Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 27. Tiết 97 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

2. Kĩ năng:

- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

3. Thái độ :

- Ý thức về độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc .

II Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh, sơ đồ .

2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 27. Tiết 97 .
Nước đại việt ta
( Trích Bình Ngô đại cáo )
 Nguyễn Trãi 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV. 
2. Kĩõ năng:
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
3. Thái độ :
- Ý thức về độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc .
II Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh, sơ đồ .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
2.1 Các hình ảnh “ lưỡi cú diều”, “ thân dê chó”, “ hổ đói” là những hình ảnh được xây dựng bằng biện pháp tu từ gì ? 
2.2 Có đúng là tác giả đã dùng biện pháp nói quá để thể hiện lòng căm thù sục sôi, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, quyết không đội trời chung với giặc Mông Nguyên qua câu văn : “ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài cỏ nội, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” ?
3. Giới thiệu bài.
 Nguyễn Trãi không chỉ là tác giả những bài thơ Nôm , bài phú tuyệt vời mà ông còn là tác giả của “Bình Ngô đại cáo” ( 1428 ) –bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng được gọi là bản Tuyên ngôn đọc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trong bài cáo rất nổi tiếng này.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. (5’)
* Mục tiêu :
Khái quát nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định thể loại, đặc điểm của thể cáo.
1. Hãy nhắc lại những nét chính về tác giả.
2. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Bình Ngô đại cáo -> Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô Vương, sau trở thành Minh Thành Tổ. Do đó nhiều người cho rằng tác giả dùng từ Ngô để chỉ người nhà Minh.
3. Nêu vị trí của đoạn trích?
4. Thế nào là cáo?
Cáo là thể văn nghị luận của vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu nắm những nét nghệ thuật, nội dung của văn bản .(22’)
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc, phân tích thâu tóm giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
5. Hướng dẫn cách đọc :
+ 2 câu đầu đọc giọng trang trọng, chậm rãi, nhấn vào các từ “ cốt”, “ ở”, “ trước lo”; nhịp ¾ .
+ 4 câu tiếp đọc nhanh hơn, đọc rõ phép đối : từ trước – đã lâu; nhịp 5/2, 4/2.
+ 2 câu tiếp phân biệt rõ cách đối từng từ, nhấn mạnh từ “ đế”; nhịp 2/1/1/1/2/4 .
+ 8 câu tiếp giọng khẳng định, tự hào; nhịp 4/3, ¾ , 2/2 .
- Đọc, lệnh học sinh đọc lại và nhận xét.
6. Nội dung trong đoạn trích được chia ra làm mấy phần ?
7. Lệnh học sinh đọc lại 2 câu đầu.
Giải thích : “ Nhân nghĩa” là chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhân là thương người, nghĩa là điều phải, điều nên làm. Nhân là yêu, nghĩa là lí. Người có lòng nhân thì yêu người. Người có nghĩa thì phải theo lẽ phải. 
8. Theo em cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?
9. Người dân mà tác giả nói tới là ai ? 
10. Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là ai ?
11. Em hiểu “ yên dân” là gì ? 
12. Em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu của Nho giáo, chỗ nào sáng tạo và phát triển của ông ?
Nhân nghĩa – yên dân – trừ bạo – yêu nước – chống xâm lược – bảo vệ đất nước và nhân dân chính là chân lí khách quan, là nguyên lí gốc, là tiền đề tư tưởng, nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh là điểm tựa và linh hồn của Bình Ngô đại cáo.
13. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố nào ?
Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất , là hạt nhân để xác định dân tộc -> Kẻ thù luôn tìm cách phủ định văn hiến nước Nam .
14. “ Đế”, “vương” là gì ? 
15. Lệnh học sinh đọc lại bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt .
16. Ý thức độc lập dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì ? So với Nguyễn Trãi em thấy có gì tiến bộ hơn ?
17. Lệnh học sinh đọc : “ Vậy nên .... còn ghi” .
18. Giọng văn đoạn này như thế nào ? Tác giả nhận ra những sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì ? 
19. Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích là gì ? 
Hoạt động 4 : Hướng dẫûn học sinh tổng kết những giá trị vừa tìm hiểu . (5’) 
* Mục tiêu :
Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm.
20. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
21. Em hãy cho biết nội dung chính đoạn trích nói lên điều gì ?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập. (7’)
* Mục tiêu : 
So sánh nội dung tư tưởng hai bản tuyên ngôn độc lập của Lí Thường Kiệt và Nguyễn Trãi.
22. So sánh hai bản Tuyên ngôn độc lập của Lí Thường Kiệt và Nguyễn Trãi về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật .
23. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích bằng một sơ đồ .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Hành động nói” ( tt ) theo câu hỏi định hướng sgk .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Khái quát .
Trình bày.
Trình bày.
Trình bày.
Nghe, đọc.
Xác định .
Đọc .
Nghe .
Xác định .
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi “yên dân”, “trừ bạo” .
Trình bày .
Người dân -> dân Đại Việt đang bị bạo tàn xâm lược.
Trình bày.
Là giặc ngoại xâm ( giặc Minh ).
Giải thích.
Nhân nghĩa cốt yên dân là hướng đến dân – dân đen, con đỏ, những người cùng khổ, đông đảo nhất trong xã hội , làm cho họ được yên, nghĩa là được yên ổn làm ăn sinh sống. Muốn cho dân được yên trong tình cảnh giặc ngoại xâm hoành hành thì việc trước mắt phải trừ bạo ngược – kẻ thù của dân.
Nhận xét.
Nghe.
Xác định .
Giải thích .
Đế , vương đều là vua .
Đọc .
Nhận xét .
Sông núi nước Nam được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt thì quan niệm về độc lập chủ quyền dân tộc của Lí thường Kiệt còn hạn hẹp hơn. Quan niệm về tổ quốc của Nguyễn Trãi đã được phát triển phong phú hơn. Cách nói của ông cụ thể, rõ ràng, so sánh chứng minh đầy đủ . 
* Nam quốc sơn hà :
Chủ quyền về Tổ quốc – chân lí độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt :
+ Lãnh thổ riêng .
+ Hoàng đế riêng ( Nam đế ) .
+ Độc lập ( cư: ở , cai trị ) 
+ Thần linh ( sách trời công nhận ) 
Quân xâm lược nhất định sẽ thất bại ( nghịch lỗ thủ bại hư ).
=> Hai yếu tố : lãnh thổ, chủ quyền.
* Bình Ngô đại cáo :
Quan niệm về tổ quốc – chân lí độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt :
+ Văn hiến.
+ Phong tục tạp quán.
+ Truyền thống lịch sử ( so sánh từng triều đại đối lập nhau ) 
+ Hoàng đế riêng ( các đế nhất phương, so sánh cụ thể ) 
Không dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử .
=> Ba yếu tố : văn hiến, phong tục tạp quán, lịch sử.
Đọc .
Trình bày .
Dẫn ra sự thật để chứng minh, nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động, được nêu với giọng châm biếm, khinh bỉ, khẳng định thất bại của quân xâm lược ( Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi kẻ bị giết, người bị bắt sống ) 
Trình bày .
Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ ( Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác )
- Sử dụng biện pháp so sánh : so sánh với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng với trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia ( Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên )
Trình bày .
Trình bày .
So sánh .
- Hình thức : 
a. Nam quốc sơn hà : thơ tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn, hàm súc.
b. Nước Đại Việt ta : đoạn đầu của bài cáo dài, phong phú ( phú Đường luật, biền ngẫu, tứ lục ), so sánh đối lập, từ khái quát đến cụ thể, chứng minh chặt chẽ .
- Nội dung : 
a. Nam quốc sơn hà : Ý thức về dân tộc. Tổ quốc chủ yếu dựa trên cơ sở lãnh thổ và chủ quyền dựa vào thần linh. 
b. Nước Đại Việt ta : dựa vào những yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn ( văn hiến, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử ... ) được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.
- Ý nghĩa : chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc đại Việt ... từ đời Lí tới đời Lê trải qua 5 thế kỉ.
Khái quát sơ đồ .
Nghe .
2.1 Ẩn dụ .
2.2 Đúng .
I.Giới thiệu . 
1.Tác giả.
Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
2.Tác phẩm.
- 17/12/1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh.
- Đoạn trích : “Nước Đại Việt ta” trích phần đầu bài “Bình Ngô đại cáo”.
- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường dùng để công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết.
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản .
2. Bố cục .
+ 2 câu đầu : Đề cao nguyên lí nhân nghĩa làm tiền đề.
+ 12 câu tiếp theo : Quan niệm về Tổ quốc chân lí độc lập dân tộc.
+ 2 câu cuối : kết luận
3. Tìm hiểu văn bản.
a. Nguyên lí nhân nghĩa.
- Nhân nghĩa chủ yếu để yên dân , trước nhất là phải trừ bạo.
-> Tư tưởng nhân nghĩa đã gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lược.
b. Quan điểm về ... ển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. 
Nghe.
I. Khái niệâm luận điểm.
Luận điểm là là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
II. Mối quan hệ giữa các luận điểm vớùi vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
- Vấn đề đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” với luận điểm đã nêu không đủ làm sáng tỏ vấn đề.
- Luận điểm chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô. Người nghe (đọc) chưa hiểu tại sao phải dời đô.
- Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận .
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống : có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết ) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng ).
- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
IV. Luyện tập.
1. Xác định luận điểm cho đoạn văn .
Luận điểm củøa phần văn bản không phải “ Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” cũng không phải là “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc” mà là “ Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
2. Xác định, sắp xếp luận điểm .
a. Luận điểm : “ Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời” là không phù hợp, vì nội dung vấn đề cần làm rõ, các yêu cầu của luận điểm, vấn đề ở đây là “ giáo dục là chìa khóa của tương lai”. Nghĩa là giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất .
b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn như sau:
- Giáo dục với sự giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột và đạt tới sự phát triển chính trị và xã hội tiến bộ.
- Giáo dục góp phần điều chỉnh độ gia tăng dân số, bảo vệ môi trường góp phần tăng trưởng kinh tế .
- Giáo dục góp phần đào tạo các thế hệ con người cho tương lai. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.
- Bởi vậy, giáo dục là chìa khóa của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho con người.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
. 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 27. Tiết 100 .
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 
2. Kĩõ năng:
- Nhận diện , phân tích được cấu trúc của đoạn văn , xây dựng luận điểm , luận cứ , lập luận và viết đoạn văn trình bày một luận điểm cho các cách diễn dịch và quy nạp.
3. Thái độ :
- Ý thức rèn viết các loại đoạn văn khác nhau trên cùng một chủ đề .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk , sgv , bồi dưỡng Ngữ văn 8 , một số đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch , quy nạp .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Giới thiệu bài.
Ai cũng biết rằng công việc làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm, người làm bài còn phải tiếp tục một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác, trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết cách trình bày theo cách diễn dịch và quy nạp đối với một luận điểm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. (16’)
* Mục tiêu :
Nắm được cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
1. Lệnh học sinh đọc các đoạn văn trong sgk .
2. Đâu là câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn ?
- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào ( đầu hay cuối đoạn) ? 
-Trong hai đoạn văn trên đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào viết theo cách quy nạp ? Phân tích cách diễn đạt và quy nạp trong mỗi đoạn văn?
3.Lệnh học sinh đọc, tìm luận điểm và cách lập luận đoạn văn I.2 ?
4. Nhà văn lập luận theo cách nào ? Cách lập luận đó có tác dụng gì ? 
5. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn như thế nào ? 
6. Những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, rước cho, chất chó đểu, được đặt cạnh nhau nhằm mục đích gì ? 
7. Lệnh học sinh đọc ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập . (25’)
* Mục tiêu :
Xác định luận điểm, luận cứ, trình tự lập luận, trình bày luận điểm.
8. Lệnh học sinh đọc bài tập 1.
9. Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn, gọn, rõ .
- Nhận xét , sửa chữa .
10. Lệnh học sinh đọc bài tập 2.
11. Đoạn văn trình luận điểm gì và luận cứ nào ? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ của đoạn văn.
12. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 3.
13. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 4.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Bàn luận về phép học” theo câu hỏi định hướng sgk.
+ Đọc, xác định bố cục.
+ Xác định luận điểm.
+ Khái quát sơ đồ hệ thống lập luận.
Nghe .
Đọc .
Xác định .
a. Lập luận theo trình tự : 
+ Vốn là kinh đô cũ.
+ Vị trí trung tâm trời đất.
+ Thế đất quý hiếm : rồng cuộn hổ ngồi .
+ Dân cư đông đúc , muôn vật phong phú , tươi tốt .
+ Nơi thắng địa.
+ Kết luận : Xứng đáng là kinh đô muôn đời.
-> Luận cứ toàn diện , đầy đủ . Lập luận chặt chẽ , đầy sức thuyết phục .
b. Trình tự lập luận theo lứa tuổi, theo không gian vùng, miền, theo vị trí công tác ngành, nghề, nhiệm vụ được giao.
-> Cách lập luận toàn diện, đầy đủ vừa khái quát, vừa cụ thể.
Xác định .
Xác định .
Nhận xét .
Việc sắp xếp ngược lại đưa luận cứ “Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu” lên trước luận cứ “Vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc” thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẽo hơn.
Trình bày .
Những cụm từ trên đặt cạnh nhau làm cho đoạn văn xoáy vào một ý chung khiến bản chất thú của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng lý thú với cái nhìn khách quan của người phê bình .
Đọc ghi nhớ .
Đọc .
Diễn đạt luận điểm .
Đọc .
Xác định .
Đọc, xác định, viết đoạn văn.
Đọc, xác định, viết đoạn văn .
Nghe .
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
 1. Tìm hiểu các đoạn văn.
a. - Luận điểm : Thật là ............ muôn đời.
- Vị trí : Cuối đoạn .
-> Trình bày theo cách quy nạp
b. - Luận điểm : Đồng bào ........ ngày trước.
- Vị trí : Đầu đoạn .
-> Trình bày theo cách diễn dịch.
c. Luận điểm : Cho thằng nhà giàu ........ giai cấp nó ra.
-> Quy nạp. ( Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó ).
- Cách lập luận tương phản đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, bù khú về chó với giọng chó má với người bán chó ( chị Dậu) làm rõ luận điểm.
-> Chứng minh làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ .
2. Ghi nhớ .
 Sgk, Tr 81.
II. Luyện tập.
1. Diễn đạt mỗi ý thành một luận điểm ngắn gọn.
a. - Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
- Cần viết gọn, dễ hiểu.
b. - Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ.
- Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng .
2. Xác định luận điểm, luận cứ, trình tự lập luận.
- Luận điểm : Tế Hanh là một người tinh lắm .
- Luận cứ : 
 + Tế hanh ............ quê hương.
 + Thơ Tế hanh ............. cho cảnh vật .
- Các luận cứ sắp xếp tăng tiến làm cho người đọc thấy hứng thú
3. Triển khai luận điểm.
a. - Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
- Luận cứ : 
+ Làm bài tập chính là thực hành học líù thuyết. Nó làm cho kiến thức líù thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn.
+ Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
+ Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán, .....
+ Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học nới đầy đủ và vững chắc.
b. - Luận điểm : Học vẹt không phát triển năng lực suy nghĩ.
- Luận cứ : 
+ Học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ ( Như con vẹt học nói tiếng người ) .
+ Học không hiểu mà cứ học thì rất chóng quên, khó có thể vận dụng thành công những điều đã học vào thực tế.
+ Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực.
+ Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi những năng lực tư duy, suy nghĩ.
+ Bởi vậy không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu gắn với sự nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.
4. Viết đoạn văn .
- Luận điểm : Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu .
- Luận cứ :
+ Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề, một luận điểm nào đó .
+ Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
 + Ngược lại, giải thích càng khó hiểu thì người viết càng xa mục đích đã đề ra . Người đọc càng như “ chắt chắt vào rừng xanh” chẳng thấy lối ra .
+ Vì thế văn giải thích nhất thiết phải được viết sao cho dễ hiểu.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm . 
............ 
...
............ 
...
... 
...
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27(1).doc