Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH Canh Liên

Tuần 27- Tiết 105-106 Văn bản THUẾ MÁU

 ( Trích Bản án chế độ thực dân Pháp )

 Nguyễn Ai Quốc

I- Mục tiêu bài dạy :

 Giúp HS

-Hiểu được bản chất độc ác , bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho nguồn lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc . Hình dung ra số phận bi thảm của người bị bóc lột “thuế máu “ theo trình tự kết án của tác giả .

-Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén , trào phúng sâu cay của Nguyễn Ai Quốc trong bài văn chính luận

- Rèn luyện kỉ năng đọc , phân tích

II- Chuẩn bị :

1-GV : Tham khảo sgk , sgv – Tư liệu soạn giảng

2-HS : Đọc văn bản , tìm hiểu chú thích , trả lời câu hỏi sgk

III- Tiến trình bài dạy :

1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

2-KTBC : (5 )

- Nêu rõ trình tự lập luận trong bài “Bàn luận về phép học “ của Nguyễn Thiếp

- Cho biết điểm khác nhau giữa chiếu , hịch , cáo với tấu .

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn :15-3-2006 
Tuần 27- Tiết 105-106 Văn bản THUẾ MÁU 
 ( Trích Bản án chế độ thực dân Pháp ) 
 Nguyễn Aùi Quốc 
I- Mục tiêu bài dạy : 
 Giúp HS 
-Hiểu được bản chất độc ác , bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho nguồn lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc . Hình dung ra số phận bi thảm của người bị bóc lột “thuế máu “ theo trình tự kết án của tác giả .
-Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén , trào phúng sâu cay của Nguyễn Aùi Quốc trong bài văn chính luận 
- Rèn luyện kỉ năng đọc , phân tích 
II- Chuẩn bị : 
1-GV : Tham khảo sgk , sgv – Tư liệu soạn giảng 
2-HS : Đọc văn bản , tìm hiểu chú thích , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình bài dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2-KTBC : (5’ ) 
- Nêu rõ trình tự lập luận trong bài “Bàn luận về phép học “ của Nguyễn Thiếp 
- Cho biết điểm khác nhau giữa chiếu , hịch , cáo với tấu .
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) 
 “ Bản án chế độ thực dân Pháp “ là một tác phẩm nổi tiếng viết bằng tiếng Pháp có ảnh hưởng vang dội trong nhân dân các dân tộc thuộc địa Pháp lúc bấy giờ . Với lối văn giản dị , sôi nổi , căm thù chủ nghĩa thực dân , chứng cớ rành rành không thể chối cãi được , tác phẩm là một văn kiện lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng cận đại Việt Nam . Chúng ta tìm hiểu tác phẩm này qua văn bản “Thuế máu ‘ 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
6’
12’
20’
Hđộng 1 :
- Gọi HS đọc chú thích * 
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Aùi Quốc 
- Dựa vào sgk , em hãy trình bày những nét tiêu biểu về tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp “ 
- Cho biết xuất xứ của văn bản “ Thuế máu “ 
Hđộng 2 : 
- H/dẫn đọc : Đọc đúng ngữ điệu , nhấn mạnh ở câu hỏi , từ trong ngoặc kép , giọng văn mỉa mai , châm biếm .
- GV đọc một đoạn 
- Gọi HS đọc tiếp 
-? Nêu bố cục đoạn trích ? 
- ? Các phần được sắp xếp theo trình tự như thế nào ? 
-? Hãy giải thích ý nghĩa cụm từ “thuế máu “ 
- Từ “thuế máu “ gợi cho em suy nghĩ gì về số phận người dân nước thuộc địa? 
Hđộng 3: 
- Gọi HS đọc đoạn 1 
-? Em hãy so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra ? 
-? Trước chiến tranh , bọn thực dân gọi dân thuộc địa như thế nào ? cách đối xử ấy bản chất gì của thực dân ? 
- ? Từ “ An nam mít “ có ý nghĩa gì ? Cụm từ “ người bản xứ “ vì sao lại đặt trong dấu ngoặc kép ? 
-? Nhưng khi chiến tranh vừa xáy ra , những người dân thuộc địa được nhà cầm quyền coi như thế nào ? 
-?Hãy phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi thái độ đó của thực dân ? 
+Nguyên nhân chiến tranh bùng nổ bọn thực dân vào quyết bắt người bản xứ làm bia đỡ đạn 
về ý nghĩa :thủ pháp tương phản đã vạch trần thủđoạn bịp bợm của bọn thực dân 
- ? Giọng điệu trào phúng đã thể hiện ngay ở đoạn đầu như thế nào ? 
- Goi HS đọc tiếp “ Nhưng họ nữa “ 
- Mâu thuẫn trào phúng còn tiếp tục được bộc lộ trong đoạn văn ở những khía cạnh nào ? 
- ? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiển tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ? 
- ? Em có nhận xét gì về hình ảnh “ lấy máu mình tưới những cây nguyệt quế “ . “đem thân mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chếâ “ Những luận cứ này có tác dụng gì ? 
+GV : Chuyển ý : Tình cảnh của người dân bản xứ thật cay đắng . Họ có thật sự muốn là người chiến sĩ bảo vệ công lí , tự do như bọn thực dân đã khoáccho họ không ? Chúng ta tìm hiểu tiếp phần hai 
*Củng cố tiết( 105 ) 
-Đọc mục “ Chiến tranh và người bản xứ “ , em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất ? 
- Uốn nắn bổ sung để cho cảm nhận của HS thêm hoàn chỉnh 
- Đọc chú thích * 
- Nêu lại những nét chính , tiêu biểu về tác giả Nguyễn Aùi Quốc .
- Nêu rõ xuất xứ , nội dung của văn bản 
- Nêu xuất xứ của văn bản “Thuế máu “ 
- Lắng nghe 
- Đọc văn bản 
- Trả lời :3 pần
- Giải thích : “thuế máu “ là bóc lột xương máu , mạng sống của người dân thuộc địa 
+Số phận họ rất thảm thương . 
- Đọc đoạn 1 
- So sánh , tìm chi tiết 
trong văn bản 
- Trả lời theo câu hỏi gợi mở của GV 
+hàm chứa tất cả sự coi thường , khinh bỉ , lăng nhục 
- Phát hiện chi tiết trả lời 
+thủ đoạn lừa mị dân chúng 
- HS quan sát đoạn tiếp theo và trả lời 
đó là >< giữa lời ca ngợi và hứa hẹn của chúng và cái giá thật đắt mà người dân thuộc địa phải trả 
- HS phát hiện chi tiết 
+Đoạn văn tự sự xen yếu tố biểu cảm 
+ Lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của ngà cầm quyền . 
+gợi lên số phận thảm thương của người dân 
- HS tự cảm nhận 
I- Giới thiệu : 
1- Tác giả: 
 Nguyễn Aùi Quốc 
( Hồ Chí Minh ) 
2-Tác phẩm : 
“Bản án chế độ thực dân Pháp “ viết bằng tiếng Pháp , xuất bản ở Pa ri (1925) gồm 12 chương và phụ lục 
- Vị trí đoạn trích “Thuế máu “ chương1 
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Đọc , tìm hiểu chú thích , bố cục : 
2 Phân tích : 
a- Chiến tranh và “người bản xứ “ 
* Thái độ của bọn quan cai trị thực dân đối với người bản xứ 
- Trước chiến tranh : 
Họ bị xem là giống người hạ đẳng , bị đối xử đánh đập như xúc vật . 
- Khi chiến tranh bùng nổ : được tâng bốc , vỗ về “con yêu “ “bạn hiền “ được phong những danh hiệu cao quí “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do “ 
-> biện pháp tương phản , giọng mỉa mai , vạch trần thủ đoạn lừa bịp , bỉ ổi của bọn thực dân 
* Số phận :
- xa lìa gia đình , quê hương 
- biến thành người hi sinh cho kẻ cầm
quyền 
- Người dân phục vụ chiến tranh cũng chịu bệnh tật , chết đau đớn
-> luận cứ xác thực , gợi lên số phận thảm thương của người dân 
 TIẾT 2 
* Mục tiêu cần đạt 
- Thấy rõ bản chất độc ác , bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong cuộc chiến tranh tàn khốc .
- Số phận bi thảm của những người bị bóc lột 
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén , trào phúng của Nguyễn Aùi Quốc 
20’
16’
5’
- Gọi HS đọc đoạn 2 : 
- Bọn quan cai trị thực dân đã huy động được hàng vạn người dân bản xứ tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa đó .
- Vậy bọn chúng đã dùng những thủ đoạn , mánh khoé nào để bắt lính ? 
- Em hiểu gì về khái niệm vật liệu biết nói? 
- Người dân th/ địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? 
- Để chống lại nhà cầm quyền , để trốn lính , những thanh niên bản xứ đã buộc phải làm gì ? 
- Những việc làm bất đắc dĩ đó càng chứng tỏ điều gì ? 
- Em có nhận xét gì về những dẫn chứng mà t/giả nêu trong bài này ? 
+ Giảng : Người dân thuộc địa không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bip bợm của bọn cầm quyền . Những dẫn chứng xác thực được tác giả nêu ra trong văn bản chứng tỏ bắt buộc phải đi lính . Những việc làm bất đắc dĩ của họ đã lật tẩy sự dối trá , lừa bịp của chính sách mộ lính phi nhân của nhà cầm quyền .
- Em hãy nhận xét giọng điệu lời tuyên bố của chính quyền thực dân “Các bạn đã tấp nập đầu quân lính thợ “ ? 
- Thảo luận nhóm : 
-? Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn “ Nếu quả thật ngần ngại “ ? 
- GV nhận xét chốt ý : Lập luận chặt chẽ , hùng hồn bằng dẫn chững xác thực làm cho ta thấy được sự tương phản giữa lời nói và việc làm của bọn thực dân trong việc bắt lính . Cách lập luận bằng câu hỏi phản bác có tính tố cáo mạnh mẽ thủ đoạn lừa bịp trắng trợn của bọn thực dân . 
- Gọi HS đọc đoạn 3 
- ? Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ntn ? 
Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết thuế máu của họ ? 
+ Giảng tổng hợp : Khi chiến tranh chấm dứt , những người lính từng hi sinh bao xương máu , từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại” giống người hèn hạ “ , bị lột hết của cải , bị đánh đập , bị bỏ rơi .
Cách đối xử của chính quyền thực dân , những lời tuyên bố “tình tứ “ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt , trở lại với cách nói , cách làm trước đây ( bọn ngu mọi lại phải được đối xử xứng đáng với thân phận của chúng ! ) , moi hết của cải .. đối xử thô bỉ như với xúc vật , bỉ ổi hơn chính quyền thực dân còn “ không ngần ngại đầu độc 1 dân tộc để vơ vét cho đầy túi “ khi cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh và vợ con của tử sĩ người Pháp 
- ? Tác giả kết thúc đoạn bằng niềm tin như thế nào ? Cách viết kết thúc ấy có tác dụng như thế nào ? 
+ Kết thúc bằng niềm tin , niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của n/d bản xứ .., vừa bước đầu nêu ra con đường đấu tranh CM , trên cơ sở tố cáo , lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của td Pháp . 
Hđộng 3 : H/dẫn HS tổng kết 
-? Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thuế máu ? 
- ? Qua văn bản em cảm nhận điều gì sâu sắc nhất của chủ nghĩa thực dân , về thân phận của những người dân thuộc địa .
- Nhận xét phát biểu của HS 
- Cho bổ sung 
- Tổng kết 
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk 
- Đọc đoạn 2 
- Phát hiện chi tiết, trả lời 
+ Thể hiện ý nghĩa trào phúng , mỉa mai sâu sắc . bọn chúng coi người dân bản xứ như 1 thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi nhuận mà thôi . 
- HS nhận xét 
+Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh , hoặc xỉa tiền ra , tìm cách làm cho mìh bị nhiễm bệnh nặng 
+ thực tế sinh động , mang nội dung tố cáo mạn mẽ 
+ giọng điệu giễu cợt -> thẻ hiện sự lừa bịp trơ trẽn 
- ... h , phân tích vai xã hội , cách cư xử của người tham gia cuộc trò chuyện ấy 
- Đoc ï đoạn trích 
- Bà cô bé Hồng và bé Hồng 
- quan hệ gia tộc 
- HS xác định vai 
-Thiếu thiện chí không phù ø hợp với quan hệ ruột thịt 
- HS tìm chi tiét 
+HS trả lời 
+HS trả lời theo sự hiểu biết của mình qua tìm hiểu vd 
+ quan hệ trên- dưới 
- HS trả lời 
- Đọc bài tập 
Nắm yêu cầu bài tập 
Trả lời 
- Đọc đoạn trích 
+xác định vai xh của 2 nhân vật tham gia hội thoại 
-thuật lại một cuộc trò chuyện được đọc /chứng kiến 
- phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại , cách đối xử của họ thể hiện qua lời thoại , cử chỉ thái độ kèm theo lời .
I- Vai hội thoại trong xã hội : 
-Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại 
-Vai xã hội được xác định bằng : 
+Quan hệ trên- dưới hay ngang bằng 
+Quan hệ thân sơ 
II- Luyện tập :
1- Các chi tiết trong “Hịch tướng sĩ “
- Nghiêm khắc : Nay các ngươi nhìn lo, thấy nước nhục thẹn 
- Khoan dung : Nếu các ngươi biết thàn chủ ta viết ra biết bụng ta .
2- a Vai xh của 2 n/vật trong đ/ văn “Lão Hạc “ 
-Xét về địa vị xã hội ông giáo thuộc vai trên
- Xét về tuổi tác lãoH là người thuộc vai trên
b- Lời thoại của nv ông giáo ;
 Lời lẽ ôn tồn , nhã nhặn , thân mật nắm lấy vai lão mời lão uống nước , hút thuốc , ăn khoai .., gọi lão Hạc là cu
-Xưng hô gọp 2 người là Ông con mình (kính trọng ) , xưng tôi (bình đẳng ) 
c- Lời thoại của LH ạc
-gọi người đối thoại với mình là Ông giáo 
dùng từ dạy thay cho từ nói ( tôn trọng ) 
xưng hô gọp 2 người là chúng mình (thân tình ) . Tuy nhiên lão Hạc cũng ý thức được 1 kh/ cách , lão chỉ cười đưa đà , cười gượng , khéo léo từ chối ..
3 Thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc , đã chứng kiến hoặc tham gia 
-Phân tích vai xh của những người tham gia 
- Cách đối xử của họ qua lời thoại 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : 
- Vai xã hội là gì ? Hãy nêu một hội thoại và xác định vai xã hội tong hội thoại ấy ? 
- Một người là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty , khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài : Xác định vai xã hội trong hội thoại . cần xác định quan hệ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp như thế nào ? 
- Làm đầy đủ bài tập sgk . Tăng cường dạng bài tập 3 
 - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận 
 ( Xem kĩ bài học – trả lời câu hỏi sgk – xem lại bài “Thuế máu “ chương 1 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : ..
NSoạn : 21-3-2006
Tuần 27- Tiết 108 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
I- Mục tiêu bài dạy : 
 -Giúp Hs thấy dược biểu cảm là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bài văn nghị luận hay , có sức lay động, truyền cảm của người đọc (nghe) , nắm được những yêu cầuvà biện pháp cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận , để bài văn nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn . 
- Rèn luyện kỉ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách có hiệu quả không phá vỡ logíc của lập luận .
II- Chuẩn bị : 
1- GV : N/cứu sgk , sgk . tài liệu thamkhảo – Soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2 KTBC : (5’) 
- Nhớ lại chương trình TLV lớp 7 , em hãy cho biét , trong bài văn nghị luận , yéu tố nghị luận là chủ yếu , còn có những yếu tố nào khác ? 
- Yếu tố biểu cảm , theo em hiểu , là yếu tố gì ? Nó có tác dụng như thé nào ? Nó có tác dụng như thé nào trong bài văn nghị luận ?
3- Bài mới ;
a- giới thiệu bài : (1’) Trong một số văn bản nghị luận như Chiếu dời đô , Hịch tướng sĩ , Bàn luận về phép học Em hãy cho biết thế nào là văn bản nghị luận ? ( Dùng lí lẽ , lập luận để giải quyết vấn đề nào đó thuyết phục lí trí người đọc ) Vậy trong văn bản nghị luận cần có những yếu tố biểu cảm hay không ? chúng ta sẽ tìm hiểu điều này trong bài học hôm nay . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
Hđộng 1 : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 
- Yêu cầu HS đọc vb “ Lời kêu gọi toàn quốc kh/ chiến “ 
-? Tìm những từ ngữ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên . 
-? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm ,Lời kêu gọi toàn quốc kh/chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không ? 
- Tuy nhiên Lời KGTQKC và HTS vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm , vì sao ? 
+Hai văn bản được coi là văn bản nghị luận , vì 2 văn bản ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận ( nêu quan điểm , ý kiến để bàn luận phải trái , đúng sai , nên suy nghĩ và nên sống thế nào ) 
Ở đây biểu cảm chỉ đóng vai trò phù trợ , làm cho lí lẽ thêm thuyết phục , tác động mạnh vào t/cảm , tâm hồn người đọc , làm cho văn bản hay hẳn lên .
- Treo bảng phụ ( theo bảng sgk /96) 
- Gọi 1 HS đọc cột 1 
 1 HS khác đọc cột 2 tương ứng 
-? Những câu ở cột nào hay hơn ? Vì sao? 
- Giải thích thêm : b/cảm là yếu tố có khả năng “ gây được hứng thú hoặc cảm xúc” 
đẹp đẽ , mãnh liệt hoặc sâu lắng nhất , ngôn ngữ là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản . 
- Y/cầu HS đọc nội dung 1 trong ghi nhớ 
- Hình thành kiến thức 
-? Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ , Lời KGTQKC , em hãy cho biết : làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố b/cảm trong văn bản nghị luận ? 
- Gợi ý :a, Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới ? 
- Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa ? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như : “ Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả ..” Uốn lưỡi cú diều ” ? Để viết được những câu như thế , người viết cần có những phẩm chất gì khác nữa ? 
+ có t/cảm ..vẫn chưa đủ mà còn cần phải biết và rèn luyện và rèn luyện cách b/cảm , nghĩa là biểu hiện t/cảm , cảm xúc trong bài văn Nl sao cho phù hợp , không phá vỡ mạch lập luận , nó phải hoà vào luận cứ , luận chứng , làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe 
-? Có phải càng dùng nhiều từ ngữ b/cảm , càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị b/cảm trong văn nghị luận càng tăng không ? Vì sao? 
+Khắc sâu : Biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ , biểu cảm nhưng không đượclàm giảm , hoặc làm mất đi đặc trưng nghị luận cả về nội dung cũng như hình thức 
- Gọi 1 HS đọc nội dung ghi nhớ 2 
Hđộng 2 : H/dẫn HS luyện tập 
- Giao nhiệm vụ cho HS 
- Gợi ý , nhận xét , sứa chữa , khắc sâu 
BT1 GV kẽ bảng , yêu cầu HS điền vào các trống 
BT2 :Đọc đoạn văn nghị luận , cho biết cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn ? Tác giả làm thế nào để để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm ? 
- Đọc văn bản 
- Chỉ ra từ ngữ bộc lộ tình cảm : hỡi , muốn , phải , nhân nhượng 
-Câu cảm thán : 
Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc ! Hỡi đồng bào! .. 
+ 2 văn bản giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và câu hỏi có nhiều giá trị gợi cảm 
-
Suy nghĩ , trả lời 
- 2 HS đọc 
- Nhận xét 
+ Không có từ ngữ biểu cảm , không có các câu cảm -> không có yếu tố biểu cảm .( -> chỉ đúng mà chưa hay ) 
+ có những từ ngữ biểu cảm , có nhiều câu biểu cảm -> có yếu tố biểu cảm ( -> vừa đúng vừa hay ) 
- Đọc nội dung 1 (ghi nhớ) 
- Lắng nghe câu hỏi , cần trả lời từng câu hỏi phụ 
- Thảo luận 
 trả lời 
- Đọc n/ dung 2 ( ghi nhớ) 
- Lên bảng thực hiện bài tập 1 
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Đọc đoạn văn nghị luận 
- Cho biết những cảm xúc được biểu hiện qua đoạn văn 
- Chỉ ra biện pháp t/giả sử dụng -> gợi cảm xúc 
I- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận : 
- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn ,vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc , ( người nghe ) 
- Để bài văn Nl có
sức biểu cảm cao , người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) ,diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ , câu văn có sức truyền cảm và không được phá vỡ mạch lạc của bài văn 
II- Luyện tập : 
1- 
- Biện pháp biểu cảm 
+ Giễu nhại , đối lập 
- D/chứng : Tên da đen bẩn thỉu , “ An nam mít” bản thỉu 
“con yêu” , “bạn hiền “ , “chiến sĩ ..” 
cảnh kì diệu 
miền hoang vu thơ mộng ..
- Tác dụng nghệ thuật : phơi bày bản chất dối trá , bịp bợm của thực dân Pháp 
-> t/ cách gây cười , châm biếm sâu cay 
Ngôn từ đẹp đẽ không che đậy được thực tế phũ phàng .
Lời mỉa mai khinh bỉ 
-> ch/ biếm sâu cay.
2- 
- Nỗi buồn và khổ tâm của 1 gười thây tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt , học tủ trong học ngữ văn 
- Biểu hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành .Những từ ngữ biểu cảm ,câu cảm , giọng điệu tâm tình thân mật , gần gũi (‘ tôi muốn nói với các bạn câu chuyện” v.v..) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4') 
a- Củng cố : 
 - Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luân ? 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ sgk 
b- Hướng dẫn về nhà :
- Học nội dung bài , kết hợp bài tập , học thuộc nội dung ghi nhớ 
- Viết hoàn chỉnh đoạn văn ( BT3) , 
- Chuẩn bị bài : Đi bộ ngao du ( Ru-cô) 
 ( Đọc kĩ văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi sgk ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T27).doc