Tuần 28. Tiết 101 .
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Thấy được mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính : học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt sơ lược về thể loại : tấu, hịch, cáo.
3. Thái độ :
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp với học hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết viết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh, bảng phụ, bồi dưỡng Ngữ văn 8.
2. Học sinh : Chuẩn bị theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Ngày soạn:.. Ngày dạy:. Tuần 28. Tiết 101 . Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Thấy được mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính : học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. 2. Kĩõ năng: - Phân biệt sơ lược về thể loại : tấu, hịch, cáo. 3. Thái độ : - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp với học hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết viết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. II. Chuẩn bị . 1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh, bảng phụ, bồi dưỡng Ngữ văn 8. 2. Học sinh : Chuẩn bị theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Khởi động . (5’) * Mục tiêu : - Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới. - Kiểm tra kiến thức đã học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 2.1 Cáo là gì ? 2.2 Câu nào trong đoạn trích “ Nước đại việt ta” nêu lên việc nhân nghĩa. 3. Giới thiệu bài. Học để làm gì ? Học cái gì ? Học như thế nào ? Nói chung, vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “Bàn luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nắm khái quát về tác giả, tác phẩm. (5’) * Mục tiêu : Khái quát nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định thể loại, đặc điểm của thể tấu. 1. Hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Thiếp. Vua Quang Trung không chỉ là vị hoàng đế anh hùng bách chiến bách thắng mà còn là một nhà chính trị văn hoá có tầm nhìn xa trông rộng cầu hiền tài, trọng kẻ sĩ. 2. Em hãy cho biết xuất xứ của bài viết ? 3. Em hiểu thế nào là thể tấu ? - Cho học sinh phân biệt và so sánh tấu với hịch, chiếu, cáo -> lưu ý : Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn biền ngẫu, văn vần . Những bài tấu, biểu nổi tiếng trong lịch sử : Xuất sư biểu của Khổng Minh Gia Cát Lượng, Thất trảm sớ của Chu Văn An, Biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi, Biểu trần tình của Hoàng Diệu. Tấu thuộc thể văn hành chính – nghị luận. Cần phân biệt bài tấu nghệ thuật biểu diễn độc tấu, tấu nói là loại hình kể chuyện trước công chúng, thường có nhiều yếu tố hài hước, vui, dí dỏm. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung thuộc văn bản nghị luận trình bày, đề nghị một vấn đề, chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo con người , bàn về 3 điều : Quân đức, dân tâm, học pháùp (là nội dung đoạn trích giảng). Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản . (23’) * Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc, phân tích thâu tóm giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. 4. Hướng dẫn cách đọc : Giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, tự tin, khiêm tốn; đọc, lệnh học sinh đọc. Đây là đoạn trích, trước đó có 2 phần : Phần 1 bàn về quân đức -> mong nhà vua một lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi có học mà có đức. Phần 2 bàn về dân tâm ( lòng dân ) khẳng định dân là gốc nước. gốc có vững, nước mới yên. Đoạn trích này là phần 3. Bởi thế mà đoạn này không có phần mở đầu mà nói ngay vào vấn đề, nêu ngay luận điểm, luận cứ. 5. Có thể chia đoạn trích làm mấy đoạn ? 6. Lệnh học sinh đọc phần đầu. 7. Những luận điểm chính của tác giả nêu lên ở đây là gì ? 8. Trong câu văn “Ngọc không mài..rõ đạo” tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học ? 8. Như vậy mục đích chân chính của việc học là gì? 9. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Tác giả dùng câu châm ngôn bằng cách nói phủ định hai lần tăng sức mạnh mẽ, tăng sức mạnh thuyết phục. Những khái niệm “học”, “ đạo” vốn trừu tượng nhưng được giải thích ngắn ngọn rõ ràng. 10. Sau khi xác định mục đích việc học trong phần 1 tác giả đã phê phán lối học nào? 11. Như thế nào là lối học chuộng hình thức và cầu danh lợi ? 12. Tác hại của lối học ấy là gì ? 13. Em có nhận xét gì về lời bàn luận của tác giả ? 14. Lệnh học sinh đọc phần 2. 15. Khi bàn về cách học tác giả đề xuất những ý kiến nào ? Mở rộng đến chính sách khuyến học, động viên tinh thần hiếu học của nhân dân ta, của Đảng và Nhà nước ta từ cách mạng tháng tám đến nay .... 16. Tác giả trình bày cụ thể phương pháp học như thế nào ? -Trong các phương pháp đó em tâm đắc phương pháp nào nhất ? Vì sao ? 17. Cuối cùng tác giả rút ra tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy là gì ? Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết khái quát những vấn đề vừa phân tích . (3’) * Mục tiêu : Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm. 18. Em hãy cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.(7’) * Mục tiêu : Khái quát trình tự lập luận của văn bản bằng sơ đồ. 19. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ. Nhận xét, khái quát sơ đồ. Thực hiện theo yêu cầu. Nghe . Khái quát . Xác định. Trình bày. Nghe . Nghe, đọc. Nghe . Xác định . Đọc. Xác định. Trình bày. + Chỉ có học tập mới trở thành người tốt. + Học tập là qui luật cuộc sống của con người. Nhận xét. Học để thành người biết rõ đạo người có đạo đức. Nhận xét. Nghe. Xác định . Giải thích . Lối học chuộng hình thức mà không hiểu nội dung, học cầu danh lợi học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc ...... Nhận xét . Chúa tầm thường ( các vua Lê , chúa Trịnh : Lê Cảnh Hưng , Lê Chiêu Thống , Trịnh Sâm , Trịnh Khải , ... đều là bạo chúa , bù nhìn , dâm loạn , hèn nhát , tầm thường và bán nước ) ...... tệ hại ấy . Nhận xét. Đọc. Xác định. Cúi xin ..... mà đi học. -> Tạo sự thuận lợi cho con em và các gia đình khi đi học. -> Chủ trương đúng đắn và tiến bộ về việc phát triển giáo dục. Trình bày . Xác định. Trình bày . Lập sơ đồ . 2.1 Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. 2.2 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. I. Giới thiệu . 1. Tác giả. - Nguyễn Thiếp ( 1723 -1804) là người “Thiên tử sáng suốt, học rộng hiểu sâu”. - Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị . 2. Tác phẩm . - Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8- 1791. - Tấu là lọi văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc văn bản . 2. Bố cục . - Đoạn 1 : Ngọc không mài ...... tệ hại ấy -> Bàn về mục đích việc học. - Đoạn 2 : Cúi xin . bỏ qua -> Bàn và khuyến nghị về chủ hướng mở rộng việc học, nội dung và phương pháp dạy học. - Đoạn 3 : Dạo học ........ thịnh trị -> Kết quả dự kiến. - Đoạn 4 : Phần còn lại -> Kết luận. 3. Tìm hiểu văn bản . a. Mục đích chân chính của việc học. - Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. -> Đề cao mục đích tốt đẹp của sự học. -> Học để làm người. => Lập luận ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục b. Những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. - Người ta đua nhau ......... ngũ thường. -> Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi không theo chính học. - Tác hại : chúa tầm thường, thần nịnh hót -> nước mất, nhà tan . => Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn, xác đáng hết lòng vì sự học, vì đất nước. c. Phương pháp đúng đắn trong học tập. - Việc học phải được phổ biến rộng khắp : + Mở thêm trường. + Mở rộng thành phần người học. + Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. - Phương pháp học : +Bắt đầu từ những kiến thức cơ bản. + Học từ thấp đến cao. + Học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản. + Học kết hợp với hành. => Phương pháp đúng đắn, tiến bộ, thực tiễn . d. Tác dụng của việc học chân chính. - Đất nước nhiều nhân tài. - Chế độ vững mạnh . - Quốc gia hưng thịnh . => Rèn luyện con người, phát triển hiền tài, yên dân định nước. III. Tổng kết. Xác định và bàn luận về mục đích và phương pháp học . IV. Luyện tập. Mục đích chân chính của việc học Khẳng định phương pháp dạy học đúng đắn Phê phán những mục đích học lệch lạc, sai trái Khẳng định chủ trương dạy học Hậu quả, tác dụng của việc học đúng đắn Với xã hội Với đất nước Với con người Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’) * Mục tiêu: Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà. Chuẩn bị phần học : “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm” theo yêu cầu câu hỏi định hướng sgk. Nghe . * Nhận xét – Rút kinh nghiệm . . ¯ Ngày soạn:.. Ngày dạy:. Tuần 28. Tiết 102 . Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm 2. Kĩõ năng: -Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. 3. Thái độ : - Ý thức trong việc xây dựng, sắp xếp luận điểm có hệ thống, hợp lí trong bài văn nghị luận II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên : Sgk, sgv, thiết kế dạy học. 2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo hướng dẫn câu hỏi sgk. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Khởi động . (5’) * Mục tiêu : - Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Giới thiệu bài. Khi viết một bài văn nghị luận việc xác định luận điểm rất khó, việc xây dựng và trình bày luận điểm càng khó hơn. Hôm nay để giúp các em khỏi phải lúng túng khi viết bài văn nghị luận chúng ta sẽ đi vào xây dựng tiết thực hành “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm” . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành theo yêu cầu bài tập . (38’) * Mục tiêu : Xây dựng được hệ thống luận điểm, trình bày luận điểm hợp lí, chặt chẽ. 1. Lệnh học sinh đọc hệ thống luận điểm trong sgk . 2. Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác ? 3. Theo em hệ thống luận điểm như thế có đầy đủ không ? Em có bổ sung những luận điểm nào ? 4. Các luận điểm như trên em thấy sắp xếp hợp lí chưa ? 5. Theo em sắp xếp lại tất cả những luận điểm ấy như thế nào ? Nhận xét, sửa chữa. 6. Lệnh học sinh đọc lại luâän điểm e. 7. Trong những câu giới thiệu trong sgk có thể dùng câu nào để giới thiệu luận điểm e ? Em thích câu nào nhất ? 8. Hãy nghĩ thêm một vài cách giới thiệu khác ? 9. Lệnh học sinh đọc phần trình bày luận cứ mục b và nêu nhận xét, sự trình bày luận điểm có rành mạch chặt chẽ không ? 10. Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi kết đoạn của Hịch tướng sĩ; vậy nên viết câu kết đoạn như thế nào ? 11. Cho học sinh viết đoạn văn theo cách diễn dịch , quy nạp . Nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’) * Mục tiêu: Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà. - Xem lại các kiến thức đã học về văn nghị luận, đặc biệt nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích ở lớp 7. - Chuẩn bị giấy kiểm tra. - Nghiêng cứu các đề văn viết bài viết Tập làm văn số 6 trong sgk. Thực hiện theo yêu cầu. Nghe. Đọc. Xác định. Nhận xét, trình bày. Cần bổ sung luận điểm : + Đất nước bao giờ cũng rất cần những người tài giỏi ..... + Người tài giỏi không tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình học tập chăm chỉ ... Nhận xét. Thảo luận theo bàn, trình bày, nhận xét. Sắp xếp lại hệ thống luận điểm: a. Đất nước đang cần những người tài giỏi dể đẩy mạnh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt. b. Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh học tập chăm chỉ là những tấm gương sáng cho ta noi theo. c. Muốn học giỏi, thành tài đòi hỏi người học phải học chăm, chuyên cần, siêng năng. d. Đáng tiếc là lớp ta một số bạn còn ham chơi, chưa chăm học, làm thầy cô giáo, cha mẹ rất lo buồn. e. Nếu bây giờ càng chơi bời thì sau này khó gặp niềm vui trong cuộc sống. hậu quả của việc làm này trong hiện tại và tương lai đều rất tòi tệ. g. Vây các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở thành người có ích trong cuộc sống, tìm được nguồn vui chân chính lâu bền, trước mắt hoàn thành nhiệm vụ của mình, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ. Đọc luận điểm e . Trình bày. Trình bày . + Nhưng đáng tiếc một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng.. + Một số bạn cho rằng tuổi học trò phải vui chơi, các bạn ấy chưa thấy. Đọc, nhận xét. Trình bày . - Câu kết có thể viết: + Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không ? + Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa , liệu cũng có dược hay chăng ? - Một số cách kết thúc khác: + Tóm lại, không thể không thừa nhận như một chân lí hiển nhiên, rằng người học sinh hôm nay càng ham chơi ........ + Bởi vậy, với người học sinh hôm nay, học chăm không chỉ là nhiệm vụ cần thiết, tự giác mà còn là niềm vui , niềm tin cho ngày mai , cho tương lai. + Một kết luận ngược có thể rút ra là không chăm chỉ học tập là con đường đi vào sừng trâu, vào ngõ cụt đối với tuổi trẻ học đường. Viết đoạn văn, nhận xét, sửa chữa. Nghe . 1. Xây dựng hệ thống luận điểm. - Luận điểm chưa chính xác : a thừa, lạc ý lao động tốt cần bỏ. - Sự sắp xếp các luận điểm chưa thật hợp lí : Luận điểm b thiếu mạch lạc, luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e. 2. Trình bày luận điểm. - Cách 1: Viết tốt, vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giới thiệu luận điểm mới, đơn giản và dễ làm theo. - Cách 2 : Không được, vì các từ “ do đó” dùng để mở đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự . Luận điểm d không là nguyên nhân để luận điểm e là kết quả. - Cách 3 : viết rất tốt, vì hai câu văn trên không chỉ giới thiệu được luận điểm mới , nối với các luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu gần gũi thân thiết, giọng trao đổi trong văn nghị luận. - Cách sắp xếp như thế là tốt vì nó đảm bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ, luận cứ trước là cơ sở tiếp nối luận cứ sau, luận cứ sau phát triển ý luận cứ trước cuối cùng luận điểm trước được sáng rõ hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi cách sắp xếp : 2, 3, 1, 4. * Nhận xét – Rút kinh nghiệm . Ngày soạn:.. Ngày dạy:. Tuần 28. Tiết 103 , 104 . Viết bài tập làm văn số 6 I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: -Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh ( hoặc giải thích ) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi các em. 2. Kĩõ năng: -Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân từ . 3. Thái độ : - Rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên : Ra đề bài, dàn bài. 2. Học sinh : Nghiên cứu đề, xem lại chương trình ngữ văn 7 về văn nghị luận để làm bài viết tốt. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Khởi động . (1’) * Mục tiêu : - Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài. Tiết học hôm nay ta đi vào viết bài viết Tập làm văn số 6. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tiến hành viết bài Tập làm văn số 6 . (87’) * Mục tiêu : Viết bài văn nghị luận đúng quy trình. 1. Chép đề. 2. Quan sát, theo dõi . 3. Thu bài, kiểm tra số lượng. 4. Nhận xét. Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’) * Mục tiêu: Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà. Chuẩn bị phần học : “ Thuế máu” theo câu hỏi định hướng sgk. + Xem lại tiểu sử tác giả. + Xác định các biện pháp nghệ thuật. Nghe. Chép đề . Viết bài theo đúng quy trình làm bài Tập làm văn . Nộp bài . Nghe . Nghe. Đề : Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. * Dàn bài . I. Mở bài. Giới thiệu luận điểm: mối quan hệ giữa học và hành. II. Thân bài. - Học là nhận biết kiến thức, hành chính và thực hành. - Nắm vững lí thuyết đi vào thực hành sẽ làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn. - Thực hành giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. - Thực hành là rèn luyện các kĩ năng của tư duy đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. - Vì vậy nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ học với hành thì sự học mới đầy đủ và vững chắc. III. Kết bài . Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. * Yêu cầu : - Đúng kiểu bài. - Nội dung trình bày hợp lí , thống nhất chủ đề. - Chữ viết dễ đọc, trong sáng. - Văn mạch lạc, sắp xếp luận điểm hợp lí . - Kết cấu rõ ràng đầy đủ. * Nhận xét – Rút kinh nghiệm . ............ ¯
Tài liệu đính kèm: