* Lời nói của bọn cầm quyền
- Hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính còn sống, truy tặng cho những người đã hi sinh
- Tuyên bố: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại hiến xương máu của mình...”
-> tâng bốc, phỉnh nịnh hoàn toàn giả dối
=> Lời nói và hành động hoàn toàn tương phản nhau, bộc lộ rõ thực chất của chế độ lính tình nguyện: Là chế độ cưỡng bức, bắt lính một cách dã man, vừa góp phần bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả
- NT lập luận: Dẫn chứng sinh động, giọng văn giễu cợt
c. Kết quả của sự hi sinh
- Lời tuyên bố “tình tứ’ của các nhà cầm quyền cũng im bặt
- Dân bản xứ trở lại “giống người hèn hạ”
- Bị lột hết của cải
- Bị đánh đập vô cớ, đối xử thô bỉ như với súc vật
- Về nước, được quan cai trị chào đón bằng diễn văn: “...chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
-> Bị đối xử tàn nhẫn, chỉ là tấm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (Sự hi sinh vô ích)
-> Bộc lộ rõ sự bỉ ổi, tán tận lương tâm của chính quyền thực dân
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
- Miêu tả cụ thể, sinh động số phận thảm thương của người dân thuộc địa
- Lột tả bản chất bỉ ổi, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
* Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình
+ Xây dựng một hệ thống h/a sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo.
+ Ngôn từ trào phúng, châm biếm.
+ Giọng điệu trào phúng đặc sắc.
- Các hình ảnh mang yếu tố biểu cảm cao.
- Nội dung :
2. Luyện tập 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được nội dung ý nghĩa và đặc sắc NT của VB
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần tổng kết 
 - Chuẩn bị bài: Hội thoại
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 107 : HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS : 
- Nắm được các KN vai xã hội, lược lời vì biết vận dụng vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày các cách thực hiện hành động nói? Chữa bài tập 4
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
H/s đọc đoạn trích
 Quan hệ giữa các NV tham gia hội thoại trong đoạn t ... từ: ta, tôi.
- Gọi 3 h/s đọc 3 đoạn.
Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì?
Luận điểm ấy được chứng minh bằng những luận cứ ntn?
1. QS khắp nơi, quay phải, quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá, vào hang động...
2. Phụ trạm, ngựa trạm
Đối với ông, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ônh luôn khao khát tự do. Ông tự cảm thấy tự do quý giá ntn từ khi còn nhỏ bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiến tiền.
Từ đó, tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
Nhận xét về hệ thống luận cứ trong ĐV?
 -> Luận cứ phong phú
Em có nhận xét gì về các đại từ nhân xưng, cách xưng hô của tác giả?
- Xưng tôi: là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm của riêng mình
- Xưng ta: trải nghiệm chun
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả( 1712- 1778)
- Là một trong những nhà văn tiêu biểu của Pháp ở thế kỉ XVIII
* Tác phẩm
- Thể loại: Luận văn - Tiểu thuyế
- Tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục” gồm 5 quyển
- VB được trích trong quyển 5 của tác phẩm
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầu...bàn chân nghỉ ngơi
-> Đi bộ được tự do thưởng ngoạn
- Đoạn 2: Tiếp...không thể làm tốt hơn
-> Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng
Đoạn 3: còn lại
-> Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Đi bộ ngao du: được thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn
- Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý
- Không phụ thuộc vào con người, phương tiện, vào đường sá, lối đi mà chỉ phụ thuộc vào bản thân mình
- Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi
-> Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với TN, đem lại cảm giái tự do thưởng ngoạn cho con người
-> Xưng hô: tôi, ta xen kẽ-> gắn cái riêng với cái chng khiến bài văn sinh động
Luận điểm được nêu ở đoạn 2 là gì?
LĐ này được chứng minh bằng các luận cứ nào?(Thu nhận được những kiến thức gì?)
Ru- xô thuở nhỏ không được học hành: thời thơ ấu ông chỉ được học vài năm, từ năm 12-14 tuổi, sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm
Ông rất khát khao kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học.
Em có nhận xét gì về cách nêu dãn chứng của tác giả?
LĐ thứ 3 là gì?
LĐ này được CM bằng những LC nào?
Cách chứng minh LĐ này có gì đặc sắc
Qua bài văn , em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
Nghệ thuật lập luận của bài văn có gì đặc sắc?
 Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru_Xô qua bài này ?
+ Ru_Xô quan tâm chú ý đến cái gì, quí trọng điều gì trong c/s và yêu c/s ntn 
+ Một con người thích đi bộ... và tìm thấy trong việc đi bộ... ấy bao nhiêu điều hứng thú, niềm vui là một con người ntn ?
b. Đi bộ ngao du mở rộng tầm hiểu biết
- Đi như các nhà triết học lừng danh
- Xem xét các tài nguyên phong phú trên mặt đất
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên
-> nêu dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng các kiểu so sánh, biểu cảm, câu hỏi tu từ... nhằm đề cao kiến thức thu nhận được từ thực tế
c. Đi bộ ngao du giúp rèn luyện sức khoẻ và tinh thần
- Sức khoẻ được tăng cường, tính khí vui vẻ
- hài lòng với tất cả
- Hân hoan khi về đến nhà
- Thích thú khi ngồi vào bàn ăn
- Ngủ ngon trong một chiếc giường tồi tàn
-> So sánh với việc đi bằng các phương tiện khác để KĐ ích lợi về mặt sức khoẻ và tinh thần
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung:
- Ích lợi của việc đi bộ ngao du: 
+ Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn
+ Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống
+ Mang lại sức khoẻ và niềm vui cho người
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ
- Dãn chứng xác thực, sinh động
- Đan xen các yếu tố tự sự- MT- BC
2. Luyện tập	
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được giá trị ND- NT của VB 
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần tổng kết 
 - Chuẩn bị bài: Hội thoại
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 111: HỘI THOẠI (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS: 
- Nắm được các KN vai xã hội, lược lời vì biết vận dụng vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là vai XH? Vai XH được xác định bởi yếu tố nào?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc lại đoạn trích ở tiết trước
(Trang 92- 93)
Trong cuộc thoại đó, mỗi nh/v nói bao nhiêu lượt?
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đ/v những lời nói của người cô như thế nào ? (thái độ bất bình) 
- Lần 1: sau lượt lời 1 của người cô
- Lần 2: sau lượt lời 2 của người côSự im lặng là cách th/hiện một lược lời.
 (2 lần im lặng → thái độ bất bình).
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? 
Thể hiện sự tôn trọng, lịch sự vì vai XH của Hồng thấp hơn vai XH người cô
 Qua nhận xét em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại? Thái độ khi thể hiện lượt lời?
HS đọc lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
Anh Dậu chỉ nói với vợ sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ kết thúc
Xưng cháu, gọi cai lệ là ông, van vỉ thiết tha...-> xưng tao gọi mày, đe doạ và thực hiện lời đe dọc
HS đọc đoạn trích.
HS thảo luận nhóm-> đại diện nhóm lên trình bày
HS làm bài độc lập
HS thảo luận nhóm-> đại diện nhóm lên trình bày
I. Lượt lời trong hội thoại
1. Ví dụ
- Bà cô: nói 5 lần
- Bé Hồng : nói 2 lần và 2 lần im lặng
-> lượt lời trong hội thoại
2. Kết luận(Ghi nhớ SGK Tr.102)
II. Luyện tập
Bài 1
- Lượt lời: 
+ Người nói nhiều lượt nhất là cai lệ và chị Dậu, người nhà lí trưởng và anh Dậu nói ít hơn
+ Kẻ duy nhất cắt lời người khác là cai lệ
- Cách thể hiện vai XH: 
+ Chị Dậu từ chỗ nhún nhường đã vùng lên kháng cự ->Là người PN đảm đang, mạnh mẽ
+ Cai lệ: hống hách
+ Người nhà lí trưởng ít hống hách hơn nhưng cũng tỏ thái độ mỉa mai
Bài 2
a. Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau:
- Thoạt đầu Tí nói nhiều chị Dậu im lặng
- Về sau: Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu nói nhiều hơn.
b. Tác giả MT diễn biến cuộc thoại rất hợp với tâm lí nhân vật, vì:
- Thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì chưa biết là sắp bị bán còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng.
- Về sau, cái Tí biết sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con.
c. 
Việc tô đậm sự hồn nhiên hiếu của cái Tí ở đầu câu chuyện làm tăng kịch tính của câu chuyện:
Càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 3
- Có hai lần nhân vật “tôi” im lặng. 
+ Lần 1: im lặng vì ngỡ ngàng, xấu hổ.
+ Lần 2: im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái
Bài 4
- Câu TN “Im lặng là vàng” đúng trong trường hợp cần phải giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng, hoặc để giảm bớt căng thẳng, mâu thuẫn trong cuộc thoại
- Ý kiến trong đoạn thơ đúng, khi: cần phải phát biểu chính kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai, nếu im lặng -> hèn nhát.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được thế nào là lượt lời, cách sử dụng lượt lời
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ 
 - Chuẩn bị bài: LT đưa Y/T biểu cảm vào bài văn NL
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 112: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHI LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS: 
 - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn NL mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
 - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu một đoạn một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lựơt lời trong hội thoại? Khi sử dụng lựot lời cần lưu ý điều gì?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đề yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì? 
Đề yêu cầu vận dụng phép lập luận nào? 
Để làm sáng tỏ v.đ trên cách sắp xếp các luận điểm trong SGK có hợp lí không? Vì sao?
 - LĐ đúng nhưng cần sắp xếp lại, vì:
Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong văn CM. TUy nhiên, CM không phải là liệt kê dẫn chứng. CM là làm rõ thật giảm đúng sai vì thế người CM buộc phải đưa ra ý kiến, quan điểm tức là phải nêu ra LĐ các LĐ phải được sắp xếp hợp lí
Nên sửa như thế nào ?
HS đọc phần đoạn văn.
T/g đã đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn bằng cách nào ?
Xác định các yếu tố BC trong ĐV?
Nếu phải trình bày LĐ: những chuyến thăm quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. Hãy cho biết
LĐ ấy gợi cho em cảm xúc gì ?
HS tự bộc lộ cảm xúc
HS đọc đoạn văn b trong SGK
Theo em, đoạn NL đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?
Y/T BC đã thể hiện khá rõ trong ĐV qua các từ ngữ: Chắc các bạn...
Cần tăng cường Y/T BC ntn để ĐV thể hiện đúng những cảm xúc chân thật?
HS tự làm
- Viết đoạn văn vừa gợi ý ở phần 3
- Làm bài tập 3 trong SGK
-> trình bày truớc lớp-> GV nhận xét, sửa chữa
- Đoạn văn tham khảo (SGV/ T134).
Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh
1. Tìm hiểu đề 
- Vấn đề NL: Sự bổ ích của những chuyến tham quan ĐV học sinh.
- Phương pháp lập luận: chứng minh
2. Dàn bài 
a. Mở bài: 
Nêu lợi ích của việc tham quan
b. Thân bài: 
Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: những chuyến thăm quan du lịch có thể giúp ta thêm khoẻ mạnh.
- Về tình cảm: Những chuyến thăm quan du lịch có thể giúp chúng ta :
+ Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình;
+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
- Về kiến thức:
+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
+ Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở của nhà trường.
c.Kết bài: khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan
3. Tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài NL
* Bài tập 1
- Yếu tố biểu cảm thể hiện:
+ Từ biểu cảm: “Biết bao”, thú vị, vui vẻ, buồn bã, cáu kỉnh, khoan khoái...
+ Câu cảm thán: câu cuối
+ Giọng điệu: phấn chấn
* Bài tập 2
- Cảm xúc cần trình bày cho LĐ:“Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”
+ Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi đi về: hồi hộp, náo nức chờ đợi, ngạc nhiên, thú vị, sung sướng, ngỡ ngàng, cảm động, hài lòng...
4. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm
- H/s viết đoạn.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Biết cách đưa các yếu tố BC vào bài văn NL
2. Huớng dẫn về nhà:
 - BTVN: bài 3 trang109
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y: 
...
...
...
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 - 30.doc