Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Huỳnh Tấn Cường

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Huỳnh Tấn Cường

TUẦN 28

TIẾT 101 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

ND : 23/3/09 ( LUẬN HỌC PHÁP)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp Hs:

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để lảm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuông hình thức, cầu danh lợi

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định

B. CHUẨN BỊ :

- Thầy : soạn giảng

- Trò : xem trước SGK

C. NỘI DUNG LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kt bài cũ: 2’

- Nguyễn Trãi dựa vào những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Huỳnh Tấn Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
TIẾT 101	BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
ND : 23/3/09	 ( LUẬN HỌC PHÁP)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs:
Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để lảm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuông hình thức, cầu danh lợi
Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định
CHUẨN BỊ :
- Thầy : soạn giảng
- Trò : xem trước SGK
C. NỘI DUNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:1’
2. Kt bài cũ: 2’
- Nguyễn Trãi dựa vào những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc?
3. Bài mới:
TG
ND
HĐGV
HĐHS
7’
28’
3’
Giới thiệu:
Tác giả: Nguyễn Thiếp(1723 – 1804) tự là Khải xuyên, mọi người gọi là La Sơn Phu Tử quê ở Hà Tĩnh
Tác phẩm : Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của tác giả gửi Quang Trung vào tháng 8/1791.
 II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Mục đích chân chính của việc học:
 Học để làm người
 2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học:
 - Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi
 -Tác hại: không có thực chất
 3.Chỉ ra phương pháp học tập đúng đắn:
 - Việc học phải được phổ biến rộng khắp
 - Phải có phương pháp học tập đúng đắn
 +Tuần tự từ thấp đến cao
 +Học rộng nghĩ sâu, biết thâu tóm lược những điều cơ bản
 + Học phải biết kết hợp với hành
 4. Tác dụng của việc học chân chính:
 - Đất nước nhiều nhân tài
 - Chế độ vững mạnh
 - Quốc gia hưng thịn
 III. Tổng kết:
 Ghi nhớ ( SGK)
* HĐ1:Gv hướng dẫn, giới thiệu Kquát cho Hs về tác giã và tác phẩm( thể tấu)
- Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản: giọng chân tình, bày tỏ thiệt hơn
* Hđ2:
- Tác giả khái quát mục đích chân chính của việc học như thế nào?
-Tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng như thế nào ?
- Tác giả phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy?
- Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng dắn như thế nào?
-Theo Nguyễn Thiếp, việc học chân chính sẽ có những tác dụng gì?
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
* Hđ 3: GV gợi ý cho hs khái quát kiến thức
- Hs: dựa vào phần chú thích(*) để nêu khái quát về tác giả và tác phẩm
- Hs đọc theo sự hướng dẫn 
- Hs : học để làm người
- Hs thảo luận:
+ Dùng câu châm ngôn dễ hiểu, tăng sức thuyết phục
+ Khái niệm học: giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể
+ K/n đạo: giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng
- Hs liệt kê
- Hs thảo luận:
+ Việc học phải được phổ biến rộng khắp
+ Phải có phương pháp học đúng đắn
- Hs xác định:
+ Đất nước nhiều nhân tài
+ Chế độ vững mạnh
+ Quốc gia hưng thịnh
- Hs thảo luận trình bày sơ đồ lập luận
- Hs dựa vào phần ghi nhớ để KQ kiến thức bài học
Luyện tập:3’
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của P2 học đi đôi với hành
Dặn dò:1’
Chuẩn bị tiết 102
Tuần 28
Tiết 102	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
ND : 24/3/09
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs :
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy : soạn giảng
- Trò : xem trước SGK
C. NỘI DUNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:1’
2. Kt bài cũ:2’
- Khi trình bày luận điểmtrong đoạn văn, cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
TG
ND
HĐGV
HĐHS
4’
33’
Chuẩn bị ở nhà:
 * Đề: hãy viết bài báo tường để khuyên 1 số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn
 II. Luyện tập trên lớp:
 1. Hệ thông luận điểm:
a. Đất nước đang rất cần nh7ng4 người tài giỏi để đưa Tổ Quốc tiến lên đài vinh quang, sánh vai với bạn bè 5 châu
 b.Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
 c.Muốn học giỏi, muốn thành đạt thì trước hết phải chăm học
 d.Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô, cha mẹ rất lo buồn
 e.Nếu bây giờ càng ham chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống
 g. vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở nên người có ích cho cuộc sống và sẽ tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
 2. Trình bày luận điểm:
 a. Nhận xét:
 b. Sắp xếp những luận cứ
 c. Viết câu kết cho đoạn văn theo dạng câu hỏi như bài “Hịch tướng sĩ”?
 d.làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp
- Gv dặn dò Hs chuẩn bị thật kĩ ở nhà
- Gv tổ chức cho Hs tìm hiểu các luận điểmở mục II1: có nên sử dụng hệ thống luận điểm này không?
- Có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm( e) ? Em thích nhất câu nào?
- Cho Hs sắp xếp các luận cứ -> trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ ?
-Gv cho hs nêu ý kiến và thực hiện
- Cho Hs nêu ý kiến
- Hs : lập dàn ý, các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
Hs thảo luận:
+ Luận điểm (a) : có ý nói đến lao động tốt -> nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài
+ Còn thiếu những luận điểm cần thiết-> mạch văn có chỗ bị đứt đoạn( cần thêm: đất nước rất cần những người tài giỏi)
+ Sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí( vị trí b), luận điểm (d) không nên đứng trước(e)
- Hs xác định: chọn câu (1) hoặc câu (3) [ câu (2) không phù hợp]
- Hs thảo luận : có thể chấp nhận trình tự đưa ra trong 2b
-Hs viết thế nào để đáp ứng được yêu cầu mà Sgk đưa ra
-Hs thay đổi vị trí của câu chủ đề và sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi
Củng cố: 4’
 - Gv tổ chức cho 1 vài học sinh trình bày trước lớp luận điểm mà các em vừa chuẩn bị
 5. Dặn dò:1’
 Chuẩn bị làm bài viết 2 tiết
TUẦN 28
TIẾT 103,104	BÀI VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
ND : 27/03/09
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs :
Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh ( hoặc giải thích) một vấn đề XH hoặc văn học gần gũi.
Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm sau đạt kết quả tốt hơn.
CHUẨN BỊ:
Thầy : chọn đề, làm đáp án
Trò : xem lại phần lí thuyết
C, NỘI DUNG LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kt bài cũ:
 3. Bài mới:
Đề : Trong cuộc sống hằng ngày, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
 “ Không thầy đố mày làm nên”
 Theo em, vấn đề này cần phải hiểu như thế nào cho hợp lí với thực tế cuộc sống?
Gợi ý chấm bài :
Yêu cầu:
Thể loại: nghị luận 
Phạm vi tư liệu: từ thực tế cuộc sống
Những ý chính cần có:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: đề cao vai trò, vị trí, tác dụng của người thầy đối với học sinh
Dùng lí lẽ khẳng định mặt đúng và chưa đúng của câu tục ngữ:
- Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn sự thành đạt của mỗi học sinh 
 - Nhưng ngoài việc học ở thầy, người học sinh còn nổ lực học ở bạn bè, sách vở và từ thực tế cuộc sống
 3. Mở rộng vấn đề: Không nên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy, quyết định mọi thành đạt của học sinh. Chúng ta cần phải học ở thầy, kết hợp học ở bạn bè, sách vở để tích lũy nhiều kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 cot tuan 28.doc