Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 27

NGỮ VĂN – BÀI 24

Kết quả cần đạt

Thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

Nắm vững khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận.

Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
NGỮ VĂN – BÀI 24
Kết quả cần đạt
Thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
Nắm vững khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận.
Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
Ngày soạn: 26/2/2011 
Dạy ngày: 28/2/2011 
Dạy lớp: 8B
Tiết 97. V ăn bản:
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo)
 - Nguyễn Trãi-
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
 b) Về kỹ năng: Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 69).
 3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức.
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 Vắng:...........
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ. Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài Hịch tướng sĩ mà em thích nhất? Và nêu nghệ thuật, nội dung khái quát của bài hịch? 
 * Đáp án - Biểu điểm.
 - Học sinh lựa chọn một đoạn hịch thích nhất, đọc thuộc lòng diễn cảm, chính xác. (5 điểm)
 - Nghệ thuật, nội dung khái quát của bài hịch: Bài hịch là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược. (5 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Mùa xuân năm 1428 cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh kết thúc thắng lợi. Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc Đại Việt. Với tài năng của mình Nguyễn Trãi đã làm cho văn kiện lịch sử ấy trở thành một “áng thiên cổ hùng văn”, một tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc. Để phần nào giúp các em tiếp cận với những giá trị ấy tiết học này ta cùng nghiên cứu phần đầu bài cáo.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới.
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (8 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
TB: Hãy nhắc lại một số nét chính về Nguyễn Trãi?
 - Nguyễn Trãi là con trai Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái, cháu ngoại tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần. Quê ở Chi Ngại (Chí Linh - Hải dương) sau dời về Nhị Khê (thường Tín – Hà Tây). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng cha năm 1400 và ra làm quan cho nhà Hồ.
 * Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, là nhà yêu nước, bậc đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
GV: Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam sơn với vai trò người quân sư số 1 của Lê Lợi. Ông là người anh hùng dân tộc có công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược Minh. Là nhà chính trị lỗi lạc giúp Lê lợi xây dựng đất nước cường thịnh, ông là một nhà văn, nhà thơ ưu tú đã để lại cho nền văn học dân tộc nhiều tác phẩm nổi tiếng. Đồng thời là một nhà quân sự, nhà ngoại giao tài ba. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là vinh quang, chói lọi toả sáng ngàn đời nhưng cũng không ít dằn vặt, đau xót và cuối cùng là một kết cục bi thảm hiếm thấy trong lịch sử dân tộc: bị vu oan âm mưu giết vua và khép vào tội tru di tam tộc năm 1442, mãi 22 năm sau nỗi oan tày trời ấy mới được vua Lê Thánh Tông giải toả (1464). Nguyễn Trãi không chỉ là bậc đại anh hùng dân tộc mà còn là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử Trung đại Việt Nam.
TB: Em hiểu gì về thể cáo và hoàn cảnh ra đời của bình Ngô đại cáo?
 - Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
 * “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo và được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428).
GV: Bình Ngô đại cáo được người xưa đánh giá là “áng thiên cổ hùng văn” do Nguyễn Trãi thảo thay Lê Lợi để tuyên cáo cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi.
 - Tên Bình Ngô đại cáo: tuyên bố về sự đánh dẹp giặc Ngô. Bài cáo có ý nghĩa trọng đại một bản tuyên ngôn độc lập được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Bài cáo ra đời trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, Tổ quốc sạch bóng quân thù, đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng dân tộc.
TB: Hãy nêu vị trí của trích Nước Đại Việt ta?
 - “Nước Đại Việt ta” là phần đầu bài “Bình Ngô đại cáo”.
GV: Bài cáo gồm 4 phần:
 - Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.
 - Phần 2: Lập bản cáo trạng tội ác giặc Minh.
 - Phần 3: Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi.
 - Phần 4: Lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước mở ra một kỉ nguyên mới, đồng thời nêu lên bài học lịch sử.
 2. Đọc.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc với giọng trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
 - GV đọc một đoạn, gọi hs đọc, nhận xét.
HS: Đọc phần chú thích sgk (tr – 67,68).
TB: Văn bản này có thể chia làm mấy phần, chỉ rõ giới hạn từng phần và nội dung chính của từng phần?
 - Phần 1: Hai câu đầu: nguyên lí nhân nghĩa.
 - Phần 2: Tám câu tiếp theo: chân lí và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
 - Phần 3: Sáu câu cuối: sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và của chân lí độc lập dân tộc.
GV: Ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. Các em chú ý, đoạn trích ta tìm hiểu là phần đầu của bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó.
 II. Phân tích. (22 phút)
KH: Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
 - Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí: nguyên lí nhân nghĩa, chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Sức mạnh của nhân nghĩa và sức mạnh của độc lập dân tộc.
HS: Đọc hai câu thơ đầu.
TB: Nêu lại nội dung chính của hai câu thơ em vừa đọc?
 1. Nguyên lí nhân nghĩa.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
TB: Việc tác giả nêu nguyên lí nhân nghĩa ở ngay đầu bài cáo cho thấy nguyên lí này có vị trí như thế nào trong văn bản?
 - Cho thấy nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tất cả những nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh nguyên lí này.
KH: Qua hai câu đầu em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
 - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yêu dân, trừ bạo”. Yêu dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yêu dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.
KH: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có gì khác với tư tưởng nhan nghĩa của nho giáo?
 - Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo là lòng thương người, là đạo lí, là lẽ phải cần làm trong quan hệ giữa người với người mà còn là có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
GV: Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
TB: Nêu cảm nhận của em về tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu đầu?
 * Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược để bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.
GV: Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, tác giả tiếp tục triển khai nội dung gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp 8 câu tiếp theo.
 2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nhân dân Đại Việt.
 Như nước Đại Việt ta từ trước,
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời xây nền độc lập,
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
KH: Tại sao sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa Nguyễn Trãi lại khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt?
 - Vì khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Vả lại có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là “yêu dân”.
KH: Em có nhận xét gì về nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn văn này?
 - Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn độc lập tác giả đã sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, (nguyên văn là: duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị,) cùng biện pháp so sánh trong hai vế của câu văn biền ngẫu để so sánh ta với Trung Quốc, đặt ngang hàng với Trung Quốc để dõng dạc khẳng định Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).
GV: Cách viết vừa sóng đôi vừa đề cao Đại Việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời tạo nên một giọng văn sang sảng niềm tự hào dân tộc.
HS: Đọc thầm 8 câu văn.
TB: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc tác giả đã dựa vào yếu tố nào?
 - Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
 * Nguyễn Trãi thể ... H: Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo những trình tự nào? Vì sao?
 - Theo trình tự sau:
 + Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì:
 Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai.
 Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
 Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
 Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
 c) Củng cố, luyện tập. (4 phút)
H: Nhắc lại luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
H: Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm. (trả lời các câu hỏi sgk – tr – 80,81)
==================================
Ngày soạn: 28/2/2011 
Dạy ngày: 02/32011 
Dạy lớp: 8B
Tiết 100. Tập làm văn:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
 b) Về kỹ năng: Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp.
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức xây dựng đoạn văn trình bày một luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và chuẩn bị bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: . 
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Luận điểm là gì? Nêu yêu cầu đối với luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. (3 điểm)
 - Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. (3 điểm)
 - Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. (4 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đều biết rằng công việc làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác. Trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Vậy để viết đoạn văn trình bày luận điểm cần viết như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới.
 I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. (21 phút)
 1. Bài tập. 
 a. Bài tập 1: sgk (tr - 79)
HS: Đọc đoạn văn (a, b) sgk (tr – 79,80).
KH: Xác định luận điểm của đoạn văn (a) và đoạn văn (b)?
 - Luận điểm của đoạn văn (a): Thành Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
 - Luận điểm của đoạn văn (b): Đồng bào ta ngày nay cũng có lòng nồng nàn yêu nước rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
GV: Ta đã xác định được luận điểm của mỗi đoạn văn.
TB: Đâu là những câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn?
 - Đoạn văn (a): câu chủ đề là “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
 - Đoạn văn (b): câu chủ đề “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
GV: Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề, Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ rang, chính xác.
TB: Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn văn)?
 - Đoạn văn (a): câu chủ đề được dặt ở cuối đoạn văn.
 - Đoạn văn (b): câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn.
KH: Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn?
 - Đoạn văn (a) được viết theo cách quy nạp. Người viết nêu các yếu tố thuận lợi về nhiều mặt của thành Đại La: ở vào nơi trung tâm trời đất, thế đất “rồng cuộn hổ ngồi”, 
“địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng muôn vật phong phú tốt tươi” sau đó mới khái quát lại trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn “Thật là chốn tụ hội đế vương muôn đời”.
 - Đoan văn (b) được viết theo cách diễn dịch, người viết nêu luận điểm của đoạn văn trong câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, sau đó mới đưa các luận cứ để làm rõ cho luận điểm. Đến đoạn cuối lại có một câu tổng kết lại các dẫn chứng để nhấn mạnh thêm luận điểm đã nêu trong câu chủ đề.
TB: Quan sát lại hai đoạn văn và nêu nhận xét về cách sử dụng luận cứ trong mỗi đoạn?
 - Người viết nêu ra đủ các luận cứ và tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
GV: Như vậy, trong hai đoạn văn nghị luận chúng ta vừa tìm hiểu, người viết đã thể hiện rất rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề có thể đứng ở vị trí đầu đoạn văn (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). Sự khác nhau về vị trí đặt câu chủ đề là dấu hiệu để ta phân biệt hai dạng đoạn văn thường gặp nhất trong văn nghị luận: đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.
 b. Bài tập 2: sgk (tr - 80)
HS: Đọc đoạn văn sgk (tr - 80)
TB: Nhắc lại lập luận là gì?
 - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
KH: Tìm luận điểm và luận cứ trong đoạn văn trên?
 - Luận điểm: chất chó đểu của giai cấp phong kiến thống trị.
 - Luận cứ: + Vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc.
 + Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu.
KH: Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn? (Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)?
 - Nhà văn đã dùng phép tương phản để làm chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế (luận điểm nêu ở cuối đoạn văn).
TB: Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
 - Cách lập luận trong đoạn văn đã làm cho luận điểm nêu trong đoạn văn sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục.
GV: Luận điểm sáng tỏ, có sức thuyết phục là nhờ luận cứ. Nhưng sức thuyết phục của luận cứ sẽ mất đi, hoặc giảm đi, nếu luận cứ của nó không chính xác, chân thực, đầy đủ. Nếu Nghị Quế không thích chó hoặc không “giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu” thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng “cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”.
KH: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác gỉa xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
 - Trong việc trình bày luận điểm, các ý cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí. Nguyên tắc sắp xếp các luận cứ, các ý trong đoạn văn về cơ bản cũng không khác với nguyên tắc sắp xếp luận điểm trong một bài văn. Việc xếp luận cứ “Nghị Quế giở giọng chị Dậu” sau luận cứ “vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc” là nhằm làm cho luận điểm “chất chó điểu của giai cấp nó” không bị mờ nhạt đi, mà nổi bật lên.
KH: Trong đoạn văn, những cụm từ “Chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không?
 - Luận điểm và luận cứ cần được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn, việc đặt các cụm từ “chuyện chó con” cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
TB: Qua tìm hiểu các bài tập hãy cho biết khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
 2. Bài học:
 Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
 - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp).
 - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
 - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 81)
 * Ghi nhớ: sgk (tr - 81)
 II. Luyện tập. (12 phút)
 1. Bài tập 1: sgk (tr - 81)
KH: Đọc hai câu văn và diễn đạt ý mõi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ?
 - Có thể diễn đạt như sau:
 a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
 b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ.
 2. Bài tập 2: sgk (tr - 82)
HS: Đọc đoạn văn.
TB: Đoạn văn em vừa đọc trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào?
 - Đoạn văn được viết ra để trình bày luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm”.
 Luận điểm ấy được chứng thực qua hai luận cứ:
 + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
 + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật.
KH: Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?
 - Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú khong ngừmg được tăng thêm.
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: Trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
 - HS trả lời theo phần ghi nhớ.
HS: Đọc nội dung bài tập 4: sgk (tr - 82).
H: Để làm sáng tỏ luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?
 - Các luận cứ của luận điểm:
 + Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
 + Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
 + Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
 + Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Học bài, làm tiếp bài tập 3 sgk.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản Bàn luận về phép học.
 =============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc