Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 27 - Tiết 106: Ôn tập về luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 27 - Tiết 106: Ôn tập về luận điểm

Tuần 27 - Tiết 106

Ngày soạn

Ngày dạy

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM.

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận )

 - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án, chuẩn bị văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của HCT

 - HS: Soạn bài, ôn tập luận điểm

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm bài chuẩn bị của hs

3. Tổ chức các hoạt động

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 27 - Tiết 106: Ôn tập về luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - Tiết 106
Ngày soạn
Ngày dạy
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận)
 - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Soạn giáo án, chuẩn bị văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của HCT
 - HS: Soạn bài, ôn tập luận điểm
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài chuẩn bị của hs
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung ghi
* Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận ở chương trình lớp 7. Đây là một hoạt động nhằm giải quyết vấn đề. Mà vấn đề như tên gọi của nó lại là một khó khăn đặt ra trước vị trí con người. Vì thế để có thể giải quyết tốt vấn đề, chúng ta cần nắm vững một số khái niệm về luận điểm. Đó là nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức đã học lớp 7
Luận điểm là gì? (Hs trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời, kèm theo lời giải thích.
 + Không chọn a. Vì vấn đề không phải là luận điểm. Vấn đề là câu hỏi được đặt ra, luận điểm là câu trả lời
 + Không chọn b. Vì một bộ phận của vấn đề cũng không phải là luận điểm.
 + Chọn c)
 Luận điểm đóng vai trò cực kì quan trọng trong bài văn nghị luận. Nếu không có hệ thống luận điểm, bài văn nghị luận sẽ bị vỡ vụn, thậm chí sẽ không còn là văn nghị luận nữa.
Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong những bài nghị luận đã học.
 - Nhắc lại bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch HCM có bao nhiêu luận điểm, Đó là những luận điểm nào?
 (+ Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu (luận điểm xuất phát) MB
 + Từ xưa đã có nhiều anh hùng dt chiến đấu rất kiên cường, vẻ vang để bảo vệ Tổ Quốc (luận điểm mở rộng – TB)
 + Ngày nay, đồng bào ta cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước luận điểm mở rộng – TB)
 + Bổn phận của chúng ta (luận điểm chính- KB)
 - Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao?
 - Có thể xác định luận điểm của bài văn ấy theo mục 2b trong sách giáo khoa được không? Vì sao vậy?
 ( Cả 2 đều chưa phải là luận điểm vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm)
 - Vậy luận điểm của Chiếu dời đô là gì?
 (+ Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài (luận điểm xuất phát)
 + Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngũi, trăm họ phải tốn hao, muôn vật không được thích nghi
 + Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
 + Vậy, vua sẽ dời đô ra đó (luận điểm chính)
* Hoạt động 2: 
Thế nào là một luận đề của một bài văn nghị luận?
(Luận đề là vấn đề được đưa ra đòi hỏi phải giải quyết)
- Luận đề của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
(Luận đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
- Có thể làm sáng tỏ luận đề đó được không nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm:
 “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn?
 (Luận điểm này không đủ làm rõ luận đề)
- Trong Chiếu dời đô nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm 
“Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao? (không đủ làm sáng tỏ luận đề “Cần phải dời đô đến Đại la”
 - Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết (luận đề)
 Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đế.
* Hoạt động 3: 
 1. Để viết bài tập làm văn theo đề tài. “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập” , em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau?
 (+ Hệ thống 1 đạt được những điều kiện về mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề: chính xác
 Liên kết với nhau
 Các ý phân biệt rành mạch, không trùng lặp
 Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước
 + Hệ thống 2 không đạt vì:
Có những luận điểm chưa chính xác (a,b)
Có luận điểm chưa phù hợp (c)
Các luận điểm không có sự liên kết (a không làm cơ sở dẫn đến b;c không liên kết với các luận điểm khác, d không kế thừa và phát huy 3 luận điểm trên)
Hệ thống luận điểm không rành mạch, rõ ràng, mạch lạc, các ý lẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo
2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
 (Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau)
* Hoạt động 4: 
 1. Hs đọc và xđ yêu cầu bt1: Gọi hs đọc đoạn văn
 - Luận điểm trong đoạn văn là Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc đúng không?
 - Luận điểm nào trong đoạn văn là “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc? đúng không? (không)
 - Vậy luận điểm được nêu trong đoạn văn là gì?
 2. Gọi hs và xđ yêu cầu bt2
 - Hãy xác định luận đề (vấn đề cần giải quiyết)?
 (Luận đề: “Giáo dục là chìa khoá của tương lai”)
 - Lựa chọn luận điểm phải như thế nào? (chính xác và phù hợp với luận đề)
 - Vậy trong các luận điểm nêu ở đây, luận điểm nào chính xác và phù hợp, luận điểm nào không phù hợp? (luận điểm 5)
 - Khi sắp xếp luận điểm cần phải chú ý gì? (trình tự hợp lí)
- Trình tự đó ntn? (Luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận (Luận điểm chính)
 GV gợi ý cho hs có thể sửa chữa, ghép các luận điểm tương tự
- Em hãy sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn theo 
I. Khái niệm luận điểm:
1/ Luận điểm là gì?
 Chọn c
2/ a. Có 4 luận điểm
 -Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước (LĐ xuất phát)
 - Lịch sử đã có nhiều cuộc k/c vĩ đại (LĐ mở rộng)
 - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng (LĐ mở rộng)
 - Bổn phận của chúng ta (LĐ chính)
b. Cả hai đều chưa phải là luận điểm vì nó chưa thể hiện rõ ý kiến quan điểm
* Ghi nhớ 1 (sgk/75)
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1a. Luận đề: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
 Luận điểm không làm sáng rõ luận đề
b. Không làm sáng rõ luận đề “Cần phải dời đô đến Đại La”
*Ghi nhớ 2: (sgk/75)
III. Mối quan hệ giữa các trong bài văn nghị luận
- Hệ thống1 đạt được những điều kiện mục 1-1
- Hệ thống 2 không đạt
* Ghi nhớ:3,4:(sgk/75)
IV. Luyện tập
1. Luận điểm được nêu trong đoạn văn “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.”
2. Luận đề: Giáo dục là chìa khoá của tương lai
 - Luận điểm: 1,2,3,4,6,7
 - Trình tự sắp xếp
 (1+6) (4+7)+2+3
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
 - Học ghi nhớ, xem lại bài tập 2
 - Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm)
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc106T27On tap LD.doc